Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với liên minh Châu Âu
(EU) vào ngày 20/10/1990, (kí hợp đồng buôn bán hàng dệt may với EU ngày
15/12/1992) và hiệp định khung với EU ngày 17/7/1995. Các sự kiện quan trọng
trên chính là yếu tố thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên minh
Châu Âu phát triển mạnh trên cả ba lĩnh vực : thương mại, đầu tư và viện trợ,
đặc biệt là lĩnh vực thương mại.
Hiện nay EU thực sự là thị trường tiềm năng của Việt Nam. Điều này
được thể hiện ở chỗ EU là một trong những trung tâm tiêu thụ lớn trên thế giới,
có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa, nhu cầu nhập khẩu hàng năm
của EU về những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là rất lớn. Đồng
thời chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam đang dần hoàn thiện. Hơn
nữa EU là khu vực phát triển kinh tế khá ổn định trên thế giới, cùng với sự ra
đời của đồng EURO, vị thế của EU ngày càng được nâng cao trên trường quốc
tế. Tại thời điểm này, Việt Nam lại đang thực hiện chiến lược “Công nghiệp hóa
hướng vào xuất khẩu”. Do vậy, thị trường EU là môi trường lí tưởng cho các
nhà xuất khẩu Việt Nam thể hiên sức mạnh của mình.
Bên cạnh đó, một thị trường tiềm năng không kém thị trường EU là Hoa
Kỳ. Kể từ ngày B.Clinton ký quyết định xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam
(3/2/1994), thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước (28/1/1995) và
đặc biệt sau khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu
lực (10/12/2001), quan hệ thương mại Việt - Mỹ đã có những bước phát triển
đáng kể, kim ngạch hàng hóa hai chiều tăng mạnh, mở ra cho các doanh nghiệp
hai nước cơ hội đầu tư, kinh doanh bình đẳng cùng có lợi, tạo đà quan trọng cho
tiến trình phát triển Việt Nam – Hoa Kỳ sau bình thường hóa quan hệ.
Trên thị trường thế giới, hàng thủy sản đựợc xếp vào nhóm sản phẩm cơ
bản, luôn trong tình trạng cung không đáp ứng nổi cầu trên quy mô toàn cầu.
3
Trong mấy năm vừa qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm những nước xuất
khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, tính đến hết tháng 11 năm 2006 kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam đã vượt ngưỡng trên ba tỷ USD (3,08 tỷ USD, tăng gần 25%
so với cùng kỳ năm trước). Cơ hội còn rất nhiều, áp lực cạnh tranh cũng rất lớn,
nếu muốn trụ vững trên thương trường quốc tế, đặc biệt khi một số nước tham
gia xuất khẩu tăng lên và mở rộng năng lực sản xuất, đồng thời các nước nhập
khẩu sẽ đưa ra những hàng rào thương mại ngày càng khắt khe hơn mà nhất là
những rào cản phi thuế quan của hai thị trường lớn là EU và Mỹ. Để xuất khẩu
thủy sản Việt Nam trụ vững trên thương trường thế giới, đồng thời đẩy mạnh
xuất khẩu thủy sản vào hai thị trường lớn này, chúng ta phải làm gì để vượt qua
được hàng rào phi thuế quan đó?
