Marketing là hoạt động không thể thiếu được trong nền kinh tế công
nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong các lĩnh vực khác nhau, nhất là trong lĩnh
vực nông nghiệp, marketing góp phần rất quan trọng trong việc xây dựng
một cách hợp lý nhận thức và tư duy kinh tế, phương cách ứng xử trong
các tình huống cạnh tranh. Người nông dân thường không biết cách tìm ra
khách hàng mới cũng như thị trường mới, hoặc không biết nhu cầu thị
trường thay đổi như thế nào và sản phẩm nào mang lại lợi nhuận cao nhất
để tiến hành sản xuất. Việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao vẫn
chưa đủ. Điều quan trọng hơn là sản phẩm đó có đáp ứng được yêu cầu của
người tiêu dùng hay không? Khách hàng sau khi sử dụng có hài lòng hay
không? Để làm được điều này, phải có hoạt động nghiệp vụ marketing
nông nghiệp. Marketing nông nghiệp góp phần quyết định gia tăng cơ hội
thành công cũng như lợi nhuận cho người sản xuất.
26 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3582 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhập môn marketing nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Marketing Nông nghiệp
Đề tài báo cáo:
NHẬP MÔN
MARKETING NÔNG NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện: 1.1
TS.BÙI VĂN TRỊNH
Cần Thơ, tháng 10/2010
GVHD: Thầy Bùi Văn Trịnh Marketing Nông Nghiệp
Nhóm thực hiện: 1.1 Trang 1
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Trao đổi hàng hóa theo phương thức hàng đổi hàng ............... 6
Hình 2a: Mối quan hệ giữa nhà cung ứng với khách hàng khi chưa có nhà
cung ứng .............................................................................................. 8
Hình 2b: Trung gian làm giảm mối quan hệ ........................................ 8
Hình 3a: Kênh trực tiếp ....................................................................... 12
Hình 3b: Kênh một cấp ....................................................................... 13
Hình 3c: Kênh hai cấp ......................................................................... 13
Hình 3d: Kênh đa cấp .......................................................................... 14
Hình 4: Mối quan hệ dây chuyền về việc tăng nhu cầu
sản phẩm gạo........................................................................................ 16
Hình 5: Quá trình Marketing ............................................................... 17
Hình 6: Đường đẳng lượng một đơn vị và các mức hiệu quả ............... 20
GVHD: Thầy Bùi Văn Trịnh Marketing Nông Nghiệp
Nhóm thực hiện: 1.1 Trang 2
MỤC LỤC
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài .................................................................................. 3
Phần nội dung
1.1 Một số vấn đề chung ...................................................................... 4
1.2 Sự phát triển của Marketing nông nghiệp ....................................... 5
1.2.1 Sự phát triển của Marketing ...................................................... 5
1.2.2 Sự phát triển của Marketing nông nghiệp .................................. 5
1.3 Kênh Marketing.............................................................................. 7
1.3.1 Khái niệm ................................................................................. 7
1.3.2 Vai trò và chức năng của kênh Marketing ................................. 7
1.4 Thị trường và Marketing ................................................................ 15
1.4.1 Thị trường ................................................................................. 15
1.4.2 Quá trình Marketing .................................................................. 16
1.4.3 Hiệu quả của thị trường ............................................................. 17
1.5 Phương pháp nghiên cứu về Marketing .......................................... 21
1.5.1 Nghiên cứu theo nghiệp vụ Marketing ...................................... 21
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm ........................................... 21
1.5.3 Phương pháp nghiên cứu về thể chế .......................................... 22
1.5.4 Phương pháp nghiên cứu về cấu trúc thị trường ........................ 22
Phần kết luận
Kết luận ................................................................................................ 24
Tài liệu tham khảo ................................................................................ 25
GVHD: Thầy Bùi Văn Trịnh Marketing Nông Nghiệp
Nhóm thực hiện: 1.1 Trang 3
Chương 1
NHẬP MÔN VỀ MARKETING NÔNG NGHIỆP
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Marketing là hoạt động không thể thiếu được trong nền kinh tế công
nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong các lĩnh vực khác nhau, nhất là trong lĩnh
vực nông nghiệp, marketing góp phần rất quan trọng trong việc xây dựng
một cách hợp lý nhận thức và tư duy kinh tế, phương cách ứng xử trong
các tình huống cạnh tranh. Người nông dân thường không biết cách tìm ra
khách hàng mới cũng như thị trường mới, hoặc không biết nhu cầu thị
trường thay đổi như thế nào và sản phẩm nào mang lại lợi nhuận cao nhất
để tiến hành sản xuất. Việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao vẫn
chưa đủ. Điều quan trọng hơn là sản phẩm đó có đáp ứng được yêu cầu của
người tiêu dùng hay không? Khách hàng sau khi sử dụng có hài lòng hay
không? Để làm được điều này, phải có hoạt động nghiệp vụ marketing
nông nghiệp. Marketing nông nghiệp góp phần quyết định gia tăng cơ hội
thành công cũng như lợi nhuận cho người sản xuất.
