Trong những những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển và đạt nhiều thành tựu đáng kể, điển hình là Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc là thành viên của WTO cho nước ta nhiều cơ hội cũng như thách thức, đặc biệt là ở thị trường khó tính như EU.
Thiết lập quan hệ ngoại giao từ 1990, quan hệ song phương VN - EU đã phát triển mạnh mẽ ở tất cả các cấp độ. với việc đa dạng hóa nhanh quy mô hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực. Đối thoại chính trị mở rộng.
Hiện nay, EU là nhà cung cấp viện trợ phát triển không hoàn lại hàng đầu cho VN và tiếp tục hỗ trợ VN trong các lĩnh vực ưu tiên như phát triển con người, cải cách kinh tế, xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế.
EU là đối tác thương mại, thị trường xuất khẩu rộng lớn, nguồn cung cấp FDI quan trọng của VN. EU là một trong những đối tác thương mại lớn đầu tiên kết thúc đàm phán song phương WTO với VN năm 2005.
EU là một trong những thị trường xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh thị trường Mỹ, Nhật. Để có thể kinh doanh thành công tại thị trường khó tính này doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu rõ những chính sách ngoại thương của EU.
Vì vậy thông qua báo cáo nghiên cứu về quan hệ thương mại và đầu tư VN-EU này,một mặt tái hiện lại những thành tựu trong quan hệ VN-EU ;mặt khác kết hợp đưa ra giải pháp và phương hướng mới cho mối quan hệ giữa VN-EU trong tương lai trên cơ sở nhũng thuận lơi và khó khăn trong quan hệ thương mại.
54 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5
1. Trần Thị Minh Trang – Làm phần “ Quan hệ Việt Nam-EU “ và làm bản word.
2. Trần Thị Thiên Trang - Làm phần “ EU và đặc điểm kinh tế của EU”
3. Ngô Thị Lan Phương – Làm phần “ Chính sách ngoại thương VN-EU và Tình hình nhập khẩu từ EU của Việt Nam ”
4. Lương Thị Tuyết – Làm phần “ Tình hình xuất khẩu sang thị trường EU và Quan hệ Việt Nam với 1 số nước EU ”
5. Bùi Thu Trang – Làm phần “Quan hệ đầu tư Việt Nam-EU “ và làm slide
6. Nguễn Quốc Huy – Làm phần “ Thuận lợi trong quan hệ Việt Nam- EU ”
7. Trương Thị Thanh Bình – Làm phần “ Khó Khăn trong quan hệ Việt Nam-EU ”
8. Nguyễn Thanh Hương – Làm phần “ Định hướng và giải pháp tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam-EU “
MỤC LỤC
A. Tổng quan về mối quan hệ Việt Nam-EU
I. EU và đăc điểm kinh tế của EU
1. Giới thiệu chung
2. Quá tình hình thành của EU
3. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới:
4. Đặc điểm kinh tế EU
II. Quan hệ Việt Nam và EU
1. Lịch sử hình thành và phát triển quan hệ Việt Nam-EU.
2. Những cơ sở vàng
3. Bối cảnh mối quan hệ mới
B.Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam-EU
I. Chính sách ngoại thương giữa VN-EU
1. Thuế quan ưu đãi phổ cập(GSP)
2. Hiệp định PCA
3 . Thuế quan:
II. Tình hình xuất nhập khẩu EU-VN
1.Tình hình nhập khẩu từ EU của VN
2 Tình hình xuất khẩu sang thị trường EU
3.Quan hệ Việt Nam với một số nước EU
III. Quan hệ đầu tư Việt Nam-EU:
1.Trước khi gia nhập WTO
2. Sau khi gia nhập WTO
IV. Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Việt Nam – EU
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
C. Định hướng và giải pháp tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – EU.
I. Định hướng
II. Giải pháp
Lời mở đầu
Trong những những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển và đạt nhiều thành tựu đáng kể, điển hình là Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc là thành viên của WTO cho nước ta nhiều cơ hội cũng như thách thức, đặc biệt là ở thị trường khó tính như EU.
