- về mặt nhà nước:
Quyền hạn quyền lực thường đi đôi với tham nhũng. Tham nhũng là hành vi của những người có chức có quyền, khi thực hiện hành vi tham nhũng thì ngưới có chức, có quyền thường lợi dụng chức quyền của mình để phạm tội. đây là mặt tiêu cực trong bộ máy nhà nước ta hiện nay. Việc sử dụng quyền lực không đúng mục đích làm cho một bộ phận nhưng cán bộ nhà nước sa ngã và làm cho bộ máy nhà nước bị vấy bẩn. vì vậy vấn đề này cần được giải quyết triệt nhằm làm trong sạch bộ máy nhà nước, tạo lòng tin trong nhân dân và đất nước ngày càng giàu mạnh.
19 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2754 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích việc sử dụng quyền hạn, quyền lực của ông Bùi Tiến Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo Dục Và Đào Tạo
Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
Bộ môn Phương Pháp Lãnh Đạo
Đề tài: Phân tích việc sử dụng quyền hạn – quyền lực của ông Bùi Tiến Dũng
GVHD: th.s NGUYỄN THÀNH TÍN
Nhóm: SUNNY
Trần Duy Hoài 07066013_QT02
Trần Thị Lan Anh 07066123_QT02
Lê Hồng Nhung 07065956_QT01
TP.HCM 11/2010
MỤC LỤC
Mở Đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận của quyền hạn quyền lực
Các khái niệm
Phân loại
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền hạn và quyền lực
Chương 2: phân tích tình hình, thực trạng của việc sử dụng quyền hạn – quyền lực của Bùi Tiến Dũng
2.1 Tiểu sử về Bùi Tiến Dũng
2.2 Việc sử dụng quyền hạn – quyền lực của Bùi Tiến Dũng
2.3 đánh giá-nhận định
Chương 3: các giải pháp đề xuất
3.1 mục tiêu của việc sử dụng quyền hạn – quyền lực
3.2 các giải pháp sử dụng quyền hạn – quyền lực đúng mục đích
3.3 kiến nghị( giải pháp hỗ trợ hay )
3.4 bài học kinh nghiệm
Kết luận
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
về mặt nhà nước:
Quyền hạn quyền lực thường đi đôi với tham nhũng. Tham nhũng là hành vi của những người có chức có quyền, khi thực hiện hành vi tham nhũng thì ngưới có chức, có quyền thường lợi dụng chức quyền của mình để phạm tội. đây là mặt tiêu cực trong bộ máy nhà nước ta hiện nay. Việc sử dụng quyền lực không đúng mục đích làm cho một bộ phận nhưng cán bộ nhà nước sa ngã và làm cho bộ máy nhà nước bị vấy bẩn. vì vậy vấn đề này cần được giải quyết triệt nhằm làm trong sạch bộ máy nhà nước, tạo lòng tin trong nhân dân và đất nước ngày càng giàu mạnh.
về mặt cá nhân:
bùi tiến dũng là một nhân vật đi từ thấp lên cao rất nhanh chóng, con đường thăng tiến của bùi tiến dũng ít gặp trở ngại gì lớn. và khi đã có trong tay quyền lực thì bùi tiến dũng sử dụng nó rất là hiệu quả và ngày càng bành trướng nó. Cách sử dụng quyền lực của ông này rất khôn ngoan: vừa làm vừa lòng cấp trên , vừa làm cấp dưới phục tùng mệnh lệnh. Ông này sử dụng quyền lực một cách rất độc đoán và điều này đã đưa đến cái kết buồn cho ông ta.
quyền lực là không có giới hạn
đối tượng:
Bùi Tiến Dũng: tổng giám đốc PMU-18
Chương 1: cơ sở lí luận của quyền hạn và quyền lực
các khái niệm
quyền lực: là khả năng gây ảnh hưởng đến người khác
quyền hạn: là quyền theo vị trí, chức vụ cho phép
Các yếu tố của quyền lực:
a.Quyền lực vị trí:
- Quyền hạn do hệ thống tổ chức quy định chính thức.
- Quyền được kiểm soát tất cả các lĩnh vực của tổ chức.
- Quyền được khen thưởng và trừng phạt.
- Quyền được kiểm soát và phân phối thong tin.
