Đề tài Vấn đề dạy và học thêm ở trường Tiểu Học Bồ Đề

Hôm đó là chủ nhật ngày 13 tháng 3 năm 2008. Tôi đang nghỉ ở nhà thì nhận được điện thoại của đồng chí Hiệu trưởng thông báo 13h 30 phút có mặt ở Trường để họp hội đồng đột xuất. Tôi linh cảm có chuyện không bình thường đã xảy ra nên ông Hiệu trưởng mới phải triệu tập họp đột xuất. Nghĩ vậy nên 13 giờ 00 phút tôi đã bắt đầu dắt xe ra khỏi nhà, mặc dù hàng ngày tôi đến trường chỉ mất 10 phút. 13 giờ 10 phút sau, tôi có mặt ở trường, khi đó cũng đã có 3 người đến trước tôi và chỉ sau vài phút thì hầu như toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đều có mặt. Tất cả mọi người đều nhận thấy mức độ quan trọng của cuộc họp ngày hôm đó.

doc39 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2761 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề dạy và học thêm ở trường Tiểu Học Bồ Đề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tôi là một cán bộ công chức, công tác trong ngành giáo dục và cũng là phụ huynh học sinh có con đang đi học. Vì vậy tôi được nhìn nhận vấn đề dạy thêm, học thêm rất rõ ràng từ hai góc độ. Vậy vấn đề dạy thêm, học thêm đang diễn biến như thế nào? Nhà trường, xã hội phụ huynh học sinh cần phải làm gì và làm như thế nào để được xã hội chấp nhận Tôi không phủ nhận những mặt tích cực của việc dạy thêm, học thêm đã đem lại cho con tôi và các học sinh khác. Nhưng tôi cũng luôn phản đối, đấu tranh với những hình thức dạy thêm, học thêm mang tính bắt buộc và không có hiệu quả. Tôi xin được kể lại và phân tích những vi phạm trong việc tổ chức dạy thêm, học thêm đang diễn ra ở trường tôi. Tôi rất mong nhận được sự đồng tình ủng hộ của các đồng chí cán bộ giáo viên trong ngành giáo dục cũng như các bậc phụ huynh học sinh. Trong quá trình, tôi kể lại câu chuyện, cũng như phần tôi phân tích những mâu thuẫn đã xảy ra, sẽ không tránh khỏi những sơ xuất. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! NỘI DUNG CHÍNH. I.MÔ TẢ TÌNH HUỐNG. Hôm đó là chủ nhật ngày 13 tháng 3 năm 2008. Tôi đang nghỉ ở nhà thì nhận được điện thoại của đồng chí Hiệu trưởng thông báo 13h 30 phút có mặt ở Trường để họp hội đồng đột xuất. Tôi linh cảm có chuyện không bình thường đã xảy ra nên ông Hiệu trưởng mới phải triệu tập họp đột xuất. Nghĩ vậy nên 13 giờ 00 phút tôi đã bắt đầu dắt xe ra khỏi nhà, mặc dù hàng ngày tôi đến trường chỉ mất 10 phút. 13 giờ 10 phút sau, tôi có mặt ở trường, khi đó cũng đã có 3 người đến trước tôi và chỉ sau vài phút thì hầu như toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đều có mặt. Tất cả mọi người đều nhận thấy mức độ quan trọng của cuộc họp ngày hôm đó. Trong phòng hội đồng không ai bảo ai mọi người đều ngồi ngay ngắn và chờ đợi. Một vài nhóm chụm đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Tôi cũng được một chị bạn ghé tai thì thầm: “Em ơi chắc lại có chuyện gì quan trọng lắm nên sếp mới bắt mọi người đi họp đột xuất vào ngày chủ nhật như thế này. Văn phòng bọn em có thông tin gì không, nói chị nghe với...” Tôi trả lời chị là không biết chuyện gì cả. Một vài người kêu ca vì phải đi họp vào ngày Chủ nhật. Vì mọi người đều đến sớm nên trong khi chờ đợi có nhiều cơ hội bàn tán và đoán già, đoán non... Đúng 