Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất
nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính
trị và ngoại giao,… được nhân dân tin tưởng, hưởng ứng. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang
phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức, một trong những nguy cơ cản trở công cuộc
đổi mới đất nước chính là tệ tham nhũng. Tham nhũng cùng với lãng phí đã gây thiệt hại
lớn về tài sản của Nhà nước, làm băng hoại đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên;
xâm hại trực tiếp công lý và công bằng xã hội, làm xói mòn lòng tin của nhân dân, là nguy
cơ đe dọa sự sống còn của chế độ ta.
Nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng và những hậu quả nguy hại của tham nhũng.
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp đấu tranh nhằm ngăn ngừa, phát
hiện và xử lý các hành vi tham nhũng và đã đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên nạn
tham nhũng vẫn diễn ra hết sức phổ biến, ngày càng tinh vi, xảo quyệt ở nhiều cấp, nhiều
ngành. Thậm chí, tham nhũng đã ăn sâu vào tư duy và tác phong làm việc hàng ngày của
một số cán bộ, công chức, làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, gây bất bình
trong nhân dân. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
nêu rõ: Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện nay là tình
trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo
đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn nghiêm trọng; kỷ cương phép
nước trong nhiều việc, nhiều lúc chưa nghiêm… Đã đến lúc chúng ta phải nhận thức đầy
đủ tính chất, mức độ, những tác hại và biến quyết tâm chính trị thành những biện pháp cụ
thể để ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng.
107 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 4149 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phòng, chống tham nhũng trong các
cơ quan hành chính nhà nước cấp
tỉnh ở Sơn La
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất
nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính
trị và ngoại giao,… được nhân dân tin tưởng, hưởng ứng. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang
phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức, một trong những nguy cơ cản trở công cuộc
đổi mới đất nước chính là tệ tham nhũng. Tham nhũng cùng với lãng phí đã gây thiệt hại
lớn về tài sản của Nhà nước, làm băng hoại đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên;
xâm hại trực tiếp công lý và công bằng xã hội, làm xói mòn lòng tin của nhân dân, là nguy
cơ đe dọa sự sống còn của chế độ ta.
Nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng và những hậu quả nguy hại của tham nhũng.
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp đấu tranh nhằm ngăn ngừa, phát
hiện và xử lý các hành vi tham nhũng và đã đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên nạn
tham nhũng vẫn diễn ra hết sức phổ biến, ngày càng tinh vi, xảo quyệt ở nhiều cấp, nhiều
ngành. Thậm chí, tham nhũng đã ăn sâu vào tư duy và tác phong làm việc hàng ngày của
một số cán bộ, công chức, làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, gây bất bình
trong nhân dân. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
nêu rõ: Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện nay là tình
trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo
đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn nghiêm trọng; kỷ cương phép
nước trong nhiều việc, nhiều lúc chưa nghiêm… Đã đến lúc chúng ta phải nhận thức đầy
đủ tính chất, mức độ, những tác hại và biến quyết tâm chính trị thành những biện pháp cụ
thể để ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng.
Sơn La cũng chung tình trạng như cả nước. Hơn nữa, là một tỉnh miền núi khu
vực Tây Bắc Bộ, kinh tế chưa phát triển, ngân sách và đầu tư còn dựa chủ yếu vào chi viện
từ Trung ương thì tham nhũng càng đáng bị lên án. Trong những năm gần đây tham nhũng
ở Sơn La có những biểu hiện phức tạp, nhất là tham nhũng trong các cơ quan hành chính
của Nhà nước. Vì thế, nghiên cứu đề tài "Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan
hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Sơn La" mang tính cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phòng chống tham nhũng hiện nay
được đông đảo mọi người quan tâm vì nó mang tính thời sự và thực tiễn.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tham nhũng của nhiều học giả,
đặc biệt là các công trình nghiên cứu của tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency
International), Ngân hàng thế giới (World Bank). Ở Việt Nam đã nhiều học giả, nhà chính
trị quan tâm đến vấn đề nhạy cảm này và đã có nhiều bài viết trên các phương tiện thông
tin đại chúng như:
- "Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của Singapo", của Trần Anh Tuấn, Ban Nội
chính Trung ương, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007.
- "Tham nhũng cũng có sứ mệnh" của Nguyễn Sơn, Tuổi trẻ Online, 18/8/2006.
- "Truy tố 665 đảng viên vi phạm pháp luật", Thông tấn xã Việt Nam 8/2007.
- "Nguyên tắc xử lý tham nhũng", Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày
21/8/2007, cập nhật lúc 14h56’.
