Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước dịch vụ được coi là ngành
tiềm năng. Nền kinh tế Nước ta đang trong thời kỳ chuyển mình từ một kinh tế Nông
nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế thị trường với Công nghiệp và Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn,
đóng vai trò chủ đạo. Dịch vụ Hàng không là một ngành kinh tế mũi nhọn và tiềm năng
của khu vực Dịch vụ nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài là một đơn vị thuộc ngành Dịch vụ
Hàng Không, hoà cùng với sự nhịp độ phát triển của thời đại Công ty đang ngày càng phát
triển. Tuy nhiên là một công ty lớn với nhiều hình thức dịch vụ đòi hỏi công ty phải có hệ
thống quản lý rất chặt chẽ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được hiệu
quả kinh tế tối ưu, các nhà quản lý phải phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó
luôn đổi mới các chính sách, chiến lược kinh doanh và có thể cạnh tranh được với các
hãng dịch vụ khác.
Qua thời gian thực tập tại công ty em cũng được tìm hiểu về các hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty và đã chọn được đề tài: “Phân tích thống kê kết quả sản xuất
kinh doanh của Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội bài (NASCO) giai đoạn
2000 - 2004 và dự đoán cho năm 2005” làm luận văn tốt nghiệp.
Nội dung của đề tài gồm ba phần:
Chương I: Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
nói chung và của Công ty NASCO nói riêng.
Chương II: Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp phân tích thống kê
kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO.
Chương III: Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO
thời kỳ 2000-2004.
90 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của công ty dịch vụ hàng không sân bay nội bài (nasco) giai đoạn 2000 - 2004 và dự đoán cho năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
PHÂN TÍCH THốNG KÊ KếT QUả SảN XUấT
KINH DOANH CủA CÔNG TY DịCH Vụ HÀNG
KHÔNG SÂN BAY NộI BÀI (NASCO) GIAI ĐOạN
2000 - 2004 VÀ Dự ĐOÁN CHO NĂM 2005
Lời nói đầu
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước dịch vụ được coi là ngành
tiềm năng. Nền kinh tế Nước ta đang trong thời kỳ chuyển mình từ một kinh tế Nông
nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế thị trường với Công nghiệp và Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn,
đóng vai trò chủ đạo. Dịch vụ Hàng không là một ngành kinh tế mũi nhọn và tiềm năng
của khu vực Dịch vụ nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài là một đơn vị thuộc ngành Dịch vụ
Hàng Không, hoà cùng với sự nhịp độ phát triển của thời đại Công ty đang ngày càng phát
triển. Tuy nhiên là một công ty lớn với nhiều hình thức dịch vụ đòi hỏi công ty phải có hệ
thống quản lý rất chặt chẽ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được hiệu
quả kinh tế tối ưu, các nhà quản lý phải phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó
luôn đổi mới các chính sách, chiến lược kinh doanh và có thể cạnh tranh được với các
hãng dịch vụ khác.
Qua thời gian thực tập tại công ty em cũng được tìm hiểu về các hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty và đã chọn được đề tài: “Phân tích thống kê kết quả sản xuất
kinh doanh của Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội bài (NASCO) giai đoạn
2000 - 2004 và dự đoán cho năm 2005” làm luận văn tốt nghiệp.
Nội dung của đề tài gồm ba phần:
Chương I: Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
nói chung và của Công ty NASCO nói riêng.
Chương II: Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp phân tích thống kê
kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO.
Chương III: Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO
thời kỳ 2000-2004.
CHƯƠNG I: NHữNG VấN Đề CHUNG Về HOạT Động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nói chung và của Công ty NASCO nói riêng.
I. Những VấN Đề CHUNG Về HOạT Động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình vận động biến
đổi giữa đầu vào ( các chi phí ) và kết quả đầu ra ( các sản phẩm vật chất và dịch vụ )
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đồng thời đạt mục tiêu lợi nhuận.
Trên cơ sở khái niệm đó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những
đặc điểm sau:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra sản phẩm (vật chất và
dịch vụ).
