Đề tài Phương pháp lồng ghép tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với công tác đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường phổ thông

ĐẶT VẤN ĐỀ Mở đầu Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn ở trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy - học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh. Góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục “Học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội” và cũng để góp phần phát triển toàn diện thế hệ trẻ. Bài này cung cấp cho giáo viên làm tổng phụ trách Đội những hiểu biết về vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung, của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các biện pháp để tổ chức hoạt động Đội và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường phổ thông. Mục tiêu Học viên phải đạt được những yêu cầu sau: - Xác định rõ vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Phân biệt hoạt động Đội với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Vận dụng để tổ chức tốt hoạt động Đội và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường.

doc25 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp lồng ghép tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với công tác đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VỚI CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG -------------------------------- ĐẶT VẤN ĐỀ Mở đầu Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn ở trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy - học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh. Góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục “Học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội” và cũng để góp phần phát triển toàn diện thế hệ trẻ. Bài này cung cấp cho giáo viên làm tổng phụ trách Đội những hiểu biết về vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung, của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các biện pháp để tổ chức hoạt động Đội và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường phổ thông. Mục tiêu Học viên phải đạt được những yêu cầu sau: - Xác định rõ vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Phân biệt hoạt động Đội với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Vận dụng để tổ chức tốt hoạt động Đội và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường. Khái quát về nội dung 1. Vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2. Phương thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 3. Mối quan hệ giữa hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Mnh và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. NỘI DUNG I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP. 1.1. Căn cứ để xây dựng chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường phố thông - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được quy định cụ thể tại Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định  51/2007/QĐ-BGDĐT  ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tại Điều 26 đã chỉ rõ: “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác”.  - Quá trình giáo dục và quá trình dạy học là những bộ phận của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất. Trong quá trình dạy học, ngoài việc truyền thụ cho các em thiếu niên, nhi đồng những tri thức khoa học một cách có hệ thống, còn phải luôn mang lại hiệu quả giáo dục (giáo dục nhân cách cho học sinh qua các môn học) và tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình giáo dục đạt hiệu quả. - Trong quá trình giáo dục, ngoài việc hình thành cho học sinh về ý thức, hành vi, kĩ năng hoạt động và ứng xử trong các quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức, pháp luật... còn phải tạo cơ sở cho các em bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp. - Thực tiễn quá trình giáo dục ở Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy hiệu quả giáo dục học sinh, giáo dục đội viên ở trường phổ thông hiện nay không những được thực hiện qua những hoạt động giáo dục trên lớp mà còn qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua những tác động giáo dục quan trọng của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. 1.2. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Học sinh bậc tiểu học, trung học cơ sở ở các độ tuổi từ 6-8, 11 - 12 đến 14 - 15 là lứa tuổi có những đặc điểm tâm sinh lí rất quan trọng trong việc hành thành nhân cách con người. Ở lứa tuổi này, các em thường ham hoạt động, rất năng động và đặc biệt là ở giai đoạn luôn muốn tự lập, muốn khẳng định mình. Do vậy, quá trình giáo dục đối với lứa tuổi thiếu niên có nhiều thú vị nhưng cũng không ít phức tạp, đòi hỏi sự khéo léo, kịp thời và đúng đắn, lôi cuốn các em vào hoạt động nhằm khuynh hướng tự lập của các em thành những cá tính sáng tạo và ý thức học tập tốt. Vì vậy có thể nói hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với đội viên, học sinh ở tiểu học và trung học cơ sở có vị trí then chốt trong quá trình giáo dục, nhằm điều chỉnh và định hướng quá trình giáo dục toàn diện đạt hiệu quả. - Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng ở nhà trường tiểu học và trung học cơ sở (đó là kế hoạch dạy học, kế hoạch hướng nghiệp, dạy nghề, kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp) nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học theo hướng giáo dục: nhân văn, khoa học, và kĩ thuật. 