- "Công chúc và tham nhũng - kinh nghiệm của một số nước trên thế giới", của T.
Ngoai, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 21/8/2007, cập nhật lúc 17h38’.
- "Chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực", của Vũ Quốc Tuấn, Báo Doanh
nhân Sài Gòn cuối tuần, ngày 28/9/2006.
Đề tài khoa học cấp Bộ: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng,
chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước theo Luật Phòng, chống tham
nhũng" do Tiến sĩ Trần Ngọc Liêm, Phó vụ trưởng Vụ IV, Thanh tra Chính phủ làm Chủ
nhiệm đề tài, nghiệm thu tháng 7/2007.
Trong các cơ sở đào tạo cũng đã có một số luận văn nghiên cứu về tham nhũng,
lãng phí như luận văn: "Một số giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ĐakLak", của Phạm Xuân
Lĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006; luận văn: "Giải pháp phòng, chống
thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Thanh
Hóa", của Lê Văn Tuấn, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2008...
Riêng đề tài phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp
tỉnh tại Sơn La chưa được nghiên cứu một cách bài bản và hệ thống.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
hiện tượng tham nhũng trong xã hội hiện nay. Đánh giá thực trạng phòng, chống tham
nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Sơn La từ đó đề xuất các giải pháp
thiết thực, hiệu quả, khả thi nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng
nói chung và trong cơ quan hành chính nhà nước tại Sơn La nói riêng.
Với mục đích trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu cách nhìn nhận của thế giới, quan điểm của Đảng ta về vấn đề tham
nhũng hiện nay. Quan niệm của C. Mác, V.I. Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tham ô lãng
phí, nghiên cứu kinh nghiệm đấu tranh chống tham nhũng ở một số nước, đặc biệt là bài
học kinh nghiệm của Singapo.
- Tập trung làm rõ những đặc điểm, tình hình, mức độ nghiêm trọng của tham
nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước hiện nay qua thực tiễn Sơn La.
- Nghiên cứu tính hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh xử lý một số vụ
tham nhũng của công chức trong những năm gần đây ở Sơn La.
- Đưa ra các giải pháp phòng ngừa đấu tranh chống tham nhũng hiện nay: trên cơ
sở định hướng chung của Nhà nước, đề tài kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác phòng chống tham nhũng tại Sơn La.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức thủ đoạn tham nhũng; Công tác phòng,
chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Sơn La.
Phạm vi nghiên cứu: Các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Sơn La.
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành
chính nhà nước, thực trạng hiện nay về các hành vi tham nhũng phổ biến của cán bộ công
chức trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Sơn La.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến nay (tài liệu chủ yếu từ khi Luật Phòng,
chống tham nhũng có hiệu lực thi hành 01/6/2006).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tường Hồ Chí Minh; các phương pháp khoa học chủ yếu được vận dụng trong luận văn
gồm: Phương pháp phân tích tư duy, hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia.
6. Đóng góp khoa học của luận văn
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong
các cơ quan hành chính nhà nước.
Chứng minh hiện tượng tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Sơn
La có diễn biến phức tạp do các nguyên nhân:
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện tốt công tác
phòng chống tham nhũng trong thời gian tới ở Sơn La.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1. THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1.1. Quan niệm về tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước
1.1.1.1. Quan niệm về tham nhũng
Tham nhũng là hiện tượng xuất hiện từ lâu trong xã hội loài người được nhiều học
giả và các tổ chức quan tâm nghiên cứu.
Những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, nguồn gốc sâu xa của tệ
tham nhũng là sự gặp nhau của hai nhân tố: quyền lực công và lòng tham của cá nhân. C.
Mác cho rằng, để tồn tại và phát triển trong xã hội còn phân chia giai cấp xuất hiện những
cơ quan quyền lực có chức năng điều hòa những lợi ích của những nhóm người khác nhau,
thậm chí đối lập nhau để hình thành một trạng thái cân bằng chung. Tuy nhiên, quyền lực
của những cơ quan đó lại chỉ có thể hiện diện và được thực thi thông qua hành động của
những con người cụ thể nắm quyền lực trong các cơ quan đó. Trong khi đó mỗi con người
đều hành động dưới sự hướng dẫn của nhu cầu cá nhân mà nhu cầu cá nhân lại luôn lớn
hơn khả năng có thể tự thỏa mãn của họ. Vì thế, một số người nắm quyền lực nảy sinh
động cơ tận dụng đến mức cao nhất quyền lực do địa vị xã hội, chức vụ nhà nước giao để
thỏa mãn một cách không chính đáng nhu cầu của họ. C. Mác nói rằng: "Lịch sử loài
người là lịch sử của những con người hành động nhằm theo đuổi những mục đích của
mình, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình". Sự lạm dụng quyền lực công cho để thỏa
mãn nhu cầu cá nhân là tham nhũng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhiều lần đề cập đến hiện tượng tham nhũng. Người
cho rằng, tham ô "là lấy của công làm của tư. Là gian lận tham lam", "tham ô là trộm
cướp". Theo Hồ Chí Minh, đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: ăn cắp của công làm
của tư; đục khoét của nhân dân; ăn bớt của bộ đội; tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của
chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô.
Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là "ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế" [18, tr.
488].
Điểm đặc trưng của hành vi tham ô theo Hồ Chủ tịch chính là việc biến "của công"
thành "của tư". "Của công" chính là tài sản của nhân dân, do nhân dân đóng góp, phục vụ
mục đích chung là giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. "Của tư" không chỉ là tài sản
riêng của một cán bộ, công chức mà còn là tài sản chung của bộ phận nhưng không dành
phục vụ mục đích chung, chỉ dành làm của riêng, quỹ riêng cho một tập thể, một địa
phương.
Sâu sắc hơn nữa, Hồ Chủ tịch còn chỉ ra hình thức tham ô tinh vi, rất khó nhận
thấy trong cuộc sống đời thường, đó là "tham ô gián tiếp", tức hiện tượng cán bộ Chính
phủ, dù được nhân dân trả lương hàng tháng đều đặn, nhưng lại kém lòng trách nhiệm,
đứng núi này, trông núi nọ, làm việc chậm chạp, ăn cắp giờ của Chính phủ, của nhân dân
[18, tr. 436].
Theo tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham
nhũng thì "Tham nhũng - đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng" bao gồm
những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, trộm cắp tài sản của Nhà nước,
hoặc lợi dụng địa vị công tác để trục lợi riêng thông qua việc sử dụng không chính thức địa
vị chính thức của mình, hoặc tạo ra xung đột về thứ tự quan tâm giữa trách nhiệm đối với
xã hội và lợi ích cá nhân để mưu cầu trục lợi. Với cách xem xét như vậy, quan niệm của
Liên hợp quốc về tham nhũng đã vượt ra ngoài giới hạn của tệ hối lộ.
Ban Tổng thư ký Liên hợp quốc, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước
khác nhau, cho rằng, tham nhũng bao hàm trong các hành vi sau:
- Hành vi ăn cắp, tham ô và chiếm đoạt tài sản của nhà nước mà chủ thể của hành
vi đó là những người có chức có quyền;
- Lạm dụng chức quyền để trục lợi bất hợp pháp thông qua việc sử dụng các qui
chế chính thức một cách không chính thức;
- Mâu thuẫn không cân đối giữa lợi ích chính đáng do thực hiện nghĩa vụ xã hội
với những món lợi tư riêng.
Theo quan niệm này, tham nhũng xuất hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như
các cuộc vận động chính trị không minh bạch, đối xử thiên vị nhằm vụ lợi, chế độ bảo hộ
mậu dịch có lợi cho nhóm ủng hộ, bố trí lãnh tụ chính trị và quan chức nhà nước vào các
hãng tư nhân hoặc liên doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách nhà nước hay bố trí
vốn vay của các tổ chức quốc tế có lợi cho nhóm hối lộ nhà nước, biến tấu tài sản của Nhà
nước thành tài sản của công ty cổ phần, làm tiền trên cơ sở nắm được thông tin về sự kết
cấu của các tổ chức, đơn vị phạm pháp, lợi dụng việc nắm rõ thông tin về chính sách của
Nhà nước để đầu cơ trục lợi…
Theo định nghĩa của Ban Nghiên cứu thuộc Hội đồng Châu Âu thì tham nhũng
bao gồm hành vi hối lộ và bất kỳ một hành vi nào khác của những người được giao thực
hiện một trách nhiệm nào đó trong khu vực nhà nước hoặc khu vực tư nhân, nhưng đã vi
phạm trách nhiệm được giao để thu bất kỳ một thứ lợi ích bất hợp pháp nào đó cho cá nhân
hoặc cho người khác.
