Đề tài Phân tích chiến lược cạnh tranh của công ty trong ngành công nghiệp đang suy thoái

Trong kinh doanh, không phải lúc nào thị trường hàng hóa cũng ở trong giai đoạn tăng trưởng phát triển mà có rất nhiều thị trường hàng hóa tiến đến giai đoạn suy thoái. Ngành công nghiệp suy thoái gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, không chỉ lợi nhuận giảm sút mà còn có thể thua lỗ hoặc phá sản. Vậy trong tình trạng đó, các doanh nghiệp phải làm gì để tồn tại và vẫn thu lợi? Mía đường là ngành công nghiệp trọng yếu của nước ta nhưng trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO lại lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Sản lượng mía đường giảm sút, nhiều công ty phá sản gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Trong khi đó lượng đường trên thị trường lại không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Chính vì vậy việc gia nhập WTO đã mở ra một bước ngoặc mới cho ngành mía đường của đất nước ta.

pdf26 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược cạnh tranh của công ty trong ngành công nghiệp đang suy thoái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU Trong kinh doanh, không phải lúc nào thị trường hàng hóa cũng ở trong giai đoạn tăng trưởng phát triển mà có rất nhiều thị trường hàng hóa tiến đến giai đoạn suy thoái. Ngành công nghiệp suy thoái gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, không chỉ lợi nhuận giảm sút mà còn có thể thua lỗ hoặc phá sản. Vậy trong tình trạng đó, các doanh nghiệp phải làm gì để tồn tại và vẫn thu lợi? Mía đường là ngành công nghiệp trọng yếu của nước ta nhưng trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO lại lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Sản lượng mía đường giảm sút, nhiều công ty phá sản gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Trong khi đó lượng đường trên thị trường lại không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Chính vì vậy việc gia nhập WTO đã mở ra một bước ngoặc mới cho ngành mía đường của đất nước ta. Trong bối cảnh ngành mía đường Việt Nam còn nhiều khó khăn về thị trường, lợi thế cạnh tranh, nguồn nguyên liệu, công nghệ lẫn năng suất… thì vẫn có những doanh nghiệp luôn nỗ lực để tìm hướng đi mới, vượt qua những khó khăn và tự tạo những cú hích cần thiết cho ngành mía đường Việt Nam. Điển hình là công ty Cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh (SBT). SBT không chỉ tồn tại mà hiện đang vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành mía đường của Việt Nam hiện nay. Vậy SBT đã có những bước đi và chiến lược như thế nào để đạt được kết quả đó? Những câu hỏi trên được làm rõ trong đề tài “ Phân tích chiến lược cạnh tranh của công ty trong ngành công nghiệp đang suy thoái” của nhóm 14 với bố cục gồm 4 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý thuyết Chương II: Ngành mía đường Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO Chương III: Công ty Cổ phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh Chương IV: Chiến lược cạnh tranh của SBT. Với đề tài trên nhóm hi vọng người đọc sẽ có những cái nhìn đúng đắn về những cơ hội và thách thức trong ngành công nghiệp suy thoái, từ đó đề ra những chiến lược thích hợp cho doanh nghiệp của mình để tồn tại và vượt qua suy thoái. 