1.1. Cầu: Là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua trong một
thời kỳ tương ứng với giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế xác định. Người tiêu
dùng ở đây bao gồm dân cư, các doanh nghiệp nhà nước và cả người nước ngoài.
Tiêu dùng bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân.
Lượng cầu phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu như: thu nhập, sức mua của
tiền tệ, giá cả hàng hóa, lãi suất, thị hiếu của người tiêu dùng. Trong các nhân tố
đó, giá cả hàng hóa là nhân tố tác động trực tiếp và tỷ lệ nghịch với lượng cầu.
1.2. Cung: Là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà các chủ thể kinh tế đem bán ra trên
thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản
xuất, chi phí xác định.
Những sản phẩm sản xuất để tự tiêu dùng hoặc không có khả năng đưa tới thị
trường hoặc không đảm bảo chất lượng, không được xã hội thừa nhận, thì không
được xem là cung.
11 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan hệ cung cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Quan hệ cung - cầu tác động đến
sự lên xuống của giá cả
A. lời mở đầu
ở những góc độ, mức độ khác nhau bất cứ nền kinh tế nào cũng bị chi phối
bởi quan hệ cung – cầu. Tác động rõ nét nhất của quan hệ cung cầu đối với thị
trường là sự lên xuống của giá cả; bằng những kiến thức của môn Kinh Tế Chính
Trị Mác – Lênin đã tích luỹ được trong hai học kỳ, bằng thực tế sống động của thị
trường nước ta trong thời gian vừa qua em xin chọn đề tài “Quan hệ cung - cầu tác
động đến sự lên xuống của giá cả” để phân tích tình hình cung - cầu và sự biến
động của giá cả của một số mặt hàng thực phẩm trong thời gian dịch cúm gà gần
đây diễn ra ở nước ta, thông qua đó cũng để hiểu rõ hơn những gì đã học và cách
vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và công việc kinh doanh sau này của
bản thân
B. NộI DUNG
I/ Cung, cầu, quan hệ cung - cầu và giá cả thị trường:
1. Cung, cầu:
1.1. Cầu: Là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua trong một
thời kỳ tương ứng với giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế xác định. Người tiêu
dùng ở đây bao gồm dân cư, các doanh nghiệp nhà nước và cả người nước ngoài.
Tiêu dùng bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân.
Lượng cầu phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu như: thu nhập, sức mua của
tiền tệ, giá cả hàng hóa, lãi suất, thị hiếu của người tiêu dùng... Trong các nhân tố
đó, giá cả hàng hóa là nhân tố tác động trực tiếp và tỷ lệ nghịch với lượng cầu.
1.2. Cung: Là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà các chủ thể kinh tế đem bán ra trên
thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản
xuất, chi phí xác định.
Những sản phẩm sản xuất để tự tiêu dùng hoặc không có khả năng đưa tới thị
trường hoặc không đảm bảo chất lượng, không được xã hội thừa nhận, thì không
được xem là cung.
Lượng cung phụ thuộc vào khả năng sản xuất, vào số lượng và chất lượng
các nguồn lực, các yếu tố sản xuất. Giá cả của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường là
yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới lượng cung về hàng hóa và dịch vụ đó. Cung tỷ lệ
thuận với giá cả.
2. Quan hệ cung - cầu:
Mối quan hệ cung – cầu thường xuyên tác động lẫn nhau trên thị trường và
độc lập với ý chí con người. Cung và cầu quan hệ mật thiết với nhau. Cầu xác định
cung và ngược lại cung xác định cầu.
Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hóa: chỉ những hàng hóa
nào tiêu thụ được trên thị trường mới được tái sản xuất.
Cung tác động đến cầu, kích thích cầu: những hàng hóa nào được sản xuất
phù hợp nhu cầu, sở thích, thị hiếu,... của người tiêu dùng sẽ được ưa thích hơn, bán
chạy hơn, làm cho nhu cầu về chúng tăng lên.
3. Giá cả thị trường:
3.1. Khái niệm giá cả thị trường: Giá cả thị trường vừa là sự biểu hiện bằng tiền
của giá trị hàng hóa, vừa có tính đến tình hình cung cầu và giá trị của tiền tệ.