Trong cuốn "Poliical Corrupion: A han Book" (Oxford,1989) Giáo sư J. Nai quan
niệm rằng: Tham nhũng bao hàm trong nội dung của nó cả tệ nạn hối lộ (nấp dưới hình
thức "thù lao" để quyến rũ những người đang bị mắc nợ), tệ gia đình chủ nghĩa (sự ban ơn,
bao che trên cơ sở những quan hệ cá nhân) và sự chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản công
cộng để biến tài sản đó thành của riêng cá nhân.
Ở nước ta hiện nay thuật ngữ tham nhũng được sử dụng phổ biến trong đời sống
hàng ngày, nhưng vẫn chưa đạt tới sự thống nhất về quan niệm. Từ điển Tiếng Việt ghi
rằng, "tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của" [37]. Theo
quan niệm này tham nhũng gồm hai hành vi phối hợp với nhau: nhũng nhiễu của người có
quyền hành và thu lợi bất chính từ lạm dụng quyền hành đó.
Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, "tham nhũng là hành vi của người có chức
vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì mục đích vụ lợi" [26, Điều 1 khoản 2].
Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người trong khu vực nhà nước (các cơ
quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà
nước).
Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau như vậy nhưng nhìn chung, có hai loại quan
niệm khá phổ biến về tham nhũng.
Quan niệm thứ nhất hiểu tham nhũng theo nghĩa rộng bao gồm mọi hành vi của
bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Chủ thể của hành vi tham nhũng
có thể là cán bộ, công chức nhà nước, viên chức hoặc những người làm việc trong các tổ
chức chính trị, tổ chức xã hội và khu vực tư nhân.
Quan niệm thứ hai hiểu tham nhũng theo nghĩa hẹp, là hành vi sử dụng quyền lực
được Nhà nước hoặc tổ chức chính trị hưởng lương ngân sách nhà nước giao phó không
theo đúng mục đích đã đề ra, không vì lợi ích công mà vì lợi ích cá nhân hoặc nhóm cá
nhân có quan hệ lợi ích với nhau.
Việc xác định rõ ràng và có quan niệm đúng đắn về tham nhũng là một trong
những yếu tố quan trọng bảo đảm tính hiệu quả trong đấu tranh phòng và chống lại tệ nạn
này. Trong điều kiện cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta còn nhiều cam go, phức
tạp thì sự thống nhất trong quan niệm về tham nhũng là rất cần thiết.
Tiếp thu những điểm hợp lý trong những quan điểm trên, chúng tôi cho rằng, tham
nhũng hiện nay không chỉ trong phạm vi quyền lực công mà còn mở rộng đến khu vực tư
và về cơ bản một hành vi được coi là tham nhũng là hành vi sử dụng quyền lực của tổ
chức giao phó nhưng chủ thể được giao nhiệm vụ sử dụng nó như một công cụ để trục lợi
cho mình và cho người khác.
1.1.2. Một số hình thức tham nhũng chủ yếu trong cơ quan hành chính nhà
nước
1.1.2.1. Những hình thức tham nhũng trực tiếp trong cơ quan hành chính nhà
nước
Tham nhũng trực tiếp là loại tham nhũng thể hiện dưới hình thức công chức nhà
nước đẩy nhanh việc thực hiện một quyền cụ thể nhất định hoặc để giúp công dân hoặc tổ
chức nào đó đạt được một quyền xác định mà vốn dĩ họ có quyền được hưởng nhằm thu
lợi từ những người thụ hưởng quyền đó. Hình thức tham nhũng này thể hiện dưới nhiều
hình thái có sự biến tấu khác nhau.
- Công chức nhà nước nhận tiền để giúp công dân nào đó có được các loại giấy tờ
chứng nhận của Nhà nước mà anh ta có quyền được cấp, nghĩa là công dân đó có đủ điều
kiện để được cấp giấy chứng nhận, nhanh hơn thay vì để công dân đó chờ đợi, xếp hàng
theo đúng quy định. Đây là loại tham nhũng trực tiếp phổ biến và ít nguy hiểm nhất trong
các cơ quan hành chính nhà nước.
