Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với hoạt động quản lý rác thải vì sự phát triển bền vững

Theo nghiên cứu của Accenture Strategy, mô hình kinh tế tuần hoàn có thể mở ra cơ hội thị trường trị giá lên tới 4.500 tỷ USD và tạo ra hàng triệu việc làm cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030. Nhiều tập đoàn lớn đã và đang triển khai hướng tới kinh tế tuần hoàn trong tổ chức. Ví dụ, IKEA cam kết ứng dụng hoàn toàn mô hình kinh tế tuần hoàn vào 2030, Lego hướng đến dùng nhựa thực vật, Carlsberg cải thiện giải pháp đóng gói giảm dùng nhựa. Tại Schneider Electric, các hoạt động kinh tế tuần hoàn chiếm 12% doanh thu và dự kiến tiết kiệm 100.000 tấn tài nguyên giai đoạn 2018-2020. Hay như Heineken Việt Nam, đơn vị công bố đã có gần 99% phế thải hoặc phụ phẩm được tái sử dụng hoặc tái chế, 4 trên 6 nhà máy bia sử dụng nhiệt năng từ năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh khối, không phát thải các-bon. Các dự báo đã chỉ ra rằng đến năm 2050 thì lượng rác thải sẽ nhiều hơn lượng cá trên đại dương. Đây là những điều cần suy nghĩ không chỉ với doanh nghiệp mà còn đối với mỗi cá nhân. Một trong những giải pháp khả thi hàng đầu là giải quyết bằng kinh tế tuần hoàn. Như vậy, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp giảm phát thải, thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, góp phần giải quyết các vấn đề về khan hiếm và bảo tồn tài nguyên, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với hoạt động quản lý rác thải vì sự phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC ÑOÁI VÔÙI HOAÏT ÑOÄNG QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG PGS,TS. NGUYỄN ĐÌNH HÒA* *Q. Giám đốc, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức như: Ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, trong đó nổi lên vấn đề chất thải. Cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển của các ngành nghề sản xuất, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng và lẽ dĩ nhiên cùng với hệ lụy tất yếu của nó là đã và đang làm gia tăng nhanh chóng lượng chất thải phát sinh. Chất thải tăng nhanh về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp không những chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng sống của người dân. Trước thực trạng này, Kiểm toán nhà nước đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp để tăng cường kiểm toán môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế góp phần cùng với Chính phủ và các tổ chức liên quan quản lý tốt môi trường vì sự phát triển bền vững của đất nước. Chất thải có nội hàm rất rộng do đó trong phạm vi một bài báo, bài viết chỉ đề cập đến thực trạng quản lý và kiểm toán chất thải rắn từ đó đề nghị các giải pháp nâng cao vai trò của Kiểm toán nhà nước trong quản lý chất thải vì sự phát triển bền vững của đất nước. Từ khóa: kiểm toán nhà nước, quản lý rác thải, phát triển bền vững. The role of state audit office of Vietnam for waste management activities for sustainable development In the context of globalization and international economic integration, Vietnam is facing many challenges such as: Environmental pollution, biodiversity decline and climate change, in which waste issues are arising. Along with the increase in population and the development of manufacturing industries, on one hand, it promotes socio-economic development. On the other hand, the demand for goods, raw materials, energy has increased resultedinevitable consequences, it is the rapid increase in the amount of waste generated. Waste has increased rapidly in quantity, with increasingly complex components, which not only made it difficult for the management and waste treatment, urban ladscape maintainance, and threaten the country’s sustainable development. It also seriously affects the environment and the quality of life of the people. In this situation, the State Audit Office of Vietnam has been proactively implementing many solutions to enhance the environmental audit to meet practical requirements, in line with international trends and practices, contributing to good managementof the environment for the country’s sustainable development by the Government and related organizations. Waste has a very wide content, therefore, within the scope of an article, the author only mentions the status of solid waste management and audit, thereby proposing solutions to enhance the role of the State Audit Office of Vietnam in waste management for the sustainable development of the country. key words: State Audit Office of Vietnam, waste management, sustainable development. 