Đề tài: Phân tích tài nguyên thiên và tài nguyên nhân văn của vùng kinh tế trọng điểm miền Nam

Vị trí bản lề giữa Tây Nguyên và duyên Hải Nam Trung Bộ với đồng bằng Sông Cửu Long.Vùng kinh tế trọng điểm miền nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. Diện tích tự nhiên toàn vùng trên 30 ngàn km2, chiếm 9,2% diện tích cả nước. Địa hình tương đối bằng phẳng , rải rác có một vài ngọn núi trẻ. Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long vì thế vùng có điều kiện hội tụ các nguồn tài nguyên để phát triển công nghệ và có cơ sở lương thực, thực phẩm vững chắc để phát triển công nghiệp, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

doc21 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài: Phân tích tài nguyên thiên và tài nguyên nhân văn của vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Phân tích tài nguyên thiên và tài nguyên nhân văn của vùng kinh tế trọng điểm miền Nam I. Khái quát chung: 1. Về mặt địa lý: Vị trí bản lề giữa Tây Nguyên và duyên Hải Nam Trung Bộ với đồng bằng Sông Cửu Long.Vùng kinh tế trọng điểm miền nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. Diện tích tự nhiên toàn vùng trên 30 ngàn km2, chiếm 9,2% diện tích cả nước. Địa hình tương đối bằng phẳng , rải rác có một vài ngọn núi trẻ. Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long vì thế vùng có điều kiện hội tụ các nguồn tài nguyên để phát triển công nghệ và có cơ sở lương thực, thực phẩm vững chắc để phát triển công nghiệp, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nằm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, tiếp cận với một vùng biển sâu, bờ biển đẹp, vùng có nhiều tài nguyên nhiên liệu năng lượng và nguồn hải sản lớn. Một hệ thống đất đỏ bazan, đất xám phân bố rộng lớn trên lãnh thổ của vùng là điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp nhiệt đới đặc trưng, đặc biệt sông Sài Gòn có mức nước sâu, hình thành Cảng Sài Gòn, hải cảng lớn nhất của cả nước. Vùng tiếp giáp với đường biển quốc tế, hành lang giao thông đường thuỷ sầm uất nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, gần các trung tâm thương mại quốc tế lớn như Băng Cốc, Singapore đó là lợi thế rất quan trọng để vùng xây dựng nền kinh tế mở. 2. Về mặt kinh tế xã hội: Đây cũng là vùng có lịch sử hình thành những điểm đô thị cách đây vài ba thế kỷ như Sài Gòn, Gia Định. Phần lớn các thành phố trong vùng trọng điểm ít bị tàn phá, các cơ sở công nghiệp đã có được công nhân bảo vệ để làm bàn đạp cho phát triển công nghiệp hiện đại. Trong vùng đã có nhiều tổ hợp sản xuất và chế biến cây công nghiệp như cao su, cà phê, đường, lạc, mía, quy mô tương đối lớn, gắn tổ chức sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Lịch sử phát triển cũng đã thu hút dân cư vào lao động ngày càng đông từ nhiều địa phương đến và đã hình thành được đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế kỹ thuật. Hiện nay, vùng có mật độ dân cư đô thị đông nhất cả nước và trình độ học vấn tương đối cao, chất lượng nguồn lao động có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của vùng. 3.Về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: Trong vùng đã có các xí nghiệp công nghiệp có các trung tâm công nghiệp lớn như thành phố Hồ chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, có hệ thống điện lực của các nhà máy điện chạy bằng dầu, khí tự nhiên. Vùng có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt nhất nước, với hệ thống giao thông đủ các loại phương tiện, có thành phố Hồ Chí Minh đầu mối giao thông lớn nhất các tỉnh phía Nam, cho phép mở rộng các mối liên hệ kinh tế với các nước và quốc tế đặc biệt đây là một trong những khu trung tâm hàng không, hàng hải của khu vực Đông Nam Á. Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ, tỷ trọng của dịch vụ và công nghiệp tăng, tỷ trọng của nông lâm ngư nghiệp giảm dần. 4. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp: Thành phố Hồ Chí Minh 4 khu công nghiệp có thể đi vào hoạt động mà không phương hại đến lợi ích khu kế cận. Tân Thuận và Cát Lái có thể thuận lợi cho các hoạt động chuyên ngành đòi hỏi phải giáp mặt với sông nước. Khu chế xuất Tân Thuận ở huyện Nhà Bè có 42 doanh nghiệp công nghiệp nhẹ gồm dệt, may mặc, nhựa và công nghiệp thực phẩm Khu công nghiệp Cát Lái ở huyện Thủ Đức trên sông Đồng Nai hiện có 8 doanh nghiệp chủ yếu là công nghiệp cảng và công nghiệp nhẹ. Khu chế xuất Linh Trung ở huyện Thủ Đức hiện có 70 doanh nghiệp, chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ. Khu công nghiệp Tân Quy ở huyện Củ Chi hiện có 3 doanh nghiệp chủ yếu là công nghiệp nhẹ. Bà Rịa, Vũng Tầu, Mỹ Xuân và Phú Mỹ là các khu công nghiệp nặng ưu tiên thích hợp cho các nhà máy đòi hỏi diện tích rộng và phương tiện bốc dỡ các nguyên vật liệu đang rời không đóng gói. trung tâm Vũng Tàu là dầu khí và du lịch. Ba khu công nghiệp là khu công nghiệp Mỹ Xuân, Phú Mỹ, khu công nghiệp Bắc Bà Rịa, khu công nghiệp Phương Thanh (Vũng Tàu). Đồng Nai, Biên Hoà sẽ dần trở thành trung tâm công nghiệp thu hút nhiều lao động vì hơn 50% diện tích đất công nghiệp đều nằm trong 7 khu công nghiệp ưu tiên của tỉnh. Các điểm công nghiệp nặng và hoá chất được đặt ở Gò Dầu gần các khu công nghiệp Mỹ Thuận, Phú Mỹ, 7 khu công nghiệp là khu công nghiệp Biên Hoà 1, khu công nghiệp Biên Hoà 2, khu công nghiệp Long Bình B, khu công nghiệp Amala, khu công nghiệp Nhơn Trạch, khu công nghiệp Sông Mây, khu công nghiệp Gò Dầu, các khu công nghiệp này chủ yếu là khu công nghiệp chế xuất công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng. Bình Dương 4 khu công nghiệp được xác định ở huyện Thuận An và Phú Mỹ là khu công nghiệp Sóng Thần, khu công nghiệp An Phú, khu công nghiệp Tân Định, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, các khu công nghiệp này chủ yếu là công nghiệp nhẹ. 5. Tổ chức lãnh thổ nông, lâm, ngư nghiệp: Nổi bật nhất của vùng là sản xuất và chế biến các cây công nghiệp nhiệt đới quan trọng như cao su, điều, cà phê. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao thu nhập và giảm bớt sự nghèo khổ ở nông thôn, Phát triển mạnh ngành khai thác hải sản xa bờ và chế biến hải sản, tổ chức chăn nuôi, chú ý tăng đàn bò sữa, nuôi trồng thuỷ sản. Tổ chức lãnh thổ dịch vụ Là một trong những khu vực kinh tế đã tương đối phát triển ở trong vùng. Tuy nhiên, cần mở rộng thương mại để cung cấp nguyên vật liệu, nâng cấp và phát triển mọi giao thông vận tải (cảng Thị Vải, Phú Mỹ, sân bay Tân Sơn Nhất, Long Thành), mở thêm các đường bộ cao tốc và đường xe lửa Sài Gòn đi Vũng Tàu, Tây Ninh, Mỹ Tho, phát triển thông tin - liên lạc, tài chính, Ngân hàng, bảo hiểm, phát triển du lịch, văn hoá, giáo dục và y tế Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn của VKTTĐ miền nam: 1. Tài nguyên thiên nhiên: - Khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ nét, phân hóa theo mùa, độ ẩm cao, lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1500 - 2000 mm. - Nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng rất phong phú và đa dạng. Đất rất nhiều nhóm khác nhau nhưng có ba nhóm đất quan trọng đó là đất đỏ,đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa cổ chiếm diện tích lớn và giàu chất dinh dưỡng. Rừng với diện tích khoảng 532.600 ha chiếm 6,8% diện tích rừng cả nước phân bổ không đều giữa các tỉnh. Khoáng sản phong phú nhiều chủng loại với trữ lượng lớn như: Dầu khí, đá ốp lát, đá vôi.... Nguồn nước mặt đa dạng đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai là một trong ba con sông lớn ở Việt Nam ngoài ra còn có một số hồ với lượng nước dồi dào và nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn. Bờ biển dài và đẹp có nhiều loại hải sản. 2. Tài nguyên nhân văn: Dân số vùng này có sự gia tăng cơ học cao, Dân số toàn vùng năm 2005 có 14,7 triệu người, chiếm 17,7% dân số cả nước. phân bố không đồng đều giữa đô thị và nông thôn. Tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt 48%, bằng 1,8 lần trung bình cả nước. Trình độ học vấn của người dân khá cao, nguồn lao động dồi dào, có kỹ thuật dạy bén và năng động. Về cơ cấu dân tộc: Có nhiều dân tộc khác nhau chủ yếu vẫn là người kinh ngoài ra còn có dân tộc Khơ Me chiếm khoảng 6,1% dân số của vùng cư trú ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh,... người Hoa phân bố ở An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ,... và