1.3. Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Củng cố và khắc sâu những hoạt động GD NGLL kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh. - Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh như: kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kĩ năng tổ chức quản lí và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. - Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. 1.4. Ý nghĩa của hoạt động ngoài giờ lên lớp - Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo cuả giáo viên với sự tự giác tích cực, tự rèn luyện cuả học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là hành vi thói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội quy định. Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: Con đường dạy học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu  giáo dục cuả nhà trường. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách cuả học sinh. Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan cuả xã hội thành những nhu cầu cuả bản thân học sinh. Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức. Chính trong quá trình sồng, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách cuả mình. Vì thế, hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm , năng lực nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần của học sinh. Do vậy , cần thiết phải kết hợp việc học tập trên lớp với việc rèn luyện kĩ năng thực hành, giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất cuả sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho học sinh , giải quyết mối quan hệ giữa học và chơi - chơi và học nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học. 2 Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có liên quan đến nội dung của các môn học, các lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động, giáo dục thể chất, giáo dục pháp luật, giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục dân số, giáo dục môi trường và được thể hiện ở 6 loại hình hoạt động sau đây: 2.1. Hoạt động xã hội - chính trị Những hoạt động này có liên quan đến những dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, xã hội trong nước và quốc tế đang được quan tâm; các hoạt động tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường, địa phương, dân tộc; các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện, 2.2. Hoạt động văn hoá, nghệ thuật Nội dung của hoạt động văn hoá, nghệ thuật hướng vào việc giáo dục cho học sinh có được những hiểu biết, những tình cảm chân thành đối với con người, với Tổ quốc, với thiên nhiên và cả với chính bản thân mình. Nội dung của hoạt động văn, nghệ thuật thể hiện dưới hình thức khác nhau như: sinh hoạt văn nghệ, các cuộc thi (thi vẻ đẹp tuổi thơ, thi khéo tay), tổ chức đi xem phim, xem biểu diễn văn nghệ, các cuộc thăm quan du lịch hay cắm trại, các câu lạc bộ chuyên đề phù hợp với lứa tuổi, 2.3. Hoạt động thể dục, thể thao Hoạt động thể dục thể thao sẽ giúp học sinh có điều kiện rèn luyện thể lực, tăng cường sức khoẻ, hình thành nhiều phẩm chất tốt. Hoạt động thể dục thể thao diễn ra dưới nhiều hình thức như: Hình thức thể dục giữa giờ chống mệt mỏi, các hình thức nghỉ ngơi tích cực (thể dục nhịp điệu, đá cầu, nhảy dây, các trò chơi tập thể); hoạt động của các đội bóng đá mi ni, cờ vua, điền kinh, hoạt động thể dục thể thao trong ngày hội vui khoẻ, ngày hội thể dục thể thao toàn trường. 2.4. Hoạt động tạo hứng thú khoa học, kĩ thuật Nội dung của các loại hình hoạt động này nhằm đáp ứng những hứng thú và niềm say mê tìm tòi cái mới trong học tập, ứng dụng kiến thức của học sinh vào thực tế. Đó là các hoạt động của các câu lạc bộ theo chuyên đề; sưu tầm, tìm hiểu về xã hội, khoa học, về danh nhân, về các hiện tượng của tự nhiên, các nhà bác học, những tấm gương ham học, về ngành nghề trong xã hội; tham quan cơ sở sản xuất các doanh nghiệp, 2.5. Hoạt động lao động công ích Là những hoạt động trong đó học sinh tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan của nhà trường, của địa phương bằng những việc làm hữu ích, thiết thực, phù hợp với khả năng và hứng thú của các em. 2.6. Hoạt động vui chơi giải trí Vui chơi giải trí là hoạt động giúp học sinh thư giãn sau những giờ học miệt mài, căng thẳng. Nội dung của hoạt động vui chơi giải trí phải nhẹ nhàng ngắn gọn, cụ thể, dễ thực hiện và có tác dụng kích thích sự hưng phấn của học sinh, làm giảm đi sự căng thẳng, mệt mỏi ở các em. Vui chơi giải trí có nhiều hình thức như: thi đố vui, thi thể thao, thi ứng xử, chơi trò chơi 3. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường phổ thông hiện nay. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường phổ thông trong những năm qua đã có nhiều sự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập nhiều đến việc tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì  việc đầu tư cho hoạt động ngoài giờ, việc gắn giáo dục với cộng đồng đã được chú trọng nhiều hơn. Song bên cạnh đó, với tình hình hiện nay nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế , chương trình còn đơn điệu, cứng nhắc. Về công tác quản lý, chỉ đạo: Trong những năm trước đây, hầu hết các nhà trường còn xem nhẹ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, khoán trắng hoạt động này cho giáo viên làm tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm. Kế hoạch hoạt động còn hết sức bị động, lúng túng. Nội dung thực hiện còn sơ sài, thiếu tính thực tiễn. Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp ở một số trường chưa có sự sáng tạo. Lãnh đạo một số trường chưa có biện pháp cụ thể, năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ còn của một số giáo viên vẫn còn hạn  chế.  Về phía giáo viên: Trong những năm trước đây, một bộ phận giáo viên chưa thực sự nhận thức được vai trò và tác dụng to lớn của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Giáo viên còn xem nhẹ hoạt động này, chỉ tập trung vào các hoạt động dạy học trên lớp. Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp nghèo nàn, hình thức đơn điệu, chưa thiết thực, chưa gắn với nhu cầu thực tế cuộc sống, chưa đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của học sinh. Chính vì vậy các hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa hấp dẫn lôi cuốn học sinh tham gia, chưa mang lại hiệu quả giáo dục, chưa đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục hiện nay. Khá nhiều giáo viên thường dành thời gian của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để ôn kiến thức, kĩ năng , giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học. Nhiều trường ít chú ý đầu tư thời gian cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bởi thường mất nhiều thời gian, nếu tổ chức không tốt không những không mang lại lợi ích gì mà còn ảnh hưởng chất lượng hoạt động dạy và học trên lớp, tốn kém kinh phí mà không có nguồn tài chính hỗ trợ, có quan điểm còn cho đây là họat động vui chơi nên không quan trọng, không cần thiết. Về phía học sinh, phụ huynh: Nhiều bậc phụ huynh còn có những quan niệm chưa đúng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Họ chưa thấy rằng cùng với hoạt động học tập thì việc tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng là một nhiệm vụ, một quyền lợi để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của mỗi học sinh. Vì vậy họ chỉ đầu tư nhiều cho hoạt động học tập, thu nhận các kiến thức văn hóa, khoa học mà chưa khuyến khích tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường, lớp. Nhìn chung, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vẫn còn chưa phát huy được hết ý nghĩa thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chưa thực sự được các cấp quản lý và giáo viên đầu tư đúng nghĩa. Trong toàn ngành thực hiện chưa được đồng bộ thống nhất, chưa có chiều sâu. II. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1. Yêu cầu tổ chức Chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gồm hai phần: Phần bắt buộc và phần tự chọn 1.1 Chương trình bắt buộc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Chương trình hoạt động của phần bắt buộc yêu cầu mọi trường và mọi học sinh phải tham gia vì đó là những nội dung góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Chương trình phần bắt buộc được coi là nội dung đánh giá quá trình rèn luyện của mỗi học sinh và là tiêu chuẩn của cả tập thể lớp. Chương trình phần bắt buộc được xây dựng theo các chủ điểm giáo dục. Mỗi chủ điểm giáo dục thường gắn với một ngày kỉ niệm lịch sử trong tháng, với nhiệm vụ trọng tâm của từng thời điểm giáo dục trong năm học. Theo nguyên tắc phát triển các hình thức hoạt động từ đơn giản ở các lớp đầu cấp đến phức tạp dần ở các lớp cuối cấp, chương trình bắt buộc đưa ra những hình thức hoạt động tương đối khả thi theo từng chủ điểm cho mỗi khối lớp. Chương trình phần bắt buộc được thực hiện trong suốt 12 tháng nhằm khép kín không gian, thời gian rèn luyện của học sinh, tạo ra quá trình chăm sóc giáo dục liên tục, có hệ thống của toàn xã hội. 1.2. Chương trình phần tự chọn Phần tự chọn là những hoạt động không bắt buộc, tuỳ theo điều kiện của từng trường, từng địa phương và khả năng của học sinh mà lựa chọn nội dung hoạt động cho phù hợp. a. Mục tiêu hoạt động tự chọn - Nội dung và hình thức hoạt động phải phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh. - Bảo đảm tính linh hoạt về thời gian, không gian, địa điểm và quy mô hoạt động. - Kích thích được hứng thú và tính sáng tạo trong hoạt động của học sinh. b. Một