Đề tài Ô nhiễm sông mêkông do thủy điện

Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 15.000 m3/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ m3 tại châu thổ, chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Đây là nơi sinh sống của trên 65 triệu người và có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế của các nước ven sông. Lưu vực sông Mekong có tiềm năng thuỷ điện rất lớn và phát triển thuỷ điện ở khu vực này có khả năng sẽ tăng lên đáng kể trong những thập kỷ tới.

doc24 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2317 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ô nhiễm sông mêkông do thủy điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Chủ đề Ô NHIỄM SÔNG MÊKÔNG DO THỦY ĐIỆN Lớp K13M Nhóm: 13Gồm các SV: SV1: LÊ THỊ LỆ THU SV2: NGHUYỄN LÊ PHƯƠNG UUYÊN SV3: HUỲNH THỊ MĨ TRANG SV4: NGUYỄN TIẾN THÀNH SV5: HỒ NGỌC TOÀN TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010 Phần 1 GIỚI THIỆU 1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 15.000 m3/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ m3 tại châu thổ, chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.  Đây là nơi sinh sống của trên 65 triệu người và có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế của các nước ven sông. Lưu vực sông Mekong có tiềm năng thuỷ điện rất lớn và phát triển thuỷ điện ở khu vực này có khả năng sẽ tăng lên đáng kể trong những thập kỷ tới. Có 2 xu thế quan điểm về xây dựng các đập thủy điện trên song Mekong. Những người ủng hộ cho là con người ngày càng đông, kinh tế ngày càng phất triển, mọi nhu cầu cho con người và cho phát triển kinh tế đều cần nước, do đó phải xây dựng đập thủy điện là loại năng lượng sạch, tái tạo được, đập có tác dụng để trữ nước, phát điện, cắt lũ và điều tiết nước trong mùa khô cho hạ lưu. Những người phản đối xây đập thủy điện ngày càng gia tăng, lên án mạnh mẽ việc xây dựng dập thủy điện sẽ làm ngập đất, rừng, dân cư phải di dời, làm thay đổi chế độ dòng chảy và môi trường sinh thái. Xét về dòng chảy mùa kiệt, mùa lũ và tổng lượng nước hàng năm từ lưu vực sông Lancang (thượng nguồn sông Mekong) tính đến biên giới Trung Quốc chiếm khoảng 1/4, 1/5 và 1/6 lần dòng chảy mùa kiệt, mùa lũ và tổng lượng nước hàng năm sông Mekong tại Kretia. Các nguy cơ về môi trường và bảo tồn thiên nhiên từ các vùng hạ lưu từ các dự án thủy điện trên dòng chính sông Mekong gồm: Nguy cơ đối với tài nguyên sinh học và hệ sinh thái vùng hạ lưu; Các nguy cơ về tài nguyên và môi trường nước vùng hạ lưu; Ảnh hưởng đến nền kinh tế; Các hiệu ứng cộng hưởng tác động tiêu cực. Như vậy việc khai thác sử dụng tiềm năng thủy điện tại thượng nguồn sông Mekong chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến lượng nước, lượng điện, nông nghiệp, thủy sản, giao thông thủy và môi trường sinh thái vùng hạ lưu sông Mekong, nhất là đối với các nước Lào, Thái Lan, Campuchia và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đất nước ta đang đi vào con đường hội nhập, đòi hỏi phải có chiến lược phát triển chủ động, bền vững, trước mắt cũng như lâu dài. Để phát triển kinh tế - xã hội đúng hướng đòi hỏi phải xây dựng chiến lược phát triển các ngành, các lĩnh vực, trong đó có chiến lược quản lý tài nguyên nước và lưu vực sông. ĐBSCL chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Sản lượng nông nghiệp của ĐBSCL chiếm trên 50% cả nước, riêng lương thực xuất khẩu 90%, cây ăn trái và thuỷ sản khoảng 70% so với cả nước lại nằm hạ nguồn sông Mekongcho nên mọi tác động ở thượng nguồn như xây đập, lấy nước phát triển nông nghiệp đều ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nước ta. Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng kinh tế phát triển năng động của đất nước, đang đối mặt với nguy cơ dâng cao mực nước biển và biến đổi khí hậu; việc triển khai xây dựng các con đập và nhà máy thuỷ điện trên dòng chính của sông Mê Kông sẽ càng cho môi trường sống trở nên khắc nghiệt, đe dọa sự phát triển kinh tế và an toàn môi trường của hàng triệu người dân. 1.2 ĐỊA ĐIỂM, KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.2.1 Địa Điểm Dự án xây dựng đập thủy điện trên thựợng nguồn sông Mekong. 1.2.2 Khu Vực Nghiên Cứu Vùng Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL). 1.3 Vấn Đề Quan Tâm Ảnh hưởng của việc xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong đối với ĐBSCL. 1.4 Nội Dung Trình Bày Phần I: Giới thiệu Phần II: Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết Phần III: Sơ bộ trình bày các nội dung nghiên cứu chính Phần II XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU 2.1 Tên đề tài nguyên cứu Ô nhiễm sông Mekong do thủy điện 2.2 Cơ quan quản lý Cục quản lý tài nguyên nước 2.3 Các cơ quan phối hợp - Sở Tài nguyên môi trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2.4 Tình hình nguyên cứu 2.4.1 Trong nước Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất nông nghiệp là việc sử dụng một cách “vô tội vạ” thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có nhiều loại hiện đã bị cấm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước. Kết quả khảo sát nước tại các khu vực nuôi trồng thủy sản và các kênh rạch tại 7 điểm thuộc tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre cho thấy, tất cả các mẫu nước đều tồn tại thuốc bảo vệ thực vật, trong đó đến 70% số mẫu có dư lượng vượt mức quy định (Phạm Hồng Thái, thảm họa môi trường sông Mekong đến gần). Như một ảnh hưởng tất yếu của sự phát triển, những năm gần đây hiện tượng ô nhiễm môi trường nước sông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang gia tăng một cách đáng báo động. Nguyên nhân là do sự đa dạng về dân cư mà tính chất nguồn thải, tập quán sinh hoạt cũng như thói quen hoạt động sản xuất và cả tình hình phát triển kinh tế rất phức tạp; Khảo sát trên dòng Mê Kông, các nhà nghiên cứu còn bắt gặp các cơ sở chế biến, xay xát lúa đổ luôn trấu xuống sông, làm cản trở lưu thông và ô nhiễm nguồn nước... Ở Việt Nam, toàn bộ các nhà máy thủy điện đều xây đập, nên các khu cư trú dạng sông bị thay thế bởi các khu cư trú dạng hồ. Vì vậy, các khu cư trú cho các loài động vật hoang dã trên mặt đất hoặc của các sinh vật sống trong nước sẽ bị mất đi hoặc bị chuyển đổi khi nước dâng làm ngập những đoạn sông dài. Vấn đề lớn nhất là các đập thủy điện ngăn chặn sự di cư dọc dòng sông của nhiều loài cá. Việc xây dựng các đập thủy điện còn gây ra những ảnh hưởng không có lợi đến chất lượng nước dưới nhiều góc độ khác nhau. Việc thu dọn bớt cây cối, giải phóng mặt bằng sẽ làm tăng tốc độ xói mòn, tăng sự bồi lắng tại lòng hồ, các nhánh sông suối trên lưu vực, thậm chí gây tắc các dòng suối nhỏ (một sô vấn đề môi trường của các dự án thủy điện, trường đại học Thủy lợi). Việc nước tràn qua đập tràn sẽ làm cho nước tăng, thậm chí tăng đến mức bão hòa lượng bọt khí lấy từ không khí. Các bọt khí không có lợi cho cuộc sống của cá. Đối với những khu vực có lưu lượng nước về thấp trong