Đề tài Những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị về bảo vệ môi trường khu công nghiệp Tiên Sơn

Bắc Ninh là tỉnh mới được tái lập nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là một trong những đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng về đất đai, con người và khả năng phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 2 khu công nghiệp (KCN) lớn và 19 cụm công nghiệp làng nghề. KCN Tiên Sơn là một KCN lớn tập trung nhiều ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, có vị trí địa lý thuận lợi, có thể phát huy được mối quan hệ với thủ đô Hà Nội về mọi lĩnh vực, nguồn nhân lực, nguồn vốn, sự ảnh hưởng lan toả về nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội. Các phương tiện giao thông đường bộ, cảng biển, hàng không, đường sắt nối đến mọi miền tổ quốc, tới những vùng phát triển năng động như: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng bằng Bắc bộ

doc53 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị về bảo vệ môi trường khu công nghiệp Tiên Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHỦ ĐỀ: NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN Lớp: K13M01 _ Nhóm: 01 SV1: Nguyễn Ngọc Thùy Linh SV2: Võ Thề Loan SV3: Nguyễn Minh Tuấn SV4: Trần Hà Nam SV5: Nguyễn Vũ Thế Anh Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 6 - 2010 LỜI MỞ ĐẦU Bắc Ninh là tỉnh mới được tái lập nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là một trong những đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng về đất đai, con người và khả năng phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 2 khu công nghiệp (KCN) lớn và 19 cụm công nghiệp làng nghề.   KCN Tiên Sơn là một KCN lớn tập trung nhiều ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, có vị trí địa lý thuận lợi, có thể phát huy được mối quan hệ với thủ đô Hà Nội về mọi lĩnh vực, nguồn nhân lực, nguồn vốn, sự ảnh hưởng lan toả về nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội. Các phương tiện giao thông đường bộ, cảng biển, hàng không, đường sắt nối đến mọi miền tổ quốc, tới những vùng phát triển năng động như: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng bằng Bắc bộ… KCN Tiên Sơn- Bắc Ninh được thành lập theo quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 1998 của chính phủ và bắt đầu xây dựng năm 2000, đến nay đã có 18 doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động. Nay các doanh nghiệp trong KCN đã đi vào hoạt động và một số doanh nghiệp đang xây dựng cơ sở hạ tầng, các vấn đề môi trường đang nảy sinh phù hợp hay không phù hợp với dự báo của báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc các cơ sở doanh nghiệp chưa thực hiện được các vấn đề bảo vệ môi trường theo dự án. KCN Tiên Sơn là một mô hình KCN hiện đại, loại hình công nghiệp đa dạng và phong phú. Các loại hình công nghiệp này sẽ thải ra những nguồn gây ô nhiễm có khi rất độc hại vào môi trường KCN. Với tình hình như trên, nhóm em đã chọn đề tài nghiên cứu " Những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị về bảo vệ môi trường cho khu công nghiệp Tiên Sơn”. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU 1. Tên đề tài nghiên cứu: " Những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị về bảo vệ môi trường cho khu công nghiệp Tiên Sơn”. 