Đề tài Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang

Kiên Giang có nhiều tiềm năng cho ngành thủy sản phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hàng năm ngành này đã đóng góp vào GDP của Tỉnh một tỷ lệ khá lớn: năm 1994 là 12,53%, năm 1995 10,82%, năm 1996 là 9,69% và năm 1997 là 9,95% [1, 42]. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, những năm qua kinh tế tư nhân phát triển khá mạnh, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành thủy sản ở Kiên Giang. Kinh tế tư nhân có nhiều kinh nghiệm khai thác, chế biến thủy sản, có khả năng thu hút v ốn, công nghệ thông qua thân nhân ở nước ngoài. Mặt khác, kinh tế tư nhân rất linh hoạt, nhạy bén với cơ chế thị trường, phù hợp với nghề cá nhân dân hiện nay. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong ngành thủy sản ở Kiên Giang là những doanh nghiệp mạnh so với các tỉnh trong cả nước, nhưng năm 1997 chỉ đóng góp vào GDP của tỉnh có 2,93%, trong khi đó kinh tế tư nhân đóng góp 9,95% [1, 46]. Tuy v ậy, do ảnh hưởng của tư duy cũ nên trong nhận thức một số cán bộ còn xem nhẹ vai trò kinh tế tư nhân, thậm chí còn những ý kiến trái ngược nhau. Trong cơ chế, chính sách còn những mặt bất cập, thiếu đồng bộ, vì thế kinh tế tư nhân chưa phát huy hết vai trò của nó. Đã đến lúc cần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân để nhằm hoạch định chính sách phù hợp, phát huy n ăng lực của nó trong phát triển ngành thủy sản ở Kiên Giang. Chính vì vậy, “Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang" được chọn làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.

pdf71 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang Mở Đầu 1. Tính Cấp Thiết Của Đề Tài Kiên Giang có nhiều tiềm năng cho ngành thủy sản phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hàng năm ngành này đã đóng góp vào GDP của Tỉnh một tỷ lệ khá lớn: năm 1994 là 12,53%, năm 1995 10,82%, năm 1996 là 9,69% và năm 1997 là 9,95% [1, 42]. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, những năm qua kinh tế tư nhân phát triển khá mạnh, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành thủy sản ở Kiên Giang. Kinh tế tư nhân có nhiều kinh nghiệm khai thác, chế biến thủy sản, có khả năng thu hút vốn, công nghệ thông qua thân nhân ở nước ngoài. Mặt khác, kinh tế tư nhân rất linh hoạt, nhạy bén với cơ chế thị trường, phù hợp với nghề cá nhân dân hiện nay. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong ngành thủy sản ở Kiên Giang là những doanh nghiệp mạnh so với các tỉnh trong cả nước, nhưng năm 1997 chỉ đóng góp vào GDP của tỉnh có 2,93%, trong khi đó kinh tế tư nhân đóng góp 9,95% [1, 46]. Tuy vậy, do ảnh hưởng của tư duy cũ nên trong nhận thức một số cán bộ còn xem nhẹ vai trò kinh tế tư nhân, thậm chí còn những ý kiến trái ngược nhau. Trong cơ chế, chính sách còn những mặt bất cập, thiếu đồng bộ, vì thế kinh tế tư nhân chưa phát huy hết vai trò của nó. Đã đến lúc cần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân để nhằm hoạch định chính sách phù hợp, phát huy năng lực của nó trong phát triển ngành thủy sản ở Kiên Giang. Chính vì vậy, “Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang" được chọn làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế. 2. Tình Hình NGHIÊN Cứu Đề Tài Nhìn một cách khái quát, phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta được nhiều nhà khoa học quan tâm, đã có nhiều bài viết đăng tải trên nhiều tạp chí, sách, báo. Các văn kiện của Đảng, Nhà nước nói đến rất nhiều trong đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhưng tất cả đều nghiên cứu ở góc độ phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân nói chung. Trong ngành thủy sản, đã có luận án TS của Nguyễn Thị Hồng Minh về đề tài: “Phát huy năng lực các thành phần kinh tế trong công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996. Trong luận án này có đề cập đến thành phần kinh tế tư nhân, nhưng chỉ đi sâu phân tích thành phần kinh tế này trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu, chứ chưa nghiên cứu nó trong các lĩnh vực khác của nghề cá. Ngoài ra, Bộ Thủy sản với sự trợ giúp của Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch tại Hà Nội, cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát về các ảnh hưởng của quá trình đổi mới lên sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam mà trọng tâm là sự ảnh hưởng của quá trình đổi mới lên các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong ngành thủy sản; và một số bài viết của TS Tạ Quang Ngọc, TS Hồ Xuân Thông, TS Nguyễn Văn Kỷ... Nhưng những đề tài và bài viết này chỉ nghiên cứu năng lực kinh tế tư nhân nói chung đối với nghề cá Việt Nam. Việc nghiên cứu phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang vẫn còn là mảnh đất trống, chưa có đề tài nào nghiên cứu. 3. Mục Đích Nhiệm Vụ Và Giới Hạn Của Luận VĂN 3.1. Mục đích, nhiệm vụ Luận văn nhằm mục đích: Khẳng định rõ hơn vai trò kinh tế tư nhân, làm luận cứ khoa học cho việc đề xuất những phương hướng giải pháp phát huy năng lực của nó trong phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Kiên Giang. Với mục đích đó đề tài có những nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vai trò kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang - Đánh giá thực trạng kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta. Tìm ra những vấn đề cần giải quyết để kinh tế tư nhân phát huy năng lực của nó. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang. 3.2. Giới hạn của luận văn Luận văn lấy đối tượng là kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang từ năm 1996 đến nay chứ không nghiên cứu ở những ngành khác. 4. Những Đóng Góp Mới Về Mặt KHOA Học Của Luận VĂN Luận văn vận dụng những lý luận chung vào việc giải quyết một vấn đề cụ thể, một lĩnh vực và địa bàn cụ thể là làm rõ vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong phát triển ngành thủy sản ở Kiên Giang. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp để phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong phát triển ngành thủy sản ở Kiên Giang. 5. CƠ Sở Lý Luận Và PHƯƠNG Pháp NGHIÊN Cứu Luận văn dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối, quan điểm cùng những tổng kết kinh nghiệm của Đảng về chính sách kinh tế nhiều thành phần; các công trình nghiên cứu khoa học khác có nội dung gần gũi với đề tài làm cơ sở lý luận. Về phương pháp nghiên cứu: Vận dụng những phương pháp chung của bộ môn kinh tế chính trị Mác - Lênin. Đó là phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgic với lịch sử, kết hợp lý luận với thực tiễn, đồng thời khảo sát thực tế, phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát hóa. 6. ý Nghĩa Của Luận VĂN Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, và quản lý của Nhà nước để phát huy vai trò và năng lực của kinh tế tư nhân trong phát triển ngành thủy sản ở Kiên Giang, cũng có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong công tác giảng dạy, học tập ở trường chính trị tỉnh. Chương 1 VAI Trò Và Đặc Điểm Của KINH Tế TƯ NHÂN TRONG Ngành THủY Sản ở KIÊN GIANG 1.1. VAI Trò Của KINH Tế TƯ NHÂN TRONG Phát Triển THủY Sản ở KIÊN GIANG 1.1.1. Ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Kiên Giang “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các cơ cấu ngành, vùng và các thành phần kinh tế. Trong hệ thống cơ cấu đó, cơ cấu ngành là quan trọng nhất” [16, 522]. Do đó, mỗi địa phương dựa vào thế mạnh, tiềm năng và định hướng phát triển để xây dựng cho mình một cơ cấu kinh tế hợp lý, đặc biệt là cơ cấu ngành nhằm tập trung đầu tư, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất ra đời và phát triển dựa trên cơ sở sử dụng khả năng tiềm tàng của giống loài sinh vật sống trong môi trường nước. Con người đã khai thác, nuôi dưỡng các sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học sống ở các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam để chế biến chúng thành thực phẩm cung cấp cho nhân dân, bột cá, thức ăn cho gia súc, gia cầm, nguyên liệu cho nhiều ngành và hàng hóa cho xuất khẩu. Tiềm năng kinh tế biển và nguồn lợi thủy sinh vật phong phú, đa dạng của Kiên Giang đã góp phần tích cực cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Vùng biển Kiên Giang được xác định là ngư trường trọng điểm của cả nước và kinh tế thủy sản là thế mạnh của tỉnh sau sản xuất