1. Rác thải và phân loại rác thải Rác thải, còn gọi là chất thải, theo cách hiểu thông thường là những chất mà con người bỏ đi, không tiếp tục sử dụng nữa. Khi bị thải bỏ, những chất này tồn tại trong môi trường dưới những trạng thái nhất định và có thể gây ra rất nhiều tác động bất lợi cho môi trường cũng như sức khỏe con người. 32 QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019 Dưới góc độ ngữ nghĩa, chất thải được hiểu là những “chất” không còn sử dụng được nữa bị con người “thải” ra trong các hoạt động khác nhau. Chất thải được sản sinh trong các hoạt động khác nhau của con người và được gọi với những thuật ngữ khác nhau như: Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thì gọi là rác thải; chất thải phát sinh sau khi sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất thì gọi là phế liệu; chất thải phát sinh sau quá trình sử dụng nước thì gọi là nước thải. Rác liên quan trực tiếp tới sự phát triển của con người cả về công nghệ và xã hội do đó cần phải được quản lý một cách khoa học và chặt chẽ. Quản lý rác thải là hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải của con người. Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu của rác vào môi trường và xã hội. Có nhiều cách phân loại rác thải: a) Theo nguồn gốc phát sinh, chất thải thường được phân loại thành - Chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đó là các chất thải được thải ra từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... Chúng gồm đủ loại. Trong đó phổ biến là: + Chất thải khí: Hơi nước, khói, bụi... + Chất thải rắn: Phế liệu (tro, xỉ...), vỏ bao bì, sản phẩm hỏng... + Chất thải lỏng: Chủ yếu là nước thải... - Chất thải từ hộ gia đình. Đây là các chất thải phát sinh gắn với đời sống sinh hoạt gia đình. Chúng phổ biến có: + Chất thải là lương thực, thực phẩm. Chúng chủ yếu là các chất thải rắn, chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy hoặc phân hủy nhanh, đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm, được thải bỏ từ các quá trình chế biến, tiêu dùng lương thực, thực phẩm. + Chất thải khác. Là các chất thải gắn với sinh hoạt của các gia đình. Như khói bụi, tro, xỉ... thải ra từ việc đun nấu; các đồ gia dụng đã qua sử dụng bị bỏ đi (chai, lọ, xong, nồi...); nước thải và các chất thải khác. - Chất thải từ các cơ sở công cộng, dịch vụ. Ở đây chủ yếu là các chất thải rắn, như giấy và các sản phẩm giấy đã qua sử dụng, đồ nhựa, chai lọ thủy tinh, kim loại, gốm sứ, đất cát, sỏi, bụi đất sinh ra từ các cơ sở hoạt động của khu vực công cộng (như bãi tắm, công viên, sân chơi, đường phố...), các điểm dịch vụ, công sở, trường học, bệnh viện... 33NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 b) Theo các hoạt động làm phát sinh, chất thải thường được phân thành - Chất thải sinh hoạt: Là các loại rác thải gắn với sinh hoạt của con người. Bao gồm sinh hoạt tại các gia đình, cơ quan, công sở, nơi công cộng... - Chất thải xây dựng: Là các loại phế liệu được thải ra do phá dỡ, cải tạo các hạng mục/công trình xây dựng cũ, hoặc từ quá trình xây dựng các hạng mục/công trình mới (nhà, cầu cống, đường giao thông...), như vôi vữa, gạch ngói vỡ, bê tông, ống dẫn nước bằng sành sứ, tấm lợp, thạch cao... và các vật liệu khác. - Chất thải công nghiệp: Là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. Chúng thường có: + Chất thải nguy hại: Bao gồm khí thải độc hại, hóa chất ở dạng lỏng... Chúng dễ gây ra cháy nổ, ngộ độc, tác động không tốt đến sức khỏe