2. Cơ quan quản lý Ban Quản Lý " Khu công nghiệp Tiên Sơn " 3. Cơ quan phối hợp - cùng tham gia Thầy Vương Quang Việt _ GV Trường ĐHDL Văn Lang cùng các thành viên trong nhóm nghiên cứu. Công ty Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Sơn thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng Các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh. 4. Tình hình nghiên cứu Trong nước: Bắc Ninh với diện tích khoảng 800 km2, dân số gần 1 triệu người, là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thồng khoa bàng và nền văn hóa lâu đời, mảnh đất trù phú nằm trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có các hệ thống giao thông thuận lợi như: Quốc lộ 1a nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng. Trục đường sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc. Mạng lưới đường thuỷ có các sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình chảy ra biển Đông. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giao lưu với bên ngoài. Nhằm phát huy các thế mạnh này, ngày 18/12/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1129/QĐ-TTg để thành lập Khu công nghiệp Tiên Sơn và giao cho Tổng Công ty VIGRACERA làm Chủ đầu tư. Chính Phủ và UBND Tỉnh Bắc Ninh đã đặt mục tiêu phấn đấu phát triển KCN Tiên Sơn – khu công nghiệp đầu tiên và lớn nhất của tỉnh trở thành khu vực kinh tế động lực, góp phần quan trọng hàng đầu tạo đà cho Bắc Ninh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trở thành tỉnh công nghiệp kiểu mẫu. Với mục tiêu như vậy, KCN Tiên Sơn đặc biệt chú trọng trong quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và tiên tiến, từ hệ thống giao thông thuận lợi, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc hiện đại và hoàn hảo, đến các hệ thống hạ tầng xã hội và dịch vụ hỗ trợ đa dạng và phong phú, tạo điều kiện tốt nhất và thuận lợi cho các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong KCN. Hơn nữa, các doanh nghiệp đầu tư vào KCN Tiên Sơn được hưởng tát cả các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của Nhà nước và đặc biệt của Tỉnh Bắc Ninh mà nhiều KCN khác không thể có được. . Ngoài nước: Nước Mỹ được nhiều người thừa nhận là cái nôi của ngành bảo vệ môi trường. Những năm 50, 60 là những năm đỉnh cao của sự phát triển công nghiệp và khoa học kỹ thuật của nước Mỹ. Chính trong giai đoạn này nhận thức của nhân loại về môi trường đã được nâng cao và phát triển. ĐTM đã hình thành trong bối cảnh này như một công cụ để quy hoạch phát triển nhằm hạn chế (loại bỏ các tác động tiêu cực) do các dự án gây nên. Việc xem xét về mặt môi trường đã được thực hiện từng phần từ những năm 60 nhưng cho đến đầu năm 1970 yêu cầu về ĐTM cho dự án mới chính thức được luật về chính sách môi trường quốc gia (NEPA) qui định. Báo cáo ĐTM hay EIS được nộp cho hội đồng chất lượng môi trường (CEQ) để công bố thẩm định thông qua trưng cầu ý kiến của dân chúng hay các tổ chức phi chính phủ. Quá trình chấp nhận ĐTM trên thế giới có thể tóm tắt như sau: 1970 Chấp nhận ĐTM ở các nước: Canada giới thiệu đánh giá môi trường và quá trình tái xem xét năm 1973. Trong thời gian này các nước khác như Tây Đức, Úc, Hà Lan chấp nhận ĐTM Thập kỷ 1980 các nước phát triển chấp nhận ĐTM: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Botswata. 1988 chỉ thị của EEC về ĐTM và có giá trị với tất cả thành viên trong cộng đồng Châu Âu. Cộng đồng Châu Âu đã ban hành các hướng dẫn về lập báo cáo ĐTM chi tiết. Các tổ chức tài chính, ngân hàng hay tổ chức Y tế thế giới cũng đã ban hành các hướng dẫn riêng về lập báo cáo ĐTM cho các dự án. Tính cần thiết của nghiên cứu: Theo Điều 18 của Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam (1994) quy định, tất cả các dự án đầu tư phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Căn cứ Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ; Căn cứ vào Văn bản số 7902/BKH-KCN ngày 8/12/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Điều lệ mẫu Khu công nghiệp; theo đó mà dự án Khu công nghiệp Tiên Sơn cần phải trình và duyệt nghiên cứu ĐTM 5. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu lâu dài Tuân thủ luật BVMT Đồng thời nghiên cứu giúp cho cơ quan thực hiện dự án có những thông tin thích hợp để hoạch định chiến lược và chọn lựa các giải pháp tối ưu điều hành KCN, lựa chọn hệ thống thiết bị kiểm soát ô nhiễm. Giúp phát triển công nghiệp quốc gia nhưng giảm thiểu tác động xấu gây ô nhiễm môi trường. Mục tiêu cụ thể: Xác định, dự báo các tác động tiềm táng tới môi trường do xây dựng và hoạt động của khu công nghiệp. Đề xuất các biện pháp khả thi để giảm thiểu các tác động tiêu cực. Vị trí dự án và vùng nghiên cứu: Vị trí dự án khu công nghiệp Tiên Sơn: Quốc lộ 1A, Phường Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh. Vùng nghiên cứu: Khu công nghiệp Tiên Sơn, Phường Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh. 6. Các nội dung nghiên cứu chính: 6.1 Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về các thành phần môi trường • Môi trường vật lý: - Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng (phân bố và khả năng sử dụng) - Khí hậu, khí tượng (to, độ ẩm, mưa, độ bốc hơi...) - Chế độ thủy văn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm nước. - Các bản đồ địa hình, thổ nhưỡng... • Môi trường sinh học: - Các bản đồ địa hình, thổ nhưỡng... - Các hệ sinh thái (đặc điểm và khu vực) - Danh mục các loại thực vật và động vật trong hệ sinh thái cạn - Danh mục các loài động thực vật phiêu sinh, đáy trong hệ sinh thái nước. • Các vấn đề kinh tế xã hội: - Đặc điểm dân số, lao động, thu nhập - Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất - Y tế cộng đồng, giáo dục. - Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 6.2 Khảo sát, thu mẫu phân tích về mội trường trong khu vực - Khảo sát, phân tích, đánh giá chất lượng nước ngầm và nước mặt trong khu vực. - Khảo sát, phân tích, đánh giá chất lượng không khí và vi khí hậu theo các chỉ tiêu đặc trưng. - Khảo sát, phân tích hệ sinh thái nước với các chỉ tiêu như động thực vật phiêu sinh, động vật đáy - Khảo sát, phân tích chất lượng bùn đáy với các chỉ tiêu ô nhiễm về kim loại nặng. - Khảo sát về tài nguyên hệ sinh thái cạn. 6.3 Điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội tại Khu công nghiệp Tiên Sơn - Phỏng vấn khoảng 100 hộ gia đình bị ảnh hưởng do di dời, giải tỏa - Phỏng vấn khoảng 50 hộ dân xung quanh vùng dự án - Điều tra kinh tế - xã hội tại địa phương thông qua các cơ quan quản lý - Phân tích và đánh giá tổng hợp về hiện trạng, nguyện vọng và phản ánh của dân về môi trường trong vùng và khi hình thành khu công nghiệp. 6.4 Nghiên cứu về tác động Khu công nghiệp Tiên Sơn tới môi trường - Đánh giá tác động do di dời, giải tỏa - Đánh giá, dự báo khả năng gây ô nhiễm nguồn nước từ khu vực - Mô hình toán xác định phạm vi ảnh hưởng khi có sự cố của trạm xử lý nước thải tập trung. - Đánh giá, dự báo khả năng lan truyền khí thải (mô hình toán) từ khu vực dự án - Đánh giá ảnh hưởng tới hệ sinh thái cạn vùng dự án - Đánh giá khả năng tác động khác như chất thải rắn, tiếng ồn, rung. - Đánh giá ảnh hưởng tới hệ thủy sinh - Đánh giá ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội - Đánh giá, dự báo ảnh hưởng tổng hợp của KCN tới môi trường xung quanh (cụm dân