mùa khô, nước sẽ bị phân tầng nhiệt độ. Nước bề mặt ấm, nước tầng đáy lại quá lạnh. Do nước tầng đáy cách biệt hẳn với bề mặt thoáng, không được sục khí nên chúng mất dần lượng ôxi hòa tan. Trong điều kiện nước lạnh, lượng ôxi hòa tan thấp những loài cá sống ở tầng đáy không sống được. Khi nước ở tầng đáy được chảy qua tua bin, hàm hượng ôxi hòa tan vẫn thấp, điều này dẫn đến việc nước ở hạ lưu cũng không đủ điều kiện cho sinh vật thủy sinh sinh sống. Khu vực đáy hồ, trong điều kiện thiếu ôxi sẽ làm cho quá trình hòa tan các kim loại nặng có trong sỏi, đá tăng lên. Các kim loại này sau đó sẽ theo nước xuống hạ lưu và gây ra các tác động khác. Ở Việt Nam hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước yêu cầu các chủ đầu tư phải xin cấp phép sử dụng nước. Kinh nghiệm nước ngoài cho thấy, trong quá trình thu thập thông tin để xem xét việc cấp giấy phép sử dụng nước có nhiều vấn đề phát sinh. Các đập đa mục tiêu có nhiều điểm mạnh nhưng cũng có rất nhiều điểm yếu. Đó là các bên liên quan đều mong muốn thu được nhiều lợi ích nhất từ việc sử dụng hồ chứa. Những chủ đầu tư xây dựng các công trình ven hồ chứa luôn luôn gặp phải sự phản đối của các nhà bảo tồn thiên nhiên muốn duy trì những khu vực có rừng để bảo tồn các loài động vật hoang dã. Một mâu thuẫn muôn thuở khác nảy sinh với chủ đầu tư nhà máy thủy điện khi người ta muốn trích một lượng nước ra để phục vụ cho các nhu cầu công, nông nghiệp. Hay để đạt được mục đích chống lũ, người ta phải xả bớt nước để lấy chỗ chứa nước lũ nhưng cơ quan làm du lịch lại không muốn hạ mức nước xuống trong mùa du lịch làm xấu cảnh quan và không sử dụng được một số cơ sở hạ tầng cho du lịch... Để giải quyết vấn đề này cần đặt ra những quy định thống nhất trong cách trữ nước, xả nước để làm sao ở mức tối đa dung hòa được lợi ích của các bên. Việc duy trì dòng chảy tối thiểu xuống hạ du (dòng chảy môi trường) cũng là một vấn đề cần xem xét, cân nhắc trong quá trình cấp giấy phép sử dụng nước. Nếu như dòng chảy này quá thấp sẽ không duy trì được sự sinh tồn của các loài thủy sinh. Tùy thuộc vào vị trí của đập, dòng chảy này còn phải cung cấp đủ nước cho các nhu cầu dân sinh tại hai bên bờ sông phía hạ lưu (giao thông thuỷ, nuôi thủy sản, lấy nước tưới tiêu...). Dòng chảy môi trường phải được điều chỉnh để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. “Sẽ xảy ra thảm họa trong thời gian không xa, nếu cứ tiếp tục như hiện nay. Hàng triệu cư dân Đồng Bằng Sông Cửu Long nước ta sẽ gánh chịu, nếu chúng ta không nhanh chóng có biện pháp thích hợp”. Đó là nhận định của hầu hết các các chuyên gia về môi trường trong Hội thảo về bảo vệ sông Mê Kông vừa diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh. 2.4.2 Ngoài nước Thủy điện là một ngành công nghiệp không thể thiếu đối với mọi quốc gia , nó là một trong những ngành công nghiệp sản xuất ra điện năng để phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên việc ngăn dòng chảy để làm nhà máy thủy điện không những gây tác động rất lớn đến vấn đề môi trường mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân sống xung quanh nó. Ở các nước trên thế giới việc xây dựng nhà mấy thủy điện phải được xem xét, và cân nhắc trước khi đưa dự án vào thực hiện.Sau đây là dẩn chứng về một số nước điển hình. a. Đối với Trung quốc Trung Quốc có ý định phát triển thuỷ điện trên sông Mekong (nước này gọi là sông Lan Thương) tại Vân Nam cũng như làm một tuyến đường thuỷ chính nối Vân Nam