Kiên Giang (KG) là một tỉnh trọng điểm lúa của đồng bằng sông Cửu Long. Cùng
với cả nước trong công cuộc đổi mới, những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội của
tỉnh đã có nhiều thay đổi cơ bản. Trong nông nghiệp, nông thôn mọi nguồn lực phát triển
kinh tế - xã hội đã được phát huy mạnh mẽ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
nói chung và nông dân nói riêng đã được cải thiện một bước quan trọng. Tổng sản phẩm trên
địa bàn tỉnh trong 5 năm trở lại đây liên tục tăng trưởng khá. Nông nghiệp có sự phát triển
nhảy vọt, nhiều cơ sở vật chất hạ tầng trong nông nghiệp được xây dựng, an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế xã hội, trên địa bàn tỉnh
KG đã và đang xuất hiện những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội. Đáng chú ý là
hiện tượng phân hóa giàu nghèo đang có chiều hướng gia tăng tới mức độ có thể xem là
trầm trọng. Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng bộ tỉnh KG đã nhận định: "Phân hóa
giàu nghèo trong xã hội... có chiều hướng phát triển" [33, 36]. Phân hóa giàu nghèo
(PHGN) trong xã hội nói chung và trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng đang là một
hiện thực khách quan tác động đến mọi mặt của sản xuất và đời sống của hộ nông dân
(HND). Hiện tượng nghèo đói, lạc hậu, thấp kém như là người bạn đường đối với một bộ
phận HND trên các địa bàn của tỉnh. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
càng mạnh mẽ thì dường như sự PHGN ngày càng sâu sắc thêm, nhất là trong nông
nghiệp, nông thôn và đối với HND. Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết
mới có thể phát triển xã hội theo mục tiêu: Thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh; tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã
hội mà Đảng ta đã đề ra. Không thể xem thường sự phân hóa giàu nghèo, nhất là khi nó
đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển nhanh và bền vững của xã hội. Từ nhận thức đó,
Đảng bộ tỉnh đã vạch ra phương hướng quyết tâm của tỉnh là: "Bằng nhiều biện pháp
đồng bộ tích cực hạn chế phân hóa giàu nghèo" [33, 59].
92 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân tại tỉnh Kiên Giang - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phân hóa giàu nghèo của các hộ
nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực
trạng và giải pháp
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiên Giang (KG) là một tỉnh trọng điểm lúa của đồng bằng sông Cửu Long. Cùng
với cả nước trong công cuộc đổi mới, những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội của
tỉnh đã có nhiều thay đổi cơ bản. Trong nông nghiệp, nông thôn mọi nguồn lực phát triển
kinh tế - xã hội đã được phát huy mạnh mẽ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
nói chung và nông dân nói riêng đã được cải thiện một bước quan trọng. Tổng sản phẩm trên
địa bàn tỉnh trong 5 năm trở lại đây liên tục tăng trưởng khá. Nông nghiệp có sự phát triển
nhảy vọt, nhiều cơ sở vật chất hạ tầng trong nông nghiệp được xây dựng, an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế xã hội, trên địa bàn tỉnh
KG đã và đang xuất hiện những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội. Đáng chú ý là
hiện tượng phân hóa giàu nghèo đang có chiều hướng gia tăng tới mức độ có thể xem là
trầm trọng. Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng bộ tỉnh KG đã nhận định: "Phân hóa
giàu nghèo trong xã hội... có chiều hướng phát triển" [33, 36]. Phân hóa giàu nghèo
(PHGN) trong xã hội nói chung và trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng đang là một
hiện thực khách quan tác động đến mọi mặt của sản xuất và đời sống của hộ nông dân
(HND). Hiện tượng nghèo đói, lạc hậu, thấp kém như là người bạn đường đối với một bộ
phận HND trên các địa bàn của tỉnh. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
càng mạnh mẽ thì dường như sự PHGN ngày càng sâu sắc thêm, nhất là trong nông
nghiệp, nông thôn và đối với HND. Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết
mới có thể phát triển xã hội theo mục tiêu: Thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh; tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã
hội mà Đảng ta đã đề ra. Không thể xem thường sự phân hóa giàu nghèo, nhất là khi nó
đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển nhanh và bền vững của xã hội. Từ nhận thức đó,
Đảng bộ tỉnh đã vạch ra phương hướng quyết tâm của tỉnh là: "Bằng nhiều biện pháp
đồng bộ tích cực hạn chế phân hóa giàu nghèo" [33, 59].
