Trong giai đoạn đầu của thời kì quá độlên chủnghĩa xã hội, nền kinh tế
nước ta nằm trong tình trạng trì trệvà tăng trưởng thấp, sản xuất không đủcho
tiêu dùng, tích luỹphần lớn là phụthuộc vào vay mượn từbên ngoài. Phát triển
thịtrường hàng hoá thiếu thốn nghiêm trọng, nhất là lương thực, thực phẩm và
hàng tiêu dùng thiết yếu. Cơsởvật chất - kĩthuật của các ngành kinh tế- xã hội
phần lớn đã xuống cấp và lạc hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình đó, Đảng ta đã đềxướng và lãnh đạo thực hiện công cuộc
đổi mới kinh tế- xã hội của đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứVI được
đánh dấu là một bước ngoặt lịch sử đổi mới tưduy và đường lối phát triển đất
nước trong thời kì mới: phát triển kinh tếhàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏcơ
chếtập trung quan liêu bao cấp; thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước; đồng thời, xác định ngày càng rõ quan điểm chủ động hội nhập
kinh tếquốc tế.
38 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3053 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những nhiệm vụ kinh tếcơbản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: “Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản
của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.”
2
Mục lục
A. Lời mở đầu 1
B. Nội dung 2
I. Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1. Khái niệm thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2
2. Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2
3. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở
Việt Nam 3
II. Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa
xã hội ở Việt Nam
1. Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước 6
2. Xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ
nghĩa 15
3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 22
III. Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện các nhiệm
vụ kinh tế cơ bản trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam
1. Những nhận xét về thực trạng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế
cơ bản trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 27
1.1 Những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện các nhiệm
vụ kinh tế 27
1.2 Những hạn chế vẫn còn tồn tại trong quá trình thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế 29
2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế 31
C. Kết luận 35
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế
nước ta nằm trong tình trạng trì trệ và tăng trưởng thấp, sản xuất không đủ cho
tiêu dùng, tích luỹ phần lớn là phụ thuộc vào vay mượn từ bên ngoài. Phát triển
thị trường hàng hoá thiếu thốn nghiêm trọng, nhất là lương thực, thực phẩm và
hàng tiêu dùng thiết yếu. Cơ sở vật chất - kĩ thuật của các ngành kinh tế - xã hội
phần lớn đã xuống cấp và lạc hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình đó, Đảng ta đã đề xướng và lãnh đạo thực hiện công cuộc
đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được
đánh dấu là một bước ngoặt lịch sử đổi mới tư duy và đường lối phát triển đất
nước trong thời kì mới: phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp; thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước; đồng thời, xác định ngày càng rõ quan điểm chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế.
Làm tốt những nhiệm vụ căn bản đó của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, Việt Nam sẽ thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”.
Bởi vậy nên đề án kinh tế chính trị “Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” là một đề án cấp bách không
chỉ đặt ra cho những nhà hoạch định quản lí kinh tế mà còn là vấn đề đặt ra cho
tất chúng ta - những cử nhân kinh tế trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Việt Tiến đã nhiệt tình giảng dạy
và thư viện trường đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành đề án này.
4
I. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc,
triệt để, toàn diện, từ xã hội cũ sang xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Nó
diễn ra từ khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản giành được chính
quyền, bắt tay vào việc xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành
công các cơ sở của xã hội xã hội chủ nghĩa về vật chất - kĩ thuật, kinh tế, văn
hóa, tư tưởng.
2. Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam
Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam bắt đầu vào năm
1954 và đến năm 1975, sau khi cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân đã
hoàn toàn thắng lợi, đất nước đã hoàn toàn độc lập và thống nhất, nhân dân cả
nước cùng đồng lòng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
Đối với nước ta, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
là một tất yếu lịch sử, vì:
- Thời kì quá độ là thời kì lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ
nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả những nước có nền kinh tế phát
triển, bởi lẽ, ở các nước này tuy lực lượng sản xuât đã phát triển cao nhưng vẫn
còn cần phải cải tạo và cần xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn
hóa mới. Đối với Việt Nam, một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã
hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, càng cần phải trải qua một thời kỳ quá độ
lâu dài.
- Toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội. Thực tiễn đã khẳng định chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội đã lỗi
thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình thái kinh tế -
xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa.
Cho dù chủ nghĩa tư bản đã rất cố gắng để thích nghi với tình hình mới và cũng
5
có những thành tựu phát triển nhưng vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn
cơ bản của nó, những mâu thuẫn này không dịu đi mà ngày càng gay gắt và sâu
sắc. Vì vậy, đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thê giới. Việt Nam đi theo dòng chảy
của thời đại cũng tức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử.
