Tư pháp là nhánh quyền lực quan trong trong hệ thống tổ chức quyền
lực nhà nước. Tư pháp là lĩnh vực hoạt động nhằm đảm bảo nền an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quyền tự do của con người, do đó vấn đề
CCTP luôn là ưu tiên hàng đầu trong quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước
theo hướng dân chủ, minh bạch và hiệu lực.
CCTP là một yêu cầu hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và
hoàn thiện bộ máy nhà nước hiện nay. Không phải đến bây giờ chúng ta mới
có chủ trương CCTP, tư pháp luôn được xem như là một bộ phận trọng tâm
cần phải cải cách để hoạt động có hiệu lực, hiệu quả nhằm đảm bảo các quyền
tự do của công dân. Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình xây dựng và
hoàn thiện bộ máy nhà nước, Đảng và Nhà nước luôn giành sự quan tâm đặc
biệt đến công tác CCTP. Ngay t ừ khi giành được độc lập, chúng ta đã bắt tay vào
xây dựng bộ máy tư pháp với tiêu biến bộ máy đó thành “một cơ quan trọng yếu
của chính quyền” (Hồ Chí Minh), và chỉ sau một thời gian ngắn, bộ máy t ư pháp
đã được thiết lập trên phạm vi cả nước. Tư pháp đã giữ một vị trí quan trọng đối
với thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là công cụ đảm bảo trật tự, công bằng xã
hội, bảo vệ quyền con người.
140 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2587 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan điểm và giải pháp cải cách tư pháp nhằm bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Xác định phương hướng, giải pháp
đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo
quyền con người ở nước ta hiện nay
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người là vấn đề ưu
tiên hàng đầu của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.
Tư pháp là nhánh quyền lực quan trong trong hệ thống tổ chức quyền
lực nhà nước. Tư pháp là lĩnh vực hoạt động nhằm đảm bảo nền an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quyền tự do của con người, do đó vấn đề
CCTP luôn là ưu tiên hàng đầu trong quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước
theo hướng dân chủ, minh bạch và hiệu lực.
CCTP là một yêu cầu hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và
hoàn thiện bộ máy nhà nước hiện nay. Không phải đến bây giờ chúng ta mới
có chủ trương CCTP, tư pháp luôn được xem như là một bộ phận trọng tâm
cần phải cải cách để hoạt động có hiệu lực, hiệu quả nhằm đảm bảo các quyền
tự do của công dân. Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình xây dựng và
hoàn thiện bộ máy nhà nước, Đảng và Nhà nước luôn giành sự quan tâm đặc
biệt đến công tác CCTP. Ngay từ khi giành được độc lập, chúng ta đã bắt tay vào
xây dựng bộ máy tư pháp với tiêu biến bộ máy đó thành “một cơ quan trọng yếu
của chính quyền” (Hồ Chí Minh), và chỉ sau một thời gian ngắn, bộ máy tư pháp
đã được thiết lập trên phạm vi cả nước. Tư pháp đã giữ một vị trí quan trọng đối
với thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là công cụ đảm bảo trật tự, công bằng xã
hội, bảo vệ quyền con người.
Bước vào thời kỳ đổi mới, trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị
trường, đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân, đòi hỏi bộ máy tư
pháp phải cải cách một cách triệt để và đồng bộ. Nhận thực được yêu cầu này,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng vấn đề CCTP, trong các văn kiện đại
hội Đảng, vấn đề xây dựng bộ máy nhà nước, trong đó có CCTP được xem là
một nhiệm vụ quan trọng. Hơn thế nữa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã cụ thể
hoá các chủ trương này thành các nghị quyết chuyên đề về hoàn thiện hệ
thống pháp luật, cải cách tư pháp; đó là, Nghị quyết số 48-NQ/TW; ngày
24/5/2005 Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày
02/01/2002 của Bộ Chính trị Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp
trong thời gian tới, Nghị quyết số 49-NQ/TW; ngày 02/6/2005 Về chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020.