Để góp phần vào thực hiện mục tiêu trên, đề tài: "Phân hóa giàu nghèo của các
hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp" là đề tài có ý nghĩa cấp thiết
cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề giàu nghèo và phân hóa giàu nghèo là đề tài đã có nhiều tác giả đề cập từ
nhiều góc độ. Tiêu biểu là một số công trình sau đây:
Khuynh hướng phân hóa HND trong phát triển sản xuất hàng hóa, Nguyễn Xuân
Khoát (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; Một số giải pháp giải quyết
mâu thuẫn nảy sinh giữa việc phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường với sự
phân hóa giàu nghèo, Nguyễn Huy Oánh;... Vấn đề phân tầng xã hội - một xu thế tất yếu
của Việt Nam, Đỗ Nguyên Phương...(Đề tài KX 07-05); Phân hóa giàu nghèo trong nền
kinh tế thị trường ở Nhật Bản từ 1945 lại nay, Dương Phú Hiệp, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1999; Phân hóa giàu nghèo ở một số quốc gia khu vực châu á - Thái bình
Dương, Dương Phú Hiệp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998; Kinh tế thị trường và sự
phân hóa giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Lê Du
Phong - Hoàng Văn Hoa (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999....
Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến
nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ khoa học kinh tế
chính trị.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phân hóa giàu nghèo của các HND trong nền
kinh tế thị trường (KTTT). Từ đó phân tích thực trạng phân hóa giàu nghèo của các
HND ở tỉnh KG hiện nay nhằm đề xuất các giải pháp để hạn chế sự phân hóa này.
Nhiệm vụ của đề tài này được cụ thể hóa như sau:
Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề phân hóa giàu nghèo của các HND
với tư cách là những đơn vị sản xuất tự chủ trong quá trình phát triển kinh tế thị trường.
Phân tích thực trạng và chỉ rõ nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo của các
HND trên các địa bàn của tỉnh KG.
Đề xuất quan điểm, phương hướng và các giải pháp để giải quyết vấn đề phân
hóa giàu nghèo đối với các HND KG.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản
xuất của các HND trong nền KTTT. Những quan hệ này là nguyên nhân dẫn tới sự phân
hóa, do đó giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo, thực chất là điều chỉnh các quan hệ
kinh tế để phát triển lực lượng sản xuất của HND nghèo. Luận văn đi sâu phân tích các
HND nghèo đói, từ đó, đề ra phương hướng và giải pháp về vấn đề này.
Phạm vi nghiên cứu:
Vấn đề phân hóa giàu nghèo được tiếp cận từ góc độ kinh tế - chính trị. Về thời
gian, luận văn nghiên cứu sự phân hóa chủ yếu từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ
Chính trị, khi HND trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nền sản xuất hàng hóa (từ 1990
đến nay).
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, trên cơ sở phương pháp
duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử; trong quá trình nghiên cứu, luận văn
còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như thống kê điều tra xã hội học, lập bảng biểu,
so sánh, phân tích, tổng hợp v.v...
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn của sự phân hóa giàu
nghèo của các HND, phân tích thực trạng PHGN HND trên địa bàn tỉnh KG từ khi
chuyển sang cơ chế thị trường và chỉ rõ các nguyên nhân đã dẫn tới sự phân hóa đó; trên
cơ sở đó, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp từ góc độ kinh tế - chính trị
nhằm góp phần hạn chế mặt tiêu cực của sự phân hóa giàu nghèo đối với các HND ở địa
phương hiện nay. Với những mức độ đó, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo trong việc giảng dạy, hoạch định chính sách đối với hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3
chương 6 tiết. Ngoài ra, luận văn còn có thêm phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.
Mục lục
Tra
ng
Mở đầu 1
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phân hóa giàu
nghèo hộ nông dân trong quá trình phát triển
kinh tế hàng hóa
5
1
.1.