2 I. Cơ sở lý thuyết: 1. Định nghĩa về giai đoạn suy thoái: Hầu hết các ngành đều đi qua giai đoạn suy thoái. Trong giai đoạn suy thoái, sự tăng trưởng trở thành âm, hoặc không tăng trưởng trong hai quý liên tiếp, vì các lý do khác nhau, như thay thế công nghệ, các thay đổi xã hội, nhân khẩu học, cạnh tranh quốc tế. Trong một ngành suy thoái, mức độ ganh đua giữa các công ty hiện có thường tăng lên. Tùy thuộc vào tốc độ suy giảm và độ cao của rào cản rời ngành, sức ép cạnh tranh có thể trở nên dữ dội. Vấn đề chính trong giai đoạn suy thoái đó là sự giảm nhu cầu dẫn đến phát sinh năng lực dư thừa. Trong khi cố gắng sử dụng các năng lực dư thừa này, các công ty bắt đầu cắt giảm giá và do đó phát sinh một cuộc chiến tranh giá. Rào cản rời ngành đóng vai trò điều chỉnh năng lực sản xuất dư thừa. Rào cản rời ngành càng lớn, càng gây khó khăn cho các công ty giảm năng lực dư thừa và nguy cơ càng cao của cạnh tranh giá dữ dội. Biểu đồ chu kỳ ngành Nhu cầu Thời gian (Nguồn:Quản trị chiến lược – PGS.TS.Lê Thế Giới – TS Nguyễn Thanh Liêm – ThS. Trần Hữu Hải. NXB Thống Kê 2007) 2. Các chiến lược trong ngành suy thoái: Có 4 chiến lược chính mà công ty có thể áp dụng để đối phó với sự suy thoái, đó là:  Chiến lược dẫn đạo - áp dụng khi công ty tìm cách để đóng vai trò lấn át trong ngành 3  Chiến lược khe hở - chiến lược tập trung vào nhóm nhu cầu biệt lập đang suy giảm chậm hơn tổng thể ngành  Chiến lược thu hoạch, nhằm tối ưu hóa ngân quỹ  Chiến lược cắt bỏ - áp dụng khi công ty muốn bán đi các hoạt động kinh doanh của nó cho công ty khác Biểu đồ: Lựa chọn chiến lược Cao CẮT BỎ KHE HỞ & THU HOẠCH THU HOẠCH & CẮT BỎ DẪN ĐẠO & KHE HỞ Ít sức mạnh Nhiều sức mạnh Các sức mạnh liên quan đến khu biệt nhu cầu (Nguồn:Quản trị chiến lược – PGS.TS.Lê Thế Giới – TS Nguyễn Thanh Liêm – ThS. Trần Hữu Hải. NXB Thống Kê 2007) Để chọn chiến lược phù hợp cho công ty cần xem xét mối tương quan giữa mức độ gay gắt của cạnh tranh trong ngành suy thoái và các sức mạnh liên quan đến khu biệt nhu cầu ( ít sức mạnh hay nhiều sức mạnh) S ự g ay g ắt c ủ a cạ n h t ra n h tr o n g n g àn h Thấp 4 II. Ngành mía đường Việt Nam giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO: 1. Tổng quan ngành mía đường Việt Nam: Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa, nhưng công nghiệp mía đường mới được bắt đầu từ thế kỷ thứ XX. Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường mía, với tổng công suất gần 11.000 tấn mía ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu. Hàng năm phải nhập khẩu từ 300.000 đến 500.000 tấn đường. Năm 1995, với chủ trường “Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện có, xây dựng một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu nhỏ. Ở những vùng nguyên liệu tập trung lớn, xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ tiến tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản lượng đường năm 2000 đạt khoảng một triệu tấn (Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8). Ngành mía đường được xem là một trong những ngành kinh tế trọng yếu trong quá trình thực hiện Công Nghiệp Hóa- Hiện Đại Hóa, là ngành được giao “không phải là ngành kinh tế vì mục đích lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế xã hội” vì giải quyết và cải thiện được phần lớn đời sống của người nông dân, tuy nhiên những gì ngành mía đường thực hiện được trong thời gian qua lại không phản ánh được vai trò của ngành này. Đặc biệt trong giai đoạn 2003-2006 hoạt động của ngành rơi vào đình trệ, suy giảm năng suất trầm trọng. Xét cả về năng suất nông nghiệp và năng suất công nghiệp chế biến, ngành mía đường Việt Nam còn thấp, thua quá nhiều so với các ngành mía đường lớn của khu vực và thế giới. Bình quân ở Việt Nam chỉ mới đạt 4-5 tấn đường/ha, trong khi đó ở Thái Lan là 7-8 tấn/ha, ở Úc và Brazil