số nội dung và hình thức hoạt động tự chọn - Sinh hoạt câu lạc bộ theo chủ để với các tên gọi như “Câu lạc bộ em yêu khoa học”, “Câu lạc bộ yêu thơ”, “Câu lạc bộ hài hước tuổi học trò”, “Câu lạc bộ ngoại ngữ”, “Câu lạc bộ hoá trang” - Giao lưu văn hoá giữa các nhóm, các lớp hoặc với địa phương; gặp gỡ những người làm công tác văn hoá văn nghệ, nghe các nghệ sĩ nói chuyện, thi tìm hiểu di sản văn hoá dân tộc, - Vui chơi giải trí với nhiều trò chơi cùng nhau như trò chơi vui khoẻ, trò chơi dân gian, các cuộc thi - Sinh hoạt văn nghệ; thi sáng tác văn thơ, thành lập các nhóm ca khúc tuổi trẻ, độc tấu nhạc cụ, hát dân ca, biểu diễn kịch câm - Tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, nghệ thuật: thi đấu cờ vua, thi đấu bóng đá, thi chạy tiếp sức, thi đấu võ dân tộc - Tham gia các hoạt động xã hội với các nội dung về giáo dục phòng chống HIV/AIDS, giáo dục pháp luật, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục dân số môi trường, truyền thống dân tộc, các hoạt động tuyên truyền, cổ vũ phong trào của địa phương nhân ngày thương binh liệt sĩ, giải phóng miền Nam 2 Phương thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 2.1 Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần là một dạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tính chất tổng hợp, nhằm giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước; khắc sâu ý thức phục vị Tổ quốc, Đảng, Bác Hồ; xác định trách nhiệm của mình là học tập vì Tổ quốc; định hướng những yêu cầu trọng tâm của nhà trường trong từng thời điểm, thúc đẩy học sinh hăng say rèn luyện; mở rộng mối liên hệ giữa các tập thể lớp, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ trong đời sống tập thể hàng ngày ở nhà trường. Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần được tổ chức theo quy mô toàn trường với sự tham gia điều khiển của giáo viên và học sinh. Nội dung của tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần gắn liền với nội dung của chủ điểm giáo dục tháng. Đó là các nội dung hoạt động như: báo cáo kết quả thi đua, rèn luyện của các tập thể và cá nhân trong trường; phát động thi đua theo một chủ đề nhất định; tổ chức các hình thức hoạt động văn nghệ, vui chơi, giải trí; nghe nói chuyện chuyên đề; giao lưu giữa các tập thể lớp; tổ chức các lễ kỉ niệm Từ những nội dung hoạt động này có thể thiết kế thành các mô hình sinh hoạt chào cờ - sơ kết thi đua tuần; phổ biến nhiệm vụ tuần tới - văn nghệ, hoặc chào cờ - phát động thi đua thực hiện chủ điểm giáo dục tháng 2.2. Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là một dạng của sinh hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hình thức tổ chức giáo dục tự quản học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể hoạt động đoàn kết. Đây cũng là dịp học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kỹ năng cơ bản cần thiết của người học sinh. Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần do học sinh cùng nhau tự tổ chức dưới sự giúp đỡ, cố vấn của giáo viên chủ nhiệm. Nội dung hoạt động của tiết sinh hoạt lớp cuối tuần gắn với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục tháng, phù hợp với nhu cầu và hứng thú của học sinh. 2.3. Ngày hoạt động cao điểm trong tháng Mỗi chủ điểm giáo dục có một ngày hoạt động cao điểm, đó là ngày kỉ niệm lịch sử trong tháng. Đây là dịp để học sinh thể hiện kết quả hoạt động của một tháng và được coi là ngày hội của các em. Trong ngày hoạt động cao điểm, học sinh có thể tham gia với nhiều vai trò khác nhau. Ngày hoạt động cao điểm có cơ hội giúp học sinh mở rộng quan hệ giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo, với mọi người, với cộng đồng, với môi trường tự nhiên. Do đó nó có tác dụng bồi dưỡng cho học sinh thái độ và tỉnh cảm trong sáng, rèn luyện các kĩ năng giao tiếp và kĩ năng cơ bản khác Ngày hoạt động cao điểm có thể tổ chức theo đơn vị lớp, theo khối hoặc lớp học, theo quy mô toàn trường. Địa điểm tổ chức hoạt động có thể là trong trường, ngoài nhà trường hay tại một nơi công cộng nào đó. Mỗi năm, nhà trường có thể tổ chức từ 2 đến 3 ngày hoạt động cao điểm theo quy mô toàn trường. Theo đơn vị lớp hoặc khối lớp có thể tổ chức cho học sinh hoạt động ngoài trường từ 1 đến 2 lần. Nội dung hoạt động của ngày cao điểm gắn liền với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục, phản ánh được các yêu cầu về giáo dục mà chủ điểm đề ra. Nội dung hoạt động của ngày cao điểm này có thể được mở rộng nhằm giáo dục học sinh gắn bó hơn với thực tiễn cuộc sống xã hội, với phong trào thi đua của địa phương nhờ tăng cường các hình thức hoạt động ngoài nhà trường như; thăm quan, du lịch, thăm cơ sở sản xuất, lao động làm sạch đẹp quê hương, III. MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1. Vai trò của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Thực tiễn của giáo dục Việt Nam trong những năm qua cho thấy, chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục họ
Tài liệu liên quan