Kết quả tạo ra không phải để phục vụ cho chính tiêu dùng của doanh nghiệp mà là để bán
trên thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội thu lại lợi nhuận từ hoạt động đó.
- Doanh nghiệp phải hạch toán được đầy đủ chi phí bỏ ra và kết quả thu được đồng
thời đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Do đó, khi tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải tính toán chi tiết các khoản chi
phí phát sinh trong quá trình sản xuất, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí dịch vụ.
Đồng thời xác định đúng kết quả giá trị sản phẩm tạo ra làm cơ sở để hạch toán lãi, lỗ và
đánh giá hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra sản phẩm vật chất và dịch
vụ cho xã hội, và có thể đo lường bằng các thước đo khác nhau.
- Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của Doanh nghiệp phải hướng đến người
tiêu dùng, nói cách khác, để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp phải
luôn luôn nắm được các thông tin về sản phẩm trên thị trường, trong đó có các thông tin
về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, về xu hướng biến đổi tiêu dùng sản phẩm của thị
trường, thông tin về kỹ thuật công nghệ, gia công chế biến sản phẩm ,về các chính sách
kinh tế tài chính, pháp luật của nhà nước có quan hệ đến sản phẩm của Doanh nghiệp và về
phát triển kinh tế xã hội.
2. Lý luận chung về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1. Khái niệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là những Doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra các
sản phẩm vật chất và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội , và thu được lợi
nhuận. Các sản phẩm Doanh nghiệp tạo ra được người tiêu dùng chấp nhận , để đáp ứng
cho nhu cầu của mình. Các sản phẩm đó được gọi là kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những kết quả do doanh
nghiệp tạo ra mang lại lợi ích tiêu dùng cho xã hội, bao gồm là sản phẩm vật chất hoặc phi
vật chất.
* Những sản phẩm này phải phù hợp kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng xã
hội. Nó phải được người tiêu dùng chấp nhận.
* Sản phẩm vật chất do các doanh nghiệp sản xuất vật chất tạo ra làm tăng thêm của
cải vật chất cho xã hội.
Sản phẩm phi vật chất (Sản phẩm dịch vụ) không có hình thái cụ thể, không cân đo
đong đếm được. Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng thời. Việc tạo ra sản
phẩm dịch vụ góp phần làm cho cuộc sống ngày càng phong phú.
Từ khái niệm trên ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những
nội dung kinh tế sau:
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do lao động của doanh nghiệp tạo ra
đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng mà nhà nước quy định theo yêu cầu của người tiêu dùng.
Kết quả sản xuất kinh doanh đáp ứng được mọi yêu cầu của cá nhân và xã hội. Do
vậy sản phẩm của doanh nghiệp phải có giá trị sử dụng là sản phẩm tốt. Giá trị sử dụng của
sản phẩm phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn minh xã hội.
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo lợi ích cho người tiêu
dùng và doanh nghiệp. Do vậy chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp không vượt quá giới
hạn lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp và người tiêu dùng chấp nhận được. Lợi ích của doanh
nghiệp thể hiện ở chi phí sản xuất sản phẩm không vượt quá giá kinh doanh của doanh
nghiệp trên thị trường. Lợi ích của người tiêu dùng thể hiện ở khả năng thanh toán khi mua
hàng và mức chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang lợi ích kinh tế chung cho tiêu
dùng xã hội.
2.2. Đơn vị đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm vật chất.
Để đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có thể dùng đơn vị
hiện vật, hiện vật quy ước, hiện vật kép và đơn vị giá trị. Đơn vị hiện vật, hiện vật, hiện vật
kép đều bao hàm một lượng giá trị sử dụng của một sản phẩm. Lượng giá trị sử dụng này
được đo bằng một đơn vị hiện vật thông thường như: mét, kg, lít, chiếc, cái… và đơn vị
hiện vật kép như: km/h, tấn/h. Để tính kết quả sản xuất theo đơn vị giá trị, phải dựa trên cơ
sở giá cả của sản phẩm tính theo đồng tiền của một quốc gia cụ thể.
- Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ.
Kết quả sản xuất kinh doanh cũng được biểu hiện bằng hai loại đơn vị đo lường là
hiện vật và giá trị.
Kết quả kinh doanh dịch vụ đo lường bằng đơn vị hiện vật được tính theo số lần, số
ca, số vụ, số người được phục vụ.
Kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ đo lường bằng giá trị (tiền), vì không
có giá nhất định nên khi tính bằng tiền phải tính theo giá mà bên thuê sẽ nhận phục vụ đã
thoả thuận theo mỗi ca, mỗi vụ cụ thể.
2.3. Nguyên tắc tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
- Phải là kết quả của lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong
kỳ. Do vậy, các doanh nghiệp không tính vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp những kết quả thuê ngoài làm, những kết quả này do người làm thuê tính . Ngược
lại các doanh nghiệp được tính vào kết quả của mình các hoạt động làm thuê cho bên
ngoài.
Chỉ tính những kết quả đã hoàn thành trong kỳ báo cáo, chênh lệch sản phẩm chưa
hoàn thành (cuối kỳ - đầu kỳ).
- Được tính toàn bộ sản phẩm làm ra trong kỳ báo cáo như sản phẩm tự sản tự
tiêu(điện, than dùng trong doanh nghiệp sản xuất điện, than). Sản phẩm chính và phụ phẩm
nếu doanh nghiệp thu nhặt được (thóc, rơm, rạ trong nông nghiệp). Sản phẩm kinh doanh
tổng hợp của tất cả các công đoạn kinh doanh(A-Z).
- Chỉ tính những sản phẩm đủ tiêu chuẩn nằm trong khung chất lượng hợp tiêu
chuẩn Việt Nam. Do vậy, chỉ tính những sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ báo cáo,
đã qua kiểm tra chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định hoặc sản phẩm đã được
người tiêu dùng chấp nhận trong tiêu dùng.
- tính theo giá thị trường.
II. Một số vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty NASCO.
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO.
1.1. Thị trường của Công ty:
a. Thị trường (đầu ra) của Công ty
Thị trường hoạt động của Công ty tập trung chính tại cảng Hàng không quốc tế Nội
bài, hoạt động của Công ty luôn gắn chặt với sự phát triển của nhà ga và lưu lượng hành
khách đi và đến tại sân bay và các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc.
Sân bay quốc tế Nội bài là một trong ba Cảng hàng không quốc tế lớn nhất tại Việt
nam- đã được Chính phủ quy hoạch cải tạo và mở rộng để có khả năng phục vụ cho nhu
cầu ngày càng tăng của nhân dân, của các nhà đầu tư và khách du lịch đến Việt nam, số
lượng hành khách tăng lên, các tuyến đường bay mới được mở thêm là những cơ hội tốt để
Công ty mở rộng thị trường kinh doanh.
Công ty Dịch vụ Hàng Không Sân bay Nội bài là một doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch-khách sạn và vận tải. Như vậy hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty vừa mang đặc điểm của một doanh nghiệp dịch vụ, vừa mang đặc
điểm của một doanh nghiệp thương mại. Các hoạt động kinh doanh của Công ty cụ thể như
sau:
Hoạt động kinh doanh thương mại: Lĩnh vực kinh doanh chính là:
Kinh doanh hàng Bách hoá, hàng lưu niệm, kinh doanh ăn nhanh-giải khát, kinh
doanh nhà hàng ăn uống á-âu.
Đối tượng sử dụng dịch vụ là hành khách đi và đến Sân bay quốc tế Nội bài, khách đón
tiễn, khách tham quan và cán bộ, công nhân viên làm việc tại cảng Hàng không quốc tế
Nội bài. Tại các địa điểm có khách, tại khu vực cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đều có
hoạt động của lĩnh vực kinh doanh thương mại bao gồm:
- Ngoài khu vực sân đỗ ôtô: Tổ chức kinh doanh nhà hàng ăn uống giải khát, đối
tượng khách hàng của khu vực này là lái xe, khách đón tiễn nhân thân, đi và đến cảng
Hàng không quốc tế Nội Bài khi có thời gian chờ dài.