3.2. Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến giá cả thị trường: Giá trị hàng hóa, giá trị của
tiền, quan hệ cung cầu.
Mặc dù giá trị là cơ sở của giá cả, nhưng trên thị trường, giá cả luôn luôn
biến động, lên xuống xoay quanh giá trị của hàng hóa do nhiều nhân tố ảnh
hưởng, trong đó cạnh tranh, cung – cầu và sức mua của tiên tệ là nhân tố có ảnh
hưởng trực tiếp.
Trên thị trường, giá cả do người mua và người bán thỏa thuận với nhau hình
thành giá cả thị trường. Đối với người kinh doanh, đó là giá kinh doanh. Có thể
phân thành hai nhóm nhân tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa như sau:
+ Nhóm thứ nhất quyết định giá trị hàng hóa đó là chi phí lao động xã hội
cần thiết để sản xuất hàng hóa.
+ Nhóm thứ hai gây ra sự tách rời giữa giá cả như quan hệ cạnh tranh và
cung – cầu trên thị trường, hoặc ý định kích thích sản xuất thông qua giá cả, ý định
phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân qua giá cả.
Như vậy, việc xác định giá cả thị trường phải dựa trên các luận chứng khoa
học. Giá cả phản ánh giá trị xã hội của hàng hóa, phù hợp với sức mua của đồng
tiền và quan hệ cung - cầu. Giá cả thị trường bảo đảm cho người sản xuất kinh
doanh bù đắp được các chi phí và có lãi cần thiết.
4. Cân bằng cung - cầu và giá cả thị trường:
Quan hệ giữa cung và cầu là quan hệ giữa những người bán và những người
mua, giữa những người sản xuất và những người tiêu dùng, đó là những quan hệ có
vai trò quan trọng trong kinh tế hàng hóa.
Quan hệ cung – cầu có ảnh hưởng tới giá cả, và ngược lại, giá cả cũng tác
động lên cung và cầu. Đây là sự tác động phức tạp theo chiều hướng và với mức độ
khác nhau.
+ Khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ làm cho nhu cầu về nó giảm đi
tương đối, nhưng lại kích thích sản xuất, nghĩa là tăng cung hàng hóa đó; còn việc
giảm nhu cầu về hàng hóa đó sẽ dẫn đến giảm cung.
+ Khi nhu cầu về hàng hóa nào đó tăng lên trong khi mức cung không thay
đổi sẽ làm cho giá cả tăng lên và kích thích sản xuất nó, nghĩa là kích thích tăng
cung.
Tóm lại, khi cung lớn hơn cầu, người bán hàng phải giảm giá, giá cả có thể
thấp hơn giá trị hàng hóa. Khi cung nhỏ hơn cầu, người bán hàng có thể tăng giá,
giá cả có thể cao hơn giá trị. Khi cung bằng cầu, người bán sẽ bán hàng hóa theo
đúng giá trị, giá cả bằng giá trị.
Tuy nhiên, sự tăng giá có ảnh hưởng tới cầu thường không giống nhau với
các loại hàng hóa. Ví dụ: khi giá lương thực, thực phẩm tăng thì nhu cầu về nó
thường không giảm hoặc giảm hoặc giảm không đáng kể, nhưng mặt hàng gas tăng
giá thì nhiều người sẽ chuyển sang dùng củi hoặc than, và như vậy cầu về gas sẽ giảm.
II/ Tình hình cung - cầu - giá cả một số mặt hàng thực phẩm trong thời gian dịch
cúm diễn ra:
Có thể nói dịch cúm gà trong thời gian gần đây ở nước ta đã thực sự tác động
mạnh mẽ lên quan hệ cung – cầu và giá cả một số mặt hàng thực phẩm trên thị
trường trong nước.
