Dưới sự tác động của sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của kỹ thuật và công
nghệ, ngày nay lực lượng sản xuất đã có bước phát triển mạnh mẽ. Lực lượng sản
xuất thay đổi cả về tính chất và trình độ kéo theo sự thay đổi về quan hệ sản xuất. Do
đó mà trong các nước chủ nghĩa tư bản, bản chất của nó cung mang những đặcđiểm
mới.
Nhân dân ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mong muốn làm bạn với tất cả các nước
trên thế giới. Do vậy, tăng cường quan hệ với hệ thống kinh tế thế giới, tham gia phân
công lao động và cạnh tranh quốc tế đâng là đề tài quan trọngcần được làm sáng tỏ.
Hiện nay các nước tư bản phát triển vẫn đang giữ vị trí chi phối nền kinh tế thế giới.
Trên phương diện chính trị thế giới cũng như kinh tế thế giới, chủ nghĩa tư bản hiện
đại đang chiếm ưu thế. Chúng ta kiên trì xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh
quốc tế như vậy nên việc hiểu thấu đáo về chủ nghĩa tư bản hiện đại là diều hết sức
cần thiết.
Hơn thế nữa, chủ nghĩa xã hội không phải bỗng dưng mà có và phát triển.
Dương nhiên nó chỉ có thể làm nên những thành tựu của mình trên cơ sở đúc kết bài
học và kinh nghiệm lịch sử, trên cơ sở phát triển của xã hội loài nguời. Nghiên cứu
những thành bai, được mất của chủ nghĩa tư bản hiện đại, lấy cái tốt bỏ cái xấu của
nó là để giúp Chúng ta xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa tiến bộ hơn, ưu việt hơn tư
bản chủ nghĩa.
40 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4887 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay và xu hướng vận động của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản
hiện đại ngày nay và xu hướng vận
động của nó
I - Lời mở đầu
Dưới sự tác động của sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của kỹ thuật và công
nghệ, ngày nay lực lượng sản xuất đã có bước phát triển mạnh mẽ. Lực lượng sản
xuất thay đổi cả về tính chất và trình độ kéo theo sự thay đổi về quan hệ sản xuất. Do
đó mà trong các nước chủ nghĩa tư bản, bản chất của nó cung mang những đặcđiểm
mới.
Nhân dân ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mong muốn làm bạn với tất cả các nước
trên thế giới. Do vậy, tăng cường quan hệ với hệ thống kinh tế thế giới, tham gia phân
công lao động và cạnh tranh quốc tế đâng là đề tài quan trọngcần được làm sáng tỏ.
Hiện nay các nước tư bản phát triển vẫn đang giữ vị trí chi phối nền kinh tế thế giới.
Trên phương diện chính trị thế giới cũng như kinh tế thế giới, chủ nghĩa tư bản hiện
đại đang chiếm ưu thế. Chúng ta kiên trì xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh
quốc tế như vậy nên việc hiểu thấu đáo về chủ nghĩa tư bản hiện đại là diều hết sức
cần thiết.
Hơn thế nữa, chủ nghĩa xã hội không phải bỗng dưng mà có và phát triển.
Dương nhiên nó chỉ có thể làm nên những thành tựu của mình trên cơ sở đúc kết bài
học và kinh nghiệm lịch sử, trên cơ sở phát triển của xã hội loài nguời. Nghiên cứu
những thành bai, được mất của chủ nghĩa tư bản hiện đại, lấy cái tốt bỏ cái xấu của
nó là để giúp Chúng ta xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa tiến bộ hơn, ưu việt hơn tư
bản chủ nghĩa.
Do tính cấp thiết đó của đề tài, chúng em đã viết bài này. Mục đích nghiên cứu
của đề tài là làm rõ những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay và xu
hướng vận động của nó.
II - Đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay
1. Khái niệm về chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay
Chủ nghĩa tư bản ngày nay là giai đoạn hiện nay của chủ nghĩa tư bản độc
quyền(chủ nghĩa tư bản hiện đại)nằm trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,
được phân tích kể tì sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, chủ yếu là từ những
năm cuối của thế kỷ 20.
ở đây chủ nghĩa tư bản hiẹn đại phản ánh một giai đoạn phát triển mới về chất trong
lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đó là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước với nhiều đặc trưng mới.
2. Sự biến đổi về lực lượng sản xuất
2.1 . Chủ nghĩa tư bản đang trong bước quá độ từ cơ sở vật chất kỹ thuật truyền
thống sang cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn toàn mới về chất - đó là kinh tế trí
thức.
