Đề tài Quản trị hoạt động tiêu thụ sản phẩm văn hóa phẩm ở tổng công ty sách Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, việc các doanh nghiệp tự do tham gia vào thị trường để tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ, nên điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng đến chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật cho phép với mục đích thu lợi nhuận cao nhất. Tiêu thụ sản phẩm là một nội dung quan trọng, có tính chất sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Chỉ khi thực hiện tốt công tác tiêu thụ, doanh nghiệp mới có điều kiện để tồn tại và phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, có nhiều doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản do hàng hoá sản xuất ra không có người mua, trong khi đó có nhiều doanh nghiệp đã đứng vững và phát triển được nhờ họ đã làm tốt công tác tiêu thụ. Chính vì lẽ đó mà công tác tiêu thụ sản phẩm đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Đối với loại hình kinh doanh văn hoá phẩm, với những đặc điểm riêng về sản phẩm, đó là những hàng hoá mang tính phổ biến trong xã hội, là sản phẩm của văn hoá tinh thần trí tuệ do con người sáng tạo ra, nên nhu cầu về loại hàng hoá này là rất lớn. Tuy nhiên không phải vì nhu cầu tất yếu đó mà ta xem nhẹ vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Qua thời gian thực tập tại Tổng công ty Sách Việt Nam, xét thấy tình hình tiêu thụ văn hoá phẩm của Tổng công ty đang gặp những khó khăn nhất định, được sự gợi ý của các cô chú, cán bộ công nhân viên và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn, cộng với kiến thức được trang bị sau 4 năm học tại trường. Nên em đã quyết định, lựa chọn nghiệp vụ: “Quản trị hoạt động tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm ở Tổng công ty Sách Việt Nam”, để làm đề tài cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Hy vọng rằng, từ bài viết này, có thể đóng góp một phần nào đó giúp cho Tổng công ty đẩy mạnh hơn nữa khâu tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm trong thời gian tới. Nội dung của báo cáo gồm có 3 phần: Phần I : Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sách Việt Nam. Phần II : Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm tại Tổng công ty Sách Việt Nam. Phần III : Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm tại Tổng công ty Sách Việt Nam.

pdf74 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị hoạt động tiêu thụ sản phẩm văn hóa phẩm ở tổng công ty sách Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo Thực tập Nghiệp vụ NGÔ VĂN CƯỜNG LỚP K10 QTKD 1 Luận văn Quản trị hoạt động tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm ở Tổng công ty Sách Việt Nam Báo cáo Thực tập Nghiệp vụ NGÔ VĂN CƯỜNG LỚP K10 QTKD 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, việc các doanh nghiệp tự do tham gia vào thị trường để tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ, nên điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng đến chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật cho phép với mục đích thu lợi nhuận cao nhất. Tiêu thụ sản phẩm là một nội dung quan trọng, có tính chất sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Chỉ khi thực hiện tốt công tác tiêu thụ, doanh nghiệp mới có điều kiện để tồn tại và phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, có nhiều doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản do hàng hoá sản xuất ra không có người mua, trong khi đó có nhiều doanh nghiệp đã đứng vững và phát triển được nhờ họ đã làm tốt công tác tiêu thụ. Chính vì lẽ đó mà công tác tiêu thụ sản phẩm đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Đối với loại hình kinh doanh văn hoá