Acid amin -đơn vị cấu trúc
protein
Thành phần cấu tạo nên protein là
các acid amin. Acid amin là hợp
chất hữu cơ chứa 2 nhóm cơ bản:
amin (NH2) và cacboxyl (COOH)
với công thức cấu tạo tổng quát là:
Các Aa được phân biệt nhau bởi
gốc R. Trong protein có 20 loại
acid amin khác nhau.
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Protein, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Protein
Acid amin - đơn vị cấu trúc
protein
Thành phần cấu tạo nên protein là
các acid amin. Acid amin là hợp
chất hữu cơ chứa 2 nhóm cơ bản:
amin (NH2) và cacboxyl (COOH)
với công thức cấu tạo tổng quát là:
Các Aa được phân biệt nhau bởi
gốc R. Trong protein có 20 loại
acid amin khác nhau.
Cấu tạo protein
1. Cấu tạo protein bậc I
Từ các acid amin, nhờ liên kết
peptid nối chúng lại với nhau
tạo nên chuỗi polypeptid:
Chuỗi polypeptid là cơ sở cấu trúc
bậc I của protein. Tuy nhiên, không
phải mọi chuỗi polypeptid đều là
protein bậc I. Nhiều chuỗi
polypeptid chỉ tồn tại ở dạng tự do
trong tế bào mà không tạo nên phân
tử protein. Những chuỗi polypeptid
có trật tự acid amin xác định thì
mới hình thành phân tử protein.
Người ta xem cấu tạo bậc I của
protein là trật tự các acid amin có
trong chuỗi polypeptid. Thứ tự
các acid amin trong chuỗi có
vai trò quan trọng vì là cơ sở cho
việc hình thành cấu trúc không gian
của protein và từ đó qui định đặc
tính của protein.
Phân tử protein ở bậc I chưa có
hoạt tính sinh học vì chưa hình
thành nên các trung tâm hoạt động.
Phân tử protein ở cấu trúc bậc I chỉ
mang tính đặc thù về thành phần
acid amin, trật tự các acid amin
trong chuỗi.
Trong tế bào protein thường tồn tại
ở các bậc cấu trúc không gian. Sau
khi chuỗi polypeptid - protein bậc
I được tổng hợp tại ribosome,
nó rời khỏi ribosome và hình
thành cấu trúc không gian (bậc II,
III, IV) rồi mới di chuyển đến nơi
sử dụng thực hiện chức năng của
nó.
2. Cấu tạo protein bậc II
Từ cấu trúc mạch thẳng của
protein (cấu trúc bậc I), hình
thành các liên kết nội phân tử, đó
là liên kết hyđro làm cho chuỗi
mạch thẳng cuộn xoắn lại tạo nên
cấu trúc bậc II của protein. Cấu trúc
bậc II của protein là kiểu cấu trúc
không gian ba chiều.
Sở dĩ chuỗi polypeptid có thể cuộn
xoắn lại được là do trong các liên
kết trên chuỗi polypeptid thì liên
kết peptid (C - N) là liên kết bền
vững, còn các liên kết xung quanh
nó (Ca - C) (Ca - N) là liên kết yếu
có thể quay quanh trục của liên kết
peptid:
Liên kết 1: liên kết peptid là liên
kết bền vững. Liên kết 2: liên kết
Ca - C là liên kết yếu.
Liên kết 3: liên kết Ca - N là liên
kết yếu.
Do các liên kết (Ca - C) (Ca - N) có
thể quay quanh liên kết peptid (C -
N) nên chuỗi polypeptid có thể
cuộn xoắn lại tạo cấu trúc bậc II
của protein.
Có nhiều kiểu cấu trúc protein bậc
II khác nhau, phổ biến nhất là xoắn
α, gấp nếp β, xoắn colagen.
* Xoắn a. Trong kiểu xoắn này,
chuỗi polypeptid xoắn lại theo kiểu
xoắn ốc. Mỗi vòng xoắn có 3,6Aa,
khoảng cách giữa 2 Aa là 1,5 Ao.
Vậy chiều dài một vòng xoắn là 5,4
Ao. Các Aa liên kết với nhau bằng
liên kết hyđro để tạo sự xoắn.
Cấu trúc xoắn α
Cấu trúc protein bậc II dạng
xoắn lò xo do nhiều liên kết
hyđro tạo nên, nhưng năng lượng
của mỗi liên kết rất nhỏ nên xoắn a
có thể được kéo dài ra hay co ngắn
lại như 1 chiếc lò xo. Tính chất này
cho phép giải thích khả năng đàn
hồi cao của các protein hình sợi
dạng lò xo.
Cấu trúc bậc II dạng xoắn a là cơ
sở hình thành cấu trúc protein hình
cầu hay hình sợi xoắn.
* Gấp nếp b. Từ 2 đến nhiều chuỗi
polypeptid có thể hình thành cấu
trúc bậc II theo dạng gấp nếp b.
Trước hết, từng chuỗi tự gấp nếp
theo dạng cấu trúc lượn sóng nhờ
sự linh động của các liên kết (Ca -
C) và (Ca - N) trong chuỗi
polypeptid. Sau đó, giữa 2 chuỗi
gần nhau hình thành liên kết hydro:
nhóm CO của chuỗi này liên kết
với nhón NH của chuỗi kia tạo nên
một thể thống nhất.
Cấu trúc gấp nếp β
Cấu trúc protein theo dạng gấp nếp
b cho phép phân tử có thể gấp lại ở
bất kỳ vị trí nào trong chuỗi, nhưng
nếu kéo căng ra dễ dàng bị đứt.
protein bậc II theo dạng gấp nếp β
là cơ sở tạo nên phân tử protein
dạng sợi như fibrion.
* Xoắn colagen. Cấu trúc bậc II
theo dạng xoắn colagen chỉ có
ở loại protein colagen. Đây là
dạng xoắn a đặc biệt. Từ 3 chuỗi
polypeptid ở dạng xoắn a, chúng
lại xoắn vào với nhau tạo nên sợi
siêu xoắn - xoắn cấp 2.
Cấu trúc bậc II của protein là sự
chuyển giao giữa cấu trúc mạch
thẳng (bậc I) sang cấu trúc không
gian. Protein ở dạng cấu trúc bậc II
chưa hình thành các tâm hoạt động
nên chưa có hoạt tính sinh học. Bởi
vậy, các protein chức năng (protein
enzyme, protein vận chuyển...)
không tồn tại ở dạng bậc II này.
Chỉ có một số protein cấu trúc mới
tồn tại ở cấu trúc bậc II như protein
vắt qua màng, protein trong sợi cơ
...