Kinh tế tri thức có những đặc trưng là:
Các tài sản vật thể (physical assets) như đất đai, nhà máy, thiết bị không còn
đóng vai trò như trước. Chất xám, vốn con người có ý nghĩa quyết định sức
mạnh kinh tế. Trong trao đổi, phần mềm chiếm vị trí quan trọng.
Các hoạt động kinh tế đều được “số hoá” và được vận hành trên các siêu xa lộ
thông tin, các mạng lưới máy tính lan toả khắp nơi. Thông tin sẽ đóng vai trò
quyết định nhất và có vai trò như “bản vị của mọi hoạt động kinh tế”
Các quan niệm truyền thống và phương thức sản xuất kinh doanh sẽ thay đổi.
Ví dụ, sở hữu trí tuệ được đề cao, quản lý theo mạng sẽ thay thế phương pháp
quản lý theo thứ bậc
Tuy nhiên hiện nay loài người mới ở bước quá độ. Những biểu hiện cụ thể
của bước quá độ là sự thay thế từng bước các tư liệu sản xuất truyền thống do
cuộc cách mạng công nghiệp mang lại bằng các tư liệu sản xuất hiện đại dựa trên
cơ sở của những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, mà tập trung
ở các lĩnh vực điện tử, tin học, vật liệu mới, công nghệ sinh học. . . thể hiện trong
những thiết bị siêu nhỏ, siêu nhẹ, siêu bền. . . tác động nhanh, hiệu quả cao, tiêu
tốn ít năng lượng. Các tư liệu sản xuất này hết sức đa dạng, phong phú cả vế đối
tượng lao động lẫn tư liệu lao động. Các công cụ thiết bị tự động hoá ngày càng
phát triển thay thế cho các công cụ, thiết bị cơ khí hoá. Có thể nói khái quát là
hiện đã có ba loại thiết bị biểu hiện chức năng tự động hoá. Đó là:
+ Máy tự động trong quá trình hoạt động
+ Máy công cụ điều khiển bằng số
+ Người máy. Đặc biệt là người máy(Robot) đã từng bước thay thế phần
công việc nặng nhọc, những công đoạn nguy hiểm, độc hại cho người lao động,
đồng thời đã xuất hiện những nhà máy tự động hoá do người máy điều khiển
những công đoạn cần thiết. Các quá trình lao động trí óc cũng đã bước đầu được
thử nghiệm để người máy thay thế.
Tính cách mạng của tư liệu sản xuất trước hết thể hiện ở công cụ lao động dây
chuyền đến tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất. Do vậy, phương thức sản
xuất của cải vật chất cũng có bước nhảy vọt từ kỹ thuật cơ khí sang bán tự động
và tự động và các yếu tố cơ bản của nền kinh tế tri thức đã xuất hiện.
Nguyên nhân của bước quá độ này là do tác động của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ. Chính cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với những lĩnh
vực mũi nhọn được tập trung là kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, vật liệu
mới, công nghệ sinh học, công nghệ hải dương. . . đã tạo ra những thành tựu mới
và được chủ nghĩa tư bản.
1. Hiện nay thế giới có khoảng 500000 người máy công nghiệp và được tập
chung ở những nước tư bản phát triển. Tỷ lệ người máy trên một vạn dân của
Thụy Điển là 8, Nhật Bản: 6, Mỹ: 2, Cộng hoà liên bang Đức: 1, 5
2. Tỷ lệ này có sự khác nhau ở các nước. Chẳn hạn ở Pháp số công nhân làm
việc trên máy hoàn toàn tự động chiếm 15, 7% tổng số công nhân trong các ngành
công nghiệp.
áp dụng một cách hiệu quả để tạo ra “ cái cốt vật chất” mới thay cho đại công
nghiệp cơ khí. Vai trò khoa học ở đây rất to lớn. Nó đã thực sự phát huy tác dụng
khi trở thành lực lượng sản xuất như C. Mác đã khẳng định, và ngày nay vai trò
đó đã được đánh giá cao. Chẳng hạn theo đánh giá gần đây người ta cho rằng
những đổi mới công nghệ đã đóng góp tới 65% tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản,
73% kinh tế của Anh va 76% kinh tế của Pháp và Cộng hoà liên bang Đức.
Trong báo cáo số hai về nền kinh tế số hoá đang xuất hiện (công bố tháng 6-
1999), Bộ thương mại Mỹ đã khẳng định khu vực công nghệ thông tin đã đóng
góp tới 35% tăng trưởng kinh tế của Mỹ.