Phát triển kinh tế hàng hóa tất yếu dẫn đến sự phân
hóa giàu nghèo của hộ nông dân với tư cách là đơn vị sản
xuất tự chủ
5
1
.1.1.
Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân 5
1
.1.2.
Sự phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân trong phát
triển kinh tế hàng hóa
9
1
.2.
Phân hóa giàu nghèo của hộ nông dân và kinh
nghiệm giải quyết vấn đề này ở một số nước trong khu vực
25
1
.2.1.
Phân hóa giàu nghèo hộ nông dân ở Trung Quốc 25
1
.2.2.
Phân hóa giàu nghèo hộ nông dân ở Malaixia 28
1
.2.3.
Quá trình phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân Thái
Lan
30
Chương 2: Thực trạng phân hóa giàu nghèo của các hộ
nông dân tỉnh Kiên Giang
34
2
.1.
Đặc điểm tự nhiên, xã hội và nông nghiệp, nông thôn
ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân ở Kiên Giang
34
2
.2.
Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân Kiên
Giang
40
2
.2.1.
Tình hình phân hóa giàu nghèo của các HND ở tỉnh
Kiên Giang qua các giai đoạn
40
2
.2.2.
Đặc điểm và xu hướng của sự phân hóa giàu nghèo của
các hộ nông dân Kiên Giang
52
2
.2.3.
Nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra 56
Chương 3: Quan điểm phương hướng và những giải pháp
cơ bản nhằm hạn chế mặt tiêu cực của phân
hóa giàu nghèo của các HND Kiên Giang
64
3
.1.
Quan điểm và những phương hướng chủ yếu nhằm
giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân
Kiên Giang
64
3
.1.1.
Quan điểm giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo đối
với các hộ nông dân Kiên Giang
64
3
.1.2.
Phương hướng khắc phục hậu quả tiêu cực của phân
hóa giàu nghèo ở Kiên Giang
67
3
.2.
Những giải pháp cơ bản nhằm hạn chế mặt tiêu cực
của phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân Kiên Giang
73
3
.2.1.
Giải pháp về lao động việc làm của các hộ nông dân 73
3
.2.2.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách ruộng đất trong nông
nghiệp, nông thôn
76
3
.2.3.
Huy động vốn cho hộ nông dân nghèo vay từ nhiều
nguồn, dưới nhiều hình thức
78
3
.2.4.
Kết hợp giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo với các
chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội
81
Kết luận và kiến nghị 83
Danh mục tài liệu tham khảo 85
Phụ lục 89
Chương 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn
của phân hóa giàu nghèo hộ nông dân
trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa
1.1. Phát triển kinh tế hàng hóa tất yếu dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo của
Hộ nông dân với tư cách là đơn vị sản xuất tự chủ
1.1.1. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
Trong tiếng Việt, hộ là một danh từ được dùng để chỉ gia đình - được coi như
một đơn vị xã hội trong các quan hệ với chính quyền, có liên quan đến tài sản, tư liệu lao
động, nhân khẩu [38, 385]. Chính vì vậy mà người ta thường gộp chung hộ và gia đình.
Tiêu biểu là cách sử dụng thuật ngữ kép "hộ gia đình" trong khẩu ngữ.
Tuy vậy, giữa hộ và gia đình có điểm phân biệt. Cụ thể: gia đình là một nhóm
người có quan hệ hôn nhân hoặc huyết tộc. Nó cũng là một loại hộ cơ bản và chứa đựng
nhiều yếu tố để hình thành hộ. Song điều mà chúng ta chú ý là mối quan hệ giữa các
thành viên của hộ không đơn thuần chỉ là huyết thống.
Trên thế giới và ở nước ta đã có nhiều quan niệm về hộ. Theo Liên Hợp Quốc
(UN), "Hộ là những người cùng chung sống một mái nhà cùng ăn chung và có chung
ngân quỹ" [51, 8]. Quan niệm này nhấn mạnh đến các tiêu thức: cơ sở kinh tế và sinh
sống.