13 giờ 30 phút đồng chí Hiệu trưởng bước vào phòng họp. Dù mới nhận công tác tại trường từ năm 2002 nhưng nơi đây là quê hương của mình nên ít nhiều ông cũng hiểu được tâm lý của phụ huynh ở đây, nên ông luôn giữ được thái độ bình tĩnh trước mọi tình huống. Gương mặt điềm tĩnh, phúc hậu, nhưng nghiêm nghị. Vẫn vị trí ghế ngồi quen thuộc của người chủ trì cuộc họp, đồng chí Hiệu trưởng đứng lên tuyên bố lý do của buổi họp. Kính thưa các đồng chí! Trước hết, tôi xin lỗi các đồng chí vì đã triệu tập các đồng chí đến họp vào ngày chủ nhật. Nhưng vì mức độ quan trọng của sự việc nên tôi phải quyết định họp đột xuất như thế này, rất mong được các đồng chí thông cảm. Hôm qua tôi nhận được đơn của phụ huynh học sinh khiếu kiện về việc dạy thêm sai quy định của cô giáo Vũ Thị Hằng, giáo viên dạy lớp 4A Trường chúng ta. Đơn khiếu nại cụ thể như sau: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2008 ĐƠN KHIẾU NẠI Kính gửi: Ông Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bồ Đề Chúng tôi gồm: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Trú quán tại Tổ 1 Phường Bồ Đề. Nguyễn Văn Bách – Trú quán tại Tổ 12 Phường Bồ Đề. Lê Thị Thu – Trú quán tại Tổ 6 Phường Đồ Đề. Là phụ huynh học sinh lớp 4A năm học 2007 - 2008 của Trường Tiểu học Bồ Đề. Chúng tôi thống nhất làm đơn tố cáo cô giáo Vũ Thị Hằng là đảng viên, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A của Trường Tiểu học Bồ Đề, với những sai phạm sau: Cô Hằng đã thuê phòng tổ chức dạy thêm cho học sinh ở nhà bà Lưu Hương Giang; tổ 1 Phường Bồ Đề, dưới hình thức mở lớp chất lượng cao rồi bắt ép con chúng tôi và một số học sinh khác phải đi học. Cô đã tự đưa ra mức thu lệ phí cao; 50.000 đồng/1 học sinh /1buổi. Cô đã bắt các cháu đi học thêm 1 tuần 2 buổi, mà không trao đổi với chúng tôi. Nhưng điều quan trọng hơn là cơ sở vật chất ở phòng học rất kém không đảm bảo cho 1 lớp học bình thường, bàn ghế quá thấp, không phù hợp với độ tuổi của các cháu, diện tích phòng chật hẹp và thiếu ánh sáng. Đặc biệt giờ học của các cháu không ổn định, mỗi hôm học 1 giờ khác nhau, khi thì học buổi chiều, khi lại học buổi tối. Chúng tôi rất khó khăn trong việc quản lý các cháu. Chúng tôi nhận thấy cô không còn giữ được tư cách của một nhà giáo. Cô đã dùng nhiều thủ đoạn để ép buộc, lôi kéo con chúng tôi phải học thêm lớp cô dạy... Cô đã tự chỉ định những học sinh phải đi học thêm. Đó phải là học sinh đạt loại giỏi, tiên tiến, gia đình phải có điều kiện kinh tế ổn định. Nếu học sinh phản đối thì bị cô trù dập. Sau một thời gian theo học các cháu đều tỏ ra rất mệt mỏi và kêu chán học. Các cháu luôn nói là chương trình cô đã dạy không đặc biệt, thường ôn đi, ôn lại những bài đã học ở lớp. Trong giờ dạy cô thường xuyên sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng. Như vậy với lực học hiện tại thì các cháu đều có thể tự ôn và tự học ở nhà, không cần phải đi học thêm lớp cô Hằng. Chúng tôi rất muốn cho các cháu đi học thêm lớp cô khác. Vì học ở đó chúng tôi tin rằng con chúng tôi sẽ được bổ sung kiến thức phù hợp với lực học của các cháu hơn. Nhưng chúng tôi cũng chỉ là cán bộ công chức nhà nước mức thu nhập tuy ổn định nhưng chưa cao, nên không thể cho con theo