2. 2 Sự biến đổi về cơ cấu lao động
Đội ngũ người lao động làm thuê lực lượng sản xuất cơ bản, cũng có sự biến
đổi cả về trình độ nghiệp vụ cơ cấu và các yếu tố cấu thành giá trị hàng hoá sức lao
động để phù hợp với bước nhảy vọt mang tính cách mạng của tư liệu sản xuất. Cho
đến nay đội ngũ lao động ở các nước tư bản phát triển đã đạt trình độ văn hoá chuyên
môn nghiệp vụ cao. Cơ cấu lao động đã có sự thay đổi theo chiều hứơng tiến bộ và
các yếu tố tái sản xuất tư bản chủ nghĩa một cách có hiệu qủa.
-Về cơ cấu lao động :
Lao động dịch vụ được tập trung cao 70-75%, đồng thời đội ngũ chuyên gia có
tay nghề cao chủ yếu được tập trung ở khu vực này. Chẳng hạn ở Mĩ thập kỉ 80, tỉ lệ
lao động “cổ trắng” và “ cổ xanh” là 50/32. Đồng thời xuất hiện lực lượng “công
nhân cổ vàng”. Đó là cán bộ có trình độ chuyên môn đại học, trên đại học. Lực lượng
lao động này đang ngày càng tăng lên ở các nước tư bản phát triển.
Với nền sản xuất dần dần từng bước chuyển sang nền “ sản xuất tri thức”, vai
trò của nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng. Theo đánh giá của ngân hàng thế
giới ởNhật Bản nguồn lực con người chiếm 81% trong tổng số các nguồn lực. Còn
với Mĩ, Pháp, Đức, Italia lần lượt là 59%, 77%, 79%, 82%.
Để đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, các nước tư bản đã tăng cường đầu tư
vào việc nghiên cứu và triển khai, thực hiện hợp tác quốc tế trong những chương
trình nghiên cứu các đề tài mang tính chiến lược, thực hiện cải cách giáo dục. . .
-Về tái sản xuất sức lao động :
Do sự đầu tư vào con người để làm tăng các yếu tố tái sản xuất sức lao động cả
về vật chất lẫn tinh thần nhằm khơi dậy sự sáng tạo, phục vụ quá trình tái sản xuất tư
bản chủ nghĩa trong điều kiện mới một cách tốt hơn nên tốc độ tăng trưởng kinh tế
tăng, GDP bình quân đầu người cao, tuổi thọ bình quân và tỉ lệ người biết chữ tăng,
điều đó biểu hiện ở chỉ số HDI tăng. Theo thống kê của LHQ, chỉ số HDI của các
nước tư bản phát triển thập kỉ 90 khá cao, xấp xỉ 1. Chẳng hạn chỉ số HDI ở Nhật là
0, 98 và Canada là 0. 989.
Cùng với việc nâng cao trình độ nghề nghệp của người lao động, các nước tư
bản đã quan tâm đến các yếu tố cấu thành của gía trị hàng hoá sức lao động, thực hiện
nâng cao chất lượng cuộc sống. Chẳng hạn, thông qua sự điều tiết kinh tế, can thiệp
vào các điều kiện của quá trình tái sản xuất, đảm bảo các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi
lại, học hành, vui chơi giải trí của bản thân và gia đình người lao động. Do đó xuất
hiện tầng lớp trung lưu ( bao gồm cả những người công nhân “cổ trắng”, “cổ vàng” ).
Ngoài việc thực hiện chính sách xã hội, như chính sách việc làm, bảo hiểm, trợ cấp
thất nghiệp, trợ cấp gia đình đông con chăm sóc y tế người già, trẻ em, người tàn tật. .
. nhà nước tư sản còn sử dụng các công cụ điều tiết giá cả, lạm phát, thuế, thực hiện
điều tiết phân phối lạiđể ổn định tiền lương, thu nhập. Trong giai đoạn 1981 –1990,
tỉ lệ lạm phát ở các nước tư bản phát triển trung bình 5, 5 % ( trong đó Mĩ 4, 5%, EU
6, 6%, Nhật Bản 1, 9%), giai đoạn 1991-2000 tỉ lệ đó là 2, 2%, trong đó năm 1991 :
4, 5%, 1998: 1, 4%, 1999:1, 1%.