42 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2871 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp vượt qua hàng rào phi thuế quan đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU và Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Những giải pháp vượt qua
hàng rào phi thuế quan đối
với xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam vào thị trường EU
và Mỹ
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 2
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN VÀ CHÍNH SÁCH
THƯƠNG MẠI CỦA EU VÀ MỸ ............................................................................................ 5
I.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN .............................................. 5
I.1.1. Khái niệm và vai trò của hàng rào phi thuế quan .......................................................... 5
I.1.2. Các loại hàng rào phi thuế quan .................................................................................... 5
I.1.2.1. Hạn ngạch nhập khẩu ............................................................................................ 6
I.1.2.2. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện ................................................................................. 6
I.1.2.3. Biện pháp liên quan đến quản lý giá ...................................................................... 7
I.1.2.4. Biện pháp liên quan đến doanh nghiệp .................................................................. 8
I.1.2.5. Biện pháp liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật .......................................................... 8
I.1.2.6. Biện pháp quản lý hành chính................................................................................ 9
I.2. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA EU VÀ MỸ ......................................................... 9
I.2.1. Chính sách thương mại chung của liên minh Châu Âu (EU) ..................................... 9
I.2.1.1. Chính sách thương mại nội khối ........................................................................ 9
I.2.1.2. Chính sách ngoại thương của EU ...................................................................... 9
I.2.1.3. Quy chế nhập khẩu chung của EU ................................................................... 10
I.2.2. Chính sách thương mại của Mỹ .............................................................................. 13
I.2.2.1. Quy định về hải quan ...................................................................................... 13
I.2.2.2. Quy chế nhập khẩu chung của Mỹ ................................................................... 14
PHẦN II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ HÀNG
RÀO PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU VÀO
EU VÀ MỸ ............................................................................................................................ 18
II.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
QUA 18
II.1.1. Tình hình sản xuất, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ............................................. 18
II.1.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào các thị trường ........................... 20
II.2. CÁC HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN CHỦ YẾU CỦA EU VÀ MỸ ĐỐI THỦY
SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ............................................................................... 26
II.2.1. Đối với thị trường EU ......................................................................................... 26
II.2.2. Đối với thị trường Mỹ .......................................................................................... 30
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VƯỢT QUA HÀNG RÀO PHI THUẾ
QUAN NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO . 33
THỊ TRƯỜNG EU VÀ MỸ .................................................................................................. 33
III.1.ĐỊNH HƯỚNG CHUNG ............................................................................................ 33
III.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ..................................................................................... 34
III.2.1. Chính sách tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu ................................... 34
III.2.2. Chính sách thị trường ........................................................................................... 35
III.2.3. Chính sách tạo vốn .............................................................................................. 35
III.2.4. Chính sách công nghệ .......................................................................................... 36
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 40
2
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với liên minh Châu Âu
(EU) vào ngày 20/10/1990, (kí hợp đồng buôn bán hàng dệt may với EU ngày
15/12/1992) và hiệp định khung với EU ngày 17/7/1995. Các sự kiện quan trọng
trên chính là yếu tố thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên minh
Châu Âu phát triển mạnh trên cả ba lĩnh vực : thương mại, đầu tư và viện trợ,
đặc biệt là lĩnh vực thương mại.
Hiện nay EU thực sự là thị trường tiềm năng của Việt Nam. Điều này
được thể hiện ở chỗ EU là một trong những trung tâm tiêu thụ lớn trên thế giới,
có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa, nhu cầu nhập khẩu hàng năm
của EU về những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là rất lớn. Đồng
thời chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam đang dần hoàn thiện. Hơn
nữa EU là khu vực phát triển kinh tế khá ổn định trên thế giới, cùng với sự ra
đời của đồng EURO, vị thế của EU ngày càng được nâng cao trên trường quốc
tế. Tại thời điểm này, Việt Nam lại đang thực hiện chiến lược “Công nghiệp hóa
hướng vào xuất khẩu”. Do vậy, thị trường EU là môi trường lí tưởng cho các
nhà xuất khẩu Việt Nam thể hiên sức mạnh của mình.
Bên cạnh đó, một thị trường tiềm năng không kém thị trường EU là Hoa
Kỳ. Kể từ ngày B.Clinton ký quyết định xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam
(3/2/1994), thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước (28/1/1995) và
đặc biệt sau khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu
lực (10/12/2001), quan hệ thương mại Việt - Mỹ đã có những bước phát triển
đáng kể, kim ngạch hàng hóa hai chiều tăng mạnh, mở ra cho các doanh nghiệp
hai nước cơ hội đầu tư, kinh doanh bình đẳng cùng có lợi, tạo đà quan trọng cho
tiến trình phát triển Việt Nam – Hoa Kỳ sau bình thường hóa quan hệ.
Trên thị trường thế giới, hàng thủy sản đựợc xếp vào nhóm sản phẩm cơ
bản, luôn trong tình trạng cung không đáp ứng nổi cầu trên quy mô toàn cầu.
3
Trong mấy năm vừa qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm những nước xuất
khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, tính đến hết tháng 11 năm 2006 kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam đã vượt ngưỡng trên ba tỷ USD (3,08 tỷ USD, tăng gần 25%
so với cùng kỳ năm trước). Cơ hội còn rất nhiều, áp lực cạnh tranh cũng rất lớn,
nếu muốn trụ vững trên thương trường quốc tế, đặc biệt khi một số nước tham
gia xuất khẩu tăng lên và mở rộng năng lực sản xuất, đồng thời các nước nhập
khẩu sẽ đưa ra những hàng rào thương mại ngày càng khắt khe hơn mà nhất là
những rào cản phi thuế quan của hai thị trường lớn là EU và Mỹ. Để xuất khẩu
thủy sản Việt Nam trụ vững trên thương trường thế giới, đồng thời đẩy mạnh
xuất khẩu thủy sản vào hai thị trường lớn này, chúng ta phải làm gì để vượt qua
được hàng rào phi thuế quan đó?