- Quyền kiểm soát môi trường làm việc của tố chức.
b. Quyền lực cá nhân:
-Do năng lực kinh nghiệm bản thân.
-Do quan hệ giao tiếp và quen biết.
-Do uy tín của bản thân,phẩm chất cá nhân.
c. Quyền lực chính trị:
- Quyền kiểm soát quá trình ra quyết định.
- Quyền lien kết giữa cá nhân và tổ chức khác.
- Quyền hợp tác,liên minh.
1.2 phân loại quyền lực
- quyền lực tưởng thưởng: khen thưởng bằng tiền hoặc sự đánh giá, khen thưởng, tạo thuận lợi trong công việc
- quyền lực cưỡng bách: trừng phạt về vật chất và tinh thần như cúp lương, cách chức, sa thải…
- quyền lực chính thức: là quyền hành cho người nắm giữ một chức vụ nào đó trong hệ thống cấp bậc chính thức
- quyền lực chuyên môn: quyền lực tưởng thưởng và sử dụng kiến thức tác động lên người khác
- quyền lực tôn phục: cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh cấp trên
Để sử dụng quyền lực có hiệu quả cần lưu ý:
- Quyền lực được tạo thành và có thể mất đi trong thời gian nhất định.
-Để đánh giá thành công trong sử dụng quyền lực, có 2 tiêu chí:+ Sự thỏa mãn của đối tượng.
+ kết quả cuối cùng mà tổ chức đạt được.
1.3 các yếu tố ảnh hưởng đến quyền hạn và quyền lực
- vị trí, chức vụ của người sử dụng quyền hạn quyền lực trong tổ chức
- các yếu tố của môi trường làm việc
- các yếu tố xã hội, kinh tế, văn hóa
- bản chất của người sử dụng quyền hạn, quyền lực
- các yếu tố như đặc điểm, tính chất của công việc
- cấp trên và cấp dưới
- kiến thức, kỹ năng của người sử dụng quyền hạn quyền lực
- tiền tài và địa vị xã hội
- yếu tố con người
Chương 2: phân tích tình hình, thực trạng của việc sử dụng quyền hạn – quyền lực của Bùi Tiến Dũng
2.1 tiểu sử về BÙI TIẾN DŨNG
Bùi Tiến Dũng (sinh năm 1959), là con trai thiếu tướng Bùi Bá Bổng từng chiến đấu ở chiến trường tây nam. Bùi Tiến Dũng đã đi bộ đội, sau khi giải ngũ thì đời sống rất khó khăn, phải làm thêm vất vả. Cuộc đời ông thay đổi từ khi được vào làm việc tại Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, rồi được điều sang Ban Quản lý dự án 18 (PMU-18) thuộc Bộ này. Ông thăng tiến rất nhanh, làm phó văn phòng, rồi phó tổng giám đốc.Từ năm 1998 ông là tổng giám đốc PMU-18.
Tháng 1 năm 2006, Bùi Tiến Dũng bị bắt giữ và cáo buộc đã cá độ bóng đá với số tiền trên 1,8 triệu đô la. Cơ quan điều tra Bộ Công an đã tìm thấy tài liệu trong máy tính của trùm cá độ cho thấy trên 200 nhân viên đã tham gia cá độ. Những thông tin công bố sau đó của công an và báo chí cho thấy chân dung một tay chơi sành sỏi: nhậu nhẹt, đánh bạc, bao gái. Mặc dù vụ án vẫn đang được điều tra, nhưng dư luận rộng rãi cho rằng nguồn tiền ăn chơi đó chỉ có thể là tiền tham nhũng.
Ngày 7 tháng 8 năm 2007, Toà án Nhân dân Hà Nội đã tuyên án Bùi Tiến Dũng 13 năm tù vì hai tội danh: đánh bạc và đưa hối lộ. Bùi Tiến Dũng còn bị phạt 50 triệu đồng tội đánh bạc và một tỷ đồng. chiều 3/8, TAND TPHN tuyên phạt nguyên Tổng Giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng 3 năm tù về tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Như vậy, Bùi Tiến Dũng sẽ phải thi hành hình phạt chung là 16 năm tù.