là 9-12 tấn/ha. Theo các số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thì nhu cầu đường trong nước hàng năm vào khoảng 1,3 triệu tấn đến 1,4 triệu tấn đường/năm, trong khi đó tổng sản lượng đường cung cấp của 37 Nhà máy đường trên khắp cả nước chỉ đạt khoảng 970.000 tấn. Do đó, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu trung bình khoảng 300.000 tấn đến 400.000 tấn Cụ thể: - Niên vụ 2005 – 2006 tổng sản lượng đường chỉ đạt 900 ngàn tấn (giảm 10% so với niên vụ 2004 – 2005); trong khi đó niên vụ 2004 – 2005 tổng sản lượng đường giảm 12 % so với niên vụ 2003 – 2004. - Hàng loạt doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thậm chí phá sản. Trước năm 1999, cả nước đã có tới 44 nhà máy đường, đến năm 2004 còn 40 nhà máy, 5 nhưng đến 2005 – 2006 con số này chỉ còn dừng lại ở 37 nhà máy, với tổng công suất 75.810 tấn mía/ ngày. - Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diện tích trồng mía đã liên tục giảm qua các năm. Cụ thể là vào năm 2004, diện tích trồng mía chỉ còn là 300.000 ha (giảm 5000 nghìn hecta so với cùng kỳ năm 2003), đi đôi với năng suất giảm , chữ lượng đường trong mía không đủ tiêu chuẩn, đã tạo ra một nguồn cung bấp bênh cho ngành công nghiệp này. - Tình trạng thiếu cung nguyên liệu trầm trọng làm đẩy giá nguyên liệu liên tục chạm mức trần, khiến cho giá thành sản xuất đường cao, nên xảy ra tình trạng giá đường trong nước cao hơn so với giá đường thế giới và khu vực. Điều này đã mất đi yếu tố cạnh tranh của các công ty mía đường, và góp phần cho nhập lậu đường từ phía Tây Nam ,đặc biệt là Thái Lan phát triền. Biểu đồ lượng cung,cầu va giá đường tại Việt Nam trong giai đoạn 1995-2005 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Year Th ou sa nd to ns - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 VN D/ Kg Consumption Output Domestic price World price (Nguồn: Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn) Nguyên nhân khách quan: - Ngành mía đường Việt Nam cũng đang chịu tác động lớn bởi quan hệ cung cầu và giá đường của thị trường thế giới. Phần lớn trong số 60 quốc gia sản xuất đường lớn trên thế giới đều có chính sách trợ giá đường nội tiêu dùng thông qua thuế nhập khẩu cao và chính sách hạn ngạch thuế quan. Với Việt Nam, những bảo hộ này không có nhiều, chỉ riêng có hạn ngạch và thuế 6 nhập khẩu thì theo lộ trình hội nhập AFTA thuế suất nhập khẩu đường sẽ giảm dần từ 30% năm 2007 xuống còn 5% năm 2010. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% vớI đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối lượng nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm. - Chịu tác động rủi ro rất lớn bởi thời tiết hạn hán và bão lũ, các vùng nguyên liệu phần lớn nằm ở các vùng trung du và miền núi, nông dân và nông thôn vốn là những vùng khó khăn, chưa được đầu tư các công trình thuỷ lợi, giao thông… Nguyên nhân chủ quan: - Vùng nguyên liệu quy mô nhỏ bé, phân tán, chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu sản xuất công nghiệp. Đặc biệt là diện tích trồng mía bình quân cho mỗi hộ nông dân quá thấp (0.3 – 0.5 ha/hộ). - Năng suất và chất lượng mía thấp; bình quân năng suất chỉ đạt khoảng 50 tấn/ha và dưới 10ccs (độ đường). - Nguồn cung nguyên liệu bấp bênh. - Thiết bị và công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, hiệu quả lao động kém, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao. - Sự phân bổ các nhà máy công nghiệp mía không phù hợp, không sát vùng nguyên liệu, chi phí vận chuyển cao. 2. Các công ty đang hoạt động trong ngành mía