Nghị quyết số 49-NQ/TW Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020 đã đặt ra nhiệm vụ CCTP, theo đó làm cho “các cơ quan tư pháp phải
thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người”1.
Đây là một yêu cầu nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ
máy nhà nước theo hướng NNPQ của Đảng; chính vì vậy việc nghiên cứu cơ sở
lý luận, đánh giá thực trạng CCTP để đề ra phương hướng, giải pháp đẩy mạnh
CCTP nhằm đảm bảo các quyền con người ở nước ta trong giai đoạn từ nay đến
năm 2020 là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu này,
một mặt là sự tổng kết, đánh giá một cách khách quan quá trình thực hiện Nghị
quyết 08-NQ/TW, Nghị quyết 49-NQ/TW, mặt khác nó cung cấp luận cứ khoa
học cho việc tiếp tục đẩy mạnh CCTP, bổ sung cương lĩnh của Đảng về xây
dựng bộ máy tư pháp trong sạch, vững mạnh, nghiêm minh, dân chủ, bảo vệ các
quyền con người.
1.2. Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo các quyền con người là yêu cầu
quan trọng trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta
Nhà nước pháp quyền (NNPQ) là một mô hình tổ chức nhà nước chống
lại sự lạm quyền, đề cao, bảo vệ và tôn trọng các quyền con người. Quá trình
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết của Bộ Chính trị "Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020", (Nghị quyết số 49-NQ/TW), xem tại: www.cpv.org.vn/tulieu/vankien/adj/%123.
xây dựng NNPQ đòi hỏi chính quyền phải chịu sự kiểm soát của pháp luật.
NNPQ yêu cầu chính quyền phải chịu sự ràng buộc bởi pháp luật để bảo vệ
con người, tư pháp là lĩnh vực có chức năng đảm bảo cho pháp luật được thực
hiện và bảo vệ con người. Do đó, việc xây dựng NNPQ không thể tách rời với
quá trình xây dựng, cải cách nền tư pháp, hướng tới một nền tư pháp công minh,
độc lập, hiệu quả, bảo vệ các quyền con người. Chính vì vậy, để xây dựng thành
công NNPQ ở Việt Nam, chúng ta cần phải đẩy mạnh CCTP nhằm đảm bảo tốt
hơn các quyền con người- một giá trị không thể thiếu của NNPQ.
Công cuộc CCTP trong bối cảnh xây dựng NNPQ đang đặt ra nhiều
vấn đề cần phải giải quyết trên phương diện chính trị - pháp lý. Quá trình này
đòi hỏi phải tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do của con người với tính chất
là các giá trị xã hội cao quí, được thừa nhận chung của nền văn minh nhân
loại, nếu như không được bảo vệ bằng hệ thống toà án công minh, độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật, thì khó có thể xây dựng thành công NNPQ. Chính
hoạt động CCTP sẽ góp phần làm cho: (1) cơ sở của quyền lực nhà nước thực
sự là ý chí của nhân dân; (2) đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp và pháp
luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy công quyền; (3) các quyền tự do
của con người được đảm bảo thông qua những cơ chế pháp lý và hệ thống
pháp luật.
Xuất phát từ những bình diện đã phân tích trên cho thấy rằng việc
CCTP nhằm đảm bảo các quyền con người ở Việt Nam là vấn đề cần được
nghiên cứu một cách kỹ càng cả về lý luận và thực tiễn.
1.3. Xuất phát từ hoạt động của các cơ quan tư pháp, vấn đề cải cách
tư pháp nhằm đảm bảo các quyền con người là yêu cầu bức thiết hiện nay.
Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 02/6/2005 Về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ ra những hạn chế của công tác
CCTP: “Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng
tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy,
chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý…
Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử”1. Những
bất cập, hạn chế đó thể hiện cụ thể trong tổ chức và hoạt động tư pháp trên các
mặt sau:
- Sự tổ chức bất hợp lý của Toà án đã dẫn tới tình trạng quá tải trong
việc xét xử các vụ án dân sự, hình sự, kinh tế, lao động ở các thành phố lớn.