2.2 Việc sử dụng quyền hạn – quyền lực của Bùi Tiến Dũng
Con đường lên hương của Bùi Tiến Dũng phải kể từ cuối năm 1993 khi PMU18 được thành lập và ông Nguyễn Việt Tiến - “sếp” của Dũng khi đó - là lãnh đạo Vụ Kế hoạch - đầu tư đang ngấp nghé chức tổng giám đốc PMU18.
Từ một anh chuyên viên chạy việc của Bộ GTVT, Dũng được sếp cất nhắc và nhanh chóng trở thành Chánh văn phòng PMU18.Với quyền uy của mình, Dũng đã tạo dựng danh tiếng trong giới đầu tư xây dựng đường bộ.
Đến giữa năm 1995, Dũng “nhảy” sang làm trưởng phòng kinh tế - kế hoạch của PMU18, rồi leo dần lên chiếc ghế Phó Tổng Giám đốc PMU18. Năm 1998, khi “sếp tổng” thời đó là ông Nguyễn Việt Tiến thăng quan lên làm thứ trưởng Bộ GTVT, Bùi Tiến Dũng cũng nhanh chóng được cất nhắc lên chức Tổng Giám đốc PMU18.
Bùi Tiến Dũng được mệnh danh là một Tổng Giám đốc “thét ra lửa”, quyền uy nhất của Bộ GTVT. Nắm giữ cương vị lớn, có chức và có quyền, Bùi Tiến Dũng bắt đầu việc thu về cho mình những khoản lợi kếch xù từ nguồn hoa hồng của các dự án và các doanh nghiệp “sân sau”.
Ra uy, thể hiện là con người quyền lực trên đồng tiền
Có lần ngồi xem bóng đá, Dũng đã cá với một đệ tử: “Nếu tao hút thuốc, tao mất mày 10.000 USD, tao thua thì mày mất ngược lại”. Tưởng rằng đàn em sẽ mất 10.000 USD vào tay “đại ca” nhưng khi trận đấu chỉ còn vài phút là hết giờ, đội của Dũng cầm chắc phần thắng, Dũng “tổng” bình thản rút thuốc ra hút và “vẩy tay” 10.000 USD cho đàn em.
Tiền nhiều, lại tự do vì đã ly thân với vợ, Dũng lao vào chơi cờ bạc. Thú chơi mà Dũng ham mê nhất là cá độ bóng đá. Chẳng thế mà cho đến khi bị bắt, theo số liệu của cơ quan điều tra, Dũng đã “nướng” khoảng 7 triệu USD vào tiền cá độ bóng đá.
Cờ bạc chưa đủ, Dũng quay ra săn đón các người đẹp và người mẫu nổi tiếng. Với cô người mẫu đầu tiên, Dũng đã vung tay trang bị cho cô nàng cả một nhà hàng nhưng sau đó cô nàng “chân dài” này đã bỏ đi nước ngoài cùng một anh chàng Đài Loan.
Tiếp sau đó, Dũng cặp kè với Trang, một cô nàng “chân dài” khác và thưởng cho nàng một quán cà phê PN trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) để nàng kiếm kế sinh nhai. Không lâu sau, Dũng “tổng” lại cặp kè với một cô ca sĩ khá mặn mà.Cơ quan điều tra đã xác định cô ca sĩ này được Dũng tặng một ngôi biệt thự vườn rộng tới hơn 271m2.
Hành xử kiểu xã hội đen
Bùi Tiến Dũng có máu giang hồ, dễ nóng mặt và có thể sử dụng nắm đấm để giải quyết công việc. Chuyện còn đang được điều tra nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi thì từ những năm đầu thành lập, PMU18 đã nổi tiếng về những quả đấm và chuyện dao kiếm.
Cụ thể, đêm 15/8/1994, Bùi Tiến Dũng cùng “sếp” là ông Nguyễn Việt Tiến và sáu cán bộ khác của PMU18 đến ăn nhậu tại nhà hàng Thu Hằng (ở số 2 đường Bưởi, Q.Ba Đình, Hà Nội). Do lời qua tiếng lại về phục vụ, Dũng và “sếp” đã đòi chủ nhà hàng mang vợ ra “hầu” và tất nhiên là nảy sinh va chạm.