của con người và dễ ăn mòn nhiều vật chất khác. + Chất thải có thể tái chế: Như các loại mạt sắt, thép, phôi kim loại, sản phẩm hỏng... Chúng có thể được tái chế lại. - Chất thải y tế: Là các chất thải có thể ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ hoạt động của các cơ sở y tế. Chúng thường bao gồm: + Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường. Như dễ lây nhiễm bệnh, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn. + Chất thải y tế thông thường. Trong các loại chất thải nói trên, có thể nói, chất thải sinh hoạt là một trong những loại rác thải chiếm tỉ trọng cao nhất. Cho nên, việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là vấn đề cần thiết và thiết thực nhất để góp phần bảo vệ môi trường. 2. Thực trạng quản lý rác thải hiện nay Tại Việt Nam, mỗi năm tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt là 15,6 triệu tấn (2015). Trong đó, 28,9% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, 71,1% chôn lấp trực tiếp, còn 6% chôn sau khi đốt (Báo cáo của Bộ Xây dựng & JICA). Trong tổng số 660 bãi chôn lấp có quy mô >1 ha mới có 120 bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Cục Hạ tầng Bộ Xây dựng - 2017). Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ tính riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon/ngày. Đáng chú ý, lượng chất thải nhựa và túi nilon cả nước chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa “ô nhiễm trắng”. Những bãi chôn rác tại các thành phố thường trực nguy cơ gây ô nhiễm nước và không khí. Các cơ sở đốt rác phần lớn quy mô nhỏ và chưa có báo cáo thu gom xử lý khí thải độc hại phát thải trong quá trình đốt trong đó có khí cực độc dioxin và furan là những chất tồn tại vĩnh viễn, không phân hủy khi ở thể khí, nếu xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, chúng sẽ gây ra ung thư và biến đổi gen, đặc biệt, trong số đó chỉ có khoảng 10% được tái chế, còn lại hầu hết xử lý bằng phương pháp chôn lấp... đã không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn làm lãng phí nguồn tài nguyên để tái chế tuần hoàn. Quản lý chất thải rắn là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống của con người mà các đô thị phải có kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn thích hợp mới có thể xử lý kịp thời, triệt để và có hiệu quả. Đáng chú ý, trong các nguồn phát sinh chất thải rắn, thì lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị tiếp tục tăng trung bình từ 10 đến 16% mỗi năm. Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị tăng mạnh ở các đô thị lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng... nơi có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh, chiếm tới 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị trên cả nước. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt chiếm khoảng từ 60 đến 70% tổng lượng chất thải rắn đô thị (tỷ lệ này tại một số đô thị lên đến 90%). Tại khu vực nông thôn, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình khoảng 0,33 kg/người/ngày 34 QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019 con số này dự báo vào năm 2025 là khoảng 1,6kg. Tuy nhiên, hiện số lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn vẫn chưa được thống kê đầy đủ, do công tác quản lý còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, lượng chất thải rắn thông thường phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp ước tính khoảng 25 triệu tấn/ năm; riêng từ các khu công nghiệp khoảng 8,1 triệu tấn/năm. Đáng chú ý, chất thải rắn công nghiệp từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp được thu gom và tái sử dụng với tỷ lệ khá cao, nhưng phần lớn chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn, mà được thu gom lẫn lộn vận chuyển ra bãi chôn lấp... Trong những năm qua, công tác quản lý và kiểm soát chất thải rắn luôn là nội dung trọng tâm được triển khai ở các cấp, các ngành, địa phương nhằm giảm đến mức thấp nhất và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra. Tuy nhiên hiện nay, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt khoảng hơn 85%. Tại khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt mới đạt khoảng từ 40 đến 55%. Trong khi đó, phần lớn các cụm công nghiệp vẫn chưa hoàn thiện các công trình thu gom, xử lý chất thải tập trung. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp việc quản lý, kiểm soát ô nhiễm còn gặp rất nhiều khó khăn. Đến tháng 6 năm 2015, trên toàn quốc có 83 doanh nghiệp với 56 đại lý có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép và khoảng 130 đơn vị (chủ yếu là đơn vị vận chuyển chất thải nguy hại) do các địa phương cấp phép đang hoạt động. Riêng công suất xử lý chất thải nguy hại của các cơ sở được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép là khoảng 1.300 nghìn tấn/năm. Với số lượng và công suất xử lý như vậy, các cơ sở này trong thời gian qua đã đóng vai trò chính trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (bao gồm cả chất thải điện tử) đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Tổng số lượng chất thải nguy hại mà các đơn vị này thu gom, xử lý được trong năm 2012 là 165.624 tấn; năm 2013 là 186.657 tấn; năm 2014 là 320.275 tấn. Căn cứ vào khối lượng chất thải phát sinh này, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại hiện nay chiếm khoảng gần 40% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại là các doanh nghiệp tư nhân (chiếm 97%) tổng số doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động. Việc phát triển mạnh các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo cơ chế thị trường giúp cho hoạt động quản lý chất thải mang tính cạnh tranh cao, đảm bảo quyền lợi cho các chủ nguồn thải có chất thải nguy hại cần chuyển giao có thể chọn lựa và tiếp cận với các doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại với kinh nghiệm và dịch vụ khác nhau, tránh tình trạng độc quyền và ép giá xử lý chất thải nguy hại. 3. Thực trạng kiểm toán môi trường và kiểm toán rác thải của kiểm toán nhà nước Kiểm toán môi trường được hiểu là việc kiểm toán các vấn đề, chính sách, chương trình và kinh phí liên quan đến môi trường của Chính phủ, kiểm toán viên có thể thực hiện kiểm toán môi trường dưới cả ba loại hình kiểm toán trong đó kiểm toán hoạt động về kiểm toán môi trường được khuyến cáo là ưu tiên hàng đầu. Một trong những nội dung kiểm toán môi trường quan trọng là kiểm toán chất thải hay kiểm toán rác thải, đó là một trong những công cụ để kiểm soát, giảm thiểu phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường trong các cơ sở sản xuất. Để bảo vệ môi trường, cùng với sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải là công cụ quản lý môi trường nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm ngay từ quá trình sản xuất tại cơ sở công nghiệp, Kiểm toán chất thải bao gồm việc rà soát, kiểm tra các quá trình sản xuất, xác định nguồn thải và khối lượng chất thải, tính toán cân bằng vật chất, xác định các vấn đề trong vận hành sản xuất, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải ra môi trường. Có thể nói, kiểm toán chất thải là một lĩnh vực chuyên sâu của kiểm toán môi trường của Kiểm toán nhà nước. 3.1. Những kết quả kiểm toán bước đầu Tại Việt Nam, từ năm 2008, Kiểm toán nhà nước đã quyết định thành lập Nhóm công tác về 35NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 kiểm toán môi trường, đưa nội dung về kiểm toán môi trường vào kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2022. Cho đến nay, Kiểm toán nhà nước đã thực hiện một số cuộc kiểm toán có nội dung liên quan đến môi trường như: Kiểm toán Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Dự án xử lý nước thải, chất thải rắn và bảo vệ môi trường TP. Hội An; các vấn đề về nước sông Mê Kông... Riêng 2 năm (2017, 2018), Kiểm toán nhà nước đã thực hiện hơn 22 cuộc kiểm toán liên quan đến môi trường, cụ thể: Kiểm toán chuyên đề công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khai khoáng giai đoạn 2014 - 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương và một số tỉnh, Thành phố; kiểm