- Khu ga đến (quốc tế và nội địa) hoạt động kinh doanh thương mại diễn ra trong
khu cách ly, nơi mà khách đi máy bay đã làm xong thủ tục vào chờ lên tàu, ở khu vực này,
hành khách thường có thời gian chờ đợi lâu, có đủ thời gian để mua sắm. Công ty tổ chức
kinh doanh hàng Bách hoá tại khu cách ly nội địa, kinh doanh hàng souvenir tại khu cách
ly quốc tế, kinh doanh ăn nhanh giải khát tại khu nội địa và quốc tế.
Khu vực khác trong nhà Ga: Tổ chức kinh doanh nhà hàng tại tầng 4, khách hàng của
nhà hàng này rất đa dạng bao gồm hành khách đi và đến sân bay nội bài những người đi
đón, tiễn thân nhân, cán bộ nhân viên làm việc tại cảng Hàng không quốc tế Nội bài.
Kinh doanh dịch vụ khách sạn- du lịch: Đối tượng khách hàng chủ yếu là lượng
khách chậm nhỡ chuyến, phục vụ tiếp viên Hàng không của Việt Nam Airline theo hợp
đồng, khách vãng lai và cán bộ nhân viên trong khu vực Cảng Hàng không quốc tế Nội
bài.
Kinh doanh dịch vụ vận tải ôtô: Vận chuyển khách đi và đến sân bay quốc tế Nội
bài:
- Trong sân đỗ máy bay: Vận chuyển tổ lái, tiếp viên, khách F&C, khách hạng phổ
thông đối với những chuyến bay không sử dụng cầu ống lồng của nhà ga T1.
- Ngoài sân đỗ máy bay: Vận chuyển hành khách bằng Taxi, minibus, nội tỉnh và liên
tỉnh bằng hình thức bán vé định tuyến, hợp đồng.
Kinh doanh dịch vụ tổng hợp: Lĩnh vực kinh doanh chính là cung ứng các dịch vụ
công cộng tại Cảng hàng không quốc tế Nội bài và phục vụ hành khách hạng thương gia
tại Ga Hàng không Nội bài
- Trong khu vực cách ly nhà ga T1 ( quốc tế và nội địa ): Đối tượng khách hàng là
khách F&C của Việt Nam Airlines và một số hãng hàng không quốc tế khác.
- Ngoài nhà ga T1: Khách hàng là Cụm cảng hàng không miến Bắc (đối với dịch vụ
vệ sinh môi trường) và hàng khách qua Cảng hàng không quốc tế Nội bài ( đối với những
hoạt động khác).
Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty: Thực hiện các dịch vụ vận
chuyển và chuyển phát nhanh hàng hoá trong nước và quốc tế.
Thị trường hoạt động của Chi nhánh Công ty là cả ba miền Bắc- Trung – Nam và
chuẩn bị hướng tới thị trường quốc tế khi phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hoá và
chuyển phát nhanh quốc tế bằng đường hàng không, khách hàng của chi nhánh gồm:
- Đối với dịch vụ vận chuyển hàng hoá: Khách hàng là những tổ chức, cá nhân có
nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường Hàng không trong nước, quốc tế
- Đối với dịch vụ đại lý bán vé máy bay cho Việt Nam Airline: khách hàng là những
tổ chức, cá nhân có nhu cầu đi máy bay các tuyến nội địa và quốc tế của Việt nam Airlines.
- Dịch vụ vận chuyển nội cảng: khách hàng là những cơ quan đơn vị đóng trên địa
bàn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, khách hàng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh có nhu
cầu vận chuyển hàng hoá từ kho hàng hoá Nội Bài hoặc từ nơi khác đến kho hàng hoá Nội
Bài.