Ông Nguyễn Văn Hiền (chủ nhà hàng) bị mấy anh PMU18 đánh gãy hai răng. Còn “dân chơi” PMU18 phải về phường ngồi tường trình. Vụ việc sau đó chìm xuồng do các bên tự thu xếp... hòa giải nhau với giá trị bồi thường 5 triệu đồng.
Đêm 12/2/1996, sau cuộc liên hoan “hoành tráng” vào ngày “ông Công, ông Táo”, Bùi Tiến Dũng (khi đó là chánh văn phòng PMU18) và Tổng Giám đốc Nguyễn Việt Tiến cùng một số cán bộ PMU18 đến quán phở số 2 Nguyễn Du (Hà Nội) ăn đêm. Sau khi ăn xong, do tranh chấp về taxi với đám cave bàn bên cạnh, hai bên đã đánh nhau.
Khi bị triệu tập về phường, những “hảo hớn” PMU18 còn tiếp tục gây sự, hành hung công an phường, dẫn đến vụ việc suýt bị khởi tố hình sự. Tuy nhiên, không hiểu bằng cách nào và vì lý do gì vụ việc này lại bị chìm xuồng giống như vụ đánh nhau ở đường Bưởi.
Lợi dụng quyền lực cũng là tố chất của đàn em
Nội bộ PMU18 cũng xảy ra những vụ thanh toán bằng dao kiếm. Có ít nhất hai vụ chém cán bộ của PMU18 bị nghi ngờ liên quan đến Phạm Tiến Dũng (tức Dũng “con”, đàn em của Dũng “tổng”).
Đầu tiên là ông Hải, cán bộ phòng kế hoạch của PMU18, trên đường đi làm bị chém đứt động mạch máu, phải đi cấp cứu bệnh viện. Phi vụ dằn mặt này được dư luận cho rằng vì ông Hải ngấp nghé chức vụ nào đó của phòng kế hoạch, tranh đấu với Phạm Tiến Dũng nên bị “xử lý”.
Năm 2002, trưởng phòng kỹ thuật của PMU18 Đỗ Ngọc Trung trên đường đi làm về cũng bị hai đối tượng lạ mặt đi xe máy chém một nhát và phải nằm viện nửa tháng trời. Vụ việc xảy ra khi ông Trung phát hiện những sai phạm trong việc thi công cầu Phả Lại do Phạm Tiến Dũng quản lý và có kiến nghị lên lãnh đạo về chất lượng cầu.
Phó tổng giám đốc PMU18 Dương Đình Thoàn còn “gấu” hơn, đánh nhân viên của PMU18 ngay tại trụ sở của đơn vị này.
Nhưng đáng chú ý là vụ Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Thế Minh bị ném gạch đến vỡ kính ô tô.Nhiều người cho rằng đây là “lời cảnh cáo” đối với ông Minh.Thời điểm này, ông Minh là Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực thanh tra của Bộ GTVT.
Theo tìm hiểu vụ việc này có liên quan đến PMU18 và khi đó Bùi Tiến Dũng cũng đã nhận được một sự nhắc nhở “kín đáo”.
Lợi dụng quyền hạn, quyền lực để phạm tội
Dự án giao thông nông thôn 2 là dự án khôi phục 1.820 đường nông thôn, bao gồm 7.600km và 1.029 cầu, thực hiện tại 40 tỉnh thành. Dự án kết thúc năm 2006. Dự án nâng cấp mạng lưới đường quốc lộ và quản lý tài sản là dự án bao gồm bảo trì 1.100km và nâng cấp hơn 600km đường quốc lộ tại Việt Nam.
Qua những con đường và cây cầu tiêu tốn hàng ngàn tỷ vừa xây xong đã nứt lún, lồi lõm, hư hỏng, với con mắt người dân thường cũng nhận thấy sự khuất tất, cấu kết giữa cơ quan chủ đầu tư PMU 18 – Bộ GTVT với các nhà trúng thầu để bòn rút lớn công quỹ.
PMU18 tiếp tục được Bộ GTVT giao cho làm chủ đầu tư, thực hiện các dự án cầu trên QL1 - giai đoạn 1, cầu Bãi Cháy với tổng số vốn lên đến hơn 4.200 tỉ đồng. Tháng 4-1998, TGĐ Nguyễn Việt Tiến được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ GTVT, toàn bộ công việc quản lý PMU18 được bàn giao cho một cán bộ được coi có năng lực nhất của ban, đó chính là “con bạc triệu đô” Bùi Tiến Dũng.