Thiết lập quan hệ ngoại giao từ 1990, quan hệ song phương VN - EU đã phát triển mạnh mẽ ở tất cả các cấp độ. với việc đa dạng hóa nhanh quy mô hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực. Đối thoại chính trị mở rộng.
Hiện nay, EU là nhà cung cấp viện trợ phát triển không hoàn lại hàng đầu cho VN và tiếp tục hỗ trợ VN trong các lĩnh vực ưu tiên như phát triển con người, cải cách kinh tế, xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế.
EU là đối tác thương mại, thị trường xuất khẩu rộng lớn, nguồn cung cấp FDI quan trọng của VN. EU là một trong những đối tác thương mại lớn đầu tiên kết thúc đàm phán song phương WTO với VN năm 2005.
EU là một trong những thị trường xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh thị trường Mỹ, Nhật. Để có thể kinh doanh thành công tại thị trường khó tính này doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu rõ những chính sách ngoại thương của EU.
Vì vậy thông qua báo cáo nghiên cứu về quan hệ thương mại và đầu tư VN-EU này,một mặt tái hiện lại những thành tựu trong quan hệ VN-EU ;mặt khác kết hợp đưa ra giải pháp và phương hướng mới cho mối quan hệ giữa VN-EU trong tương lai trên cơ sở nhũng thuận lơi và khó khăn trong quan hệ thương mại.
A. Tổng quan về mối quan hệ Việt Nam-EU
I. EU và đăc điểm kinh tế của EU:
1. Giới thiệu chung
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp Châu (European Union), viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên chủ yếu thuộc châu Âu, có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ.
Diện tích EU lên đến 4324782 km2 và dân số ước tính đến năm 2010 là khoảng 501259840 người.
Các nước thành viên của EU :
Năm gia nhập
Thành viên
1957
Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
1973
Đan Mạch, Ireland, Anh
1981
Hi Lạp
1986
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
1995
Áo, Phần Lan, Thụy Điển
2004
Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta,Cộng hòa Síp
2007
Ru-ma-ni, Bun-ga-ri
Là một tổ chức quốc tế, EU hoạt động thông qua một hệ thống siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp.
2. Quá tình hình thành của EU
Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành của EU là bản “Tuyên bố Schuman” của Bộ trưởng ngoại giao Pháp Robert Schuman vào ngày 09 tháng 05 năm 1950 với đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất gang thép của Cộng hoà liên bang Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung, trong một tổ chức mở cửa để các nước châu Âu khác cùng tham gia. Sau đó, Hiệp ước thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC), một tổ chức tiền thân của EU ngày nay được ký kết. Từ đó đến nay, sự liên kết giữa các quốc gia châu Âu đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với đỉnh cao là một Liên minh châu Âu như chúng ta thấy ngày nay và trong tương lai có thể sẽ đạt tới cấp độ liên kết cao hơn. Nhìn lại hơn 50 năm hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu, có thể thấy quá trình này gắn liến với các hiệp ước chủ yếu sau đây (từ năm 1951 đến nay):
Hiệp ước Paris thành lập cộng đồng Than – Thép châu Âu (ECSC) được ký ngày 18/04/1951 với sự tham gia của 6 nước: Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg
Hiệp ước Rome thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) được ký ngày 25/31957 với sự nhất trí của 6 nước thành viên ECSC.
Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu (EC) được ký ngày 08/04/1965 giữa các nước của 3 nước Cộng đồng này dưới tên gọi: Cộng đồng châu Âu.
Hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh châu Âu được ký ngày 07/2/1992 tại Maastricht – Hà Lan, với sự nhất trí hoàn toàn của nguyên thu quốc gia các nước thành viên (lúc này, số thành viên của EC là 12 nước bao gồm: Pháp, Đức, Bỉ, Italy, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Đan mạch, Ailen, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) nhằm thành lập một “không gian châu Âu” thống nhất về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và các chính sách về xã hội.