tới Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) với khoảng cánh khoảng 2.500km. Kế hoạch đó đặt ra những vấn đề chưa từng thấy về môi trường và xã hội với các nước thuộc hạ nguồn sông Mekong như Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Sự suy giảm sinh thái trầm trọng với sông Mekong từ dự án là điều được biết trước. Campuchia và Việt Nam, hai nước xa nhất ở hạ nguồn sẽ không còn hưởng lợi ích từ Mekong, đồng thời phải trải qua ảnh hưởng tiêu cực tồi tệ nhất từ dự án trên, đặc biệt là Biển Hồ của Campuchia cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. (Tyson R. Roberts (Tiến sĩ, Đại học Stanford 1968) nghiên cứu ngư học tại lưu vực sông Mekong) Bản thân Trung Quốc cũng sẽ không tránh khỏi tác động bất lợi từ dự án trên. Quan ngại đặc biệt là vấn đề trầm tích của các hồ chứa thuộc đập thuỷ điện Lan Thương; lở đất xảy ra sẽ thường xuyên hơn, lớn hơn cũng như nhiều hậu quả khác mà các đập và hồ chứa gây ra. Tuổi thọ thực tế của các đập thuỷ điện trên dòng Lan Thương dường như sẽ chỉ là vài chục năm thay vì một trăm năm như các nhà đề xuất dự án dự báo và mong muốn. Theo các nhóm môi trường và chuyên gia, do các đập nước xây dựng ở những hẻm núi dốc đứng tại Vân Nam, Trung Quốc nhằm sản xuất điện cho nước này, mực nước ở sông Mekong đang tăng và giảm tới 1m/giờ, xáo trộn môi trường sống của cá, xói mòn bờ sông, cuốn trôi trầm tích và dinh dưỡng khi nó chảy về phía Nam. Dự án cung cấp điện “các đập thủy điện Lan Thương” do Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đưa ra sẽ cho phép điều chỉnh lưu lượng nước vùng hạ du và cuối cùng là phát triển toàn bộ sông Mekong cho vận chuyển đường thuỷ. Lợi ích của dự án thuỷ điện - đường thuỷ với các nước vùng hạ nguồn đòi hỏi việc khảo sát, xem xét thận trọng.Người dân địa phương và các nước vùng hạ du phản đối dự án đập thuỷ điện ,tuyến đường thuỷ ngày một gia tăng khi những thị trấn ven sông ở Myanmar, Lào, Thái Lan đã là nơi sớm nhất đã nếm trải những tác động tiêu cực rõ ràng từ việc xây hệ thống đập vùng thượng nguồn Mekong.Ảnh hưởng tiêu cực về môi trường và xã hội là quan ngại lớn nhất. Sáu hoặc bảy đập thuỷ điện, với độ cao từ 110-300 mét xây dựng trên dòng chính của sông Mekong (sông Lan Thương) ở tỉnh Vân Nam sẽ sản xuất điện vào năm 2020. Những đập này sẽ là mối đe doạ với sinh kế, tài sản, cuộc sống của mọi người dân các nước vùng hạ du. Với diện tích và sức chứa khổng lồ của các hồ chứa, hai đập cao nhất (254 và 300 mét) đặc biệt mang lại nguy cơ lớn nhất. Hiệu ứng “domino” (tác động lôi kéo) của chúng gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống. Chưa kể việc chặt cây, đốt rừng làm nông nghiệp, xây dựng đường sá sẽ làm gia tăng tỉ lệ xói mòn của các hẻm núi dốc đứng mà sông chảy qua phía trên các đập. Động đất thường xuyên và ngày một lớn, lở đất, cùng hàng loạt nguy cơ nghiêm trọng với đập Lan Thương, có lẽ cũng gia tăng. Lở đất:Nguy cơ này được công nhận là phổ biến nhất. Đập Tiểu Loan cao 300 mét với hồ chứa dài 169km dự kiến hoàn thành và bắt đầu chứa nước vào năm 2010. Đập Nuozhadu cao 254 mét (hồ chứa nước dài 226km) dự kiến hoàn thành sớm nhất vào năm 2017. Ước tính mỗi hồ tại đập cần ít nhất 10 năm để chứa đủ lượng nước cao 248m và 205m tương ứng.Hiện tại, hệ sinh thái Mekong trong điều kiện tương đối “lành mạnh”.  