Sự quan tâm đến điều kiện tái sản xuất sức lao động của chủ nghĩa tư bản một
mặt liên quan đến tiêu dùng có tính sản xuất và có thể nói nó cũng giống như sự
quan tâm của nhà tư bản đến máy móc thiết bị, vì đó là tư bản và là tài sản của mình.
Nhưng mặt khác xã hội càng văn minh thì buộc chủ nghĩa tư bản cũng phải sử dụng
các phương pháp tinh tế trong việc giải quyết các quan hệ xã hội. Do đó không thể
không quan tâm đến tài nguyên con người, nhân tố quyết định cuối cùng đến việc
thắng hay thua đối thủ cạnh tranh. Đó là một tất yếu khách quan mà nhà nước với tư
cách là người quản lí kinh tế và quản lí xã hội phải thực hiện.
Có thể nói trong điều kiện thời đại ngày nay, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước đã tăng cường điều tiết quá trình phân phối và phân phối lại. Vì vậy mặc dù về
cơ bản người lao động cũng chỉ nhận được phần V, còn nhà tư bản hưởng phần m,
song do quá trình điều tiết của nhà nước một phần nhỏ m cũng thuộc về người lao
động dưới hình thức quĩ phúc lợi xã hội và được hưởng thụ thông qua việc tiêu dùng
các giá trị sử dụng của công trình do quĩ phúc lợi xã hội mang lại.
3. Sự biến đổi, điều chỉnh của quan hệ sản xuất
3.1 Sự biến đổi về các hình thức sở hữu
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay hình thức sở hữu của chủ nghĩa tư
bản đã coc bước biến đổi hết sức to lớn với những biểu hiện quan trọng là :
Hình thức sở hữu đa dạng :
- Có nhiều chủ thể cùng sở hữu tư liệu sản xuất trong một doanh nghiệp cổ phần
voí những tỉ lệ khác nhau trong đó có cả những nhà tư bản lớn nhỏ và kể cả người
lao động cũng đóng góp cổ phần để được hưởng lợi tức cổ phần. Chẳng hạn ở Thuỵ
Điển có tới 21% dân cư có cổ phần trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên cần nhấn
mạnh rằng sở hữu của các nhà tư bản vẫn giữ vị trí trọng yếu, còn sở hữu cổ phiếu
của người lao động chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, không đáng kể và được chủ nghĩa tư bản
sử dụng nhưmột công cụ trong quản lí để thu hút sự quan tâm của ngươì lao động vào
quá trình sản xuất. Theo số liệu thống kê quốc tế toàn bộ cổ phần mà người lao động
ở Mĩ có được chỉ chiếm khoảng 1% toàn bộ giá trị cổ phiếu. Ví dụ ở Mĩ một doanh
nghiệp có số vốn hoạt động là 180 triệu USD, nhưng giá trị mỗi cổ phiếu bán ra cho
người lao động chỉ là 2 USD. Như vậy người lao động có nắm nhiều cổ phiếu thế nào
đi nữa cũng không đủ để giữ vị trí quan trọng trong công ty .
Ngoài hình thứccổ đông hoá một cách rộng rãi trong các tầng lớp dân cư, hiện
nay đã bước đầu xuất hiện loại hình xí nghiệp do công nhân tự quản. Chẳng hạn nhà
nước Mĩ đã “ quốc hữu hoá “ chi nhánh của GMC và giao cho công nhân tự quản còn
nhà nước chỉ tham gia hỗ trợ thông qua chính sách vĩ mô. Điều này không có nghĩa là
các nhà tư bản tự nguyện chuyển quyền sở hữu cho người lao động và càng không có
nghĩa là “ cuộc cách mạng trong sở hữu tư liệu sản xuất “ ở thời đại ngày nay sẽ diễn
ra theo cách tiến hoá như một số người đã và đang cố tình nhầm lẫn và với ý đồ muốn
phê phán “ sự lỗi thời “ của chủ nghĩa Mác theo cách nghĩ của họ.