1. Thị trường trước thời gian dịch bùng phát:
Xét một cách tổng thể thì trước thời gian dịch bùng phát, thị trường các loại
thực phẩm tương đối ổn định bởi như chúng ta đã biết, ở nước ta trong cơ chế thị
trường có sự điều tiết của nhà nước, giá cả là một công cụ quan trọng để quản lý,
kích thích, điều tiết các hoạt động kinh tế theo định hướng mục tiêu. Sở dĩ như vậy
vì giá cả có các chức năng quan trọng là: dùng để tính toán đo lường chi phí lao
động xã hội, duy trì những cân đối của nền kinh tế, kích thích sản xuất và các hoạt
động kinh tế...
Tất nhiên, nhà nước quản lý giá không phải bằng cách định giá trực tiếp (trừ
mặt hàng nhà nước độc quyền), mà quản lý giá gián tiếp qua các công cụ và pháp
luật để tác động vào tổng cung và tổng cầu, làm thay đổi giá cả theo định hướng
tương đối ổn định.
Việc quản lý giá cả của nhà nước được thực hiện bằng cách: “Tăng cường
lực lượng dự trữ quốc gia, đổi mới cơ chế dự trữ lưu thông, cơ chế hình thành và
hoạt động của quỹ bình ổn giá, phương thức can thiệp để bình ổn giá một số mặt
hàng hết sức thiết yếu” (Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII).
2. Thị trường tại thời điểm dịch bắt đầu bùng phát:
Bệnh cúm ở gà xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta là vào khoảng cuối tháng 9, đầu
tháng 10 năm 2003 nhưng dịch cúm ở gà thực sự bắt đầu bùng phát là tại thời điểm
trước Tết Nguyên Đán năm 2004.
Vì dịch cúm gà xảy ra hoàn toàn bất ngờ và không lường được trước nên tại
thời điểm dịch bắt đầu bùng phát, cung về các mặt hàng thực phẩm khác vẫn không
hề thay đổi. Tuy nhiên, do e ngại về dịch cúm gà của người tiêu dùng nên cung về
thực phẩm gà, mà chủ yếu là sản phẩm thịt đã có sự thay đổi khá rõ rệt. Theo điều
tra của phóng viên báo điện tử VnExpress (16/1/2004) cho biết: anh Tuấn, một chủ
cửa hàng kinh doanh gà ở đầu mối Long Biên, hàng ngày vẫn đều đặn nhập 7 tạ gà
nhưng bây giờ chỉ nhập trên dưới 2 tạ do các mối hàng ở Hà Tây đã ngừng cung
ứng, hay chị Lân cũng ở đầu mối Long Biên cho biết “hiện chỉ nhập 50 kg so với
với mức 2 tạ của ngày thường”. Như vậy, ta có thể thấy được so với thời gian trước
khi dịch bùng phát, lượng cung về thực phẩm gà lúc này đã giảm đi một cách rất
đáng kể
Về cầu tại thời điểm này cũng có nhiều biến đổi, sự lựa chọn thực phẩm của
người tiêu dùng đã dần dần chuyển từ gà sang các loại thực phẩm khác, ta có thể
nhận thấy điều này qua hai cuộc điều tra cũng của báo điện tử VnEpress
(16/1/2004) về sự lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng như sau:
i) Cuộc điều tra thứ nhất về thực phẩm gà có 4.462 người tham gia (bắt đầu từ ngày
13/1), trong đó:
+ 55,4% số người cho rằng tuyệt đối không ăn thịt gà.
+ 35,8% số người quyết định chỉ chọn gà còn sống, khỏe mạnh, về chế biến.
+ Chỉ 8,8% cho rằng vẫn ăn bình thường.
j) Cuộc điều tra thứ hai trong 2 ngày, từ ngày 14/1 là về sự lựa chọn thực phẩm cho
ngày Tết của người tiêu dùng có 170 người tham gia, trong đó:
+ 40% cho rằng sẽ chọn hải sản.
+ 28,8% chọn thịt lợn.
+ 17,1% chọn thịt bò.
+ 14,1% chọn thịt gà.
Do cầu tăng nên giá cả các mặt hàng thực phẩm cung tăng nhanh chóng.
Điều này hoàn toàn phù hợp với quan hệ cung – cầu trên thị trường tức là khi cầu
tăng thì giá cả sẽ tăng.