Tiếp cận khái niệm hộ từ góc độ vai trò và đặc thù của hộ, tại Hội thảo quốc tế
lần thứ 4 về quản lý nông trại (Hà Lan, 1980), nhiều đại biểu có đồng quan điểm: "Hộ là
đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất tiêu dùng và các loại hoạt động
xã hội khác". Hộ trong nông nghiệp, nông thôn chủ yếu là HND, gắn liền với canh tác
nông nghiệp.
Nhà khoa học Nga, AV.Traianôp (1889- 1939), cho rằng "HND là đơn vị sản xuất
rất ổn định", "HND là phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển sản xuất nông
nghiệp". Còn hai nhà khoa học Mats Lundahl và Thommy Svensson thì nhấn mạnh: "HND
là đơn vị sản xuất rất cơ bản" [22, 15].
Từ một số quan niệm tiêu biểu của các nhà khoa học nước ngoài, ta thấy họ cùng
chung những quan điểm sau: Hộ là một đơn vị kinh tế - xã hội cơ bản, sự tồn tại của kinh
tế hộ là một khách quan, nó có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.
Các nhà khoa học nước ta cũng đã đưa ra nhiều quan niệm về hộ. Có tác giả cho
rằng: "Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc, cùng chung sống
hay không cùng chung trong một mái nhà. Họ có cùng nguồn thu nhập, cùng ăn chung,
cùng tiến hành sản xuất chung" [20, 29]. Một tác giả khác nhấn mạnh tới các tiêu thức:
"HND là đơn vị kinh tế mà các thành viên của nó sống chung với nhau trong một mái
nhà, liên hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống, có chung thu nhập, trong đó có thu nhập
từ nông nghiệp do lao động sử dụng đất đai đem lại. Trong nền kinh tế hàng hóa, HND là
một đơn vị kinh tế độc lập - tự chủ... trong mọi loại hoạt động sản xuất kinh doanh nông
nghiệp" [29, 8]. Có tác giả nhấn mạnh đến hoạt động kinh tế cho rằng, "HND là đơn vị
kinh tế tự chủ trong sản xuất nông nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường". Một tác giả
khác xuất phát từ các tổng kết về mặt lịch sử cũng như thực tiễn, lại cho rằng: "Quan
điểm coi HND là đơn vị sản xuất tự chủ là hoàn toàn đúng đắn về lý luận cũng như thực
tiễn"... [22, 14].
Để có nhận thức đầy đủ về hộ và kinh tế HND ở nước ta hiện nay, cần tìm hiểu
những đặc điểm của kinh tế HND ở các nước kinh tế đang phát triển. Chúng tôi đồng tình
với quan điểm cho rằng, ngoại trừ một số nước phát triển, các HND ở khu vực các nước
đang phát triển "có mức thu nhập thấp nhất so với các nhóm hộ khác trong xã hội" [22,
16]. Các HND là các nhà sản xuất nhỏ, quy mô ruộng đất của nhiều hộ chỉ cho phép sản
xuất ra một lượng sản phẩm đủ nuôi sống các thành viên, tỷ trọng nông phẩm là hàng hóa
còn thấp.
Các HND có số thu lợi nhuận thấp, phần lớn sản phẩm của họ làm ra khi bán ra
chỉ vừa đủ để trang trải chi phí sản xuất. Vì vậy mức độ tích lũy để mở rộng sản xuất hầu
như không đáng kể. Các HND thường sản xuất độc canh trên diện tích sản xuất nhỏ, thời gian
lao động của họ chưa được tận dụng tối đa, không có thu nhập thêm nếu không tạo ra được
việc làm tại chỗ.
Cơ cấu kinh tế HND khá đa dạng theo nhiều nghề khác nhau. Tổ chức phân công
lao động trong hộ có khả năng linh hoạt, vừa chuyên môn lại vừa có khả năng theo hướng
kinh doanh tổng hợp. Kinh tế HND có tính ổn định tương đối cao và có khả năng điều
chỉnh linh hoạt phương hướng sản xuất theo mùa vụ, ngành nghề cho phù hợp với thời
tiết và nhu cầu của xã hội. Mặt khác, tính khép kín chu trình sản xuất (từ sản xuất, chế
biến đến tiêu thụ) lại cho phép HND có tính ổn định tương đối trước những diễn biến bất
thường của mùa vụ hay thị trường.