- Từ những năm 20 của thế kỉ XX, Cách mạng Việt Nam đã phát triển theo
con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhờ bước đi ấy mà
nhân dân ta đã thực hiện Cách mạng Tháng Tám thành công, tiến hành thắng lợi
hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược và hoàn thành sự nghiệp giải phóng
dân tộc. Ngày nay, chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập, tự
do cho dân tộc, mới thực hiện được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
- Như vậy, sự lụa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội của nhân dân ta không chỉ là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc mà còn
phù hợp với xu thế của thời đại. Điều đó thể hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội
bỏ qua tư bản chủ nghĩa ở nước ta là một tất yếu lịch sử.
3. Quá độ lên chủ nghiã xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam
3.1 Khả năng về quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa ở Việt
Nam
Mặc dù nền kinh tế còn lạc hậu, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở
Đông Âu đã sụp đổ, nhưng nước ta vẫn có những khả năng và tiền đề để bước
vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
3.1.1 Về khả năng khách quan:
- Trước hết phải kể đến tính chất của thời đại, tức là xu thế quá độ lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nó không những đóng vai trò tích cực
làm thức tỉnh các quốc gia mà còn mở ra những điều kiện thuận lợi và yếu tố
khách quan cho sự quá độ này.
- Ngoài ra, xu thế toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày
càng tăng lên, cũng như sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công
6
nghệ về khách quan đã tạo ra những khả năng để các nước kém phát triển đi sau
có thể tiếp thu và vận dụng vào nước mình những lực lượng sản xuất hiện đại
của thế giới và những kinh nghiệm của các nước đi trước để thực hiện “con
đường phát triển rút ngắn”.
3.1.2 Về những tiền đề chủ quan:
- Việt Nam là nước đông dân số, nhân lực dồi dào, tài nguyên thiên nhiên
phong phú đa dạng.
- Nhân dân ta đã lập nên chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân, cách mạng
Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo - một Đảng giàu tinh thần cách
mạng, sáng tạo, khoa học và trí tuệ, có đường lối đúng đắn và gắn bó với quần
chúng. Đó là những nhân tố chủ quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bảo đảm
cho thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
- Nhân dân Việt Nam có một lòng quyết tâm sâu sắc, sẵn sàng chiến đấu, hi
sinh vì độc lập dân tộc và vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Điều đó sẽ trở
thành lực lượng vật chất đủ sức vượt qua mọi khó khăn và xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội.
- Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ
Đại hội Đảng VI đến nay đã thu được nhiều kết quả bước đầu khả quan: giữ
vững ổn định chính trị, tạo môi trường hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế, đời
sống nhân dân được cải thiệnđiều đó đã củng cố và khẳng định con đường lựa
chọn lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là hoàn toàn đúng đắn.
3.2 Nhận thức về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa
Đây chính là nhận thức về con đường phát triển “rút ngắn” lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta.
Để làm được điều đó, về chính trị, bỏ qua chế độ tư bản là bỏ qua giai đọan
thống trị của giai cấp tư sản, của kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Về
7
kinh tế, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, ta cần phải biết tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã
đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để
phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Ngoài ra, trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội”, Đảng ta đã khẳng định: “Mô hình xã hội chủ nghĩa mà nhân dân
ta xây dựng là một xã hội:
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng
lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến
bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”.
Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: xây dựng một xã hội dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
8
II. NHỮNG NHIỆM VỤ KINH TẾ CƠ BẢN TRONG THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Để thực hiện muc tiêu dân giàu, nước mạnh theo con đường xã hội chủ
nghĩa, điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế xã hội;
phải xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp
hiện đại, khoa học và kĩ thuật tiên tiến. Muốn vậy, trong thời kì quá độ chúng ta
cần phải thực hiện những nhiệm vụ kinh tế cơ bản sau: phát triển lực lượng sản
xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng quan hệ sản xuất mới
theo định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối
ngoại.
1. Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1.1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa .
Kế thừa có chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, những kinh
nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hóa, và từ thực tiễn công nghiệp hóa
ở Việt Nam trong thời kì đổi mới , Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ
bảy khóa VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam
đã xác định: “công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản,
toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội
từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức
lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại
dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo
ra năng suất lao động xã hội cao”.
9
1.1.2 Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước,
công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa.
- Thứ hai, công nghiệp hóa nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật
cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Thứ ba, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
- Thứ tư, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh
toàn cầu hóa nền kinh tế, vì thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh
tế quốc tế là tất yếu đối với nước ta.
1.1.3 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa .
- Mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể được xác lập vững chắc dựa
trên cơ sở vật chất - kĩ thuật tương ứng. Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta là
phải xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, trong đó có công
nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Muốn thực
hiện thành công nhiệm vụ đó, nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hóa, tức là
chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại.
- Chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại và phát triển, cũng cần phải có một nền kinh
tế tăng trưởng và phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội
từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất - kĩ thuật kém, trình độ của lực
lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới được thiết
lập, chưa hoàn thiện. Vì vậy, quá trình công nghiệp hóa chính là quá trình xây
dựng một nền công nghiệp hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, trình độ xã hội hóa
cao, dựa trên nền tảng của khoa học - công nghệ tiên tiến, được hình thành có kế
hoạch trên toàn bộ nền kinh tế.
10
- Hiện nay, xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển
mạnh mẽ, điều kiện cách mạng khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại có
nhiều thuận lợi. Vì vậy, đất nước chúng ta phải chủ động sáng tạo nắm lấy thời
cơ, phát huy những ưu điểm để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, tạo ra thế
và lực mới để vượt qua những khó khăn, đẩy lùi nguy cơ, đưa nền kinh tế tăng
trưởng, phát triển bền vững.
1.1.4 Tác dụng của công nghiệp hóa.
Thực tiễn đã chứng minh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có
những tác dụng to lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, đó là:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trước hết là quá trình tạo ra những
điều kiện vật chất - kĩ thuật cần thiết về con người và khoa học.
- Công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng
có hiệu quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền
kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân,
thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất
lực lượng sản xuất, nhờ đó mà nâng cao vai trò của người lao động - nhân tố
trung tâm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa; tạo điều kiệnvật chất cho việc xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơ sở kinh tế để củng cố và phát triển
khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và dội
ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là góp phần
tăng cường quyền lực, sức mạnh và hiệu quả của bộ máy quản lí kinh tế của Nhà
nước.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh
tế độc lập, tự chủ, vững mạnh, trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sự phân công và
hợp tác quốc tế.
11
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thúc đẩy sự phân công lao dộng xã
hội phát triển, thúc đẩy quá trình quy hoạch vùng lãnh thổ hợp lí theo hướng
chuyên canh tập trung làm cho quan hệ kinh doanh giữa các vùng, các miền trở
nên thống nhất cao hơn.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không những có tác dụng thúc đẩy nền kinh
tế tăng trưởng phát triển cao mà còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng, phát triển
để hiện đại hóa nền quốc phóng - an ninh. Sự nghiệp quốc phòng và an ninh gắn
liền với sự nghiệp phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng
bộ về kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng và an ninh. Thành công
của sự nghiệp công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự
thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Chính vì vậy mà công nghiệp hóa kinh tế được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong
suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1.1.5 Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại
- Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là xây dựng
cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội dựa trên một nền khoa học và công
nghệ tiên tiến, tạo ra lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất ngày càng tiến
bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống vật
chất, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Để từng bước thực hiện thành công mục tiêu lâu dài trên, mục tiêu tổng
quát của sự nghiệp công nghiệp hóa ,hiện đại hóa của nước ta được Đảng Cộng
sản Việt Nam xác định tại Đại hội lần thứ VIII và tiếp tục khẳng định tại Đại hội
lần thứ IX và lần thứ X là: “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
triểnĐẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo
nền tẳn để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2020”.
- Mặt khác, trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế, công nghiệp hóa
cần phải thực hiện được những mục tiêu cụ thể nhất định. Trong những năm
12
trước mắt, trong điều kiện khả năng về vốn vẫn hạn hẹp, nhu cần về công ăn
việc làm rất bức bách, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế -
xã hội phát triển, tăng trưởng chưa thật ổn định, chúng ta cần tập trung nỗ lực
đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhanh các ngành
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển
1.1.6 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam hiện nay
- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Dựa vào nguồn lực trong nước là
chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài trên cơ sở xây dựng một
nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu
đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước có hiệu quả.
- Công nghiệp hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế,
trong đó thàng phần kinh tế nhà nước là chủ đạo.
- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không
ngừng tăng tích lũy cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn với đời sống
nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
- Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa; kết hợp công
nghệ truyền thông với công nghệ hiện đại. Tranh thủ đi nhanh vào công nghiệp
hiện đại ở những khâu quyết định.
- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án
phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu để khai thác tối
đa năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ,
công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh. Đòng thời, xây dựng
một số công trình quy mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả.
- Kết hợp chặt chẽ và toàn diện phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường
nền quốc phòng - an ninh của đất nước.
13
Bước vào thế kỉ 21, trước những biến đổi to lớn của tình hình trong nước và
quốc tế, Đại hội IX nhấn mạnh thêm ba quan điểm:
- Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn
thời gian so với các nước đi trước.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ và chuyển động hội nhập kinh tế quốc tế và kh