Hiệp ước Amsterdam được ký vào ngày 2/10/1997 bởi các nguyên thủ của 15 nước thành viên (năm 1995 EU đã kết nạp thêm 3 nước thành viên nữa là: Thuỵ Điển, Phần Lan, Áo). hiệp ước này được hình thành trên cơ sở sửa đổi hiệp ước Maastricht nhằm đưa những cố gắng của EU trong việc xây dựng một liên minh kinh tế - tiền tệ (EMU) trở thành hiện thực.
Hiệp ước Nice (7-11/12/2000) được tập trung vào các vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới
Như vậy, từ ECSC đến EU hiện nay là cả một quá trình phát triển phức tạp với các hình thức liên kết kinh tế quốc tế được phát triển chặt chẽ, toàn diện và hoàn toàn mới về vật chất. Và cho đến nay, sau nhiều nỗ lực thiết thực của EU, tiến trình nhất thể hoá châu Âu đã đạt được các kết quả rất khả quan trên nhiều lĩnh vực.
3. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới:
Trong những năm qua, sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hóa và những bước tiến tới một liên minh chính trị đã và đang đem lại cho EU một sức mạnh kinh tế và chính trị rất lớn trên thế giới. EU ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. Vai trò kinh tế của EU trên trường quốc tế được thể hiện trên lĩnh vực thương mại và đầu tư. EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định. Năm 1998, trong khi cơn bão tài chính tiền tệ làm nghiêng ngả nền kinh tế thế giới thì EU – khu vực ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng - vẫn tiếp tục phát triển.
Sự ổn định của kinh tế EU được xem là một trong các nhân tố chính giúp cho nền kinh tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu. Hiện nay, EU và Hoa Kỳ là hai thực thể kinh tế lớn nhất thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến trật tự kinh tế quốc tế và chi phối xu hướng phát triển thương mại toàn cầu. Tính gộp lại, hiện EU và Hoa Kỳ đang chiếm hơn một nửa kim ngạch thương mại và GDP toàn cầu. Hai thực thể kinh tế lớn nhất thế giới này đã thiết lập phần lớn các luật lệ thương mại và tài chính quốc tế thông qua một loạt các thể chế quốc tế như G8, WTO, IMF, và WB, nơi mà cả Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ góp phần lớn vốn.
Về tổng GDP năm 2002, chỉ riêng EU 15 là 8.562 tỉ USD, nếu cộng gộp của 10 nước CEEC là thành viên mới EU nữa thì tổng GDP của EU 25 là 8.972 tỉ USD, (GDP của Hoa Kỳ là 11 ngàn tỉ USD). Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa (không kể nội khối) năm 2002 của EU 15 đạt 938,9 tỉ USD, đứng đầu thế giới về trị giá xuất khẩu hàng hóa, chiếm 14,6% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của thế giới, tỷ trọng này của Hoa Kỳ là 10,8% và của Nhật Bản là 6,5%. EU đứng thứ hai thế giới về tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch nhập khẩu là 931,3 tỉ USD, chiếm 13,9 trị giá nhập khẩu của thế giới, tỷ trọng này của Hoa Kỳ là 18,0 và của Nhật Bản là 5,0%.
Về thương mại dịch vụ qua biên giới năm 2002, EU 15 xuất khẩu 673,3 tỉ USD, đứng đầu thế giới, chiếm 43,8% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ toàn thế giới, gấp 10 lần Nhật Bản, tỷ trọng này của Hoa Kỳ và Nhật Bản là 17,4% và 4,2%. Về nhập khẩu dịch vụ của EU năm 2002 là 650,9 tỉ USD, cũng đứng đầu thế giới với tỷ trọng là 42,7%, tỷ trọng này của Hoa Kỳ và Nhật Bản là 14,3% à 6,9 %.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của EU (không kể đầu tư nội khối) chiếm 47% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn thế giới và thu hút 20% FDI toàn thế giới từ bên ngoài vào EU. EU nắm 1.549 tỉ euro cổ phiếu đầu tư trực tiếp nước ngoài, gấp rưỡi Hoa Kỳ. Nếu tính gộp cả CEEC thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU 25 sẽ gần 1.800 tỉ USD, chiếm 22,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của thế giới; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU 25 khoảng 1.800 tỉ USD, bằng 21,9% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của toàn thế giới.