toán công tác quản lý khai thác, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp gắn liền với công tác bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra, Kiểm toán nhà nước còn thực hiện một số dự án liên quan đến môi trường như: Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 1; Nhà máy thủy điện Đắkring, Nậm Chiến... Một số tập đoàn, tổng công ty liên quan đến môi trường như: Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản; kiểm toán việc thực hiện giải pháp giảm sử dụng túi ni lông thông thường tại thành phố Hồ Chí Minh theo đề án của Chính phủ; kiểm toán công tác quản lý môi trường tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh; Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận) và gần đây nhất là chuyển hóa Carbon thấp.... Đây là một bước tiến quan trọng trong hoạt động của Kiểm toán nhà nước với cách tiếp cận phát triển các loại hình, lĩnh vực kiểm toán mới phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế. Sau khi trở thành thành viên Nhóm công tác về kiểm toán môi trường của tổ chức Các cơ quan kiểm toán tối cao châu á (ASOSAI) từ năm 2008, Kiểm toán nhà nước đã nghiên cứu, thiết lập bộ máy và triển khai thí điểm các cuộc kiểm toán về môi trường. Đây là các cuộc kiểm toán nhằm đánh giá công tác quản lý môi trường đối với các khu công nghiệp của địa phương và việc thực hiện giải pháp giảm sử dụng túi nilon thông thường tại Thành phố Hồ Chí Minh, và ở một số địa phương khác... Qua kiểm toán, bước đầu phát hiện và kiến nghị một số bất cập trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước đối với các hoạt động tiềm ẩn rủi ro tác động xấu tới môi trường thể hiện ở một số nội dung như sau: - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý còn hạn chế. Mặc dù có sự tham gia của nhiều Bộ, cơ quan liên quan nhưng còn thiếu sự thống nhất, đặc biệt là chưa có một cơ quan đầu mối thống nhất về quản lý nhà nước, dẫn đến khó khăn trong quản lý nhà nước ở cả cấp Trung ương và địa phương. Trong đó có sự chồng chéo, bỏ trống, phân đoạn về quản lý chất thải rắn. Theo Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện hoạt động quản lý chất thải nói chung; các Bộ: Xây dựng, Y tế và Giao thông Vận tải được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về môi trường trong phạm vi, lĩnh vực ngành quản lý. Trách nhiệm cụ thể của từng bộ được quy định trong các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật. Tuy nhiên, các văn bản dưới luật như Nghị định số 36/2017/NĐ-CP, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, Nghị định 38/2015/NĐ-CP lại đang có sự phân đoạn và không rõ ràng trong phân công chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về chất thải rắn; chưa quy định, phân luồng quản lý chất thải rắn một cách thống nhất; giao trách nhiệm cho nhiều bộ, ngành khác nhau hướng dẫn việc thực hiện. - Công nghệ xử lý chất thải rắn còn nhiều bất cập. Hiện nay, xử lý rác chủ yếu là chôn lấp; rác chưa được phân loại tại nguồn. Trong khi đó, kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu dựa vào ngân sách tại các địa phương; mức thu phí vệ sinh còn rất thấp, chỉ mới bù đắp được một phần chi phí thu gom, vận chuyển... Chính vì vậy, công tác quản lý chất thải rắn đang gặp không ít những khó khăn. - Định hướng thu gom, xử lý rác thải còn chưa rõ. Nhà nước chưa có định hướng về sử dụng công nghệ, chưa có tiêu chí lựa chọn thiết bị, công nghệ 36 QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019 và định hướng xây dựng và phát triển về kinh tế chất thải. Kinh tế chất thải là việc xây dựng các cơ chế làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giảm chi phí xử lý chất thải đối với doanh nghiệp thông qua các hoạt động quản lý với đối tượng là chất thải. Kinh tế chất thải cũng có thể hiểu là việc sử dụng các công cụ kinh tế để hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ về sản phẩm tái chế, coi chất thải là một hàng hóa có thể khai thác, tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho các bên liên quan. 3.2. Các kiến nghị và