học đồng thời 2 lớp được. Đã hơn 1 năm, con chúng tôi phải đi học thêm một cách không tự nguyện như vậy. Chúng tôi đã mất khá nhiều tiền mà các cháu lại không được học như chúng tôi mong muốn. Chúng tôi cũng đã tìm cách cho các cháu nghỉ học mà không được. Đầu tháng 3 năm 2008 chúng tôi quyết định cho các cháu nghỉ học thêm. Cô đã không đồng ý, cô bảo sắp thi học kỳ rồi nên không thể nghỉ được, nếu nghỉ vào thời điểm này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các cháu và uy tín của cô. Cô đã mạt sát và đe doạ các cháu rất nhiều: Cô đã nói rằng “ Em nào không tiếp tục đi học thì cuối năm học chỉ đạt điểm trung bình.”... Vài phụ huynh hoang mang nên cho con đi học tiếp. Các cháu còn lại lo sợ lại đòi bố mẹ cho đi học. Ngày 9 tháng 3 năm 2008, cô lại chỉ định học sinh được học thêm trong dịp nghỉ hè và phát mẫu đơn xin học thêm cho 16 học sinh lớp 4A (Chúng tôi có gửi mẫu đơn xin học kèm theo). Cô đã bắt các cháu mang mẫu đơn về cho chúng tôi viết, yêu cầu cả bố và mẹ phải ký vào. “ Cô đã nói với các cháu là phải làm như vậy để sau này phụ huynh không có lý do thắc mắc lung tung... ” Chúng tôi không viết đơn, không đăng ký cho con đi học. Cô lại đe doạ và dùng những lời lẽ miệt thị các cháu. Chúng tôi phản đối hình thức dạy thêm ép buộc này. Thay mặt rất nhiều phụ huynh học sinh đang có con theo học tại Trường Tiểu học Bồ Đề, đặc biệt là phụ huynh học sinh lớp 4A. Chúng tôi đề nghị Ông Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bồ Đề bắt buộc cô Vũ Thị Hằng chấm dứt việc dạy thêm và có biện pháp xử lý, kỷ luật thật thích đáng. Chúng tôi đề nghị Ông xử lý kỷ luật thật nghiêm khắc và triệt để những vi phạm của cô Vũ Thị Hằng để làm gương cho các giáo viên biến chất khác và để chúng tôi thật sự yên tâm gửi con em của mình cho các vị. Người làm đơn. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Nguyễn Văn Bách Lê Thị Thu ( đã ký ) - Mẫu đơn xin học thêm (Cô Vũ Thị Hằng đã bắt các cháu mang mẫu đơn về cho chúng tôi) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ĐƠN XIN HỌC THÊM Kính gửi: Cô giáo Vũ Thị Hằng Tên tôi là:.......................................................................... Là phụ huynh của cháu:.................................... Học sinh lớp:............. Gia đình tôi có nguyện vọng tha thiết, xin cho cháu được vào học thêm lớp cô dạy. Chúng tôi hứa sẽ đôn đốc các cháu đi học đúng giờ và đi đầy đủ các buổi. Chúng tôi sẽ đóng tiền học vào ngày 05 hàng tháng và thực hiện đầy đủ những nội quy mà cô đề ra. Người làm đơn. ( Phải có cả 2 chữ ký của bố và mẹ ). Đồng chí Hiệu trưởng vừa kết thúc phần đọc đơn khiếu kiện của phụ huynh. Cô Hằng đứng lên phản đối ầm ĩ, cô không thừa nhận những điều phụ huynh đã viết trong đơn. Cô đã có những lời nói, cử chỉ, hành động...thái độ rất vô kỷ luật với toàn thể Hội đồng giáo dục của nhà trường và nhất là với Ban giám hiệu. Có vài tiếng xì xào của một số cán bộ giáo viên: “Chẳng oan tí nào đâu”. Cả phòng hội đồng nóng lên, không khí rất nặng nề, những tiếng thì thầm to nhỏ, những thái độ phản ứng quyết liệt của một số cán bộ giáo viên trong nhà trường... Phòng hội đồng trở nên ngột ngạt vô cùng. Những người ngồi họp hôm đó đã vô tình tách làm 