GVHD: Thầy Bùi Văn Trịnh Marketing Nông Nghiệp
Nhóm thực hiện: 1.1 Trang 4
PHẦN NỘI DUNG
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Do sự tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật và đời sống xã hội
ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao làm
cho thị trường cung cầu hàng hóa ngày càng phát triển mạnh và phức tạp
Hàng hóa ngày càng đa dạng. Mối quan hệ cung cầu trên thị trường có sự
thay đổi đáng kể: “Thị trường người bán trở thành thị trường người mua”.
Khách hàng được xem là “thượng đế”. Marketing ra đời giúp doanh nghiệp
tổ chức sản xuất, tiêu thụ, cạnh tranh với đối thủ tốt hơn đồng thời
Marketing cũng giúp khách hàng nắm được thông tin về thị trường và sản
phẩm để chọn lựa hàng hóa theo nhu cầu của mình. Định nghĩa một cách
ngắn gọn thì: Marketing được xem là họat động tiếp thị - hay tiếp cận thị
trường nhằm thực hiện công việc:
Tìm kiếm, xác định nhu cầu, thị hiếu chưa được thỏa mãn của khách
hàng.
Tổ chức sản xuất, cung ứng thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.
Marketing có thể được định nghĩa như là kết quả của các họat động
kinh doanh nhằm lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến
người tiêu dùng.
Đối với người mua, Marketing có nghĩa là mua sắm lương thực, thực
phẩm và những nhu cầu khác cho gia đình.
Đối với người nông dân sản xuất, nó có nghĩa là việc bán ra những
sản phẩm của họ.
Theo quan điểm của những người làm công tác trung gian trong quá
trình tiêu thụ hàng hóa, nó có nghĩa là việc bảo quản sản phẩm, biến đổi
sản phẩm thành một hình thức được người tiêu dùng chấp nhận, vận
chuyển sản phẩm đến điểm bán lẻ, và khuyến mãi sản phẩm. Tất cả những
họat động này là một phần của quá trình Marketing.
Chi phí Marketing thường chiếm tỉ trọng cao trong tổng thu nhập của
ngành nông nghiệp. Chi phí Marketing sản phẩm nông nghiệp bao gồm chi
GVHD: Thầy Bùi Văn Trịnh Marketing Nông Nghiệp
Nhóm thực hiện: 1.1 Trang 5
phí liên quan đến việc thu mua, vận chuyển, chế biến và phân phối sản
phẩm nông nghiệp đến người tiêu dùng.
1.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MARKETING NÔNG NGHIỆP
1.2.1 Sự phát triển của Marketing
Sự phát triển của Marketing thế giới
Năm 1650, lần đầu tiên ông Mitsui – thương gia Nhật có sáng kiến liên
quan đến Marketing, đó là “nghệ thuật bán hàng”. Năm 1902 thuật ngữ
Marketing chính thức được sử dụng ở Đại học Michigan ở Mỹ, sau đó mở
rộng sang các quốc gia nói tiếng Anh và quốc tế hóa rất nhanh vào cuối
giữa thế kỷ 20. Sự ra đời và quá trình phát triển của marketing trên thế giới
có thể khái quát hoá thành hai thời kỳ, thời kỳ từ đầu thế kỷ 20 đến đầu
thập niên 60 và thời kỳ từ thập niên 60 đến đầu thế kỷ 21. Thời kỳ 1900-
1960 là thời kỳ mà Marketing được xem là một ngành ứng dụng của khoa
học kinh tế và thời kỳ từ 1960 trở đi là thời kỳ marketing là một ngành ứng
dụng của khoa học hành vi. [2, trang 2]
Sự phát triển Marketing ở Việt Nam
Năm 1986 Marketing xuất hiện ở Việt Nam. Đến năm 1987 thì
Marketing được đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học.