nông nghiệp. Nên cơ cấu kinh tế của tỉnh là: nông (lâm) ngư, công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, ngư nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Vai trò của nó không chỉ được khẳng định trong các chủ trương, đường lối của Đảng và sự đánh giá của các tầng lớp nhân dân mà còn được thể hiện ở sự đóng góp vào nền kinh tế của tỉnh nhà, trên các mặt: tỷ trọng trong GDP, tỷ lệ huy động vốn kinh doanh (hoặc vốn cố định) và tỷ lệ thu hút lao động (tạo việc làm) [33, 44]. Ngoài ra, có thể dùng thêm các chỉ số khác để đánh giá như tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho ngân sách. Biểu số 1: Sự đóng góp của ngành theo lao động, GDP và nộp ngân sách Các ngành / năm 1996 1997 1998 1999 1. Tổng lao động đang làm việc một số ngành thế mạnh của tỉnh (ĐVT : ngàn người) + Nông, lâm nghiệp + Thủy sản + Công nghiệp 493.500 47.339 37.592 510.684 42.326 34.463 518.817 48.076 34.168 528.817 48.500 28.700 2. Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) (theo giá trị thực tế) đơn vị % Các ngành / năm 1996 1997 1998 1999 1. Tổng lao động đang làm việc một số ngành thế mạnh của tỉnh (ĐVT : ngàn người) + Nông, lâm nghiệp + Thủy sản + Công nghiệp 493.500 47.339 37.592 510.684 42.326 34.463 518.817 48.076 34.168 528.817 48.500 28.700 - Nông, lâm, thủy sản + Nông, lâm nghiệp + Thủy sản 51,57 44,08 9,69 47,88 41,88 9,95 50,70 37,93 9,55 51,00 39,95 11,05 - Công nghiệp và xây dựng + Công nghiệp + Xây dựng 24,45 21,40 3,05 26,59 22,39 4,20 24,69 21,20 3,49 24,70 20,50 4,20 - Các ngành dịch vụ 23,9 25,53 24,61 24,30 3. Nộp ngân sách: (đơn vị tính: đồng) + Nông, lâm nghiệp + Thủy sản + Công nghiệp xây dựng 13.500.00 0 47.619.00 0 5.578.000 35.9000.00 0 215.256.56 141.485.00 0 27.500.000 25.894.556. Các ngành / năm 1996 1997 1998 1999 1. Tổng lao động đang làm việc một số ngành thế mạnh của tỉnh (ĐVT : ngàn người) + Nông, lâm nghiệp + Thủy sản + Công nghiệp 493.500 47.339 37.592 510.684 42.326 34.463 518.817 48.076 34.168 528.817 48.500 28.700 16.319.00 0 0.335 289 (Nguồn: Báo cáo Sở Thủy sản, Báo cáo Cục thuế và Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang qua các năm 1996 - 1999). Biểu số 1 cho ta thấy rằng so với một số ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh thì ngành thủy sản Kiên Giang có sự đóng góp đáng kể trong việc giải quyết việc làm, tạo sản phẩm cho xã hội và nguồn thu ngân sách Nhà nước. Về lao động: từ năm 1996 - 1999 bình quân ngành nông lâm nghiệp giải quyết được 512.954 người, công nghiệp là 33.730 người và ngành thủy sản là 46.560 người, so với công nghiệp nhiều hơn 12.830 người. Về cơ cấu giá trị tổng sản phẩm (GDP) trên toàn tỉnh theo giá hiện hành thì ngành nông, lâm nghiệp có xu hướng ngày càng giảm tỷ trọng GDP, năm 1996 là 41,08% đến năm 1999 còn 39,95%, trong khi đó ngành thủy sản có xu hướng ngược lại, nếu như tỷ trọng GDP của ngành năm 1996 là 9,69% thì năm 1999 là 11,05%. Qua đó cho ta thấy rằng ngành thủy sản đóng góp ngày càng tăng cho tổng sản phẩm của tỉnh. Ngành công nghiệp và xây dựng có tăng nhưng chậm và hay biến động, năm 1996 là 45%, năm 1997 là 26,59% (tăng 2,14%), năm 1998 còn 24,69% (giảm 1,90%) và năm 1999 nhích hơn năm 1998 là 0,01%. Đối với các ngành dịch vụ của tỉnh cũng không nằm ngoài sự biến động của công nghiệp và xây dựng. Cụ thể năm 1996 là 23,98%, năm 1997 tăng 1,55% và 2 năm 1998 - 1999 giảm liên tục. Mức đóng góp ngân sách Nhà nước nhìn chung các ngành nông, lâm, thủy sản, công nghiệp và xây dựng đều đóng góp phần lớn vào ngân sách địa phương. Nông, lâm nghiệp năm 1997 là 13.500.000 đồng, năm 1999 đã tăng là 141.485.000 đồng, công nghiệp và xây dựng năm 1997 là 16.319.926.038 đồng, năm 1998 là 256.560.335 đồng, năm 1999 là 25.894.556.289 đồng, ngành thủy sản năm 1997 là 47.619.000 đồng, năm 1998 là 35.900.000 đồng và năm 1999 là 27.500.000 đồng. Như vậy, trong 2 năm 1998 - 1999 mức đóng góp vào ngân sách của ngành giảm liên tục. Nguyên nhân trong 2 năm 1998-1999, Nhà nước có chủ trương miễn giảm thuế đối với ngành thủy sản như: thuế khai thác tài nguyên (từ 4% giảm xuống còn 2%), thuế khai thác xa bờ... Riêng đối với doanh nghiệp Nhà nước, chủ yếu là Công ty xuất nhập khẩu