Kinh doanh hàng miễn thuế : Lĩnh vực kinh doanh là bán các mặt hàng miễn thuế
dưới hình thức các của hàng miễn thuế (Nội bài Duty free shop)
Khách hàng là những hành khách xuất cảnh hoặc nhập cảnh : khách hàng đi và đến
trên các chuyến bay quốc tế của Việt Nam Airlines (bán hàng miễn thuế trên máy bay).
b. Điều kiện kinh tế
Trong những năm qua quan hệ giữa Hàng không Việt nam với hàng không các nước
trong khu vực và trên toàn thế giới ngày càng được mở rộng. Do đó xuất hiện ngày càng
nhiều các hiệp định về Hàng không được ký kết với những dự định sẽ có những đường bay
trực tiếp từ Việt nam đi các nước châu Âu, Bắc Mỹ và một số nơi khác trên thế giới.
Việc mở rộng quan hệ hợp tác và các đường bay mới tới các nước sẽ làm cho lưu
lượng hành khách đi và đến Cảng hàng không Nội bài ngày càng đông hơn, sẽ mở ra triển
vọng lớn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chính sách mở cửa của nền kinh tế trong những năm qua đã thu được những thắng
lợi nhất định, điều đó đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong
việc lựa chọn chính sách kinh tế này. Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao ngày càng nhiều
với các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng quốc
tế, điều này đã giúp chúng ta có những thuận lợi nhất định để ổn định và phát triển nền
kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước ta trong những năm qua đạt ở mức độ cao
so với khu vực cũng như trên thế giới, cùng với chính sách kinh tế phù hợp chúng ta có
ngày càng nhiều các nhà đầu tư vào đất nước ta thực hiện đầu tư kinh doanh.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước thì ngành Hàng không Dân dụng Việt nam
có những cơ hội lớn cho thị trường khai thác nhu cầu đi lại của các nước trong khu vực
cũng như trên toàn thế giới. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh
doanh của Công ty trong thời gian tới.
Nhiệm vụ của Công ty chủ yếu là dịch vụ nên hầu như các loại hàng hoá đều phải
nhập trên thị trường trong và ngoài nước chủ yếu là: rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm, hàng
mỹ nghệ cao cấp, vàng bạc, đá quí, đồ điện tử và các loại hàng hoá tiêu dùng khác.
Ngoài ra các mặt hàng của Công ty khai thác là do các nhà cung cấp trong nước có uy
tín mà Công ty đã có hợp đồng mua bán thường xuyên như:
Sản phẩm mỹ nghệ sứ Hải Dương, gốm Đồng nai, Sơn mài Thành Lễ.
Sản phẩm bia, nước giải khát gồm có Công ty nước giải khát Quốc tế IBC, Tiger,
BGI, Lavi, Vinamilk, Heniken.
Sản phẩm thuốc lá: 555, Marlboro, Dunhill, Vinataba.
Sản phẩm rượu: Henessy, Chivasregl, Napoleon, Johnie Walker.
Sản phẩm điện gia dụng: Sony, Kenwood, Panasonic, Sanyo, Toshiba.
Các nhà cung cấp trong và ngoài nước do có uy tín sản phẩm có chất lượng cao, giá cả
ổn định nên có uy thế độc quyền trong kinh doanh tại cảng hàng không. Điều đó đã góp
phần thuận lợi vào thế cạnh tranh cho Công ty NASCO, nhưng qua đó chúng ta cũng thấy
rằng trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân và
doanh nghiệp trong Nhà nước cùng cạnh tranh với nhau trên một thị trường hàng hoá. Ví
dụ như: các mặt hàng mà Công ty phải nhập khẩu và liên doanh, các loại dịch vụ thì chịu
nhiều loại thuế theo qui định của Nhà nước, nhưng đối với các doanh nghiệp tư nhân hoặc
cá nhân thì họ lại trốn thuế Nhà nước do vậy giá cả của họ có phần rẻ hơn giá cả của Công
ty. Nhưng nhờ có thế độc quyền mà vì vậy Công ty đã đứng vững trên thị trường cạnh
tranh, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Nhằm đáp ứng được nhu cầu và chủ động trong kinh doanh, nguồn
nguyên vật liệu Công ty đã giao cho các Xí nghiệp trực tiếp tự cung ứng trên cơ sở chỉ đạo
của các phòng chức năng và ban Giám đốc Công ty.