Qua các số liệu thống kê về thực tiễn xét xử của TAND các cấp cho thấy ở
một số quận thuộc các thành phố lớn hàng năm số lượng các vụ án cần xét xử
bao gồm: hình sự, kinh tế, dân sự, lao động, hành chính nhiều hơn số lượng
các vụ án tương ứng ở một số tỉnh. Ở các quận này, trung bình một Thẩm
phán một năm phải xét xử tới cả trăm vụ án, trong khi ở một số Tòa án thuộc
các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, mỗi năm mỗi Thẩm phán chỉ xét xử
dăm bảy vụ án.
Cũng với cách tổ chức tòa án như hiện nay, các Tòa chuyên trách được
tổ chức ở TAND tối cao và tất cả các TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nhằm mục đích là chuyên môn hóa công việc của các Thẩm phán.
Tuy nhiên, điều này lại đang làm nảy sinh một số bất hợp lý: Thứ nhất, vì ở
nước ta, các vụ án hình sự (VAHS) vẫn chiếm một tỷ lệ cao so với các loại án
khác nên các Thẩm phán của Tòa hình sự luôn luôn phải làm việc với cường
độ cao hơn nhiều so với các Thẩm phán khác và để khắc phục tình trạng này,
các TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lẫn Toàn phúc thẩm,
TAND tối cao trên thực tế đều phải tăng cường Thẩm phán ở các Tòa khác
sang xét xử các vụ án hình sự, vì vậy, mục đích chuyên môn hóa công tác xét
xử của các Thẩm phán đã không thực hiện được; Thứ hai, việc tổ chức ra các
tòa chuyên trách không được tiến hành đồng bộ với việc phân định thẩm quyền
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết của Bộ Chính trị "Về chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020", (Nghị quyết số 49-NQ/TW), xem tại: www.cpv.org.vn/tulieu/vankien/adj/%123
thụ lý hồ sơ vụ việc giữa các tòa, nên có tình trạng khi người dân đến nộp hồ sơ
khởi kiện thì họ không biết nộp ở tòa nào vì có những trường hợp các tòa đều
cho rằng vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Điều này có
nghĩa là việc tồn tại các tòa chuyên trách như cách hiện nay đang gây những
khó khăn cho người dân khi tham gia vào các quan hệ tố tụng, đây là một hiện
tượng không mang tính pháp quyền đang diễn ra trong thực tiễn xét xử.
Với cách tổ chức toà án như hiện nay thì nguyên tắc “khi xét xử, Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” còn đang có
nhiều vướng mắc. Mặc dù được coi là một ngành dọc nhưng sự tồn tại và hoạt
động của các tòa phải diễn ra và bị quản lý về mặt lãnh thổ của một cấp chính
quyền nên luôn bị ảnh hưởng ít nhiều bởi cấp chính quyền tương đương.
- Việc đổi mới hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) đối
với nhiệm vụ kiểm sát tư pháp vẫn còn khá nhiều vấn đề chưa rõ. Nếu tính từ
thời điểm tiến hành cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thống VKSND theo
các quy định của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi và luật Tổ chức VKSND năm
2002 thì vẫn nhận thấy sự chưa rõ ràng về vị trí, thẩm quyền của VKSND trong
các hoạt động kiểm sát, đặc biệt là về hình thức thực hiện và giới hạn của hoạt
động kiểm sát trong lĩnh vực tư pháp về kinh tế, dân sự, lao động.
- Những bất cập của hệ thống cơ quan tư pháp cũng bộc lộ rất rõ ở tình
trạng chưa rõ ràng trong quan hệ trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ
quan điều tra; ở tính phức tạp, chồng chéo, nhiều đầu mối và không hiệu quả của
hệ thống cơ quan thi hành án; ở cơ chế không mấy thuận lợi cho việc thực hiện
chế độ tranh tụng và phát huy vai trò của Luật sư; ở những hạn chế trong tổ chức
và hoạt động của các cơ quan quản lý tư pháp và các cơ quan bổ trợ tư pháp…
- Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ và
năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh,
sa sút về phẩm chất. Đó cũng là tình trạng cơ sở vật chất, điều kiện làm việc
của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, nhất là ở cấp
huyện nhiều nơi trụ sở còn rất chật chội, phương tiện làm việc vừa thiếu vừa
lạc hậu, chính sách đối với cán bộ tư pháp chưa tương xứng với nhiệm vụ và
chức trách được giao.