Tính độc lập của kinh tế HND tương đối cao, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ
bé, vốn liếng hạn hẹp, trình độ sản xuất còn thấp cũng là những nhân tố khiến cho HND
gặp nhiều khó khăn trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nên không có khả năng
chuyển hướng sản xuất trước những tác động của thiên tai hay biến động của thị trường.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự PHGN của đối tượng HND mà ở
các nhóm xã hội khác không có.
Gắn với nông nghiệp và nông thôn, kinh tế HND còn mang trong nó nhiều đặc
điểm kinh tế - xã hội, văn hóa của cộng đồng nông thôn được hình thành trong lịch sử.
Với nhiều quốc gia, trong đó có nước ta, những đặc điểm này vừa mang lại những thuận
lợi (chẳng hạn, làng nghề truyền thống, văn hóa truyền thống, những tục lệ tốt đẹp trong
kinh doanh...), và cũng gây ra không ít những trở ngại trên con đường phát triển kinh tế
hộ (chẳng hạn, tính chất cô lập của phường hội, những hủ tục, quan niệm lạc hậu trong
sản xuất...).
Từ những ý kiến trên đây và từ thực tiễn có thể rút ra một số kết luận về hộ và
kinh tế HND ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường như sau:
Một là, HND và kinh tế HND là hai khái niệm phân biệt, song HND và kinh tế HND
có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ và quy định lẫn nhau. Đặc biệt là trong điều kiện sản
xuất hàng hóa hiện nay, nhiều khi sự hình thành HND là bắt nguồn từ nhu cầu phát triển
kinh tế và mặt khác, chính hoạt động sản xuất kinh doanh của HND lại làm cho HND
phân biệt với các đơn vị sản xuất khác trong một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
HND và kinh tế HND có mối quan hệ chặt chẽ, và trên thực tế, đã có nhiều trường hợp,
hai yếu tố này đóng vai trò là tiền đề và điều kiện cho nhau phát triển.
Hai là, HND là đơn vị kinh tế xã hội ở nông thôn, có thể sản xuất kinh doanh độc
lập hoặc tham gia các hình thức hợp tác liên doanh, liên kết sản xuất nhằm phát triển kinh
tế hộ. Hoạt động kinh tế của HND mang tính độc lập, tự chủ trong quá trình sản xuất, có
khả năng linh hoạt, cơ động cao trong việc vạch hướng hay chuyển hướng kinh doanh, có
thể tự hình thành những cơ cấu sản xuất phù hợp với mùa vụ và nhu cầu của kinh tế thị
trường.
Tính năng động, tự chủ của HND trong sản xuất có thể ở hai trạng thái: nó có thể
là một tác nhân thúc đẩy sự năng động nhằm kịp thời đáp ứng và hòa nhập vào KTTT.
Mặt khác, nó cũng có thể "tự chọn" một hướng vận động được coi như một bước lùi trong
sản xuất: HND rất có thể tạm bằng lòng với phương thức khép kín tự cung, tự cấp. Với đặc
thù đó, HND có thể là một yếu tố quan trọng trong quá trình khai thác những tiềm năng của
nông nghiệp, nông thôn để tạo ra sức sản xuất mới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội. Ngoài ra, cũng chính từ đặc thù này, HND có thể tiềm tàng một khả năng kìm hãm quá
trình vận động phát triển của kinh tế HND từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Với quy mô
sản xuất thường là nhỏ, vốn cho tái sản xuất mở rộng không nhiều, năng suất lao động thấp,
năng lực sản xuất hàng hóa còn thấp, cho nên nhiều HND ít có khả năng cạnh tranh bình đẳng
trong nền kinh tế thị trường. Cũng từ đây, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thì sự
PHGN sẽ diễn biến theo chiều hướng xấu: chỉ có một thiểu số hộ giàu lên còn đại đa số
thì nghèo đi, thậm chí bị bần cùng. Để hạn chế tác động phân hóa dẫn tới sự phá sản một
bộ phận lớn HND, đòi hỏi xuất hiện các hình thức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết để
bảo vệ kinh tế HND.