Công ty NASCO có mối quan hệ kinh doanh với các đối tác trên thị trường trong và
ngoài nước và có uy tín trong ngành Hàng không. Dưới sự chỉ đạo của Cục Hàng không
Dân dụng Việt nam và Tổng Công ty Hàng không Việt nam do đó vị trí của Công ty hiện
nay được các khách hàng trong và ngoài nước biết đến, được nhiều nhà đầu tư cung cấp
vốn và hàng hoá.
Để đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính và sòng phẳng với bạn hàng về lâu dài mà đôi
bên cùng có lợi. Công ty đã áp dụng phương pháp gọi thầu, Công ty sẽ chọn mua sản phẩm
của các nhà cung ứng có giá cả thấp, với cất lượng cao và phương thức thanh toán tiện lợi
nhất theo thoả thuận hợp đồng.Ví dụ như: Nhóm hàng ô tô của Công ty là do mua bằng
vốn đầu tư sản xuất kinh doanh và mua chịu của liên doanh các Công ty ô tô trong và
ngoài nước, các trang thiết bị dịch vụ tổng hợp cũng được nhập từ nước ngoài về trên cơ
sở vay vốn đầu tư. Các mặt hàng của khối cửa hàng miễn thuế thì Công ty chỉ đạo ký hợp
đồng với các chủ hàng nước ngoài, một mặt liên doanh với các Công ty sản xuất hàng tiêu
dùng có tiếng trên thế giới để cung cấp kịp thời, đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng
hoá nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Các nhà cung cấp trong và ngoài nước do có uy tín sản phẩm có chất lượng cao, giá
cả ổn định nên có uy thế độc quyền trong kinh doanh tại cảng hàng không. Điều đó đã góp
phần thuận lợi vào thế cạnh tranh cho Công ty NASCO.
c. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty
Do đặc thù của các sản phẩm dịch vụ truyền thống nên Công ty NASCO có các đối
thủ cạnh tranh như: Các siêu thị và cửa hàng chuyên doanh thương mại, các khách sạn và
các loại ô tô ở thủ đô Hà nội, Công ty nằm cách trung tâm thủ đô khoảng 20Km nên cước
phí vận chuyển cho mọi mặt hàng dịch vụ cung cầu của Công ty đều có chi phí vận chuyển
cao, thực hiện dự trữ bảo quản tốn kém hơn so với một số doanh nghiệp ở nội thành. Một
số mặt hàng kinh doanh của khối cửa hàng miễn thuế có chất lượng cao song lại phải nhập
theo giá liên doanh nên về mặt giá cả có cao hơn so với giá thị trường tự do bên ngoài.
Các tổ chức trong nước cũng như nước ngoài đã mở ra một loạt các dịch vụ kinh
doanh với các loại hình dịch vụ giống như của Công ty. Vì vậy Công ty đã vấp phải sự
cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ với khả năng tài chính cũng như thế lực hùng mạnh
của họ trên thị trường .
Với nghiệp vụ kinh doanh vận tải hành khách Công ty cũng đã đứng trước những khó
khăn nhất định do có nhiều chủ xe tư nhân không chịu sự quản lý của Nhà nước về giá
cũng như thuế, vì thế cho nên họ có khả năng chiếm lĩnh thị trường vận tải hành khách.
Đây là sự biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh.
1.2. Sản phẩm của Công ty.
* Sản phẩm của Công ty là sản phẩm dịch vụ thương mại Hàng không có những nét
đặc thù riêng và nó được tiêu thụ đều tại khu vực sân