Thực trạng trên cho thấy, mặc dù đã có những nỗ lực rất lớn nhưng mô
hình tổ chức và hoạt động hiện nay vẫn đang hạn chế đáng kể hiệu quả của
hoạt động tư pháp. Trong bối cảnh xây dựng NNPQ XHCN đòi hỏi chúng ta
phải tiếp tục đẩy mạnh CCTP nhằm mục tiêu đảm bảo một cách tốt nhất các
quyền con người.
Từ những luận giải trên cho thấy, CCTP nhằm đảm bảo các quyền con
người cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận lẫn
hoạt động thực tiễn. Đây là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết, đòi hỏi
chúng ta phải có sự nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này, qua đó cung cấp luận cứ
khoa học cho việc đẩy mạnh cải cách tư pháp, đưa ra những phương hướng và
giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP nhằm đảm bảo quyền con người trong giai
đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Kể từ khi xuất hiện xã hội giai cấp, ý tưởng và mong muốn về một xã
hội tự do, bình đẳng, được bảo vệ và tôn trọng các quyền con người luôn là
ước mơ cháy bỏng của nhân loại. Những ý tưởng này, thoạt nhiên ban đầu
chưa được thể chế hoá thành luật pháp, nó chỉ tồn tại trong văn học thành văn
và truyền miệng, hay trong các triết lý tôn giáo. Khởi đầu của sự phân chia
giai cấp là sự ra đời của xã hội chiếm hữu nô lệ và Nhà nước chiếm hữu nô lệ,
với bản chất giai cấp là công cụ duy trì sự thống trị, đàn áp của giai cấp chủ
nô đối với nô lệ. Nô lệ, khi ấy hoàn toàn không được coi là con người, chỉ là
“công cụ lao động biết nói”, vì vậy cũng không thể nói có quyền con người.
Và nói như V.I. Lenin: “Nhà nước chủ nô bao giờ cũng là một bộ máy đem lại
cho chủ nô quyền lực và khả năng cai trị tất cả những người nô lệ… là một bộ
máy để duy trì những người nô lệ trong địa vị phụ thuộc và cho phép một bộ
phận này của xã hội (giai cấp chủ nô) cưỡng bức và đàn áp bộ phận kia (giai
cấp nô lệ)”1, còn nói theo Jean Jacques Rousseau thì: “quyền nô lệ là con số
không, chẳng những nó không chính đáng, mà còn mơ hồ, vô nghĩa lý. Chữ
nô lệ và chữ quyền là hai chữ mâu thuẫn nhau, bài trừ lẫn nhau. Nói quyền nô
lệ của một người đối với một người hay của một người đối với một dân tộc đều
là nói điều vớ vẩn”2.
So với xã hội nô lệ, địa vị của người nông dân trong xã hội phong kiến có
khác hơn, nhưng “trên thực tế địa vị của người nông dân chỉ khác rất ít địa vị của
nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ”, bởi lẽ “ở đâu người nông dân đều bị đối xử
như là một đồ vật, như là một súc vật thô hoặc còn tồi tệ hơn nữa”, và cũng như
nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến với các thiết chế tổ chức và
pháp luật phải bảo vệ chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến, duy trì các hình
thức bóc lột phong kiến, trấn áp nông dân và các tầng lớp lao động khác.
Cùng với nhà nước là nhà thờ với các thiết chế tôn giáo hà khắc đã vi
phạm các quyền con người một cách nghiêm trọng, điều này đã dẫn tới sự
phản kháng của các tầng lớp bị áp bức, song những sự phản kháng này cũng
nhanh chóng bị dẹp tan. Ý tưởng đề cao các giá trị nhân văn, nhân bản, các
quyền tự do chỉ phát triển một cách mạnh mẽ ở thời kỳ Khai sáng. Đây là thời
kỳ xuất hiện các trào lưu tư tưởng đề cao tính pháp quyền, quyền tự do của
công dân phát triển một cách hết sức mạnh mẽ, nó trở thành ngọn cờ của giai
cấp tư sản kêu gọi đông đảo những người bị áp bức chống lại các giai cấp
tầng lớp đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản.