Khi ông Tiến lên làm thứ trưởng Bộ GTVT, PMU18 như được “chắp cánh” với hàng loạt các dự án béo bở khác, nguồn vốn thực hiện từ hàng trăm đến hàng ngàn tỉ đồng, kể cả vốn đầu tư trong nước hay viện trợ phát triển (ODA). Điển hình là dự án các cầu trên QL1 giai đoạn II-3 với tổng vốn 2.122 tỉ đồng; khôi phục các cầu QL1 giai đoạn III có tổng vốn 1.485 tỉ đồng; dự án giao thông nông thôn 2 (WB2): 2.439 tỉ đồng; dự án xây dựng QL3 Hà Nội - Thái Nguyên” 3.523 tỉ đồng...
Hằng năm, PMU18 giải ngân từ 2.000-2.500 tỉ đồng và được xếp hạng “siêu ban” không chỉ riêng trong Bộ GTVT mà đối với cả các ban quản lý của những ngành khác trong cả nước.Ngay PMU1 vốn là một “siêu ban” của Bộ GTVT cũng phải về nhì khi một năm chỉ giải ngân được khoảng 1.700 tỉ đồng.
Sự giàu có của PMU18 không phải chỉ là chuyện đồn đại trong Bộ GTVT mà là chuyện có thực khi đơn vị này còn hào phóng đến mức cho một ban quản lý khác mượn đến cả tỉ đồng để trả lương cho cán bộ trong khi trông chờ bộ cấp phát dự án.
Từ năm 1998 đến năm 2005, Bùi Tiến Dũng đã cho mượn, sử dụng sai mục đích 7 ô tô.Ngoài ra, ông Dũng còn sử dụng không đúng tiêu chuẩn, định mức hai chiếc Mercedes E240 và Toyota Carmy 3.0
Theo giám định của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an, việc cho mượn và sử dụng 9 chiếc ô tô trên gây thiệt hại gần 2,7 tỷ đồng của Nhà nước. Bùi Tiến Dũng bị Viện KSND Tối cao truy tố về tội “Cố ư làm trái”.
Vụ 1A - Viện KSND Tối cao cách đây vài ngày đã yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra xem xét, khởi tố thêm một số đối tượng có liên quan đến hành vi đánh bạc xảy ra tại đảo Tròn (vụ 22 chiến sĩ Công an Hà Nội đánh bạc) do Bùi Quang Hưng làm chủ.
Hối lộ chiến lược
Qua sự việc các ông Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng cho mượn vô tội vạ và cho mượn vô hạn hàng chục xe hơi đắt tiền tới khắp các cơ quan nhà nước (mà núp sau đó là các cá nhân cụ thể), qua việc tổng giám đốc của Vietnam Airlines (VNA) hạ bút tài trợ hàng tỉ đồng cho con của các quan chức cao cấp đi học thì khái niệm về hối lộ nên có thêm một từ mới. Đó là hối lộ chiến lược.
Bùi Tiến Dũng còn dùng tiền công quĩ để chi xài cho hàng loạt quan chức ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực để đầu tư cho sự đồng tình hay hỗ trợ để che chắn khi cần phải “chạy” ghế, “chạy” việc hay “chạy” tội về sau... Một khi trình độ hối lộ, tham nhũng đã trở nên tinh vi, sản phẩm hối lộ trở nên đa dạng gồm cả đầu tư cho cơ hội nắm giữ quyền lực hay bổ nhiệm cán bộ vào các vị trí vây cánh...
Các mối quan hệ quyền lực
Không phải ngẫu nhiên mà Bùi Tiến Dũng và PMU 18 lắm của nhiều tiền đến vậy. Theo điều tra ban đầu của cơ quan chức năng, PMU18 đã “ăn” tiền hoa hồng 5-15% của hàng loạt các dự án đã “ưu ái” cho các nhà thầu.