cư, các dự án khác trong vùng) 6.5 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động - Đề xuất các loại hình sản xuất vừa phù hợp với đặc trưng của KCN vừa có khả năng kiểm soát ô nhiễm môi trường - Đề xuất biện pháp phân vùng qui hoạch KCN - Đề xuất các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí, ồn, rung - Đề xuất các biện pháp khống chế ô nhiễm đất, thu gom và xử lý rác thải. - Đề xuất các biện pháp xử lý nước thải (thiết kế sơ bộ hệ thống xử lý) và phương án khống chế ô nhiễm do nước thải - Các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến KTXH - Các phương pháp phòng chống sự cố môi trường - Đề xuất chương trình quản lý môi trường cho KCN 6.6 Xây dựng báo cáo ĐTM - Theo quy định của 175/CP 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, xử lý hệ thông tin địa lý (GIS). Phương pháp phân tích, xử lý hệ thông tin địa lý là phương pháp dựa vào kĩ thuật ứng dụng những phần mềm trên máy vi tính để tiếp nhận, lưu trữ, xử lý, phân tích, quản lý, trình bày, mô hình hoá các thông tin về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu. Các thông tin về đặc điểm địa lý tự nhiên, các hoạt động tự nhiên và kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu được dựa vào các ảnh Viễn thám như ảnh máy bay, ảnh vệ tinh... trên cơ sở đó sẽ được phản ánh nhanh, kịp thời và khách quan những thông tin về hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội bằng một phần mềm trên máy vi tính. Các tài liệu Viến thám và ảnh Viễn thám chứa đựng các hệ thông tin địa lý phải được xác định phân tích, xử lý trong GIS nhằm đảm bảo khả năng truy xuất và xử lý số liệu chính xác về khu vực nghiên cứu. Tóm lại, là tổng thể số liệu định vị các thông tin về không gian địa lý được tổ chức quản lý, lưu trữ và xử lý thông tin bởi một hệ thống các phần cứng và phần mềm trên máy vi tính, do vậy GIS ngày nay đã được ứng dụng mạnh mẽ trong ĐGTĐMT, Đặc biệt đối với ĐGTĐMT KCN Tiên Sơn thì GIS là một thành phần quan trọng để mô tả các điều kiện môi trường cơ bản xây dựng vùng đệm để xác định diện tích chịu ảnh hưởng từ đó có thể dự báo các tác động hoặc thể hiện các kết quả ĐGTĐM dưới dạng bản đồ, biểu bảng. Phương pháp khảo sát thực địa. Phương pháp khảo sát thực địa là phương pháp thu nhận thông tin giữa các chủ thể và đối tượng nghiên cứu nhằm hiểu rõ hoàn cảnh thực tế của đối tượng cần nghiên cứu. Đây là một công việc cần thiết và quan trọng đối với bất kỳ một lĩnh vực nghiên cứu nào, để hiểu rõ về đối tượng nghiên cứu thì người điều tra ngoài việc thu thập tài liệu, họ phải trực tiếp đi khảo sát thực tế. Phương pháp này đòi hỏi người điều tra phải có mức độ nhiệt tình cao, nghiêm túc để tìm hiểu đúng mục đích, yêu cầu của đề tài, qua đó so sánh kiểm tra lại mức độ chính xác của tài liệu, số liệu đã thu thập được, bổ sung những vấn đề còn thiếu sót. Trong thời gian nghiên cứu, tác giả bản luận văn đã tiến hành khảo sát ngoài thực địa một cách nghiêm túc, nhằm tìm hiểu các tác động có lợi, có hại trong quá trình hoạt động của KCN đến môi trường xung quanh, nhằm so sánh với các tác động đã được xác định trong báo cáo ĐGTĐMT KCN Tiên Sơn. Từ đó có thể bổ sung, định lượng hoá các tác động của các hoạt động trong KCN đến môi trường . Trong quá trình khảo sát thực địa, tác giả bản luận văn đã tiến hành các công việc sau: Tiếp cận địa bàn: Tức là người điều tra phải tìm cách tiếp cận được đối tượng nghiên cứu. Đối với các nhà máy, xí nghiệp trong KCN cần phải có đủ cơ sở pháp lý để có thể tiếp cận. Tìm hiểu sơ bộ công nghệ sản xuất và