1 V.I. Lenin (1905), Toàn tập, tiếng Việt, Nxb. Tiến bộ, Mat-cơ-va, 1978, tr. 85.
2 Jean Jacques Rousseau (1762), Bàn về khế ước xã hội, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr. 39.
Trong thời kỳ này, đã xuất hiện nhiều tác phẩm cổ vũ quyền tư do cá
nhân, đòi nhà nước phải pháp lý hoá các quyền con người và đảm bảo thực
hiện trên thực tế. Ở giai đoạn này có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu
biểu như: Những thành tố của pháp luật tự nhiên và chính trị (The Elements
of Law Natural and Politic, 1649), Công dân (The Citizent, 1651), của T.
Hobber; Chuyên luận thứ hai về chính quyền dân sự (The Second Treatise of
Civil Government, 1690), Lá thư về sự khoan dung (The Letter on Toleration,
1692)… của J. Locke; Những lá thư Ba Tư (Lettres Persanes, 1721), Tinh
thần pháp luật (The Spirit of the Laws, 1748),.. của C.L. Mongtesquier; Khế
ước xã hội (The Social Contract, 1762), của J.J. Rousseau…
Theo các nhà tư tưởng thời kỳ Khai sáng, con người đã trải nghiệm để
tìm các phương thức và các thiết chế để đảm bảo, quyền lợi của mình. Trong
xã hội phong kiến, khi mọi quyền hành nằm trọn vẹn trong tay một người -
nhà vua, vua nắm quyền lực tối cao trong việc ban hành pháp luật, thi hành
luật pháp và thực hiện việc xét xử, thì mọi biểu hiện của tự do, công lý và
bình đẳng đều trở nên xa lạ. Quyền con người là những quyền tự nhiên, không
thể bị tước đoạt bởi giai cấp thống trị, Locke đã chỉ ra rằng: “trong “trạng thái
tự nhiên” con người có các quyền tự do, bình đẳng và tư hữu. Các quyền này
bắt nguồn từ bản chất muôn đời và bất biến của con người và bởi vậy không
ai có thể làm thay đổi được chúng”1. Montesquieu trong Tinh thần của pháp
luật đã phát triển thêm tư tưởng của Locke về quyền tự nhiên và cho rằng
“trong trạng thái tự nhiên, mọi người sinh ra bình đẳng”2 và sau này trong Bàn
về khế ước xã hội, Jean-Jacques Rousseau nhà tư tưởng vĩ đại trong thời Khai
sáng cũng đã viết: Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng
1 Locke (1690), Chuyên luận thứ hai về chính quyền dân sự (The Second Treatise of Civil
Government), bản dịch của Trần Tiễn Cao Đăng, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2003, tr.80.
2 C.L. Mongtesquier (1748), Tinh thần pháp luật (The Spirit of the Laws), bản dịch của Hoàng
Thanh Đạm, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr.87.
sống trong xiềng xích1, vậy tự do và quyền con người là cơ sở tự nhiên, nhưng
sự mất tự do, quyền con người chính là do chế độ nhà nước, chế độ xã hội.
Sự xuất hiện khái niệm quyền con người trong thời kỳ cách mạng tư sản
với nội dung ban đầu là quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng và quyền tư
hữu; tiếp đến chế định quốc tịch, quyền bầu cử của công dân được thiết lập và
khẳng định, đó là các quyền tự nhiên, gắn với mỗi cá nhân. Các quyền tự nhiên
đó của con người từ chỗ chỉ là yêu sách đến sự ghi nhận, bảo đảm bằng pháp
luật của nhà nước do Nghị viện ban hành, và lúc đó sẽ nảy sinh việc phán xét
các vi phạm quyền con người cũng như các thiết chế quyền lực để bảo vệ
quyền con người, đó là các thiết chế tư pháp. Và chỉ đến lúc này mới xuất hiện
yêu cầu cải cách, cải tổ các thiết chế quyền lực nhà nước để đảm bảo thực hiện
tốt các quyền con người, trong đó có cải cách trên lĩnh vực tư pháp.