Xây dựng hệ thống đập ở dòng chảy chính vùng thượng nguồn Lan Thương cũng như mạng lưới đường thuỷ sẽ làm tổn thất về mặt môi trường, làm giảm giá trị nghiêm trọng của sinh thái học. Việc tách trầm tích thượng nguồn và các chất dinh dưỡng trong các hồ chứa cũng như “điều khiển” dòng chảy trên cơ sở kiểm soát lượng nước thoát ra từ các đập thuỷ điện sẽ gây ra những tác động tiêu cực chính. Thuỷ năng tự nhiên của dòng sông bị giảm đi, xả nước không đúng quy luật liên quan tới phát điện cũng như những thay đổi tổng thể khác sẽ có hại tới quá trình đơn giản hoá sinh thái học, sụt giảm giá trị sinh thái sông Mekong. Tác động môi trường sẽ không riêng lẻ mà là tổng thể, tích luỹ. Tổn thất to lớn về mặt sinh học chỉ là một trong những hậu quả nghiêm trọng được dự báo. Sẽ không chỉ là việc mất đi một số loài sinh vật đặc biệt, mà còn là những hậu quả bất lợi với con người cũng như thực trạng sụt giảm về số lượng rất nhiều loài cá di trú vốn đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp đánh bắt cá ở sông Mekong. Thuỷ năng tự nhiên là thuộc tính cốt lõi của sông. Hiệu suất, sức khoẻ và sự duy trì của một con sông cũng như các thuộc tính đặc biệt của môi trường sống ven sông như vùng thác ghềnh, cửa sông, châu thổ đều liên quan trực tiếp tới thuỷ năng tự nhiên. Nó vận chuyển trầm tích và chất dinh dưỡng hạ nguồn, cung cấp nước và phù sa cho những đồng bằng châu thổ lớn, bổ sung nước ngầm và nâng cao năng suất, sự màu mỡ của đất. Trong khi các tác động tiêu cực sẽ xảy ra với tất cả các nước có sông Mekong bao gồm cả Trung Quốc, thì hậu quả tồi tệ nhất sẽ là những quốc gia vùng hạ nguồn cách xa nhất với khu vực thượng nguồn: Campuchia và Việt Nam - nước hưởng lợi ít nhất và chịu tổn thất nhiều nhất. Tác động tiêu cực từ sự thay đổi sông Mekong của Trung Quốc bao gồm ảnh hưởng với nghề cá, nông nghiệp, chất lượng nước, sức khoẻ và lâm nghiệp. Những thành phố, trung tâm cư dân lớn ở bên bờ Mekong tại Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam sẽ là “tâm điểm” của nhiều tác động về mặt vật lý học như xói mòn, lũ lụt bởi hệ thống đập thuỷ điện Lan Thương. Tạo ra một tuyến đường thuỷ thích hợp ở sông Mekong sẽ liên quan tới việc di dời đá ngầm, các bãi cát cửa sông, đảo và nhiều thay đổi to lớn khác của lòng sông cũng như dòng chảy. Việc bảo trì tuyến đường yêu cầu liên tục nạo vét sông trên diện rộng. Ảnh hưởng riêng từ tuyến đường thuỷ với khu vực hạ nguồn là suy giảm trầm trọng môi trường sống của các loài cá cũng như chất lượng nước. Giao thông đường thuỷ tấp nập chắc chắn để lại hậu quả ô nhiễm với cộng đồng ven sông cũng như năng suất mùa màng gieo trồng, cá và các sinh vật khác sinh sống tại sông Mekong. Khơi dòng Mekong nhằm tối đa hoá khả năng vận chuyển đường thuỷ - mục đích rõ ràng của người Trung Quốc - sẽ làm giảm khả năng cản dòng của toàn bộ dòng chảy chính sông Mekong khu vực dưới Vân Nam. Nước sẽ chảy nhanh hơn ra biển, gây mất khả năng trữ nước. Hậu quả là khiến lượng nước thoát đi trong dòng chính của Mekong lớn hơn bao giờ hết, trong cả mùa khô lẫn mùa mưa. Nguy cơ lụt lội gia tăng (kể cả lũ quét), hạn hán thêm trầm trọng. Khả năng trữ nước giảm cũng là nguyên nhân gây ra những thay đổi lớn với hệ sinh thái của sông và giảm năng suất nông nghiệp. Tỉnh Vân Nam – khu vực xây dựng hệ thống đập trên sông Lan Thương – đã phá rừng diện rộng từ năm 1950. Trung Quốc vẫn nỗ lực bảo vệ lưu vực sông của hệ thống đập Thuỷ điện Lan Thương bằng các đồn điền cây trồng nhưng tới nay, vẫn chưa nhìn thấy thành công. Biến Mekong thành một tuyến đường thuỷ là rất khó khăn vì lòng sông nhiều đá ngầm, kênh rạch nhỏ, vô số thác ghềnh và đảo. Tạo tuyến