đường: Trước năm 1999, cả nước đã có tới 44 nhà máy đường, đến năm 2004 còn 40 nhà máy, nhưng đến 2005 – 2006 con số này chỉ còn dừng lại ở 37 nhà máy. Trong đó, có 6 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài với công suất bình quân 4.500 tấn, số còn lại 31 doanh nghiệp trong nước chỉ đạt bình quân 1.570 tấn với máy móc cũ, lạc hậu năng suất và hiệu quả thấp. 7 Biểu đồ thị phần các công ty đường trong nước (Nguồn: bảng cáo bạch của SBT năm 2006) - Đứng đầu thị phần đường trong nước là công ty Cổ Phần Mía Đường Lam Sơn với sản phẩm đường các loại chủ yếu phục vụ thị trường phía Bắc. - Đứng thứ hai trong thị trường đường trong nước là công ty Liên Doanh Nghệ An-Anh với sản phẩm đường các loại chủ yếu phục vụ cho thị trường miền Trung. - Tại thành phố Hồ Chí Minh, công ty Cổ Phần Đường Biên Hòa và công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh đang cùng nhau dẫn đầu thị trường. 3. Các rào cản rút lui khỏi ngành mía đường Việt Nam: 3.1. Tài sản có tính chất bền và chuyên biệt : Dây chuyền sản xuất mía đường ngày càng hiện đại và chuyên biệt. Hiện nay công ty Bourbon Tây Ninh với dây chuyền sản xuất mía đường được đánh giá là hiện đại nhất, theo công nghệ của tập đoàn Bourbon cùng với hệ thống kiểm soát và điều khiển hoàn toàn tự động. Bên cạnh đó, thị trường mía đường đang rơi vào tình trạng suy thoái nên việc bán lại những tài sản này khó khăn hơn bao giờ hết. Khó có thể bán lại với giá cao cho người khác, trừ khi là bán tống bán tháo như đồ đồng nát. Do tính chuyên biệt hoá 8 của tài sản, nên dù có thị trường để bán lại hay không thì giá trị của tài sản chuyên biệt cũng ngày càng thấp đi khi giai đoạn suy giảm của ngành ngày càng lộ rõ. Do đó, các công ty ở vào tình huống này tốt hơn là nên trụ lại, cho dù dự kiến lưu lượng tiền mặt có khấu trừ trong tương lai là thấp bởi vì nếu rút khỏi ngành ngay thì số vốn thu hồi được còn thấp hơn cả lượng tiền mặt này nữa. 3.2. Rào cản có tính chiến lược: Trong hoạt động kinh doanh có mối quan hệ tương hỗ (tác động lẫn nhau), nên nếu ngưng một hoạt động kinh doanh thì có thể có tác động tiêu cực đến chiến lược tổng thể của cả nhóm hoạt động kinh doanh. Nếu công ty ngưng hoạt động trong ngành mía đường có thể ảnh hưởng đến hình tượng của công ty, quan hệ của công ty với các kênh phân phối chủ chốt, các tài sản dùng cho cả nhóm hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy công ty cần phải có cái nhìn đúng đắn để có những quyết định thích hợp. Đối với những công ty có hoạt động sản xuất và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như công ty Biên Hòa, công ty Bourbon Tây Ninh... thì khi công ty từ bỏ ngành mía đường sẽ làm cho khách hàng sẽ giảm đi sự tin tưởng vào các thị trường vốn của công ty, khiến công ty không còn khả năng thu hút các nhà thu mua như trứơc đó nữa, từ đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín tài chính của công ty. 3.3. Rào chắn từ phía chính phủ và xã hội: Chính phủ tỏ ra lo ngại về sự tác động của việc ngưng hoạt động kinh doanh đối với cộng đồng địa phương. Rào chắn từ phía xã hội (gây tình trạng thất nghiệp, ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương) quá cao. 9 III. Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT): Trong bối cảnh chung của ngành mía đường Việt Nam còn nhiều khó khăn về thị trường, lợi thế cạnh tranh, nguồn nguyên liệu, công nghệ lẫn năng suất… thì vẫn có những đơn vị luôn nỗ lực để tìm hướng đi mới, vượt qua những khó khăn và tự tạo những cú hích cần thiết cho ngành mía đường Việt Nam. Một điển hình là Công ty cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh (SBT) – doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 1.419 tỷ đồng. SBT không chỉ phát huy được thế mạnh của mình trên cả ba phương diện: phát triển nông nghiệp, sản xuất và kinh doanh mà còn góp phần tạo đầu ra và thương hiệu vững chắc cho nông sản Việt Nam. 1. Giới thiệu sơ lược về công ty: Công ty Cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh tiền thân là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh cấp phép chuyển đổi hình thức doanh nghiệp thành Công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đầu tư số 451033000014 ngày 23 tháng 3 năm 2007 sau khi xử lý toàn bộ lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2006, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 27/08/2007. - Hiện nay, vốn điều lệ của Công ty là hơn 1.4 tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu niêm yết là: 44.824.720 cổ phiếu tương đương 44.824.720.000 đồng - Trụ sở chính của Công ty: Xã Tân Hưng, Huyện Tân Châu, Tỉnh Tây Ninh - Công ty họat động trong các lĩnh vực:  Sản xuất đường, các sản phẩm phụ;  Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có sử dụng đường hoặc sử dụng phụ phẩm, phế phẩm từ sản xuất đường;  Sản xuất điện thương phẩm và điện để tự sử dụng;  Sản xuất và kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp;  Trồng mía và đầu tư trợ giúp nông dân phát triển việc trồng và nâng cao năng suất mía;  Xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các công trình dân dụng;  Xây dựng và kinh doanh nhà hàng, khách sạn;  Xây dựng siêu thị. - Tập đoàn Bourbon là Công ty mẹ của SBT, nắm giữ 97.081.628 cổ phần, chiếm 68,40% vốn điều lệ. 10 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty SBT: Cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình khá đơn giản và hiệu quả, bao gồm trụ sở và nhà máy sản xuất các sản phẩm đường, mật rỉ và điện được thiết lập tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Văn phòng đại diện của công ty được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách mảng thị trường phía Nam, để thực hiện công việc giao dịch, tìm kiếm khách hàng, phân phối các sản phẩm đường cho các khách hàng. Sơ đồ tổ chức công ty 3. Hoạt động kinh doanh: 3.1. Sản lượng sản phẩm: Sản phẩm chính của SBT là đường tinh luyện (R.E) và phụ phẩm là mật rỉ. Một sản phẩm khác nữa của SBT là điện, được sản xuất từ nguồn nhiên liệu là bã mía được thải ra trong quy trình sản xuất đường. Đường tinh luyện (R.E): có thương hiệu là Mimosa sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu, được sử dụng cho mục đích cho tiêu dùng cá nhân và công nghiệp. Đây là sản phẩm chính của công ty, doanh thu của sản phẩm này chiếm xấp xỉ 90% của tổng doanh thu. CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG BOURBON TÂY NINH Trụ sở chính và Nhà máy tại Tây Ninh Văn phòng đại diện tại Tp.HCM 11 Tổng doanh thu của SBT trong năm 2004 là xấp xỉ 349 tỷ đồng, sang đến năm 2005 tổng doanh thu đạt là 630 tỷ đồng, tăng hơn 80% so với năm trước. Trong năm 2006, tổng doanh thu tăng được khoảng 8% so với năm trước, đạt gần 680 tỷ đồng. 3.2. Nguyên vật liệu: Các nguyên vật liệu chính của SBT sử dụng bao gồm mía nguyên liệu (chiếm tỷ trọng 60% trên tổng chi phí giá thành của đường thành phẩm), đường thô, hóa chất, muối, vôi và bao bì. 3.3. Trình độ công nghệ của Công ty SBT: Đường tinh luyện của SBT được chế luyện theo phương pháp carbonat hóa giúp hạ chi phí sản xuất và chất lượng cao hơn phương pháp phosphat