3 nhóm; - Một số người rất bất bình với những việc làm của cô giáo Vũ Thị Hằng. Họ cảm thấy nghề nghiệp của mình đang bị bôi nhọ. Họ cảm thấy bị xúc phạm, thấy buồn và thấy xấu hổ... - Một số người thân thiết với cô Hằng, họ đang cố gắng để bảo vệ cô, họ nói: “ Làm gì đến mức như thế, khổ thân chị Hằng... ” Họ lên tiếng phê phán và trì trích những phụ huynh đã viết đơn khiếu nại không tiếc lời... - Còn một số người rất thận trọng, họ ngồi im chờ phán xét của Ban giám hiệu, họ là những người ít thể hiện chính kiến của mình trước tập thể, anh chị em giáo viên, nhân viên chúng tôi thường gọi đùa họ là những người “ngâm miệng ăn tiền ”... Trong phòng họp nhiều tiếng ồn ào, rì rầm... Đồng chí Hiệu trưởng phải mất 15 phút để ổn định trật tự và tiếp tục cuộc họp. Đồng chí nói: “Thay mặt ban giám hiệu, tôi thông qua Quyết định số 07/ QĐNT ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Trường Tiểu học Bồ Đề về việc thành lập Thanh tra nhân dân theo đơn khiếu nại của phụ huynh học sinh, cụ thể như sau”: PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC BỒ ĐỀ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Số: 07/QĐ-NT Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2008. v/v: Thành lập tổ điều tra. QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Tổ điều tra nhà trường HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC BỒ ĐỀ Căn cứ vào Nghị quyết Chi bộ hồi 15h30 ngày 14 tháng 3 năm 2008; Căn cứ vào đơn khiếu nại của phụ huynh; QUYẾT ĐỊNH Điều I: Quyết định thành lập Tổ điều tra nhà trường theo đơn khiếu nại của phụ huynh hoc sinh Điều 2: Tổ điều tra gồm có: Đ/c: Phạm Thị Thanh – Phó hiệu trưởng, làm Tổ trưởng Tổ điều tra, Đ/c: Lê Thị Hồng – Chủ tịch công đoàn, làm Tổ phó tổ điều tra, lên kế hoạch và giám sát Thanh tra nhân dân trong quá trình điều tra. Đ/c: Hoàng Thị Hà - Trưởng ban Thanh tra nhân dân, làm uỷ viên trực tiếp tham gia điều tra sự việc. Đ/c: Nguyễn Thị Bằng - Uỷ viên thanh tra nhân dân, làm uỷ viên trực tiếp tham gia điều tra. Đ/c: Nguyễn Thị Oanh – Uỷ viên, làm uỷ viên trực tiếp điều tra. Đ/c: Trần Thị Nguyệt - Nhân viên Văn Phòng làm thư ký cho tổ điều tra. Điều 3: Các ông bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Kỳ Văn (đã ký) Sau khi đọc quyết định xong đồng chí nói: Đề nghị các đồng chí có tên trên làm việc trên tinh thần khẩn trương. Đảm bảo điều tra công bằng thu thập thông tin chính xác và hoàn toàn chịu trách nhiệm với phần việc của mình. Tổ điều tra bắt đầu tiến hành điều tra. Tổ điều tra làm việc từ ngày 16 tháng 3 năm 2008 Theo xác minh của tổ điều tra thì cô Vũ Thị Hằng đã thuê phòng tại nhà riêng của 1 học sinh đang học tại Trường để làm nơi dạy thêm. Khi tổ điều tra đến địa điểm đó thì chủ nhà đã xác nhận là đã cho cô Vũ Thị Hằng thuê từ tháng 2 năm 2006 đến nay. Lịch dạy của cô thay đổi liên tục theo từng thời điểm. Hiện tại cô đang dạy 3 nhóm 1 nhóm lớp 4 và 2 nhóm lớp 3 mỗi nhóm có 15 đến 20 học sinh, 1 tuần học 2 buổi, mỗi buổi 90 phút. Cô đã thu 50.000 đồng /1 học sinh /1 buổi. Chủ nhà khen cô dạy tốt nhiệt tình, mọi người muốn xin cô cho con học phải làm đơn và thiết tha đề nghị lắm cô mới nhận. Tổ điều tra gặp 5 phụ huynh đang có con học thêm ở lớp cô