các dân tộc khác. Các di tích lịch sử và văn hóa khá tập trung và mật độ cao. Một số di tích nổi tiếng như Cảng Nhà Bè, tòa thánh Tây Ninh, dinh Độc Lập,... có ý nghĩa trong hình thành và phát triển du lịch. Vùng có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế; nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng khá nhất, do đó là địa bàn có môi trường đầu tư hấp dẫn nổi trội Ưu điểm: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công, nông, lâm, ngư nghiệp. Thuận lợi cho việc Xây dựng hệ thống giao thông vận tải đặc biệt là giao thông đường thủy. Rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp. giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn vùng. Nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy và xuất khẩu. Thu hút khách du lịch đến tham quan. Nhược điểm: Mùa khô lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, mùa mưa thường hay xảy ra lũ lụt. Đất phèn với diện tích khá lớn 1,6 triệu ha nên tốn khoảng chi phí và thời gian để cải tạo và ảnh hưởng đến nông nghiệp. Là nơi tập trung dân đông chủ yếu là các lao động ở các tỉnh đến nên tình hình an ninh trật tự xã hội con nhiều bất cập,.... III. Tiềm năng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Miền Nam: Vùng kinh tế trọng điểm miền nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là vùng duy nhất hiện nay hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Vùng có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế; nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng khá nhất, do đó là địa bàn có môi trường đầu tư hấp dẫn nổi trội. Đây là trung tâm đầu mối dịch vụ và thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ cảng…. Đã hình thành mạng lưới đô thị vệ tinh phát triển xung quanh thành phố Hồ Chí Minh, liên kết bởi các tuyến trục và vành đai thông thoáng. Vùng kinh tế trọng điểm miền nam là một vùng công nghiệp trọng yếu lớn nhất của cả nước, đã hình thành và liên kết mạng lưới các khu công nghiệp tập trung và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và cơ bản như: khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện, công nghệ tin học, hóa chất cơ bản, phân bón và vật liệu… làm nền tảng công nghiệp hóa của vùng và của cả nước. Đã hình thành hệ thống đào tạo và trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế có trình độ cao, đảm bảo đào tạo và cung cấp dịch vụ y tế cho cả vùng. Là một trong 2 vùng có khu công nghệ cao và trung tâm tin học, đào tạo và sản xuất phần mềm của cả nước. Đây là vùng duy nhất hiện nay của cả nước hội tủ đủ điều kiện và lợi thế cho phát triển công nghiệp và dịch vụ để có tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững.     - Tài nguyên khoáng sản của vùng cho phép khai thác quy mô công nghiệp, nổi bật là tài nguyên nước, dầu khí, đá vôi và đá xây dựng. Dầu khí phân bố rộng trên vùng thềm lục địa Bà Rịa - Vùng Tàu với trữ lượng dầu mỏ dự báo 3 tỷ tấn và trữ lượng khí khoảng 300 tỷ m3. Nguồn thuỷ năng của vùng tập trung ở Đồng Nai với tổng công suất lý thuyết ước tính lên tới 581,5 nghìn KW, trong đó sông Đồng Nai 580572 KW, sông Lá Buông 765 KW, sông La Ngà 144 KW, sông Ray 40 KW. Đây là những cơ sở nguyên liệu năng lượng quan trọng cho phép phát triển mạnh mẽ công nghiệp điện và khai khoáng, nhất là khai thác và chế biến dầu khí.     - Tiềm năng và thế mạnh của vùng là có thổ nhưỡng phù hợp và trình độ thâm canh tương đối cao nên hầu hết các loại cây công nghiệp trồng ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đều cho năng suất cao.     - Một thế mạnh khác về sản xuất công nghiệp của vùng là năng lực sản xuất thép, sản xuất phân bón và hoá chất, cơ khí lắp ráp và đặc biệt là năng lực sản xuất các sản phẩm tiêu dùng như: Chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất đồ uống, sản xuất thuốc lá và công nghiệp dệt, may, da và giả da. Trong những năm gần đây, công nghiệp lắp ráp ô tô, lắp ráp xe máy, lắp ráp tivi và các ngành điện tử tin học khác ở hầu hết các đại phương trong vùng đang phát triển khá mạnh mẽ, sản phẩm không chỉ phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn đủ chất lượng vươn ra xuất khẩu trên thị trường một số nước trong khu vực. Để thúc đẩy công nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh và hiệu quả, các địa phương trong vùng đã và đang thu hút xây dựng hàng loạt khu công nghiệp và khu chế xuất, đồng thời có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Các lợi thế so sánh nổi bật của vùng là:     (1) Vùng nằm ở vị trí địa kinh tế độc đáo, trung tâm giao lưu, mang ý nghĩa cả nước và cả khu vực Đông Nam Á; nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước, quốc tế và khu vực, có nhiều cửa ngõ vào - ra thuận lợi, cả về đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không; có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất cả nước về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học - kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước; có Vũng Tàu là thành phố cảng và dịch vụ công nghiệp nằm ở "Mặt tiền Duyên hải" ở phía Nam, là cầu nối và "cửa ngõ" lớn giao lưu kinh tế với thế giới; Bình Dương, Biên Hoà và khu vực dọc theo đường 51 có điều kiện  thuận lợi để phát triển công nghiệp, có trục đường xuyên Á chạy qua...; gần các vùng nguyên liệu nông nghiệp, cây công nghiệp tập trung quy mô lớn nhất cả nước; có nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là dầu khí, tạo điều kiện cho vùng có khả năng phát triển chuyên môn hoá cao, đồng bộ, có sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.     (2) Vùng có lợi thế so sánh hơn nhiều vùng khác trong cả nước, lại sớm nhận được chủ trương của Chính phủ phát triển khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng, do đó vùng có điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn hẳn các vùng khác. Vùng có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế, nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng khá nhất, do đó là địa điểm có môi trường đầu tư hấp dẫn nổi trội.     (3) Vùng là trung tâm đầu mối dịch vụ và thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ cảng... Đã hình thành mạng lưới đô thị vệ tinh phát triển xung quanh thành phố Hồ Chí Minh, liên kết bởi các tuyến trục và vành đai thông thoáng. Do đó vùng là địa bàn có sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, và thu hút lao động từ ngoài vùng vào.     (4) Là một vùng công nghiệp trọng yếu lớn nhất của cả nước, đã hình thành và liên kết mạng lưới các khu công nghiệp tập trung và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và cơ bản như: khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện, công nghệ tin học, hoá chất cơ bản, phân bón và vật liệu... làm nền tảng công nghiệp hoá của vùng kinh tế phía Nam và của cả nước và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.     (5) Đã hình thành hệ thống đào tạo và trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế có trình độ cao, đảm bảo đào tạo và cung cấp dịch vụ y tế cho cả vùng. Là một trong 2 vùng có khu công nghệ cao và trung tâm tin học, đào tạo và sản xuất phần mềm của cả nước.     (6) Vùng có dư địa để mở rộng, phát triển thêm các khu công nghiệp, khu đô thị mới, nhất là sau khi có quyết định bổ sung thêm 3 tỉnh, tạo điều kiện giải toả mật độ tập trung cao tại khu vực hạt nhân, đồng thời phát huy tác động đô thị hoá và công nghiệp hoá của hạt nhân sang các tỉnh lân cận. Vùng cũng là thị trường tiêu thụ có quy mô lớn nhất cả nước.     Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng lãnh thổ có nhiều điều kiện thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn nhất, phát triển năng động nhất cả nước đang đóng góp tích cực cho phát triển của cả khu vực phía Nam. Đồng thời có hệ thống đô thị, các khu công nghiệp đang trong quá trình phát triển vượt bậc. Với những tiềm năng, thế mạnh kể trên, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam xứng đáng “được tập trung đầu tư cao để trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển năng động nhất, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh vượt trước, chuyển dịch cơ cấu nhanh so với các vùng khác trong cả nước, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”. IV. Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Miền Nam : 1. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội: Sau hơn 20 năm đổi mới, Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam đã có bước phát triển vượt bậc cả về tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ĐNB & TĐPN tăng từ 59,4 nghìn tỷ đồng năm 2000 (65,51% tổng thu ngân sách của cả nước). Trong thời kỳ 2001 – 2005, tốc độ tăng thu ngân sách là 13,92%. Tổng chi ngân sách Nhà nước của Vùng năm 2000 đạt 8807,5 tỷ đồng, năm 2005 là 31147,3 tỷ đồng, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi thường xuyên của các địa phương trong vùng và có tích lũy để đầu tư phát triển. (4)  Năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 23,8 tỷ USD, giá trị xuất khẩu bình quân đầu người gấp 5,5 lần mức bình quân cả nước (gấp 3,8 lần nếu không kể dầu khí). Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người của vùng đã tăng lên đáng kể, gấp gần 2,2 lần sau 5 năm (từ 744 USD lên 1.633 USD) và cao hơn nhiều so với mức bình quân của các vùng khác. Đây là vùng kinh tế có độ mở lớn nhất cả nước. (5) Trong 5 năm 2001 – 2005, tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động khoảng 347,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 31,4% tổng vốn đầu tư của cả nước. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 19,5%, vốn đầu tư của dân, doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 80,5%. Tỷ trọng vốn đầu tư của vùng so với cả nước thời kỳ 2001 – 2005 là 31,4% (1991 – 1995 là 28,3%; 1996 – 2000 là 28,5% và bình quân cả thời kỳ 1991 – 2005 là 32,6%). Trong thời kỳ 1988 – 2005, toàn vùng đã thu hút được 4658 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký 36693,6 triệu USD, chiếm 64,8% tổng số dự án và 55,4% tổng số vốn đăng ký của cả nước. Các địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai là những địa phương thu hút đầu tư nước ngoài mạnh nhất. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới 30% số dự án và 25% tổng vốn đăng ký so với cả nước; 48,5% số dự án và 45% số vốn đăng ký so với cả vùng. Đồng Nai chiếm 10,9% số dự án và 14% tổng vốn đăng ký; Bình Dương 15,4% số dự án và 7,7% số vốn đăng ký; Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm 2,67% số dự án và 6,3% số vốn đăng ký của vùng. Bốn địa phương còn lại (Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Bình Phước) chiếm 6% tổng số dự án và 4,2% số vốn đăng ký FDI toàn vùng. 1.1 Các Ngành kinh tế: 1.1.1. Ngành công nghiệp: Trong vùng hình thành các khu, cụm công nghiệp lớn tạo điều kiện mở rộng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. là một vùng công nghiệp trọng yếu lớn nhất của cả nước, đã hình thành và liên kết mạng lưới các khu công nghiệp tập trung và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và cơ bản như: khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện, công nghệ tin học, hóa chất cơ bản, phân bón và vật liệu… làm nền tảng công nghiệp hóa của vùng và của cả nước. Hiện công nghiệp đang chiếm từ 50-60% cơ cấu kinh tế cả vùng. Theo số liệu liệu của Báo kinh tế Việt Nam tháng 2 năm 2011,Cơ cấu thành phần kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm miền nam cũng có những chuyển biến mới. Khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng 45% GDP, nhưng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng nhanh như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Ðồng Nai, Bình Dương, TP.HCM… Hiện nay, vùng đã thu hút 3.033 dự án trong đó có 1.801 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 15 tỷ USD và gần 66.200 tỷ đồng Việt Nam. Các khu - cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động có tỷ lệ lấp đầy bình quân 72,3% diện tích đất hữu dụng. Nhiều khu - cụm công nghiệp lấp đầy 100% diện tích. Không chỉ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các khu - cụm công nghiệp này còn đang đón một dòng chảy mạnh mẽ nguồn vốn của các doanh nhân trong nước. Những khu công nghiệp tập trung nhiều dự án trong nước như: Khu công nghiệp (KCN) Tân Tạo có 168 dự án với số vốn 5.157 tỷ đồng, khu công nghiệp Lê Minh Xuân có 135 dự án với số vốn 1.725 tỷ đồng. Vùng cũng đã hình thành 66 khu - cụm công nghiệp với diện tích 16.423ha chiếm 56,8% diện tích KCN cả nước và 70,7% diện tíc