Xuất phát từ thực tế nêu trên và là một trong những người quan tâm đến
vấn đề này , em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Những giải pháp vượt qua hàng rào phi thuế quan đối với xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU và Mỹ”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
a. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam,
từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm vượt qua hàng rào phi thuế
quan của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU và Mỹ.
b. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu những rào cản phi thuế, cụ thể ở thị trường EU và Mỹ.
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam và tìm ra các nguyên
nhân chủ yếu.
- Đề xuất định hướng và đưa ra một số giải pháp cụ thể để vượt qua hàng
rào phi thuế quan của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam trên hai thị trường EU
và Mỹ.
4
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan về xuất khẩu hàng thủy
sản và một số hàng rào phi thuế quan.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Tập trung vào nghiên cứu hàng rào phi thuế quan và
các giải pháp vượt qua các hàng rào phi thuế quan của hàng xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam trên hai thị trường EU và Mỹ.
Phạm vi về thời gian: tìm hiểu vấn đề chủ yếu qua các năm 2000 - 2006
5
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN
VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA EU VÀ MỸ
I.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN
I.1.1. Khái niệm và vai trò của hàng rào phi thuế quan
Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, nguyên
tắc, mục tiêu, biện pháp và các công cụ mà các quốc gia sử dụng nhằm điều
chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế phù hợp với các lợi thế quốc gia trong
từng thời kỳ nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia từ thương mại quốc tế.
Khi tham gia vào thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ phát huy được các
thế mạnh của nước mình, tận hưởng được những lợi thế từ thị trường thế giới.
Nhưng mặt khác cũng sẽ bộc lộ những mặt yếu kém và bất lợi của chính quốc
gia đó. Do vậy các quốc gia thường phải sử dụng một hệ thống các cộng cụ để
điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế. Trong đó phải kể đến việc sử dụng
hàng rào phi thuế quan – một công cụ được coi là linh hoạt, tác động nhanh,
mạnh.
Hiện nay có nhiều quan niệm về hàng rào phi thuế quan, tổ chức Hợp tác
và Phát triển kinh tế (OECD) năm 1997 đã định nghĩa : “Hàng rào phi thuế quan
là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc
gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu”.
Như vậy vai trò chính của hàng rào phi thuế quan chính là nhằm hạn chế
nhập khẩu, một quốc gia khi sử dụng hàng rào phi thuế quan này thực chất
là việc bảo hộ cho nền sản xuất trong chính quốc gia đó. Ngoài ra, hàng
rào phi thuế quan không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo hộ thị trường nội
địa, hướng dẫn tiêu dùng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế khá có hiệu quả mà
còn là công cụ dùng để phân biệt đối xử trong quan hệ đối ngoại.
I.1.2. Các loại hàng rào phi thuế quan
Các hàng rào phi thuế quan chủ yếu mà các nước thường áp dụng là:
6
I.1.2.1. Hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch nhập khẩu được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng
cao nhất của một mặt hàng hoặc một nhóm hàng được phép nhập khẩu từ thị
trường nhất định trong một khoảng thời gian nhất định thông qua hình thức cấp
giấy phép.
Hạn ngạch nhập khẩu đưa tới sự hạn chế số lượng hàng nhập khẩu đồng
thời gây ra ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hóa, do mức cung hàng hóa thấp
đi làm cho giá cân bằng cao hơn so với giá trong thương mại tự do. Hạn ngạch
nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước thực hiện quy mô sản
xuất với hiệu quả thấp hơn so với điều kiện thương mại tự do. Hạn ngạch nhập
khẩu là một công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược sản xuất thay thuế nhập
khẩu bảo hộ nền sản xuất nội địa.
I.1.2.2. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó
một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng
xuất sang nước mình một cách “tự nguyện”, nếu không các quốc gia nhập khẩu
sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc các quốc gia xuất khẩu phải giảm bớt
số lượng hàng hóa xuất khẩu sang nước mình.