sử dụng các hoá chất trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, từ đó có thể xác định được tải lượng và khả năng tác động của các chất ô nhiễm thải ra môi trường. Tìm hiểu nguồn phát sinh các chất ô nhiễm bao gồm: Nguồn phát sinh khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn và các sự cố. Tìm hiểu sơ bộ các tác động của việc hoạt động trong KCN tới môi trường tự nhiên, môi trường lao động của các công nhân viên trong KCN và khu vực xung quanh KCN. Phương pháp đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT). Theo điều 2 mục 11 trong Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố 10/1/1994 đã nêu rõ:"Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy trình phát triển kinh tế xã hội của các cơ sơ sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường’’. Có rất nhiều phương pháp ĐGTĐMT nhưng trong phạm vi nghiên cứu KCN Tiên Sơn nhóm đã sử dụng một số các phương pháp sau: Phương pháp danh mục câu hỏi. Phương pháp danh mục câu hỏi là phương pháp sử dụng nhiều câu hỏi liên quan tới khía cạnh môi trường cần được đánh giá và là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong ĐGTĐMT. Để đánh giá tác động của các hoạt động trong KCN đến môi trường xung quanh, tác giả đã soạn thảo một loạt các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, sử dụng ngôn ngữ thông thường, đối với mỗi câu hỏi đều có câu trả lời sẵn và ghi ngay sau câu hỏi. Để đảm bảo tính khách quan thì người được hỏi có thể không cần ghi họ tên hoặc những mục liên quan tới cá nhân họ, nhưng họ sẽ trả lời mọi hạng mục. Thường có ba phương án trả lời: Có... không... không rõ, tuỳ thuộc vào trình độ hiểu biết về các tác động cũng như vấn đề môi trường của người được hỏi. Nếu người được hỏi hiểu rõ về tác động và các vấn đề về môi trường thì họ có thể chọn phương án "có" hoặc "không", còn nếu chưa rõ về tác động và các vấn đề môi trường thì họ chọn phương án "không rõ". Tóm lại, phương pháp này rất thuận lợi đối với đánh giá khi thời gian nghiên cứu ngắn. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (ĐNM-TG). Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng là phương pháp thu thập kinh nghiệm sâu, hệ thống nhưng bán chính thức thực hiện trong cộng đồng nhằm khai thác thông tin về các tác động, các vấn đề môi trường liên quan và phát triển dựa vào nguồn tri thức của cộng đồng kết hợp với kiểm tra thực địa. Phương pháp này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra năm 1982 về đánh giá nhanh các nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất. Sau này phạm vi áp dụng phương pháp này ngày càng rộng và thấy rõ hiệu quả trong việc ĐGTĐMT, đánh giá hiện trạng môi trường, nghiên cứu môi trường và dự án phát triển, quản lý môi trường... phương pháp này là phương pháp tiếp cận thông qua những câu hỏi mở trong cuộc nói chuyện, phỏng vấn với người dân địa phương, công nhân trong nhà máy... để thu nhận những thông tin kịp thời từ phía người dân, về hiện trạng chất lượng môi trường, về mức độ tác động của các hoạt động trong KCN, đánh giá tình hình nông thôn, khu vực xung quanh. Khi áp dụng phương pháp này tác giả chủ yếu là khảo sát trực tiếp và thảo luận trên thực địa, kết hợp với các cuộc phỏng vấn bán chính thức với người dân địa phương, kết quả thu được là các thông tin đơn giản, sát với thực tế và mang tính chất định tính về các tác động của các hoạt động trong KCN cũng như về chất lượng môi trường đất, nước và không khí.... Sau khi thu được các thông tin từ cộng đồng thì người đánh giá cần có sự