1.2.2 Sự phát triển của Marketing nông nghiệp
Thế giới
Hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng marketing vào nông
nghiệp từ rất lâu.
Nền kinh tế thế giới đang diễn ra xu hướng vận động đa chiều. Cơ
cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn đang thay đổi theo chiều hướng công
nghiệp hóa- hiện đại hóa, sự thay đổi kinh tế nông nghiệp - dịch vụ bên
cạnh việc tăng lượng tuyệt đối về thu nhập quốc dân đang là điều kiện để
các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lượt marketing. Một chiến lượt phải đáp
ứng được tính toàn cầu, đa quốc gia, xuyên quốc gia, một đòi hỏi và là một
thách thức của hoạt động marketing nông nghiệp.
GVHD: Thầy Bùi Văn Trịnh Marketing Nông Nghiệp
Nhóm thực hiện: 1.1 Trang 6
Việt Nam
Tuy lĩnh vực nghiên cứu trong Marketing ở Việt Nam còn rất non trẻ
so với các nước trong khu vực nhưng nó cũng đã góp phần thúc đẩy các
nghành khác phát triển như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,... Năm
1997 Marketing nông nghiệp mới bước đầu ứng dụng vào một số doanh
nghiệp nhà nước. Đến năm 1999 thì Marketing nông nghiệp được áp dụng
rộng rãi ở Việt Nam.
Trong nền nông nghiệp Việt Nam, do bước sang nền kinh tế thị
trường từ một trình độ thấp nên quan điểm hướng vào sản xuất còn in đậm
trong tiềm thức của nhiều nhà quản lý, nhiều nhà sản xuất, vì vậy không ít
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi
đưa sản phẩm ra thị trường ngày một nhiều. Các sản phẩm nông nghiệp
Việt Nam do chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng cạnh tranh kém và
trước sức ép của yêu cầu hội nhập thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm
và hoàn thiện sản phẩm là rất có ý nghĩa.
Hình 1: Trao đổi hàng hóa theo phương thức hàng đổi hàng 5 người sản
xuất chuyên môn hóa.
GVHD: Thầy Bùi Văn Trịnh Marketing Nông Nghiệp
Nhóm thực hiện: 1.1 Trang 7
1.3 KÊNH MARKETING
1.3.1 Khái niệm
Kênh Marketing là tập hợp những cá nhân hay các đơn vị nhằm hỗ
trợ việc chuyển nhượng quyền sở hữu một hàng hóa hay dịch vụ nào đó
trong quá trình lưu chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.
Tất cả những người tham gia vào kênh Marketing được gọi là các
thành viên của kênh, các thành viên nằm giữa người sản xuất và người tiêu
dùng là những trung gian thương mại, các thành viên này tham gia nhiều
kênh Marketing và thực hiện các chức năng khác nhau:
- Nhà bán buôn: Là những nhà trung gian hàng hóa, dịch vụ cho các trung
gian khác như các nhà bán lẻ hoặc những nhà sử dụng công nghiệp;
- Nhà bán lẻ: Là những nhà trung gian hàng hóa và dịch vụ trưc tiếp cho
người tiêu dùng cuối cùng;
- Đại lý và môi giới: Là những nhà trung gian có quyền hợp pháp thay mặt
cho nhà sản xuất cung cấp hàng hóa và dịch vụ đến các trung gian khác.
Trung gian này có thể đại diện cho nhà sản xuất nhưng không sở hữu sản
phẩm mà họ có nhiệm vụ đưa người mua và người bán đến với nhau;
- Nhà phân phối: Là chỉ chung những người trung gian thực hiện chức năng
phân phối trên thị trường.