phẩm, với những đặc điểm riêng về sản phẩm, đó là những hàng hoá mang tính phổ biến trong xã hội, là sản phẩm của văn hoá tinh thần trí tuệ do con người sáng tạo ra, nên nhu cầu về loại hàng hoá này là rất lớn. Tuy nhiên không phải vì nhu cầu tất yếu đó mà ta xem nhẹ vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Qua thời gian thực tập tại Tổng công ty Sách Việt Nam, xét thấy tình hình tiêu thụ văn hoá phẩm của Tổng công ty đang gặp những khó khăn nhất định, được sự gợi ý của các cô chú, cán bộ công nhân viên và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn, cộng với kiến thức được trang bị sau 4 năm học tại trường. Nên em đã quyết định, lựa chọn nghiệp vụ: “Quản trị hoạt động tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm ở Tổng công ty Sách Việt Nam”, để làm đề tài cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Báo cáo Thực tập Nghiệp vụ NGÔ VĂN CƯỜNG LỚP K10 QTKD 3 Hy vọng rằng, từ bài viết này, có thể đóng góp một phần nào đó giúp cho Tổng công ty đẩy mạnh hơn nữa khâu tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm trong thời gian tới. Nội dung của báo cáo gồm có 3 phần: Phần I : Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sách Việt Nam. Phần II : Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm tại Tổng công ty Sách Việt Nam. Phần III : Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm tại Tổng công ty Sách Việt Nam. Báo cáo Thực tập Nghiệp vụ NGÔ VĂN CƯỜNG LỚP K10 QTKD 4 PHẦN I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY SÁCH VIỆT NAM I. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sách Việt Nam 1. Vài nét sơ lược về Tổng công ty Sách Việt Nam Tổng công ty Sách Việt Nam được thành lập theo quyết định 90/TT của thủ tướng chính phủ, là Tổng công ty nhà nước gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó về lợi ích kinh tế tài chính, công nghệ, tiêu thụ, thông tin, nghiên cứu, đào tạo, phát hành và xuất, nhập khẩu bản phẩm, báo chí và các mặt hàng văn hoá thông tin khác. Tổng công ty do Bộ trưởng Bộ VHTT quyết định thành lập theo uỷ quyền của thủ tướng chính phủ để tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác để nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ và kinh doanh của các đơn vị thành viên, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Góp phần nâng cao dân trí. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Tổng công ty Sách Việt Nam là doanh nghiệp nòng cốt, làm nhiệm vụ điều tiết phát hành sách xuất bản trong nước và nước ngoài tại Việt Nam và kinh doanh các ngành nghề chính sau đây. - Tổng phát hành các loại xuất bản phẩm trong và ngoài nước tại Việt Nam - Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu sách, báo chí, tem chơi và nhập uỷ thác sách, báo, tạp chí theo yêu cầu của ngành và địa phương. - Liên doanh, liên kết với tổ chức xuất bản, tạo nguồn hàng kinh doanh, sản xuất kinh doanh và nhập khẩu các mặt hàng văn hoá phẩm, các sản phẩm mỹ nghệ, mỹ thuật. - In, phát hành giấy tờ quản lý biểu mẫu, ấn phẩm. Báo cáo Thực tập Nghiệp vụ NGÔ VĂN CƯỜNG LỚP K10 QTKD 5 - Phát hành sách thư viện, trường học. - Triển lãm, hội chợ về sách trong và ngoài nước. - Tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề chuyên ngành phát hành sách. - Kinh doanh khách sạn. - Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định pháp luật. Tổng công ty có - Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. - Tên giao dịch quốc tế là: VIETNAMBOOK DISTRIBUTION CORPORATION - Tên viết tắt là: SAVINA - Trụ sở chính đặt tại 44 Tràng Tiền - Hoàn Kiếm - Hà Nội. - Văn phòng đại diện tại 140B Nguyễn Văn Trỗi - Quận Phú Nhuận - TP HCM. Một số mặt hàng đang được Kinh doanh tại Tổng công ty + Đối với lĩnh vực kinh doanh