lựa chọn, phân tích, xử lý tổng hợp vấn đề phù hợp với mục đích nghiên cứu, có thể sử dụng các bảng biểu, biểu đồ, ma trận. Phương pháp ma trận môi trường. Phương pháp ma trận môi trường là phương pháp phối kết hợp liệt kê các hành động của các hoạt động phát triển với liệt kê những nhân tố môi trường bị tác động vào một ma trận. Trong một ma trận bao gồm các cột hàng ngang và hàng dọc, trong đó các hoạt động của dự án được liệt kê theo cột ngang của trục hoành, còn nhân tố môi trường chịu tác động được liệt kê trên cột dọc của trục tung hoặc ngược lại. Có ba loại ma trận môi trường: Ma trận đơn giản, ma trận theo bước và ma trận định lượng. 8. Dự toán kinh phí theo nội dung nghiên cứu: TT Nôi dung nghiên cứu Đơn giá Thành tiền 1 Thu thập thông tin từ internet 5 người × 2 giờ × 30ngày × 3.000đ/giờ 900.000 2 Chi phí đi lại (xin số liệu, đi phân tích mẫu...) 30 ngày × 5 người × 50.000 đ/ngày 7.500.000 3 Xây dựng báo cáo - Phân tích, tổng hợp số liệu - In ấn , photo tài liệu - Văn phòng phẩm 500.000 400.000 200.000 4 Công tác phí 30 ngày × 5 người × 50.000 đ/ngày 7.500.000 5 Chi phí phân tích mẫu 5.000.000 6 Chi phí khác (điện, điện thoại) + phụ cấp 1.000.000/người× 5 người 5.000.000 7 Chi phí phát sinh 500.000 TỔNG CỘNG 27.500.000 9. Tiến độ thực hiện: Thời gian thực hiện: 2 tuần. Bắt đầu từ 26/5 đến 10/6/2010 Nội dung Tuần 1 Tuần 2 Thu thập số liệu, tài liệu có liên quan Khảo sát thực tế tại khu công nghiệp và xung quanh, lấy mẫu đem đi phân tích Nghiên cứu các tác động của khu công nghiệp Xây dựng báo cáo tổng hợp chi tiết Bảo vệ nghiên cứu CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN & KINH TẾ - XÃ HỘI KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN 1.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên 1.1.1.Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình. Vị trí địa lý: Khu công nghiệp (KCN) Tiên Sơn thuộc các xã Đồng Nguyên, Tương Giang huyện Từ Sơn và các xã Hoàn Sơn, Nội Duệ huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Khu vực nghiên cứu nằm gần Thị trấn Từ Sơn và Thị trấn Lim, nằm giữa Thị xã Bắc Ninh và Hà Nội cách Hà Nội 17 km và cách Thị xã Bắc Ninh 7 km. Phía Bắc giáp quốc lộ 1A và tuyến đường sắt quốc gia. Phía Nam giáp xã Hoàn Sơn và tuyến quốc lộ 1B. Phía Đông giáp mương thoát nước xã Nội Duệ. Phía Tây giáp xã Đồng Nguyên. Đặc điểm địa hình: Khu vực nghiên cứu là vùng đồng bằng thuộc Châu thổ Sông Hồng, trên đồng bằng có một số đồi núi còn sót lại như Núi Móng, Núi Bất Lự, Đồi Chè. Núi cao nhất là Núi Móng có độ cao 61m. Địa hình đồng bằng tương đối đồng nhất và có hướng dốc chủ yếu đổ về phía Sông Đuống và phía Sông Lục Nam, mức độ chênh lệch địa hình không lớn ở đồng bằng thường có độ cao từ 2,1-5,1m. Chênh lệch giữa địa hình đông bằng và đồi núi từ 50 - 60m song diện tích đồi núi lại chiếm rất ít so với diện tích tự nhiên trong khu vực (khoảng 0,53%). 1.1.2. Đặc điểm môi trường địa chất. 1.1.2.1. Đặc điểm địa chất. KCN Tiên Sơn nằm rìa vùng trũng Hà Nội, được cấu tạo bởi các đá trầm tích Cát kết, Sét kết, tuổi Triat lộ ra trên các đồi núi. Trên đồng bằng được phủ bởi các trầm tích Cát, Sét bở rời thuộc tầng Hải Hưng có tuổi Holoxen và một đôi nơi lộ ra các trầm tích Cát, Sét màu loang lổ của tầng Vĩnh Phúc tuổi Pleistoxen, chúng đều thuộc kỷ Đệ tứ. 1.1.2.2. Đặc điểm địa chất công trình. Theo báo cáo khảo sát địa chất công trình ở KCN Tiên Sơn của Công ty Khảo sát và Xây dựng, Bộ xây dựng (1999) đã cho thấy: - Lớp 1: Đất trồng trọt có chiều dày thay đổi từ 0,1- 0,5m. Thành phần đất tr