EU đang muốn thể hiện một vai trò như người lãnh đạo đối với các thành viên trong WTO do tầm quan trọng của EU trong thương mại và nền kinh tế thế giới. EU là người khởi xướng nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các khối liên kết kinh tế khu vực và thế giới, đã phát động trong chương trình phát triển Doha tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư vào tháng 11/2001. EU đã có dấu hiệu khởi động làm việc với các đối tác thương mại của mình nhằm xây dựng lại lòng tin và sự hợp tác với các thành viên WTO sau thất bại tại vòng đàm phán thiên niên kỷ tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 tổ chức tại Seatle (Hoa Kỳ)
EU cũng đang tích cực cải thiện tầm hiểu biết chung trong WTO bằng những biện pháp làm tăng tính minh bạch trong chính sách đối ngoại. EU đang tìm kiếm cơ hội thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa WTO và các tổ chức liên chính phủ khác nhằm làm nổi bật vai trò của mình trong nền kinh tế thế giới.
MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN CỦA CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ LỚN TRÊN THẾ GIỚI
EU
Hoa Kì
Nhật Bản
Số dân( triệu người)- 2005
459,7
296,5
127,7
GDP ( tỉ USD) – 2004
12690,5
11667,5
4623,4
Tỉ trọng XK trong GDP ( %) – 2004
26,5
7,0
12,2
Tỉ trọng XK thế giới (%) – 2004
37,7
9,0
6,25
4. Đặc điểm kinh tế EU
EU là một liên minh kinh tế tiền tệ với những chỉ tiêu hội nhập :
Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất;
Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP;
Nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM);
Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất
1- 1-2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, áo, Bỉ, Phần lan, Ailen, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
II. Quan hệ Việt Nam và EU
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh Châu Âu phát triển mạnh từ những năm đầu thập kỷ 90 sau khi Việt Nam ký một loạt hiệp định song phương với EU như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật ( năm 1990), Hiệp định dệt may (1994, 1996, 1997, 2000, 2003); Hiệp định giầy dép (2000).
Quan hệ hợp tác đầu tiên giữa EU và Việt Nam chủ yếu là trợ giúp người Việt Nam hồi hương. Từ 1989-1996, tổng viện trợ của EU cho mục đích này trên 110 triệu USD.
Năm 2002, EU đã thông qua chiến lược hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2002-2006, nhằm tạo điều kiện tăng tốc xoá đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển bền vững. Theo đó EU dự kiến trợ giúp 162 triệu euro tập trung vào 2 lĩnh vực:
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt hỗ trợ phát triển một số tỉnh nghèo thông qua hỗ trợ lĩnh vực giáo dục;
Trợ giúp cải cách kinh tế Việt Nam theo hướng cơ chế thị trường để nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới;
Ngoài ra, trong chiến lược hợp tác này còn có vấn đề bảo vệ môi trường, văn hoá, giáo dục, chất lượng giới tính và quản lý nhà nước có hiệu quả.
Quan hệ buôn bán thương mại Việt Nam - EU trong 10 năm từ 1990-1999 với quy mô tăng hơn 12 lần và tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 32%.. Hiện Nay,EU là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Trong đó, các lĩnh vực ngành nghề được tài trợ nhiều nhất là nông lâm thủy sản (17,58%), tài nguyên (13,15%), y tế ( 9,59%), phát triển xã hội (9,58%). Ngoài ra, các nước thành viên EU còn cung cấp vốn ODA thông qua các tổ chức tài chính đa phương.
1. Lịch sử hình thành và phát triển quan hệ Việt Nam-EU.
Tháng 11/1990, Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Ngày 17/7/1995: Ký kết Hiệp định khung về hợp tác, thiết lập các nguyên tắc cơ bản nhằm thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa VN-EU và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01-06-1996, cung cấp cơ sở pháp lý cho quan hệ song phương.