Mối quan hệ của Bùi Tiến Dũng và PMU18 với Bộ GTVT được coi như quan hệ giữa bên A và bên B. Trong đó, Bộ GTVT chính là bên A, có quyền ban phát các dự án nào đó cho bên B. Có thể nói Bộ GTVT đã giao PMU18 quá nhiều dự án trong khi không ít ban quản lý khác không có dự án hoặc chỉ lèo tèo một vài dự án.
Mối quan hệ mật thiết giữa PMU18 với Bộ GTVT ngày càng phát triển khi ông Nguyễn Việt Tiến trở thành thứ trưởng. Hơn thế nữa, mối quan hệ này không chỉ dừng lại ở bên A hay bên B mà thực chất Bộ GTVT chính là “cha đẻ” ra PMU18.
Không có quan hệ ruột thịt với Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến nhưng Bùi Tiến Dũng đã có những mối “quan hệ” đặc biệt với sếp khi còn là chánh văn phòng của PMU18. Từ đó, những dự án “hái ra tiền” đã được hình thành...
Với mô hình tổ chức quản lý dự án của PMU 18, lãnh đạo cấp phòng được trao quyền lực quá mức, dễ dẫn đến sự lộng hành khó kiểm soát. Với sự lộng hành đó, những hành vi "bóp nặn" trắng trợn nhà thầu hoặc "gửi" thầu phụ quen thân bắt nhà thầu chính nuôi nấng đã xảy ra trong quá trình thực hiện các dự án...
Không phải ngẫu nhiên vụ án đánh bạc (cá độ bóng đá), cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, hối lộ và nhận hối lộ lại liên quan một loạt nhân vật của PMU 18 (Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng Giám đốc kiêm Bí thư éảng ủy; Phạm Tiến Dũng, nguyên Trưởng phòng kế hoạch; Vũ Mạnh Tiên, nguyên Phó Văn phòng; Dương Mạnh Hoa, lái xe riêng của Bùi Tiến Dũng). Phải chăng đây là mối quan hệ người đứng đầu - nhân viên hoặc "ê-kíp hợp cạ" thông thường, hay là một phần của đường dây moi tiền, sử dụng tiền của các dự án để tiêu xài và hối lộ để leo cao?
Mối quan hệ với sếp lớn
Việc ông Dũng được đề bạt làm tổng giám đốc của PMU 18 - BQL “giàu nhất” Bộ GTVT - năm 1998 cho thấy tiềm lực khá mạnh của ông ta và ông “sếp” đứng phía sau.
Trước đó, đã từng xảy ra một vụ xì-căng-đan liên quan đến “sếp lớn” này, khi cả hội rủ nhau đi bia “ôm” tại một nhà hàng karaoke có tiếng ở đường Bưởi, quận Ba Đình, Hà Nội. Ông “sếp” háu gái (nhưng khó tính) này bắt chủ quán phải đổi tới 3 nữ tiếp viên mà vẫn không chọn được cô nào vừa ý. Khi chủ quán cằn nhằn một đôi câu “phạm thượng”, lập tức bị “sếp” này mắng té tát.
Lời qua tiếng lại, khiến ông “sếp” nóng gáy vung ngay một đấm vào giữa mồm, làm chủ quán rụng luôn 2 răng cửa. Vụ xô xát này khiến cơ quan công an phải vào cuộc và Bùi Tiến Dũng phải ra tay dàn xếp, đưa một đối tượng khác ra chịu tội thay cho ông “sếp” nóng tính trên.
Sử dụng đàn em
Dũng “tổng” bị cáo buộc đã “gật đầu” cho Dũng “con” và các cán bộ dưới quyền lập khống danh sách trả lương cán bộ tư vấn trong quá trình thực hiện dự án cầu Bãi Cháy để rút tiền công bỏ túi. Theo hợp đồng, đại diện chủ đầu tư được sử dụng 50 cán bộ tư vấn bổ sung cho 3 gói thầu trong dự án.
Dũng “con” với vai trò là trưởng phòng kinh tế - kế toán khi đó đã được bật đèn xanh để dụng chiêu lập khống danh sách 8 nhân viên tư vấn tại gói thầu BC 2, 18 nhân viên khác ở 2 gói thầu BC 1 và BC 3.