Hằng. Họ đều kêu ca và kể lể như những người đã viết đơn khiếu nại. Khi tổ điều tra hỏi thì đa số học sinh đều kể: “ Cô Hằng chủ nhiệm lớp 3A chúng em. Cuối năm học cô đọc danh sách 18 bạn được học nhóm chất lượng cao của cô dạy ở nhà 1 bạn học sinh. Sau đó cô cho họp nhóm, cô bảo ưu tiên cho các bạn học giỏi, cô dạy theo kiểu chất lượng cao”. “Cô sẽ thu 50.000 / 1 bạn / 1 buổi. Một tuần cô dạy 2 buổi. Các bạn về xin tiền bố mẹ và nộp ngay vào đầu tháng. Tổng cộng mỗi em phải nộp 400.000 đồng / 1 tháng. Chúng em nghe cô nói vậy sợ quá, ngồi im không ai dám nói gì cả”. “Hôm sau chúng em nghĩ ra cách mặc cả với cô. Chúng em đã ghi ra giấy: Cô ơi học phí học hè cao quá, 20.000 đ / 1 buổi có được không ạ? rồi bí mật thả vào túi áo của cô. Chúng em đã nhìn thấy cô đọc mảnh giấy đó. Nhưng cô vẫn thu 50.000 đồng ”. “Chúng em ( 3 học sinh) là học sinh giỏi ở lớp 3A năm học 2006-2007. Chúng em được cô Hằng chọn vào danh sách học thêm hè năm 2006. Nhưng chúng em không đi học nên đã bị cô trù dập. Chúng em đã rất cố gắng học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ theo yêu cầu của cô, nhưng các bài kiểm tra ở lớp của chúng em không bao giờ được điểm cao. Cô trừ lỗi sai của chúng em rất nặng. Có hôm cô gọi cả 3 chúng em lên kiểm tra bài cũ. Cả lớp đều công nhận chúng em thuộc bài, nhưng cô chỉ cho điểm 6. Cuối học kỳ I vừa rồi chúng em chỉ đạt điểm trung bình môn Toán”. “ Có vài bạn chỉ học ở mức trung bình thôi, nhưng đi học thêm ở lớp của cô Hằng nên điểm những bài kiểm tra rất cao. Các bạn ấy bảo là cô toàn ôn bài tủ ở lớp học thêm nên khi làm bài kiểm tra chắc chắn các bạn ấy sẽ được điểm cao. Chúng em đã mang bài kiểm 1 tiết nhờ các cô 22 khác chấm lại. Tất cả các bài kiểm tra của chúng em đều được cộng thêm từ 1 đến 2 điểm. Chúng em đã rất buồn. Chúng em chán học môn toán của cô giáo Vũ Thị Hằng lắm rồi”. Như vậy, chúng ta đều nhận thấy việc tổ chức dạy thêm của cô giáo Vũ Thị Hằng ở ngoài trường học, như đơn tố cáo của 1 số phụ huynh là hoàn toàn có thật. Nó đã và đang diễn ra... Nó đã và đang để lại những dư luận không hay về hình ảnh người thày trong một số phụ huynh học sinh. Sau khi tổng hợp các ý kiến của phụ huynh và học sinh Tổ điều tra kết luận: - Cô Vũ Thị Hằng là một người đảng viên, một người giáo viên, nhưng không gương mẫu, đã tổ chức dạy thêm sai quy định của ngành giáo dục - Tổ chức dạy thêm ở ngoài nhà trường không có đơn xin phép. - Tổ chức dạy thêm không có hiệu quả, để lại dư luận rất xấu về hình ảnh người thày nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sư phạm trong Nhà trường. - Để lấy lại uy tín, danh dự của người thày và để chuẩn bị tốt cho kỳ tuyển sinh năm học 2008-2009, thanh tra nhân dân đề nghị Nhà Trường xử lý nghiêm khắc cô giáo Vũ Thị Hằng. II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG - Giải quyết vụ việc ép học sinh học thêm trái với quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường Tiểu học của cô giáo Vũ Thị Hằng một cách nhanh chóng, công minh, dứt điểm, đúng quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà trường; - Giải quyết các đơn tố cáo của cha mẹ học sinh một cách thoả đáng, kịp thời, không để gây dư luận xã hội xấu đối với đội ngũ nhà giáo xung quanh vấn đề ép học sinh học thêm trái với quy định pháp luật nhằm tăng cường đoàn kết, tạo niềm tin của nhân dân vào nhà trường, vào ngành giáo dục ; - Xử lý nghiêm minh, đúng Luật Giáo dục đối với trường hợp vi phạm những quy định pháp luật về dạy thêm, học thêm trong các trường phổ thông; - Bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh, cha mẹ học sinh; đặc biệt là bảo vệ những quyền học tập, vui chơi, giải trí...theo đúng những qui định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, những quy định về quyền trẻ em trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà nhà nước Việt Nam đã gia nhập. - Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý giáo dục, tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực giáo dục, thắt chặt kỷ luật, kỷ cương trong xã hội. III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HIỆU QUẢ A. Cơ sở pháp lý - Hiến pháp năm 1992 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 11, nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15 tháng 4 năm 1992, (đã sửa đổi, bổ xung theo Nghị quyết 51 được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 sửa đổi, bổ xung ngày 25 /12 / 2001. Hiến pháp năm 1992 , Điều 59 : Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng. Hiến pháp năm 1992 , Điều 65 Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. - Luật Giáo dục năm 2005, Quốc hội thông qua năm 2005: Luật Giáo dục, Điều 3. Tính chất, nguyên lý GD ... Hoạt động GD phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, GD kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội. Luật Giáo dục, Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng GD. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học. Luật Giáo dục, Điều 20. Cấm lợi dụng các hoạt động GD Cấm lợi dụng các hoạt động GD vì mục đích vụ lợi. Luật Giáo dục, Điều 27. Mục tiêu của GD phổ thông 1. Mục tiêu của GD phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật Giáo dục, Điều 70. Nhà giáo 2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; Luật Giáo dục, Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo: 1. GD, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý GD, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình GD; 2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; 3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của ngời học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; 4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học; Luật Giáo dục, Điều 75. Các hành vi nhà giáo không được làm Nhà giáo không được có các hành vi sau đây: 1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học; 2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học; 3. Xuyên tạc nội dung GD; 4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. Luật Giáo dục, Điều 95. Quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh 1. Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ; 2. Tham gia các hoạt động GD theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường; 3. Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý GD giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc GD con em hoặc người được giám hộ.
Tài liệu liên quan