Cải cách bộ máy nhà nước để quản lý xã hội một cách hiệu quả, đảm
bảo việc thực hiện các quyền con người là yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển
dân chủ ở mỗi quốc gia. Cùng với đó, vào giữa thế kỷ XX, vấn đề quyền con
người trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, thu hút được sự quan tâm của
nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Các công trình nghiên cứu về quyền con
người ở giai đoạn này tập trung vào nhiều vấn đề như quyền dân sự, chính trị,
văn hoá; quyền của các nhóm dễ bị tổn thương… Chúng ta thấy, có sự kết
hợp chặt chẽ, sự giao thoa của hai vấn đề nghiên cứu, đó là cải cải tư pháp và
quyền con người. Trong hoạt động thực tiễn, quyền con người chỉ được đảm
bảo thực hiện nghiêm túc khi có sự đảm bảo bởi một nền tư pháp nghiêm
minh, hiệu lực.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi chỉ liệt kê, mô tả các công
trình nghiên cứu cải cách tư pháp có liên quan đến việc đảm bảo quyền con
1 J.J. Rousseau (1762), Khế ước xã hội (The Social Contract), bản dịch của Hoàng Thanh Đạm,
Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr.34.
người. Hoạt động tư pháp là hoạt động có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện
quyền tự do, quyền dân chủ, quyền sống của con người, nó biểu hiện qua các
hoạt động tư pháp như: khởi tố, điều tra, tạm giam, tạm giữ, xét xử, thi hành
án… Các công trình nghiên cứu này thường được chia làm hai loại: (1) các công
trình nghiên cứu của cá nhân; (2) các báo cáo, văn kiện của các tổ chức quốc tế.
- Danh mục các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có
liên quan đến đề tài:
1. Locke (1690), Chuyên luận thứ hai về chính quyền dân sự (The
Second Treatise of Civil Government), bản dịch của Trần Tiễn Cao Đăng,
Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2003, tr.80.
2. Mongtesquier (1748), Tinh thần pháp luật (The Spirit of the Laws),
bản dịch của Hoàng Thanh Đạm, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005;
3. J.J. Rousseau (1762), Khế ước xã hội (The Social Contract), bản dịch
của Hoàng Thanh Đạm, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005;
4. Locke (1690), Chuyên luận thứ hai về chính quyền dân sự (The
Second Treatise of Civil Government), bản dịch của Trần Tiễn Cao Đăng,
Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2003;
5. S. Ogourtsov (1985), Sự tham gia của RSS ở Biélorussie vào cuộc
đấu tranh cho quyền con người Minsk : Ed. Belarus;
6. F.A. Hayek and Raymond plant / Joãn Carlos Espada (1996), Quyền
dân sự xã hội MacMillan press Ltd St. Martin''s press, Inc;
7. Liên hiệp quốc (1992), Những quyết định được lựa chọn bởi Uỷ ban
nhân quyền dưới dạng nghị định thư mang tính lựa chọn: Hội nghị quốc tế
về quyền công dân và quyền chính New York Geneva : Vol.5 IV, 194p.;
8. Liên hiệp quốc (2004), Nghị định thư Istanbul: Ghi nhận về những
điều tra và những bằng chứng dùng nhục hình và những sự hành hạ khác
trong việc đối xử và trừng phạt con người Geneva New York: X, 75p:fing;
28cm (Professional traning series; No.8 / rev.1);
9. Liên hiệp quốc (2005) Quyền con người và tù nhân: Những ghi
nhận về thực thi quyền con người của các giám thị nhà tù New York Geneva :
United Nations, 2005-IX, 221p;
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu về CCTP, đảm bảo quyền con ngườ