Thực chất hạn chế xuất khẩu tự nguyện là những cuộc thương lượng mậu
dịch giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu để hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng
hóa nhập khẩu nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định ở các nước nhập khẩu,
chẳng hạn: tạo công ăn việc làm, bảo hộ những ngành công nghiệp non trẻ có
tiềm năng... Khi thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện nó có tác động kinh tế
tương tự như hạn ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên hạn ngạch nhập khẩu mang tính
chủ động và thường là biện pháp tự bảo vệ thị trường trong nước còn hạn chế
xuất khẩu tự nguyện thực ra mang tính miễn cưỡng và gắn với những điều kiện
nhất định. Hình thức này thường được áp dụng đối với những quốc gia có sản
lượng xuất khẩu quá lớn ở một số mặt hàng nào đó.
7
I.1.2.3. Biện pháp liên quan đến quản lý giá
Các biện pháp quản lý giá nhập khẩu hoặc giá bán trong nước có thể tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp tới xuất nhập khẩu hàng hóa. Việc tính giá tùy tiện
sẽ gây nên những khó khăn lớn cho thương mại quốc tế vì giá tính thuế cao thì
giá của sản phẩm nhập về sẽ cao, khả năng thanh toán sẽ giảm. Một số nước
ngoài mục tiêu tránh gian lận thương mại họ khéo sử dụng biện pháp liên quan
đến việc xác định trị giá tính thuế hải quan như một công cụ gián tiếp bảo hộ sản
xuất trong nước. Trị giá tính thuế hải quan cao hoặc thấp sẽ tác động trực tiếp
đến khoản thuế nhập khẩu mà các doanh nghiệp phải nộp và qua đó tác động lên
giá bán của sản phẩm.
Ở một số nước phát triển thường không sử dụng giá bán thực tế ghi trên
hóa đơn để tính thuế mà dùng trị giá tính thuế tối thiểu hoặc giá tham khảo.
Thậm chí có nước còn sử dụng giá hóa đơn cao nhất của sản phẩm cùng loại
nhập khẩu từ bất kì nước nào trong thời gian trước đó để xác định trị giá tính
thuế. Cách xác định trị giá tính thuế như vậy khiến các nhà xuất khẩu phải chịu
giá cao một cách vô lý và không thể dự đoán được khả năng cạnh tranh về giá
sản phẩm của mình.
Hiệp định xác định trị giá tính thuế quan của tổ chức thương mại thế giới
quy định giá tính thuế hàng nhập khẩu là giá giao dịch, tức giá đã trả hoặc phải
trả cho hàng hóa khi được bán để xuất khẩu đến nước nhập khẩu có tính đến
những điều chỉnh nhất định như phí hoa hồng, môi giới, đóng gói…
Tổ chức thương mại thế giới không cho phép xác định trị giá tính thuế
quan theo giá nhập khẩu tối thiểu và giá bán trong nước của hàng hóa tương tự
được sản xuất tại nước nhập khẩu. Giá bán tối đa trong nước đối với một hàng
hóa nào đó cũng có thể hạn chế nhập khẩu. Chính vì vậy Tổ chức thương mại
thế giới thừa nhận các biện pháp quản lý giá tối đa dù cho có phù hợp với
nguyên tắc không phân biệt đối sử cũng có thể tác động xấu tới lợi ích của các
nước thành viên xuất khẩu.
8
I.1.2.4. Biện pháp liên quan đến doanh nghiệp
Với các hình thức sở hữu khác nhau nếu Nhà nước ban cho doanh nghiệp
Nhà nước những độc quyền nhất định thì có thể gây ra những trở ngại nhất định
đối với hoạt động thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp Nhà nước được quyền
kinh doanh xuất nhập khẩu đã tạo ra một rào cản đối với hoạt động mua bán trên
thị trường thế giới. Các nước sử dụng biện pháp này thường cho rằng họ cần
phải bình ổn giá cả và khối lượng của các mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến các
cân đối lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế biện pháp này đã hạn chế
quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tạo độc quyền cho một số doanh nghiệp nhất
định.
I.1.2.5. Biện pháp liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật
Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đều là những quy định về vệ sinh
đo lường, an toàn lao động, bao bì, đóng gói ….Các tiêu chuẩn này thường được
các nước áp dụng, một mặt chúng tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng
cách giúp cho người mua đánh giá được quy cách chất lượng sản phẩm, mặt
khác chúng dễ trở thành rào cản thương mại nếu quá khác biệt giữa các nước.