Sách: - Sách phục vụ hoạt động chính trị xã hội tuyên truyền - Sách pháp luật, sách giáo dục - Sách khoa học - kỹ thuật, sách kinh tế, sách văn hoá nghệ thuật - Sách ngoại văn, từ điển, sách tinh học, sách tham khảo khác - Sách thường thức đời sống, sách gia đình - Sách văn học trong và ngoài nước, truyện thiếu nhi + Lĩnh vực kinh doanh Văn hoá phẩm: - Các loại biểu mẫu hành chính, bản đồ - Trang thiết bị đồ dùng văn phòng - In ấn lịch, tranh ảnh nghệ thuật, bưu ảnh, bưu thiếp - Sách vở đồ dùng học tập Báo cáo Thực tập Nghiệp vụ NGÔ VĂN CƯỜNG LỚP K10 QTKD 6 - Đồ lưu niệm, đồ chơi các loại - Băng, đĩa chương trình giáo dục, ca nhạc giải trí - Hàng mỹ nghệ, mỹ thuật. 2. Tổng công ty những ngày đầu thành lập Ngày 10-10-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nhà in Quốc gia- cơ quan quản lý nhà nước đầu tiên về xuất bản, in ấn và phát hành sách. Đây là thời điểm lịch sử quan trọng của nền xuất bản Cách mạng Việt Nam, mở ra giai đoạn phát triển mới cho hoạt động xuất bản, in và phát hành sách. Khi mới thành lập, tổ chức Phát hành sách là một bộ phận nằm trong nhà in Quốc gia, ngành chỉ có một số chi nhánh ở các liên khu, các hiệu sách cơ sở. Mặc dù hoạt động trong điều kiện vật chất nghèo nàn, địa bàn phân tán, mạng lưới phát hành mỏng như vậy, ngành cũng đã hoàn thành nhiệm vụ phục vụ kháng chiến đi đến thắng lợi. Hoà bình lập lại ở miền Bắc nhưng miền Nam vẫn còn trong ách thống trị của đế quốc Mỹ, đất nước bị chia cắt. nhiệm vụ đặt ra cho ngành là: xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tháng 3/ 1960, sở Phát hành sách Trung ương đổi tên thành Quốc doanh Phát hành sách trung ương, các tỉnh, thành phố đổi thành quốc doanh tỉnh, thành phố. Tháng 10/ 1967, công tác Phát hành sách giáo khoa được chuyển giao sang bộ giáo dục. Sau khi giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Vào năm 1976, theo chỉ thị của ban tuyên huấn TW, Quốc doanh phát hành sách trung ương mở chi nhánh phát hành sách ở miền Nam để xây dựng và phát triển hệ thống phát hành sách tới các tỉnh, huyện miền Nam. Xây dựng cơ sở vật chất và phát triển mạng lưới hiệu sách nhân dân xuống các huyện, thị. Sau vài năm đã có 90 % các huyện xây dựng được hiệu sách nhân dân. Đã góp phần phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ xuất bản phẩm, văn hoá phẩm của bà con, làm cho dân tin vào Đảng, vào đường lối lãnh đạo của Đảng. Tháng 10/ 1978, Quốc doanh Phát hành sách trung ương Báo cáo Thực tập Nghiệp vụ NGÔ VĂN CƯỜNG LỚP K10 QTKD 7 đã hợp nhất với Công ty xuất nhập khẩu sách báo thành Tổng công ty Phát hành sách, vừa có nhiệm vụ phát hành sách xuất bản trong nước và sách nhập khẩu, vừa làm nhiệm vụ xuất các loại sách, báo Việt Nam ra nước ngoài. Tháng 12/ 1982, công tác xuất nhập khẩu sách báo được tách riêng, Tổng công ty Phát hành sách vẫn giữ nguyên tổ chức và nhiệm vụ. 3. Thời kỳ đổi mới + Giai đoạn 1986-1998 Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, nền kinh tế đất nước đã có những chuyển biến toàn diện và sâu sắc. Ngành Phát hành sách cũng chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường và đã gặp phải nhiều khó khăn thử thách. Sự cạnh tranh gay gắt của các công ty thuộc khối giáo dục, các cửa hàng Phát hành sách của nhà xuất bản, các nhà sách tư nhân,... Ngoài ra, còn có sự rối loạn thị trường kinh doanh xuất bản phẩm, thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng, sự xuất hiện trên thị trường các loại hàng lậu hàng kém phẩm chất,... Xác định rõ yêu cầu đổi mới đã trở thành vấn đề sống còn, đòi hỏi ngành phải vượt lên, mạnh dạn chuyển hướng, đổi mới phương thức quản lý kinh doanh cho phù hợp với thực tế, để trụ vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Ngày 1/9/ 1988, Bộ Thông tin ra quyết định số 323/ QĐ-BTT thành lập Tổng công ty Phát hành sách theo mô hình hai cấp, tập trung quản lý chuyên ngành, giảm trung gian, tạo ra sức mạnh vật chất, tài chính, đưa xuất bản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tháng 12/ 1997, ngành Phát hành sách Việt Nam một lần nữa thay đổi tổ chức - Tổng công ty Phát hành sách Việt Nam được thành lập trên nền tảng của Tổng công ty Phát hành sách cũ, với mô hình Tổng công ty theo quyết định 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thuộc Bộ VHT, ban đầu với 8 đơn vị thành viên, đến nay là 13 đơn vị thành viên gồm 10 đơn vị chuyên ngành Phát hành sách và 3 đơn vị xuất nhập khẩu. Báo cáo Thực tập Nghiệp vụ NGÔ VĂN CƯỜNG LỚP K10 QTKD 8 + Giai đoạn 1998 – 2004 Trong những năm gần đây, Tổng công ty Phát hành sách Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong phương thức phục vụ các nhiệm vụ chính trị và kinh doanh từng bước ổn định hệ thống chuyên ngành phát hành sách, mỏ rộng quan hệ hợp tác với các nhà xuất bản, các công ty và hãng sản xuất văn hoá phẩm để đa dạng hoá các mặt hàng, nâng cao chất lượng khai thác và thu mua được nhiều xuất bản phẩm, phát triển mạng lưới ở cơ sở, phục vụ đông đảo bạn đọc, phát huy hiệu quả xã hội và lợi ích kinh tế. Tổng công ty chú trọng việc tuyên truyền, giới thiệu, phát hành các loại sách kinh tế, chính trị xã hội, khoa học kỹ thuật công nghệ. Nhằm giới thiệu rộng rãi văn hoá, khoa học, kỹ thuật thế giới với độc giả Việt Nam, tăng cường giao lưu Văn hoá với bè bạn quốc tế, Tổng công ty đã phối hợp với các đơn vị thành viên và các tổ chức quốc tế mở nhiều quộc triển lãm sách trong nước và quốc tế. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nhà xuất bản, các tập đoàn xuất bản lớn: McGraw- Hill, Pearson Education, Thomson Learning, Cambridge nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ xuất bản. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh xuất bản-in-phát hành sách, vào ngày 01/04/2004 Tổng công ty đã quyết định đổi tên từ Tổng công ty Phát hành sách Việt Nam đã đổi tên thành Tổng công ty Sách Việt Nam. Trên cơ sở sát nhập với một số nhà xuất bản, nhà in của Bộ VHTT vào Tổng công ty Phát hành sách. Tạo ra mô hình liên thông giữa 3 khâu xuất bản- in ấn và phát hành, bước đầu thí điểm mô hình tập đoàn. Đây là bước chuyển đổi có tính quyết định nhằm phát triển ngành phát hành sách Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI, tạo tiền đề cho sự hình thành của một tập đoàn xuất bản lớn. II. Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Sách Việt Nam 1. Bộ máy quản trị của Tổng công ty Báo cáo Thực tập Nghiệp vụ NGÔ VĂN CƯỜNG LỚP K10 QTKD 9 Tổng công ty Sách Việt Nam là Tổng công ty nhà nước thuộc Bộ Văn hoá- Thông tin, gồm các đơn vị thành viên. Là một trong những Tổng công ty cổ phần đầu tiên của nhà nước, được thành lập trên cơ sở Quyết định 90/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ Nhà Nước giao. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Hội đồng quản trị: + Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động trong Tổng công ty về việc sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực được giao. + Thông qua đề nghị của Tổng giám đốc để trình lên Bộ trưởng Bộ VHTT phê duyệt chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm Tổng công ty, quyết định mục tiêu, kế hoạch phát triển hàng năm của Tổng công ty. + Trình Bộ trưởng Bộ VHTT phê duyệt hoặc được uỷ quyền thì quyết định các dự án liên doanh, liên kết với nước ngoài theo quy định của Chính phủ, quyết định các dự án liên doanh trong nước, các hợp đồng kinh tế khác có giá trị lớn. Quyết định mở chi nhánh văn phòng đại diện của Tổng công ty ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. + Ban