3. Diễn biến cung - cầu – giá cả thị trường trong thời gian dịch:
Trong thời gian dịch cúm gà hoành hành trên đại đa số các tỉnh, thành phố
trong nước thì cầu về gà cả với sản phẩm thịt gà lẫn trứng gà đều không còn bởi
người tiêu dùng ý thức được sự nguy hiểm của dịch cúm và thứ hai là do sự can
thiệp của Nhà nước về việc cấm lưu thông và tiêu thụ gà trong thời gian dịch cúm
xảy ra. Do đó cung về gà cũng giảm một cách nhanh chóng và dần biến mất trên thị trường.
Tại thời điểm này do cung và cầu về gà không còn nên ở các thực phẩm khác
cầu tăng rất nhiều, tuy nhiên sự cung ứng về các thực phẩm này có giới hạn, có
nghĩa là người sản xuất, nuôi trồng chỉ có thể sản xuất, nuôi trồng và thu hoạch một
lượng nhiều hơn so với bình thường nhưng không đáng kể, ví dụ như rau củ trồng
thì phải đến ngày, đến mùa vụ mới có thể thu hoạch chứ không thể thu hoạch trước
để tăng cung, hay cá đánh bắt dưới biển cũng không thể theo ý muốn, điều này có
nghĩa là số lượng cá đánh bắt mỗi ngày là khác nhau, đánh bắt được nhiều nếu gặp
thời tiết thuận lợi, đánh bắt trúng nơi cá đi theo bầy đàn... và ngược lại, đánh bắt
được ít hoặc thậm chí chẳng được gì nếu gặp thời tiết xấu...
Do sự thiếu hụt về cung trong tình hình cầu đang tăng nên kéo theo đó là sự
tăng nhanh của giá cả. Sau đây là giá cả một số loại thực phẩm được điều tra trong
ngày 8/2/2004, hầu hết giá các loại thực phẩm thịt và cá đều tăng ở mức 10-25%:
+ Thịt nạc thăn 55.000 đồng/kg (tăng 20.000 đồng/kg so với trước Tết và
tăng 10.000 đồng so với 2 ngày trước).
+ Thịt nạc vai 40.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng/kg).
+ Giò lụa loại1 70.000 đồng/kg (tăng 15.000 đồngkg).
+ Thịt bò loại1 từ 90-100.000 đồng/kg (tăng 10-20.000 đồng/kg so với 1 tuần
trước).
+ Tôm he 260-340.000 đồng/kg (tăng 20.000 đồng/kg).
+ Cá chép dưới 1kg 27.000 đồng/kg (tăng 3000 đồng/kg).
+ Cá thu 60.000 đồng/kg (tăng 15.000 đồng/kg).
Đại dịch cúm gia cầm tưởng chỉ ảnh hưởng đến các loại thực phẩm như thịt
bò, thịt lợn, cá... chứ không thể khiến giá rau củ tăng, nhưng ngược lại, giá rau củ
cũng tăng đến “chóng mặt”, tuy nhiên đó chỉ là do “chính các dân buôn tự đẩy giá
lên”(VnExpress ngày 16/2/2004):
+ Đậu quả 12.000 đồng/kg (trước Tết chỉ từ 3.500-5.500 đồng/kg).
+ Cải xanh 7-8.000 đồng/kg (trước Tết: 2.500 đồng/kg).
+ Xu hào 2.500 đồng/củ (giá bán buôn là 1.000 đồng/kg).
+ Bắp cải 4.500 đồng/kg (giá bán buôn là 2.000 đồng/kg).
+ Đậu xanh 12.000 đồng/kg (giá bán buôn là 3.500 đồng/kg).
+ Cà chua 7.000 đồng/kg (giá bán buôn là 2.500 đồng/kg).
+ Rau cần 4.000 đồng/mớ (tăng 2.500-3.000 đồng/mớ so với bình thường).
Nói chung, tất cả các loại rau củ đều tăng từ 500-7.000 đồng. Mặc dù việc
tăng giá của thực phẩm rau củ là do “dân buôn tự đẩy giá” nhưng dù sao nguyên
nhân chính vẫn là do dịch cúm gà gây ra.