Hiệp định khung đề ra bốn mục tiêu:
Tăng cường đầu tư và thương mại song phương;
Hỗ trợ phát triển kinh tế lâu dài của Việt Nam và cải thiện các điều kiện sống cho người nghèo;
Hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế và tiến tới một nền kinh tế thị trường;
Bảo vệ môi trường.
Hiệp định cũng bao gồm một điều khoản quy định các quyền con người và các nguyên tắc dân chủ là nền tảng cho hợp tác giữa EC và Việt Nam.
Hiệp định khung về hợp tác EC - Việt Nam được tự động áp dụng cho các nước thành viên mới của EU đã gia nhập Liên minh vào ngày 1 tháng 5 năm 2004, cũng như cho các nước thành viên của EU trong tương lai
Tháng 1/1996, Ủy ban châu Âu (EC) lập Phái đoàn đại diện thường trực và cử Đại sứ - Trưởng Phái đoàn tại Hà nội.
Tháng 9/1996 hai bên đã họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - EC lần I. Đây là cuộc họp được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần luân phiên tại Hà Nội và Brussels. Các cuộc họp của Ủy ban Hỗn hợp được chuẩn bị bởi ba tổ/ban công tác trực thuộc giải quyết những lĩnh vực cụ thể:
Tổ Công tác Hợp tác : Kiểm điểm tiến độ các chương trình hợp tác phát triển và hợp tác kinh tế giữa EC và Việt Nam và thảo luận các định hướng tương lai trong khuôn khổ Tài liệu Chiến lược Quốc gia và các Chương trình Định hướng Quốc gia cho nhiều năm.
Tổ Công tác Thương mại và Đầu tư: Chuẩn bị cho các trao đổi song phương về các quy định liên quan đến thương mại và đầu tư và kiểm điểm việc thực hiện hiệp định song phương hiện có; xử lý tất cả các vấn đề về chính sách thương mại liên quan đến EU và các nước thành viên EU.
Tiểu ban về hợp tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, quản trị công và nhân quyền: Tiểu ban được thiết lập tại cuộc họp lần thứ 4 của Ủy ban Hỗn hợp vào ngày 21-11-2003. Các hoạt động của tiểu ban bao gồm các cuộc họp chính thức và các sự kiện không chính thức trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
Từ tháng 3/1997, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU
Năm 1999: Thoả thuận về buôn bán giầy dép.
Năm 2001, Việt Nam và EU đã tiến hành thường xuyên các cuộc tiếp xúc và đối thoại không chính thức về nhân quyền.
Giữa năm 2003, EU đề nghị ta thiết lập cơ chế đối thoại chính thức và định kỳ về dân chủ - nhân quyền một năm 2 lần và nâng cấp đối thoại nhân quyền từ cấp chuyên viên lên cấp Vụ Bộ Ngoại giao và cấp Đại sứ.
Ngày 27/6/2005, Hội đồng Châu Âu đã thông qua các quy định mới về hệ thống ưu đãi thuế quan (GSP).
Tháng 5/2007, Việt Nam và EU đã thoả thuận tiến hành đàm phán một Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA).
2. Những cơ sở vàng
Năm 2007, tổng giá trị cam kết của EU dành cho Việt Nam là 948 triệu USD, trong đó gần 500 triệu USD là viện trợ không hoàn lại, chiếm 21% tổng cam kết của các nhà tài trợ.
Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là cơ sở chính cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - EU chính là sự cất cánh của cả hai nền kinh tế. Với dân số 500 triệu, 27 quốc gia thành viên EU chiếm 30% GDP, 41% thương mại và 43% đầu tư toàn cầu. Năm 2000, các nhà lãnh đạo EU đã thông qua chiến lược Lisbon nhằm biến châu Âu thành một nền kinh tế dựa trên tri thức năng động và có sức cạnh tranh nhất thế giới. Nhờ cải cách về cơ cấu, EU đã đạt mức tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức 3%/năm, thất nghiệp dần được kiểm soát ở mức dưới 7%, thấp nhất kể từ giữa thập niên 1980. Trong tương lai, kinh tế châu Âu đang chờ đợi một chu kỳ tăng trưởng mới với việc EC thông qua một kế hoạch thúc đẩy chiến lược cải cách giai đoạn 2008-2010 trên 4 lĩnh vực ưu tiên là tri thức và đổi mới, giải toả tiềm năng kinh doanh, đầu tư nguồn nhân lực và hiện đại hoá thị trường lao động, năng lượng và biến đổi khí hậu.