Trên thực tế một sản phẩm nhập khẩu nếu không đáp ứng được các quy
định của yêu cầu kỹ thuật thì sẽ không được phép bán ra trên thị trường; về mặt
tiêu chuẩn, nếu hàng nhập khẩu không tuân thủ các tiêu chuẩn đặt ra thì vẫn
được phép bán ra trên thị trường mặc dù có thể bị người tiêu dùng không ưa
chuộng. Nói chung những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật là xuất phát từ đòi hỏi
thực tế của đời sống xã hội phản ánh trình độ phát triển mà con người đã đạt
được.
Tuy nhiên, trên thực tế người ta thường khéo sử dụng các quy định này
một cách thiên lệch giữa các doanh nghiệp trong nước với các công ty nước
ngoài để biến chúng trở thành công cụ cạnh tranh trong quan hệ thương mại
quốc tế. Để khắc phục tình trạng này người ta tìm cách ban hành các tiêu chuẩn
kỹ thuật quốc tế thống nhất.
9
I.1.2.6. Biện pháp quản lý hành chính
Mặc dù hầu hết các nước trên thế giới đều có mục tiêu chung là tự do hóa,
thuận lợi hóa thương mại quốc tế. Nhưng trên thực tế vì những lý do kinh tế
chính trị nhất định mà mỗi nước áp dụng những biện pháp khá tinh vi nhằm cản
trở tự do hóa thương mại quốc tế. Ví dụ như: quy định về thanh toán, quy định
về đặt cọc, quy định về quảng cáo…
I.2. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA EU VÀ MỸ
I.2.1. Chính sách thương mại chung của liên minh Châu Âu (EU)
Liên minh Châu Âu (EU) ngày nay được xem như một đại quốc gia ở
Châu Âu, bởi vậy chính sách thương mại của EU cũng giống như chính sách
thương mại của một quốc gia, gồm: chính sách thương mại nội khối, chính sách
ngoại thương và quy chế nhập khẩu chung của EU .
I.2.1.1. Chính sách thương mại nội khối
Chính sách này tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung
Châu Âu nhằm xóa bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia, biên giới hải
quan (xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan) để tự do lưu thông hàng hóa,
sức lao động, dịch vụ và vốn, điều hòa các chính sách kinh tế xã hội của các
nước thành viên.
I.2.1.2. Chính sách ngoại thương của EU
Tất cả các nước thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương
chung đối với các nước ngoài khối. Ủy ban Châu Âu (EC) là người đại diện duy
nhất cho liên minh trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại và dàn
xếp tranh chấp trong lĩnh vực này.
Chính sách ngoại thương của EU gồm: chính sách thương mại tự trị và
chính sách thương mại dựa trên cơ sở hiệp định. Các biện pháp được áp dụng
phổ biến trong chính sách này là: thuế quan, hạn chế về số lượng (Quota), hàng
rào kỹ thuật (TBT: Technical Barrier to Trade), hàng rào an thực phẩm và dịch
bệnh thủy sản (SPS: Sanitary and Phitosanitary), chống bán phá giá
(Untidumping), và trợ cấp xuất khẩu.
10
Hiện nay, 25 nước thành viên EU (bao gồm 15 nước cũ và 10 nước mới
gia nhập ngày 1/5/2004) đều áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu, EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hóa: đẩy
mạnh tự do hóa thương mại (giảm thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu
và tiến tới xóa bỏ hạn ngạch). Đối với hàng hóa xuất khẩu vào EU, mức thuế
trung bình đánh vào hàng nông sản là 18%, còn hàng công nghiệp chỉ là 2%.
Chính sách phát triển ngoại thương của EU từ năm 1951 đến nay gồm
những nhóm chính sách chủ yếu sau: chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính
sách thay thế nhập khẩu, chính sách tự do hóa thương mại. Việc ban hành và
thực hiện các chính sách này có liên quan chặt chẽ đến tình hình phát triển kinh
tế, tiến trình nhất thể hóa Châu Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kỳ
của các sản phẩm trong liên minh trên thị trường thế giới. Ngoài các chính sách
trên, EU còn có Quy chế nhập khẩu chung.
EU không chỉ sử dụng các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh
trong thương mại mà còn sử dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
(General System of Preferences) – một biện pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh
thương mại với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Bằng cách này, EU
có thể làm cho nhóm các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam ) và các
nước chậm phát triển dễ dàng thâm nhập vào thị trường của mình. Nhóm các
nước chậm phát triển được hương ưu đãi cao hơn nhóm các nước phát triển. EU
áp dụng chương trình thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) cho thời kỳ từ 1/7/1999
đến 31/12/2001.
I.2.1.3. Quy chế nhập khẩu chung của EU
Tất cả