III/ Nền Kinh tế – Xã hội của nước ta sau dịch cúm:
Đại dịch cúm gia cầm đến nay hầu như đã được khống chế nhưng những tổn
hại mà nó đã gây ra là không ít. Mặc dù nền kinh tế thị trường của ta được điều tiết
bởi Nhà nước, nhưng cũng chỉ hạn chế được một phần rất nhỏ sự biến động của giá
cả. Mặt khác, nó còn ảnh hưởng đến cả nền Kinh tế – Xã hội của đất nước, thể hiện
ở những mặt sau:
Đàn gia cầm bị giết hàng loạt khiến cho rất nhiều hộ nuôi gà trắng tay, mặt
khác giá cả dẫn đến việc nhu cầu có khả năng thanh toán của họ giảm đáng kể, có
nghĩa là cầu giảm, điều này làm cho đời sống vật chất của xã hội bị giảm sút.
GDP giảm dưới 1% (VnExpress 16/2/2004).
Ngân sách của Nhà nước phải tiêu tốn hàng trăm tỉ đồng để chi cho việc
phòng chống dịch cúm và khôi phục đàn gia cầm sau dịch trong cả nước.
Ngành Ngân hàng cũng chịu hậu quả nặng nề từ việc vay vốn để đầu tử nuôi
gia cầm của các hộ nông dân và qua dịch cúm họ đã mất khả năng trả nợ.
Sức khỏe của người dân cũng bị tổn hại, có đến 22 người bị nhiễm virus
H5N1 trong đó 15 người đã tử vong, 306 người viêm phổi trong đó 44 người đã tử
vong.
c. kết luận
Qua phân tích đánh giá về các mặt hàng thực phẩm ở trên trong thời gian
dịch cúm xảy ra, một lần nữa thấy rõ quan hệ cung - cầu đã tác động một cách mạnh
mẽ đến giá cả. Để tồn tại và tái sản xuất sức lao động con người cần phải có nhu cầu
về thực phẩm, về ăn uống nên cho dù thực phẩm có tăng giá thì con người vẫn phải
tiêu dùng để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân. Tóm lại, nếu xét về thu nhập là ổn
định thì sức mua một mặt hàng nào đó một là sẽ giảm đi thì các nhu cầu khác của
con người vẫn được đáp ứng, hai là nếu sức mua của nó không giảm thì các nhu cầu
về các mặt hàng khác sẽ bị cắt giảm hoặc thậm chí không được đáp ứng, dẫn đến
việc các mặt hàng đó sẽ ế ẩm và tồn đọng và kéo theo đó sản xuất sẽ bị thu hẹp và
ảnh hưởng đến đời sống công nhân. ở đây, tiêu dùng về thực phẩm thực ra không
đáng kể nhưng nếu xét đến những nhu cầu khác, sự lên giá của giá cả của chúng nếu
cứ kéo dài thì nhất định sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nền Kinh tế và đời sống Xã hội
của nước đó./.
mục lục
- Phần A: Lời mở đầu 1
- Phần B: Nội dung 1
I/ Cung, cầu, quan hệ cung - cầu, và giá cả thị trường 1
1. Cung, cầu 1
2. Quan hệ cung - cầu 2
3. Giá cả thị trường 2
4. Cân bằng cung- cầu và giá cả thị trường 3
II/ Tình hình cung – cầu – giá cả một số mặt hàng thực phẩm trong
thời gian dịch cúm diễn ra 4
1. Thị trường trước thời gian dịch bùng phát 4
2. Thị trường tại thời điểm dịch bùng phát 5
3. Diễn biến cung – cầu – giá cả thị trường trong thời gian dịch 6
III/ Nền Kinh tế – Xã hội nước ta sau dịch cúm
7
- Phần C: Kết Luận 8
Các tài liệu đã đọc:
Giáo trình Kinh Tế học Mác-Lênin (Trường Đại học Quản Lý và Kinh
Doanh Hà Nội).
Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Nhà xuất bản giáo dục-1997).
Bài giảng của thầy Thậm (học kỳ 1), cô Toàn (học kỳ 2).
Báo Tin tức.