- Trong chủ nghĩa tư bản ngày nay, sở hữu không chỉ giới hạn trong việc sở hữu
tư liệu sản xuất ( tức là sở hữu hiện vật) mà chủ yếu là sở hữu về mặt giá trị ( vốn )
dưới nhiều hình thức như vốn tự có, vốn cổ phần, vốn cho vay. Nếu như thời kì đầu
trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền
quản lí gắn làm một trong một chủ sở hữu và khi xuất hiện tư bản cho vay đã làm hai
quyền đó tách rời( tức là tư bản sở hữu tách rời tư bản chức năng ) thì trong chủ nghĩa
tư bản ngày nay sự tách rời đó càng được đẩy mạnh và lao động quản lí đã trở thành
một nghề, giám đốc thực hiện chức năng quản lí thông qua hợp đồng là thuê. Tuy
nhiên ở đây không có nghĩa là nguyên lí về quyền sở hữu quyết định quyền quản lí, vì
thế không còn giá trị, mà trái lại điều đó chỉ thể hiện sự biến thể do sự phát triển của
phân công lao động xã hội ở trình độ mới, còn vai trò quyết định cuối cùng của người
sở hữu vẫn không có sự thay đổi.
Cùng với quá trình đó còn xuât hiện nhiều hình thức sở hữu khác, như sở hữu
trí tuệ, sở hữu các công trình khoa học, bằng phát minh sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thông tin. Các hình thức này, nhất là sở hữu thông tin, đã ngày càng trở nên
quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện đại và mang tính quyết định đối với sự
tăng trưởng kinh tế. Bởi vì chính trí tuệ là nguồn gốc của việc sản sinh ra của cải xã
hội. Rất nhiều nhà Khoa học, trong đó có Các Mác, đã khẳng định và đề cao vai trò
của tri thức khoa học đối với sự phát triển kinh tế –xã hội giống như “ đôi đũa thần”
làm giàu cho xã hội.
- Sở hữu tư nhân đã có sự biến đổi lớn, tính độc lập tương đối bị mất dần, thay
vào đó là sở hữu hỗn hợp. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh các nhà tư bản lớn đã
từng bước thôn tính các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lôi cuốn chúng vào quĩ đạo hoạt
động của mình dưới những hình thức khác nhau theo cơ chế “tham dự”. Các doanh
nghiệp nhỏ này trở thành vệ tinh nhận thầu và thầu lại của các doanh nghiệp lớn mà
các doanh nghiệp lớn đó thường là doanh nghiệp độc quyền được tổ chức lại trong
một cơ cấu mới. Chẳng hạn Công ty GE một công ty hàng đầu thế giới của Mĩ về
ngành điện dân dụng, đã tập hợp quanh mình 3200 xí nghiệp thành viên (kể cả các hộ
gia đình) với những mối liên kết ở mức độ khác nhau, thực hiện những chức năng
khác nhau như sản xuất từng bộ phận chi tiết, đảm nhận từng công đoạn, từng khâu
trong sản xuất, lưu thông qua việc nhận thầu, thầu lại theo những hợp đồng của công
ty mẹ.
Điều cần nhấn mạnh là mặc dù với “hệ thống tham dự mới” trong đó có sự tham gia
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, của các hộ gia đình và cả những người công nhân
lao động làm thuê, song có thể nói đó chủ yếu là sự biến đổi trong cách thức tổ chức
quản lí doang nghiệp nhằm nâng cao hiệu suất của tư bản chứ không có nghĩa là
người công nhân trở thành chủ sở hữu tư liệu sản xuất, bởi vì giá trị cổ phiếu mà họ
sở hữu là quá thấp so với giai cấp tư bản như đã nêu ở trên. Mặt khác với sở hữu đó
người công nhân chưa trở thành người chủ sở hữu thực sự, mà chỉ mang tính hình
thức nên chỉ là người bán sức lao động, chứ không phải vừa lao động, vừa quản lí
theo hình thức tiểu chủ. Về mặt lí luận, cần phân biệt khi là chủ sở hữu thực sự thì
phải có thực quyền chi phối cái mà mình sở hữu ( với những mức độ nhát định).
Đồng thời cũng cần phân biệt về mặt lượng cũng như mối quan hệ biện chứng giữa
lượng và chất.
Ngoài ra nguồn gốc của gía trị cổ phiếu mà họ có là do tiền lương tiết kiệm
được chứ không phải từ nguồn gốc chiếm đoạt lao động của người khác, những
phần tiết kiệm đó lại chỉ bù đắp ( thậm chí không đủ bù đắp) được phần mà họ mắc
nợ do phải đứng ra mua chịu tư bản cố định gia đình do nhà nước đứng ra điều tiết.
Trên thực tế giá trị của cái gọi là tư liệu sản xuất mà họ sở hữu nằm trong hệ thống
quản lí ngân hàng và sự khống chế của tư bản tài chính chứ họ không có quyền tự do
sử dụng theo ý riêng của mình.