- Công chức phụ trách thụ lý giải quyết thủ tục cấp các loại giấy phép (xây dựng, hoàn
công, đăng ký kinh doanh, nhất là các ngành nghề nhạy cảm, v.v...) cố ý gây khó dễ, tạo ra
các khó khăn giả tạo như bắt "khổ chủ" đi lại xác nhận và chỉnh sửa hồ sơ nhiều lần, kéo
dài thời gian trả hồ sơ với lý do không chính đáng, đưa qua nhiều bộ phận, các bộ phận xử
lý tắc trách chồng chéo kéo dài thời gian gây phiền hà cho "khổ chủ". Tất cả những hành
vi đó là nhằm buộc "khổ chủ" phải "biết điều", tức phải kèm theo một bao thư (có tiền) để
"lót tay" cán bộ công chức khi nộp hồ sơ. Khi đó hồ sơ sẽ được giải quyết nhanh chóng tùy
theo số tiền trong bao thư nhiều hay ít. Đây là loại tham nhũng điển hình và khá lộ liễu
trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay. Khi xếp vào loại tham nhũng trực tiếp
người ta thường gọi loại tham nhũng này là nhũng nhiễu, gây phiến hà để vòi tiền. Cách
thức thực hiện tham nhũng là tạo ra các tiền lệ, các loại lệ thỏa thuận ngầm, không công
khai về "phí dịch vụ nhanh" mà cá nhân và pháp nhân khi đến cơ quan hành chính để giao
dịch phải tự hiểu, hoặc có "chân gỗ" hướng dẫn, chỉ bảo.
- Một loại tham nhũng phổ biến nữa trong cơ quan hành chính là thông qua thỏa
thuận giữa cá nhân hoặc pháp nhân với người trung gian thường gọi là "cò hành chính". Cá
nhân, pháp nhân phải chi một số tiền tùy theo thỏa thuận với "cò" để thực hiện các giao
dịch hành chính một cách thuận lợi. Đây là loại tham nhũng trực tiếp nhưng có sự tham gia
của người trung gian. Cũng có trường hợp cán bộ công chức trực tiếp thỏa thuận ngoài giờ
làm việc để kiếm thêm thu nhập mà lẽ ra trách nhiệm này anh ta phải thực hiện trong giờ
hành chính.
- Đáng báo động trong cơ quan hành chính hiện nay và có thể đưa vào tham nhũng
trực tiếp đó là tham nhũng trong việc "mua quan, bán chức", là mối quan hệ giữa cấp trên
với cấp dưới trong công tác tổ chức cán bộ. Cán bộ lãnh đạo cấp trên sẽ thông tin lấp lửng
cho một vài cấp dưới biết, rằng hiện nay đang có nhu cầu bổ nhiệm một chức danh lãnh
đạo trong cơ quan, họ gợi ý cho một vài công chức biết và nói "tôi thấy cậu có thể đảm
đương được chức danh đó... hãy cố gắng lên nhé...". Thế là các công chức hám danh được
gợi ý đua nhau "chạy chọt" biếu "sếp" tiền, quà, "sếp" chỉ việc thu bổng lộc, ai nhiều hơn
sẽ là người chiến thắng. Đây cũng là loại tham nhũng trực tiếp nguy hiểm, là nguyên nhân
gây nên tình trạng thoái hóa cán bộ.
- Nhưng loại tham nhũng trực tiếp nguy hiểm nhất là vi phạm các quy định của
pháp luật, hoặc việc thực thi pháp luật mang nặng tính thiên vị một cách có tổ chức. Đây là
loại tham nhũng được nói nhiều nhất trong cơ quan hành chính. Loại tham nhũng này đòi
hỏi có sự hợp tác giữa cấp trên và cấp dưới vì hành vi tham nhũng phải do nhiều do công
chức tham gia mới thực hiện được (đòi hối lộ để vi phạm các quy định). Hậu quả trực tiếp
nghiêm trọng nhất của loại tham nhũng này là các luật, pháp lệnh, nghị định và chính sách
của nhà nước không được thực hiện một cách nghiêm túc.
Một cách tiếp cận mang tính biếm họa khác đối với vấn đề này là ở góc độ luật
pháp, chế độ sai chậm được sửa chữa nên đối với người dân và xã hội, tốt hơn là những
chính sách đó không nên thực hiện, vì thế tham nhũng để thực hiện sai lại được chấp nhận
khiến tệ nạn tham nhũng tràn lan mà không bị phê phán. Thừa nhận loại tham nhũng này
sẽ làm đảo lộn trật tự kỷ cương, pháp luật bị xem thường hoặc mất tác dụng.
Nói tóm lại, tham nhũng trực tiếp là hành vi công chức nhận tiền của người khác
để hoàn thành công việc thuộc trách nhiệm phải làm của họ, bất kể đó là việc làm sai quy
định hay làm công việc đó nhanh hơn thường lệ. Mức độ thường xuyên và phổ biến của
loại tham nhũng này là một bằng chứng chứng tỏ năng lực và mức độ hiệu quả trong cơ
quan hành chính của nhà nước thấp. Tham nhũng trực tiếp chỉ ra năng lực yếu kém hoặc
chất lượng phục vụ tồi trong cơ quan hành chính. Tệ hại hơn