Bảng lương cho những vị trí “ma” này vẫn được lập suốt gần 4 năm (từ tháng 8/2003 đến tháng 2/2007) và toàn bộ số tiền chi trả trên 3,4 tỷ đồng đã được rút êm để chia chác. Dũng “tổng” trực tiếp duyệt chi quá nửa số tiền này. 10 cán bộ dính tội tham ô tài sản, người ít nhất cũng chiếm hưởng hơn 10 triệu đồng, người nhiều nhất được chia hơn 365 triệu đồng từ khoản “ăn dưng” trên.
2.3 đánh giá-nhận định
Nếu cơ quan Công an không tình cờ phát hiện “con bạc triệu đô” Bùi Tiến Dũng, thì có lẽ các vụ bê bối tày đình ở PMU18 – Bộ Giao thông Vận tải trong nhiều năm qua sẽ êm xuôi.
Những con đường chiến lược và những cây cầu - công trình thế kỷ, hạ tầng cơ sở đất nước sẽ còn tiếp tục phải chi hàng tỷ, tỷ đồng công quỹ để duy tu sửa chữa.
Và nếu cơ quan công an không kịp thời phát hiện “con bạc triệu đô” ấy, chắc hẳn vị Thứ trưởng Bộ GT-VT, “sếp” o bế Dũng “tổng” và là người từng đứng đầu sau đó bảo trợ cho cái “ê kíp ma quái” ở PMU 18 vẫn yên vị đàng hoàng trên ghế ủy viên Ban cán sự Đảng và Bí thư Đảng ủy Bộ GTVT.
Ngoài ra, ông Nguyễn Việt Tiến còn có chân trong Đảng ủy khối các cơ quan kinh tế Trung ương.Tất cả các cương vị trên của ông này đều được các Đại hội Đảng bộ Bộ GTVT và Đại hội Đảng bộ khối các cơ quan kinh tế Trung ương mới diễn ra gần đây nhất bầu cử nên.Nghe đâu, ông ta còn được dự kiến thăng tiến hơn nữa.
Chương 3: các giải pháp - đề xuất
3.1 mục tiêu của việc sử dụng quyền hạn – quyền lực
- Sử dụng quyền hạn , quyền lực đúng với phạm vi cho phép
- Không lạm dụng quyền lực cho các mục đích cá nhân gây ảnh hưởng tới lợi ích nhà nước
- không nên dùng quyền lực để áp chế dân, thách thức công luận
- Hướng đến lợi ích của nhân dân, lợi ích nhà nước
- Không nên sử dụng quyền lực một cách độc đoán, coi trọng quyền lực mà bản thân đang có
3.2 các giải pháp sử dụng quyền hạn – quyền lực đúng mục đích
- Sử dụng quyền lực khôn ngoan, dạy cấp dưới cách sử dụng quyền lực
- Sử dụng quyền lực theo vị trí
- Không nên sử dụng quyền lực để tiến thân, đoạt quyền lực, tiền bạc
- Liệu cơm gắp mắm trong việc sử dụng quyền lực
- Không nên bỏ qua tiêu chí phẩm chất cán bộ
- Không nên quá nặng về mục đích được việc
3.3 kiến nghị( giải pháp hỗ trợ hay )
Các chiến lược gây ảnh hưởng nhằm tạo quyền lực cho nhà lãnh đạo:
- Chiến lược thân thiện: Gây thiện cảm với người khác để họ nghĩ tốt về mình, nhưng vẫn giữ được bản chất cá nhân,tránh trở nên xua nịnh,giả tạo…
- Chiến lược trao đổi: Thương lượng, giải quyết vấn đề trên cơ sở “hai bên cùng có lợi”, vừa hợp tác vừa tìm hiểu thêm đối phương.
- Chiến lược đưa ra lý do: Đưa ra các thông tin, luận cứ…để thuyết phục và bảo vệ ý kiến của mình.
-Chiến lược quyết đoán: Sẵn sang đưa ra quyết định táo bạo, nhanh chóng khi gặp khó khăn.
-Chiến lược tham khảo cấp trên: Ghi nhận và xin ý kiến cấp trên,vừa tích lũy kinh nghiệm,vừa tạo thiện cảm và ấn tượng với cấp trên (tranh thủ ý kiến của cấp dưới)
-Chiến lược liên minh: Sử dụng, hợp tác với người khác nhằm tạo uy tín cho mình.
-Chiến lược trừng phạt: Rút bớt