hóa, không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất tẩy trắng nào, đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm. SBT có hệ thống máy móc, thiết bị chọn lọc từ các thiết bị tiên tiến nhất trên thế giới, được nhập khẩu từ Anh, Pháp, Bỉ, Thụy Điển, Úc, Mỹ, Nam Phi,…để ứng dụng sản xuất. Ngoài ra, công ty cũng trang bị hệ thống kiểm soát và điều khiển hoàn toàn tự động, công nghệ sản xuất tiên tiến như: 12 carbonat hóa, phương pháp khuếch tán ly tâm,... tán cho phép thu hồi tối đa đường trong bã mía, so với phương pháp che ép thu hồi thêm là 1.5% độ pol. Chỉ với ưu thế này, vụ 06/07 SBT thu hồi thêm gần 5.000 tấn đường từ bã mía. Vì vậy chi phí mua sắm máy móc thiết bị ban đầu khá lớn so với các nhà máy khác. Đến nay mặc dù các máy móc chính đã khấu hao gần 50% giá trị nhưng giá trị sử dụng hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành thì các thiết bị chính, giá trị lớn (như lò hơi) có thể sử dụng đến hết đời dự án. Đặc biệt bã mía sau khi đã trích hết đường được đưa qua ép kiệt, sau đó được sử dụng để làm nhiên liệu cho lò hơi tạo ra năng lượng dưới dạng hơi cao áp. Hơi cao áp làm quay 2 tuabin 2x12 MW cung cấp 9MW điện cho sản xuất và lượng điện còn lại 15 MW bán lên lưới điện quốc gia. 4. Vị thế công ty trong ngành: Công ty SBT được xem là một trong những công ty mía đường hàng đầu tại Việt Nam đi đầu trong việc sử dụng máy móc thiết bị hiện đại được lắp ráp từ các nước tiên tiến bậc nhất trên thế giới, và được nhập khẩu từ nhiều nước. Hiện tại, SBT chỉ sản xuất một loại sản phẩm chính là đường tinh luyện(R.E). Sản phẩm đường này được sử dụng cho tiêu dùng công nghiệp và tiêu dùng cá nhân. Vấn đề sản xuất đường tinh luyện đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn và cần những máy móc, trang thiết bị với công nghệ đặc biệt để phù hợp với những điều kiện sản xuất nghiêm ngặt. Do đó, cần phải có sự đầu tư bài bản về trang thiết bị và công nghệ sản xuất, nên khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trong ngành đối với sản phẩm đường tinh luyện của SBT cũng bị giới hạn nhiều. So với tổng số 37 nhà máy sản xuất đường hiện nay trên cả nước, các đối thủ cạnh tranh trong mảng thị trường đường tinh luyện R.E với SBT có thể kể đến là Công ty cổ phần Đường Biên Hoà , Công ty Đường Lam Sơn, Công ty Đường Nagajura, Công ty Đường KCP. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, thị phần của SBT chiếm khoảng 18% của thị trường đường tinh luyện R.E tại Việt Nam và khoảng 6,4% của với tổng sản lượng đường trong cả nước. Tại thành phố Hồ Chí Minh, địa bàn hoạt động chính của SBT, đối thủ trực tiếp của SBT là công ty cổ phần Đường Biên Hoà . Với lợi thế 43 năm hoạt động, thương hiệu đường Biên Hoà được biết tới nhiều hơn so với thương hiệu đường Mimosa của SBT. Trong khi đó, các sản phẩm của SBT mới được thị trường biết đến từ năm 2000. Mặc dù vậy, sản phẩm của SBT vẫn chiếm được vị thế ổn định trên thị trường do sản phẩm đường R.E của 13 SBT có chất lượng rất cao, phù hợp với đại đa số nhu cầu của các nhà sản xuất bánh kẹo và nước giải khát dành cho một số mặt hàng chiến lược. Bên cạnh đó, giá đường Mimosa của SBT cũng là một lợi thế cạnh tranh so với đường Biên Hoà (thấp hơn 200VND/túi so với đường cùng loại của Biên Hòa). (Nguồn: - Bảng cáo bạch Công Ty Cổ phần Đường Biên Hòa - Công ty Cổ Phần Chứng khoán FPT) 5. Phân tích SWOT: 5.1. Điểm mạnh: Hệ thống máy móc thiết bị sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có công suất lớn. Bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả, theo phong cách ch
Tài liệu liên quan