thủy sản là đơn vị chủ lực của ngành, Kiên Giang thực hiện luật thuế giá trị gia tăng thì đơn vị được khấu trừ đầu vào, đồng thời được miễn thuế đầu ra (thuế xuất khẩu 0%) và diện tích nuôi trồng thủy sản cũng giảm. Nhìn vào tổng số lao động, tỷ trọng GDP và nộp ngân sách Nhà nước của một số ngành thế mạnh của tỉnh để thấy rằng, so với một số ngành thế mạnh khác, ngành thủy sản có bước phát triển ổn định và đang từng bước phát huy tiềm năng của mình để xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Tuy ngành thủy sản so với các ngành kinh tế khác trong tỉnh đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhưng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, để phát triển ngành thủy sản ở Kiên Giang phải phát huy nội lực vốn có của nó, phải huy động tất cả các loại hình kinh tế, trong đó cần coi trọng phát triển kinh tế tư nhân. 1.1.2. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ, phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản (nhằm khai thác tiềm năng hải sản, cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng, xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động). Để thực hiện chương trình đó cần có sự tham gia của các cấp, các ngành, mọi người và mọi thành phần kinh tế trong ngành thủy sản. Do đặc điểm của ngành này là nghề cá nhân dân và kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng vì có những ưu điểm sau: Một là, kinh tế tư nhân có thể huy động nguồn vốn, lao động, tài năng của ngư dân vào phát triển ngành thủy sản. Thí dụ: chỉ tính riêng trong lĩnh vực khai thác thủy sản năm 1999 đầu tư của tư nhân là 31,909.635 tỷ đồng, trong khi đó đầu tư Nhà nước là 14 tỷ đồng. Còn giải quyết việc làm cũng trong lĩnh vực này thì kinh tế tư nhân là 47.843 lao động, kinh tế Nhà nước là 657 lao động. Như vậy, lượng vốn ban đầu chủ yếu là của tư nhân, và kinh tế tư nhân đã góp phần đáng kể cho giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hai là, kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, tăng thu nhập để cải thiện điều kiện sống cho ngư dân. Trong năm 1999 kinh tế tư nhân đã nộp ngân sách là 15,300 tỷ đồng chiếm 55,63% tổng nộp ngân sách Nhà nước cho toàn ngành. Ba là, kinh tế tư nhân phần lớn gồm các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, dây chuyền thiết bị giản đơn, dựa vào kinh nghiệm truyền thống, sẵn có mối quan hệ rộng về cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, có tính cha truyền con nối, có kinh nghiệm quản lý, đồng thời mục đích lợi nhuận đã kích thích mọi đơn vị phấn đấu tối ưu hóa phương án kinh doanh. Do đó, bộ máy tổ chức của nó tương đối gọn nhẹ, có ưu điểm nổi bật là rất năng động, linh hoạt, thay đổi nhanh mặt hàng và phương thức kinh doanh, đáp ứng khá nhanh nhạy các nhu cầu phong phú, đa dạng luôn thay đổi của thị trường về hàng thủy sản, góp phần tạo ra sự sống động trong phát triển kinh tế. Đây cũng là một trong những cơ sở tạo ra một nền kinh tế thị trường năng động và có hiệu quả. Bốn là, kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản thúc đẩy cạnh tranh chống lại xu thế độc quyền cản trở sự phát triển của ngành, tạo ra một sức ép lớn buộc các doanh nghiệp Nhà nước phải đổi mới. Kết quả là hàng hóa ngày càng phong phú và giá cả cũng linh hoạt hơn nên người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn những hàng hóa có chất lượng cao, giá cả phải chăng, phù hợp với thị hiếu. Các cơ sở kinh tế muốn tồn tại và phát triển phải cạnh tranh, buộc các chủ thể kinh tế quan tâm hơn đến hiệu quả. Đại hội VI (tháng 12-1986) đánh dấu bước quan trọng về việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và khẳng định sự tồn tại lâu dài của chúng, nhưng trong lĩnh vực sản xuất, còn trong lĩnh vực lưu thông vẫn chủ trương xóa bỏ thương nghiệp tư bản tư nhân [11, 60 - 61]. Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị (1988) và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa VI) tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đại hội VI và đã bổ sung, cụ thể hóa một bước quan trọng với những nội dung như sau: - Khẳng định chính sách kinh tế nhiều thành phần “có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội và thể hiện dân chủ hóa về kinh tế" [23, 13]. - Xóa bỏ những định kiến, những định hướng độc quyền hoặc phân biệt đối xử, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. - Kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế địa bàn, quy mô trong các ngành nghề pháp luật không cấm. - Khuyến khích kinh tế tư nhân hợp tác với các thành phần kinh tế khác. - Sự lựa chọn ngành nghề và loại hình kinh doanh không phải theo ý chí áp đặt chủ quan mà theo hiệu quả kinh tế: “những ngành nghề, loại hình hoạt động nào mà hợp tác xã, kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân có thể làm tốt, có lợi cho nền kinh tế thì tạo điều kiện cho loại hình kinh tế ấy phát triển”. Nghị quyết đại hội VII của Đảng tiếp tục khẳng định tư tưởng đổi mới của đại hội VI, đồng thời nhấn mạnh: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp pháp, không gò ép tập thể hóa, không áp đặt hình thức kinh doanh, khuyến khích các hoạt động có lợi cho quốc kế, dân sinh” [12, 68]. Nghị quyết đại hội VII cũng đề ra nhiệm vụ cho quản lý Nhà nước với nền kinh tế nhiều thành phần “Nhà nước quản lý nền kinh tế nhằm định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường”. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới, Hội nghị Trung ương Đảng lần 2 (khóa VII) năm 1992, chuyên đề về kinh tế ngoài quốc doanh đã đưa ra một số chủ trương, biện pháp lớn để phát huy tiềm năng của kinh tế tư nhân, cá thể với những nội dung chính như sau: - Bổ sung sửa đổi thể chế nhằm bảo đảm cho kinh tế tư nhân được phát huy, không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những lĩnh vực mà luật pháp không cấm, được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh, kể cả liên doanh với nước ngoài theo những điều kiện do luật định. - Xóa bỏ những cấm đoán và ràng buộc vô lý, những thủ tục phiền hà gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của nhân dân. - Cải cách bộ máy quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với tất cả các thành phần kinh tế. - Khuyến khích thành lập tất cả các tổ chức kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp tư nhân và cá thể, làm người đại diện cho các thành viên trong việc đối nội, đối ngoại và làm cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Đại hội VIII của Đảng tiếp tục khẳng định đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Đại hội khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân ở nước ta và nhấn mạnh: “Tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế Nhà nước với các thành phần kinh tế khác cả trong và ngoài nước. áp dụng phổ biến các hình thức kinh tế Tư bản nhà nước” [13, 92]. Có thể nói, quá trình đổi mới cũng là quá trình nhận thức ngày càng đầy đủ và đúng đắn hơn về kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Những quyết định, đường lối của Đảng là định hướng chính trị quan trọng được thể chế hóa trong Hiến pháp 1992 và các luật như: Luật doanh nghiệp tư nhân (1990), Luật công ty (1990) và các Luật khác. Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản quan trọng như: Nghị định 27/HĐBT (1988) quy định về chính sách đối với kinh tế tư nhân, cá thể; Nghị định 66/HĐBT (1992) đối với các cơ sở kinh doanh dưới vốn pháp định. Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng, nhằm khẳng định địa vị pháp lý của kinh tế tư nhân ở nước ta, quyền tự do kinh doanh và bảo hộ sở hữu tư nhân hợp pháp. Quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước ta thấm nhuần tư tưởng của Lênin trong chính sách kinh tế mới (NEP). Tại đại hội X Đảng cộng sản Liên Xô, Lênin đề xuất phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, giải phóng tối đa lực lượng sản xuất thông qua phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa. Lênin còn khẳng định rằng nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng của thời kỳ quá độ. Năm 1918, Lênin đã chỉ ra rằng, nền kinh tế Nga lúc đó có 5 thành phần kinh tế: kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, sản xuất hàng hóa nhỏ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, chủ nghĩa xã hội [21, 363]. ở nước ta, kinh tế tư nhân được xác định là khu vực kinh tế bao gồm các cơ sở kinh tế dựa t
Tài liệu liên quan