Phía Việt Nam cũng có những thay đổi “nóng” trong những năm qua, trong đó thành công đáng ghi nhận nhất là tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao, bình quân khoảng 8%/năm. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, trong năm 2007, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt hơn 8% và lượng FDI cam kết đạt mức kỷ lục 16 tỷ USD. Cùng với tư cách thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã trở thành một địa chỉ đầu tư hấp dẫn. Báo cáo Triển vọng đầu tư thế giới 2006 của UNCTAD xếp hạng Việt Nam là địa điểm hấp dẫn đầu tư đứng thứ 6 trên thế giới. Trong khu vực, Hội đồng Doanh nghiệp châu Á xếp Việt Nam thứ ba về hấp dẫn đầu tư đối với các tập đoàn châu Á giai đoạn 2007 – 2009. Với chiến lược hội nhập quốc tế thích hợp, Việt Nam đang dần khẳng định vai trò và tiềm năng của mình ở khu vực và trên thế giới.
3. Bối cảnh mối quan hệ mới
Mối quan hệ Việt Nam - EU được xác lập trên cơ sở Hiệp định khung về hợp tác từ năm 1995, đến nay đã hết hạn. Tuy nhiên, đây là bản hiệp định dựa trên mối quan hệ giữa một bên là các nước cung cấp viện trợ phát triển và một bên là nước nhận viện trợ, trong khi đó những bước phát triển mạnh mẽ ở cả Việt Nam và EU đã làm cán cân lợi ích giữa hai bên có sự thay đổi căn bản. Theo cựu Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EC tại Việt Nam Markus Cornaro, quan hệ EU - Việt Nam đã “phát triển vượt ra ngoài khuôn khổ thương mại, hợp tác phát triển và chính trị thuần tuý”. Còn theo bà Sandra Callagan, Trưởng ban Chính trị, Kinh tế và Thương mại thuộc Phái đoàn EC tại Việt Nam, Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam - EU không còn thể hiện được mối quan hệ đối tác đã nâng lên một tầm cao mới và cần phải có một hiệp định hợp tác sâu rộng hơn giữa hai bên để thay thế.
Chính vì vậy, trong cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Uỷ viên phụ trách quan hệ đối ngoại của EC Benita Ferrero-Waldner tại Hamburg (Đức), tháng 5/2007, Việt Nam và EU đã thoả thuận tiến hành đàm phán một Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA). Đây là hiệp định được xây dựng trên cơ sở hai bên cùng có lợi, mở rộng hơn nhiều so với Hiệp định khung năm 1995, bao gồm nhiều lĩnh vực mới như nhập cư, chống tội phạm, chống khủng bố, ngăn ngừa vũ khí giết người hàng loạt...Ngoài kinh tế, PCA cũng là một hiệp định hợp tác về rất nhiều lĩnh vực quan trọng khác như trao đổi khoa học công nghệ và nghiên cứu. Trong khuôn khổ PCA, hai bên đối tác để bàn bạc không những về những khoản viện trợ mà EU sẽ tiếp tục dành cho Việt Nam hay về cách để Việt Nam sử dụng hiệu quả các khoản viện trợ đó, mà còn về những lợi ích khác mà cả EU và Việt Nam đều quan tâm.
Là một bước phát triển quan trọng và là khuôn khổ cho toàn bộ quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới, Hiệp định PCA mới giữa EU và Việt Nam sẽ thay cho Hiệp định khung về hợp tác ký năm 1995 đã hết hạn. “Đối với Việt Nam, PCA là khởi đầ