1.3.2 Vai trò và chức năng của kênh Marketing
Vai trò của kênh Marketing
Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng thiết lập mạng lưới phân phối hàng hóa
đến tay người tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nhà
trung gian. Vì vậy, vai trò chính của các trung gian thương mại là làm cho
cung và cầu phù hợp một cách trật tự và hiệu quả. Việc tiêu thụ sản phẩm
thông qua trung gian biểu hiện quá trình chuyên môn hóa và phân công lao
động rõ nét, tạo lợi thế cho nhà sản xuất:
- Các bộ phận trung gian chỉ chịu chi phí trong việc bán hàng trực tiếp đến
tay người tiêu dùng.
GVHD: Thầy Bùi Văn Trịnh Marketing Nông Nghiệp
Nhóm thực hiện: 1.1 Trang 8
- Nhà sản xuất có điều kiện tập trung đầu tư vào công việc sản xuất của
mình, đầu tư chuyên môn hóa cao nâng cao năng suất lao động và nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Hình 2a: Mối quan hệ giữa nhà cung ứng và khách hàng khi chưa có
nhà trung gian
- Thông qua trung gian sẽ làm giảm số lượng các mối giao dịch, làm tăng
hiệu quả của phân phối trong xã hội.
Nếu không có trung gian thì mỗi nhà sản xuất, mỗi khách hàng cần 3
lần tiếp xúc:
Thông qua trung gian mỗi nhà sản xuất, mỗi khách hàng chỉ cần một
lần tiếp xúc:
Hình 2b: Trung gian làm giảm mối quan hệ
Trong đó:
M: nhà sản xuất
C: khách hàng
M1 C1
M2 C2
M3 C3
GVHD: Thầy Bùi Văn Trịnh Marketing Nông Nghiệp
Nhóm thực hiện: 1.1 Trang 9
D: trung gian
Như vậy, thông qua kênh Marketing có bộ phận trung gian, các nhà
sản xuất giảm được đầu tư, tiền bạc và nhân lực mà sản phẩm của mình vẫn
đến tay người tiêu dùng. Mặt khác người tiêu dùng tiếp xúc được nhiều
chủng loại hàng hóa thông qua trung gian, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
phong phú hơn.
Chức năng của kênh Marketing: marketing nông nghiệp cũng có
những chức năng của Marketing nói chung, bao gồm:
- Chức năng trao đổi;
- Chức năng phân phối;
- Chức năng yểm trợ.
Tuy nhiên, do đặc điểm của cung cầu sản phẩm hàng hóa nông
nghiệp nên Marketing nông nghiệp có những chức năng cụ thể sau đây:
- Chức năng kết nối sản xuất với người tiêu dùng làm cho sản phẩm đáp
ứng tối đa mong đợi của khách hàng về hàng hóa lương thực thực phẩm.
Sản phẩm hấp dẫn người mua vì nó luôn đáp ứng được mong đợi của
người tiêu dùng. Đối với hàng hóa là lương thực thực phẩm thì các tiêu chí
về hương vị, màu sắc đặc thù, về dinh dưỡng, về an toàn, về sự hấp dẫn và
tiện lợi trong sử dụng, về giá cả hợp lý là những tiêu chí rất quan trọng.
Marketing không làm công việc của các nhà kỹ thuật, các nhà sản xuất
nhưng nó chỉ ra cho biết cần phải sản xuất gì, sản xuất như thế nào, sản
xuất với khối lượng ra sao và bao giờ đưa ra thị trường.
Thực hiện chức năng này, Marketing nông nghiệp đòi hỏi các nhà
sản xuất, các nhà chế biến, phân phối phải có sự phối hợp các hoạt động để
nhằm mục tiêu chung là làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm, thỏa mán tốt
hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Chức năng thu gom: do sản xuất sản phẩm nông nghiệp thường phân tán
nhỏ lẻ, nhưng thị trường tiêu dùng thường đòi hỏi một khối lượng lớn tập
trung nên chức năng thu gom là chức năng quan trọng của Marketing nông
nghiệp.