hành và giám sát thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, khung giá bán các loại sản phẩm và các dịch vụ trong Tổng công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc trên cơ sở quy định chung của ngành. + Phê duyệt phương án quan trọng về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ mở rộng thị trường do Tổng giám đốc đề nghị. Xem xét kế hoạch huy động vốn, bảo lãnh các khoản vay, thanh lý tài sản các đơn vị thành viên. Báo cáo Thực tập Nghiệp vụ NGÔ VĂN CƯỜNG LỚP K10 QTKD 10 Hội đồng quản trị có 5 thành viên do Bộ VHTT bổ nhiệm, miễn nhiệm, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 5 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể bổ nhiệm lại. Cơ chế làm việc của Hội đồng quản trị dựa theo quy định của Tổng công ty. Bộ máy quản trị Tổng giám đốc: do Bộ trưởng Bộ VHTT bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước Bộ trưởng Bộ VHTT và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Tổng công ty. Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT, thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Bổ nhiệm các chức danh quản lý, điều hành. Ký kết các hợp đồng kinh tế, các quyết định đầu tư, các hợp đồng mua bán tài sản, các hoạt động vay, cho thuê tài sản, giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ theo uỷ quyền của HĐQT. Phó Tổng giám đốc: gồm có 3 người, giúp Tổng giám đốc theo dõi các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty gồm cả 3 mặt xuất bản- in- phát hành, các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm cũng như thực hiện các quan hệ đối ngoại. Thay mặt TGĐ ký kết các hợp đồng kinh tế theo uỷ quyền. Bộ máy quản trị: bao gồm các Phòng nghiệp vụ của Tổng công ty, có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành công việc hàng ngày. 2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban + Phòng hoạch toán tài vụ Báo cáo Thực tập Nghiệp vụ NGÔ VĂN CƯỜNG LỚP K10 QTKD 11 Tham mưu cho TGĐ trong lĩnh vực tài chính thu- chi, vay trả, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra thông suốt. Trực tiếp quản lý vốn, nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tính toán định mức về đơn giá sản phẩm, giá bán buôn, bán lẻ các loại sản phẩm sản xuất kinh doanh. + Phòng nghiệp vụ- tổng hợp Tổ chức các hoạt động nhiệp vụ, thông tin quảng cáo, lập các đề án, chương trình công tác, các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho Tổng công ty. + Phòng tổ chức hành chính Có nhiệm vụ quản lý về nhân sự, đào tạo, tuyển dụng và giải quyết các chính sách chế độ tiền lương, thưởng, trợ cấp. Tham mưu cho Tổng giám đốc xây dựng chiến lược, định hướng Tổng công ty về phát triển bộ máy tổ chức cán bộ, xây dựng chiến lược phát triển lao động cho Tổng công ty. + Phòng Kinh doanh Sách Tổ chức cung ứng sách cho các trung tâm, cửa hàng sách trong hệ thống bán buôn, bán lẻ của Tông công ty. Tổ chức các hoạt động kinh doanh, mua bán, ký gửi sách các loại. Mở rộng mạng lưới khách hàng, liên doanh liên kết với các doanh nhiệp trong ngành tổ chức in ấn phát hành sách. + Phòng kinh doanh văn hóa phẩm Cung ứng hàng hoá cho trung tâm, cửa hàng trong hệ thống bán buôn bán lẻ của Tổng công ty và các công ty PHS địa phương và các bạn hàng khác. Tổ chức các hoạt động kinh doanh, mua bán, nhận ký gửi, liên kết sản xuất mặt hàng VHP các mặt hàng VHTT khác của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các thành phần kinh tế. Báo cáo Thực tập Nghiệp vụ NGÔ VĂN CƯỜNG LỚP K10 QTKD 12 Kết hợp với các nhà sản xuất tổ chức các đợt khuyến mại, giảm giá nhằm nâng cao sức tiêu thụ hàng hoá. Tổ chức và phát triển mạng lưới mua bán hàng hoá đa dạng, với nhiều thành phần kinh tế, phát triển nghiệp vụ, từng bước mở rộng nguồn hàng, đa dạng hoá ngành hàng. Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao về các sản phẩm văn hoá thông tin của khách hàng + Phòng xuất nhập khẩu Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nhằm thực hiện nhiệm vụ xuất nhập khẩu hàng hoá theo định hướng của Tổng công ty. Tổ chức cung ứng xuất bản phẩm cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Phối hợp với các phòng chức năng của Tổng công ty tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. + Phòng xuất bản Liên kết với các nhà xuất bản, các tác giả để tạo ra nguồn hàng chủ động trong sản xuất kinh doanh sách báo. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất sách, biên tập, khai thác thông tin phục vụ cho quá trình kinh doanh sách của Tổng công ty. + Phòng kho vận Thực hiện chức năng quản lý, lưu trữ, bảo quản sách báo, văn hoá phẩm, phục vụ cho việc kinh doanh. + Xưởng in Chức năng in ấn sách, báo, lịch các loại theo kế hoạch của Tổng công ty. Thực hiện ký kết hợp ồng in ấn với các tổ chức sản xuất kinh doanh khác thu lợi nhuận. 3. Hệ thống các công ty thành viên Tổng công ty Sách Việt Nam có 13 đơn vị thành viên, trong đó 10 đơn vị thành viên chuyên ngành Phát hành sách và 3 đơn vị Xuất nhập khẩu và mạng lưới cộng tác viên thường xuyên gồm hơn 100 Công ty phát hành sách tỉnh, thành phố, hàng trăm đại lý, cửa hàng bán lẻ trong cả nước. Báo cáo Thực tập Nghiệp vụ NGÔ VĂN CƯỜNG LỚP K10 QTKD 13 Các công ty phát hành sách: làm nhiệm vụ điều tiết phát hành sách xuất bản các khu vực, các tỉnh, là đại lý phân phối chính sách báo, tạp chí, văn hoá phẩm của Tổng công ty. Các thành viên này thường có liên hệ mật thiết với các phòng kinh doanh của Tổng công ty theo hai đường. Thứ nhất, các công ty thành viên lấy hàng hoá của tổng công ty để bán lẻ, hưởng lợi theo tỷ lệ chiết khấu từng loại mặt hàng do Tổng công ty đặt ra. Thứ hai, Tổng công ty thu thập thông tin thị trường từ các địa phương thông qua các đại lý trên nhằm sản xuất và tìm các loại mặt hàng mới đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng tại từng địa phương. Các công ty xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ xuất nhập khẩu sách, xuất bản phẩm, các mặt hàng văn hoá phẩm, các sản phẩm mỹ nghệ, mỹ thuật, mở hội chợ triển lãm ở nước ngoài. Nghiên cứu thị trường đầu vào tại nước ngoài, tiến hành nhập khẩu các loại hàng hoá văn hoá phẩm có chất lượng, tiến hành đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh của Tổng công ty. Bảng 1: Hệ thống mạng lưới đại lý của Tổng công ty (2001 - 2005) Đơn vị: Cửa hàng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số hiệu sách 141 142 150 156 162 - Tại tỉnh, thành phố 45 45 49 50 50 - Tại huyện, thị xã 96 97 101 106 112 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 của Tổng công ty Sách Việt Nam Tổng công ty tập trung mở rộng mạng lưới các cửa hàng, tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp các cơ sở hiện có, mở rộng thị trường, tạo động lực lớn trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới. III. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 1. Tình hình kinh doanh thực tế của Tổng công ty Tổng công ty phát hành sách là một trong những tổng công ty 90 đầu tiên của nước ta, với quy mô thuộc loại lớn. Hiện nay, Tổng công ty đang sản xuất kinh Báo cáo Thực tập Nghiệp vụ NGÔ VĂN CƯỜNG LỚP K10 QTKD 14 doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau như sách, báo chí, các xuất bản phẩm, đồ dùng văn phòng, đồ dùng giáo dục và các sản phẩm văn hoá phẩm khác, phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu. Đây là những sản phẩm tiêu dùng có đặc tính riêng của ngành xuất bản phẩm là theo thời vụ như sách vở đồ dùn
Tài liệu liên quan