Hình thức sở hữu độc quyền vẫn tồn tại nhưng không còn độc quyền thuần tuý
mà là dạng hỗn hợp và dưới hình thức sở hữu của các công ty xuyên quốc gia, hoặc
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, tư bản tài chính.
Đây là hình thức vận động rất mới mẻ của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
mà ở thời Lênin mối chỉ có mầm mống.
+Về hình thức sở hữu độc quyền xyên quốc gia
Do quá trình tích tụ và tập trung sản xuất được đẩy mạnh hơn nữa, dưới tác động của
qui luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản, cùng với những điều kiện quốc tế hoá
sản xuất, tư bản và thông tin, các tổ chức độc quyền quốc gia đã vượt biên giới quốc
gia, thực hiện kinh doanh quốc tế dưới nhiều hình thức và trở thành các công ty
xuyên quốc gia.
Khi ra ngoài biên giới quốc gia, các công ty này đã thực hiện sự liên kết để
bành trướng thế lực và khai thác tiềm năng của nước chủ nhà. Thông qua con đường
đó các công ty xuyên quốc gia ngày càng thâu tóm nhiều tư liệu sản xuất, vốn, trí tuệ
quốc tế, tạo ra nhiều hình thức sở hữu hỗn hợp mang tính quốc tế hoá. Hiện nay trên
70% các xí nghiệp chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia là các xí nghiệp liên
doanh với tỉ lệ vốn góp khác nhau, ít nhất là 2và thông thường có 3-4 chủ sở hữu
trong một xí nghiệp. Hiện nay các công ty xuyên quốc gia thường tồn tại dưới dạng
concern và CM(conglomerate) mà concern và CM là những tổ hợp đa ngành với
những mức độ khác nhau. Điều đó phản ánh tính đa dạng, phức tạp và tính hỗn hợp
và sở hữu xuyên quốc gia.
Có thể nói hiệ tượng đa quốc gia hoá trong sở hữu ở các xí nghiệp chi nhánh
của các công ty xuyên quốc gia đã trở thành phổ biến, làm cho tính hỗn hợp của sở
hữu tăng lên mạnh mẽ.
Hình thức sở hữu độc quyền xuyên quốc gia là hình thức sở hữu hỗn hợp và đã
được quốc tế hoá. Đó cũng chính là hình thức sở hữu mang tính khách quan do các
tác động của quá trình xã hội hoá sản xuất dưới hình thức quốc tế trong điều kiện của
chủ nghĩa tư bản, nhất là trong thời đại ngày nay.
+Về hình thức sở hữu tư bản tài chính
Tư bản tài chính là hình thức hỗn hợp về tư bản giữa tư bản công ngiệp và tư
bản ngân hàng do quá trình tích tụ sản xuất dẫn tới. Ngày nay mặc dù hạt nhân của nó
không thay đổi, nhưng tư bản tài chính đã lôi cuốn hầu như toàn bộ tư bản ở các
ngành sản xuất, lưu thông và cơ cấu tổ chức của mình, hình thành nên một cơ cấu
mang tính hỗn hợp, trước hết về mặt sở hữu. Lênin khẳng định : tư bản tài chính bao
giờ cũng có tính quốc tế hoá trong mọi hoạt động. Ngày nay đặc tính ấy biểu hiện rất
rõ rệt và mang tính phổ biến. Đó là trường hợp khá điển hình về sự phát triển những
đặc tính vốn có của độc quyền và cũng là trương hợp điển hình về tính hỗn hợp và
tính quốc tế hoá của hình thức sở hữu của chủ nghĩa tư bản đương đại –kế thừa và
phát triển đặc tính của nó ở giai đoạn trước –giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh
tranh thống trị.
+Hình thức sở hữu độc quyền nhà nước
Xét về bản chất giai cấp của nhà nước tư sản, sở hữu nhà nước chính là sở hữu
của tư bản tập thể. Điều này đúng như nhận xét của Ăng ghen rằng nhà nước tư sản là
nhà nước của các nhà tư bản, là nhà tư bản tập thể lí tưởng và nhà nước ấy càng
chyển nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nó bao nhiêu thì nó lại biến thành
nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu.
Sở hữu độc quyền nhà nước được hình thành thông qua nhiều con đường khác
nhau trong đó có quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản tư nhân, xây dựng mới bằng
việc chi ngân sách nhà nước, góp vốn cổ phần và mua lại một phần xí nghiệp tư bản
tư nhân trong trường hợp cần thiết. Song ngay trong trường hợp quốc hữu hoá hoặc
xây