GVHD: Thầy Bùi Văn Trịnh Marketing Nông Nghiệp
Nhóm thực hiện: 1.1 Trang 10
Tùy theo từng loại sản phẩm, tùy theo sự phân công hợp tác trong
dây chuyền Marketing mà chức năng thu gom có thể được thực hiện một
cách riêng lẻ hoặc kết hợp với các chức năng khác. Chủ thể thực hiện chức
năng thu gom cũng có thể là những tổ chức hoặc cá nhân chuyên thực hiện
chức năng nhưng cũng có thể là sự kết hợp chức năng này của các nhà
phân phối hoặc chế biến sản phẩm với các chức năng khác.
- Chức năng phân loại và chuẩn hóa: sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm
của cây trồng và gia súc dù sản xuất theo công nghệ nào thì cũng không thể
đồng nhất về chất lượng và hình thức.
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của người tiêu dùng trực
tiếp hoặc của các nhà chế biến, phân phối nhất thiết trước khi đưa ra thị
trường sản phẩm cần phải được phân loại và chuẩn hóa theo hai mục đích:
+ Một là: đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng hoặc đáp ứng yêu cầu của
công nghệ chế biến;
+ Hai là: để có thể định giá khác nhau cho từng loại sản phẩm đảm bảo lợi
ích của nhà sản xuất, nhà phân phối và cả người tiêu dùng.
Thực hiện chức năng này có thể do chính nhà sản xuất, cũng có thể
do các chủ thể trung gian thực hiện. Cũng có thể thực hiện riêng rẽ, thực
hiện kết hợp với các chức năng khác. Dù cách nào thì chức năng phân loại
và chuẩn hóa cũng không thể thiếu trong dây chuyền marketing.
- Chức năng chuyển dịch: sản phẩm nông nghiệp được sản xuất thường
phải gắn liền với các điều kiện tự nhiên, đặc thù mang tính địa phương rất
rõ nét. Ngược lại, việc tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp lại diễn ra ở khắp
nơi và ở những khu vực phi nông nghiệp hoặc nơi không có điều kiện sản
xuất sản phẩm đó.
Vì vậy, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, từ nơi thừa
đến nơi thiếu là chức năng không thể thiếu của marketing. Trong thực tế,
việc chuyển dịch sản phẩm thường được thực hiện 2 giai đoạn:
+ Vận chuyển từ nơi sản xuất đến các điểm thu gom;
GVHD: Thầy Bùi Văn Trịnh Marketing Nông Nghiệp
Nhóm thực hiện: 1.1 Trang 11
+ Vận chuyển từ các điểm thu gom trung tâm đến nhà máy hoặc đến các
chủ bán buôn, bán lẻ ở các thị trường khác nhau.
- Chức năng dự trữ: sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ lại phụ thuộc quá
nhiều vào các biến động của thời tiết. Ngược lại tiêu dùng sản phẩm nông
nghiệp thường diễn ra quanh năm và vì vậy có lúc cung cầu về lương thực
thực phẩm không gặp nhau dễ gây biến động xấu về mặt xã hội.
Việc dự trữ hàng hóa lương thực thực phẩm nhằm hai mục đích:
+ Điều tiết cung – cầu về lương thực thực phẩm vừa đảm bảo lợi ích của
người sản xuất vừa đảm bảo lợi ích người tiêu dùng.
+ Đề phòng bất trắc do thời tiết, do chiến tranh gây ra nhằm giữ ổn định
kinh tế, chính trị cho đất nước.
- Chức năng làm tăng giá trị của hàng hóa nông phẩm: hàng hóa lương thực
thực phẩm nếu chỉ sản xuất và đem chào bán ngay trên thị trường thì
thường phải bán giá thấp vì không thể đáp ứng tối đa mong đợi của người
tiêu dùng. Ngược lại nếu trải qua một số khâu trung gian như phân loại,
chuẩn hóa; bảo quản để cung cấp lúc trái vụ; đóng gói, bao bì hợp lý; chế
biến; thay đổi phương thức phục vụ cung ứng thì có thể làm tăng giá trị
hàng nông phẩm gấp nhiều lần.
- Chức năng phân phối: chức năng phân phối bao gồm toàn bộ các hoạt
động trong lĩnh vực lưu thông nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ từ người sản
xuất, cung ứng đến tay người tiêu dùng.
Thực hiện tốt chức năng này đòi hỏi các tác nhân tham gia vào dây
chuyền Marketing phải có sự kết nối hỗ trợ để đưa hàng hóa đến tay người
tiêu dùng nhanh chóng, đúng địa điểm, thuận lợi, tiết kiệm và hiệu quả,
thanh toán sòng phẳng và dứt điểm giải quyết tốt mọi mối quan hệ trong
lưu thông phân phối.
- Chức năng yểm trợ: thực hiện chức năng này nhằm mục đích giới thiệu
quảng bá hàng hóa làm cho người tiêu dùng biết – hiểu – tin – tiêu dùng
hàng hóa. Từ đó xây dựng uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu của hàng
hóa.
GVHD: Thầy Bùi Văn Trịnh Marketing Nông Nghiệp
Nhóm thực hiện: 1.1 Trang 12
Nhiều người lầm tưởng rằng hàng hóa lương thực thực phẩm thuộc
hàng hóa đáp ứng nhu cầu cơ bản nên không cần các hoạt động yểm trợ thì
người tiêu dùng vẫn tìm đến để mua. Nhưng ngược lại, nếu biết quảng bá
sản phẩm, biết giữ gìn uy tín của doanh nghiệp, các đặc tính riêng biệt của
sản phẩm thì hàng hóa mới có thể tiêu thụ và mới giữ được khách hàng.[1,
trang 18]
Những ưu điểm của Marketing nông nghiệp:
* Đối với nhà sản xuất
- Giúp nhà sản xuất khắc phục những khó khăn về khoảng cách, thời gian
và địa điểm trong tiêu thụ sản phẩm;
- Làm chiếc cầu nối giữa người sản xuất ra sản phẩm và người sử dụng sản
phẩm;
- Là một công cụ giúp nhà sản xuất nắm được thông tin thị trường, hiểu
nhu cầu của khách hàng, mục đích và cách mà khách hàng sử dụng sản
phẩm;
- Đặc biệt, là giúp cho nhà sản xuất biết được thông tin về đối thủ cạnh
tranh.
* Đối với khách hàng
- Kênh Marketing có chức năng đảm bảo luôn luôn có sẵn sản phẩm và
trọng lượng bao bì khi khách hàng cần;
- Là nơi trưng bày sản phẩm thuận tiện cho khách hàng lựa chọn.
(Nguồn: www.marketingchienluoc.com)
Một số kênh Marketing tiêu biểu:
a) Kênh trực tiếp: người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối
cùng.[3, trang 2]
Ví dụ: Người trồng rau( muống, mồng tơ…) bán trực tiếp cho người
tiêu dùng tại chợ.
Hình 3a: Kênh trực tiếp
Người tiêu dùng Nhà sản xuất
GVHD: Thầy Bùi Văn Trịnh Marketing Nông Nghiệp
Nhóm thực hiện: 1.1 Trang 13
b) Kênh một cấp: người sản xuất người bán lẻ người tiêu dùng cuối
cùng.[3, trang 3]
Ví dụ: Người trồng bắp cải sạp, quầy rau cải người tiêu dùng tại
chợ.
Hình 3b: Kênh một cấp
c) Kênh hai cấp : người sản xuất người bán buôn người bán lẻ
người tiêu dùng cuối cùng.[3, trang 3]
Hình 3c: Kênh hai cấp
Nhà sản xuất người tiêu dùng người bán lẻ
Nhà sản xuất
Nhà buôn sỉ
Người tiêu dùng Nhà buôn lẻ
Đại lý
Nông dân
( bán trứng gà )
Buôn sỉ
Buôn sỉ
và lẻ
Buôn lẻ
Khách
hàng
GVHD: Thầy Bùi Văn Trịnh Marketing Nông Nghiệp
Nhóm thực hiện: 1.1 Trang 14
d) Kênh đa cấp : người sản xuất người đầu cơ môi giới người bán lẻ
người tiêu dùng cuối cùng.
Hình 3d: Kênh đa cấp
Ví dụ: kênh phân phối vú sữa Lò Rèn – Vĩnh Kim:
Nhà sản xuất
Nhà buôn lẻ
Đại lý
Thương lái
Nhà buôn sỉ
Nhà buôn sỉ