đường thuỷ trên phân khúc này sẽ lập tức “phơi bày” rừng cho chặt cây đốn gỗ với quy mô lớn. Những người đốn gỗ không ngại ngần tạo ra thêm nhiều đường sá và tìm tới nhiều nơi khác dọc theo khu vực sông để khai khẩn. Phá rừng trên diện rộng sẽ làm gia tăng tính bất thường của lượng mưa, làm trầm trọng hoá nạn lũ lụt, hạn hán vùng hạ du. b. Đối với Mỹ Các đập nước có giá trị lịch sử lâu đời ở Mỹ trong mọi lĩnh vực, từ giải trí và kiểm soát lũ lụt đến sản xuất điện. Các Đảng viên đảng Tự do thậm chí đã từng coi đó là dấu hiệu của phát triển và tạo cơ hội việc làm. Cựu chủ tịch Đảng Dân chủ Franklin Delano Roosevelt cũng từng xem việc xây dựng các đập nước như một phần quan trọng trong chiến dịch tranh cử Tổng thốngc của ông.  Nhưng những ưu ái dành cho các đập nước đã không còn. Báo cáo của Mạng lưới Sông ngòi Quốc tế (IRN) với tiêu đề “Lũ lụt và sự nóng lên toàn cầu” đã công bố các hồ chứa thải khoảng 4% tổng lượng khí cacbon trên trái đất, góp phần vào sự nóng lên toàn cầu. Theo bài viết ngày 12/6/2002, giám đốc chiến dịch của IRN, Patrick Mc Cully cho biết: “Ở các vùng khí hậu nhiệt đới, các hồ chứa thủy điện có thể là những kẻ phá hủy khí hậu, thậm chí còn tồi tệ hơn cả các nhà máy nhiệt điện.”  Hiện nay các tổ chức môi trường hiếm khi xem thủy điện là nguồn “năng lượng tái tạo” như gió và năng lượng mặt trời. Họ đang nỗ lực đấu tranh nhằm ngăn chặn việc xây dựng thêm các đập nước và các nhà máy thủy điện.  Tổ chức Sông ngòi Mỹ (American Rivers) cho biết có 460 đập nước đã bị dỡ bỏ trong vòng hơn 40 năm qua ở đất nước này. Trang web của tổ chức còn nhận định rằng con số sẽ còn nhiều hơn thế và sẽ có ít nhất 100 đập khác bị đưa vào diện dỡ bỏ hoặc nằm trong diện đặc biệt xem xét dỡ bỏ. Các tổ chức môi trường ở Mỹ đã sử dụng mọi phương thức hoạt động trong các chiến dịch đấu tranh phá bỏ đập nước, kể cả kiện cáo, và họ đã thu được những thành công đáng kể.  Hơn 600 đập nước đã bị dỡ bỏ ở Mỹ trong suốt thế kỷ XX và việc này vẫn tiếp tục tiến triển trong những năm gần đây. Việc dỡ bỏ các đập nước đang ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết. Năm 2000, bốn đập thủy điện trên hạ lưu sông Snake phía Bắc Thái Bình Dương đã trở thành một trong những tiêu điểm của chiến dịch tranh cử Tổng thống. Nhà máy thủy điện đầu tiên của Maine, đập Smelt Hill trên sông Presumpscot đã bị phá hủy năm 2002, 110 năm sau khi được xây dựng. Những đập thủy điện khác ở bang Geogia, Florida và nhiều bang khác cũng bị đóng cửa. Phân tích của Viện Thương mại và Truyền thông về các tin tức được đưa ra từ 1/1/2006 đến 31/1/2007 kết luận: giới truyền hình đã không hề tiết lộ bất kỳ thông tin nào về các chiến dịch đấu tranh phá bỏ đập thủy điện của các nhà môi trường. Trong khi đó, năm tờ báo hàng đầu của Mỹ - USA Today, The Wall Street Journal, The New York Times, The Washington Post và Los Angeles Times – đồng loạt đề cập đến cuộc tranh luận này trên 65 bài viết, trong đó Los Angeles Times dẫn đầu với 39 bài. Trong khi đó, không có một câu chuyện thảo luận nào về kế hoạch phá bỏ đập Klamath hay quyết định của Tòa án Tối cao về việc trao quyền quyết định cho các nhà môi trường, chứ không phải các chủ nhà máy năng lượng. Thậm chí, truyền hình còn coi các con đập của Mỹ như những thành tựu lớn. Chương trình “Chào buổi sáng nước Mỹ” ngày 27/10/2006 đề xuất nên đưa đập Hoover vào danh sách đề cử một trong bảy kì quan hiện đại thế giới. Gần như tất cả các chương trình không đề cập đến mối liên hệ giữa đập nước