Ba là, kinh tế HND bao gồm toàn bộ tư liệu tiêu dùng bảo đảm cuộc sống các
thành viên trong gia đình và những tư liệu sản xuất hoặc vốn bằng tiền mà các thành viên
trong hộ sử dụng để đem lại thu nhập, trong đó có thu nhập từ hoạt động kinh doanh nông
nghiệp.
Từ những phân tích trên chúng tôi quan niệm kinh tế HND là một bộ phận quan
trọng của nền kinh tế quốc dân, sự phát triển hay trì trệ của nó có tính quy định với quá
trình PHGN của các HND. Với nhiều quốc gia đang phát triển có nền kinh tế mà nông
nghiệp còn đang đóng vai trò lớn trong nền kinh tế quốc dân, "hình ảnh" HND làm ăn
phát đạt có thể được xem là hình mẫu tiêu biểu cho quá trình chống những hậu quả tiêu
cực của quá trình PHGN trong xã hội
1.1.2. Sự phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân trong phát triển kinh tế
hàng hóa
1.1.2.1. Về phân hóa giàu nghèo
Để làm rõ PHGN phải bắt đầu từ các khái niệm giàu, nghèo, phân hóa. Theo Từ
điển tiếng Việt, giàu là khái niệm dùng để chỉ tình trạng "có nhiều tiền của, có tài sản lớn
hơn mức bình thường" [38, 380]; còn nghèo "là tình trạng không có hoặc có rất ít những
gì thuộc yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất", là trái với giàu [38, 653]; phân hóa là
"chuyển một khối thành các phần đối lập nhau", khác hẳn nhau [38, 633].
Thu nhập, tài sản, vốn liếng và chi tiêu là những yếu tố cấu thành giàu và nghèo
của mỗi cá nhân và hộ gia đình. Trong đó, thu nhập là yếu tố quan trọng nhất, bởi vì nó
sẽ quyết định mức độ, cơ cấu của tài sản, vốn liếng và chi tiêu. Như vậy, giữa giàu và
nghèo tồn tại một khoảng cách chênh lệch về độ lớn của các yếu tố cấu thành theo hướng
đối lập nhau giữa cao và thấp, giữa nhiều và ít... ở các nước TBCN phát triển người ta
cho rằng, thu nhập bình quân đầu người của xã hội là đường ranh giới giữa giàu và
nghèo. Nếu cá nhân hộ gia đình nào có mức thu nhập cao hơn thu nhập bình quân của xã
hội thì được xếp vào lớp giàu, ngược lại thì xếp vào lớp nghèo [21, 25].
PHGN đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Nó được coi là một xu
hướng vận động xã hội, trong những điều kiện lịch sử nhất định, là một trong những
nguyên nhân cơ bản để dẫn tới phân chia giai cấp, là một hệ quả tất yếu do sự tác động
của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa.
PHGN là một hiện tượng kinh tế - xã hội xuất hiện trong quá trình tan rã của các
công xã nguyên thủy. Trong điều kiện kinh tế tự cung tự cấp PHGN diễn ra trong phạm vi
từng cộng đồng với mức độ hạn chế, sự cách biệt chưa lớn. Song trên phạm vi toàn xã
hội, PHGN thường gắn liền với bạo lực và với quyền uy. Trong nền sản xuất hàng hóa,
sản xuất và đời sống của mỗi cá nhân và hộ gia đình trong xã hội là khác nhau. Điều đó
do "sự không ngang nhau về năng khiếu cá nhân" [25, 479], do có sự khác biệt về thể
chất, năng lực, điều kiện sản xuất.... Dưới tác động của các quy luật kinh tế, họ tham gia
vào quá trình phân công lao động xã hội khác nhau nên có mức thu nhập khác nhau, mức
độ giàu nghèo cũng khác nhau. Từ đó, quá trình PHGN đã diễn ra. Như vậy PHGN gắn
liền với điều kiện cụ thể về kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi địa phương, dân tộc, quốc
gia trong quá trình tồn tại và phát triển. Nó phản ánh một quan hệ bất bình đẳng giữa
người với người tron