Thế kỷ 21 là thế kỷ của sự vận động và không ngừng phát triển về mọi lĩnh
vực như: Khoa học- kỹ thuật, kinh tế thương mại, sự giao lưu hợp tác giữa các nước
trong khu vực và quốc tế với nhau hay nền kinh tế thị trường .
Đối với nền kinh tế thị trường,thì qui lật giá trị là một quy luật rất quan trọng.
Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế quốc dân, thông qua sự điều tiết
của nó đối với nền sản suất hàng hoá, rồi từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự
phát triển nền kinh tế của đất nước.
Hay nói cách khác thì việc áp dụng quy luật giá trị vào việc phát triển nền kinh
tế của một quốc gia là điều tối cần thiết. Với nước ta cũng vậy, một đất nước còn
rất nhiều những khó khăn về kinh tế như: trình độ khoa học- kém phát triển,
nghèo nàn, lạc hậu,.
Do vậy việc áp dụng qui luật giá trị vào trong sự phát triển nền kinh tế của
nước ta là rất quan trọng và cần thiết. Nó đòi hỏi chúng ta phải linh hoạt trong
tất cả mọi vấn đề, và với từng lĩnh vực của việc phát triển kinh tế
.Và bắt nguồn từ tất cả các yếu tố trên em viết tiểu luận này với đề tài là:
“Qui luật giá trị trong nền kinh tế thị trường và sự vận dụng quy luật đó vào
điều kiện ở Việt Nam ”
Bố cục của tiểu luận gồm những phần sau:
I. Mở đầu
II. Học thuyết của C.Mác về quy luật giá trị.
III. Vận dụng quy luật giá trị vào quy luật của Việt Nam.
IV. Kết luận .
9 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3719 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Qui luật giá trị trong nền kinh tế thị trường và sự vận dụng quy luật đó vào điều kiện ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Qui luật giá trị trong nền kinh tế thị
trường và sự vận dụng quy luật đó
vào điều kiện ở Việt Nam
I. Mở đầu
Thế kỷ 21 là thế kỷ của sự vận động và không ngừng phát triển về mọi lĩnh
vực như: Khoa học- kỹ thuật, kinh tế thương mại, sự giao lưu hợp tác giữa các nước
trong khu vực và quốc tế với nhau hay nền kinh tế thị trường ....
Đối với nền kinh tế thị trường,thì qui lật giá trị là một quy luật rất quan trọng.
Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế quốc dân, thông qua sự điều tiết
của nó đối với nền sản suất hàng hoá, rồi từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự
phát triển nền kinh tế của đất nước.
Hay nói cách khác thì việc áp dụng quy luật giá trị vào việc phát triển nền kinh
tế của một quốc gia là điều tối cần thiết. Với nước ta cũng vậy, một đất nước còn
rất nhiều những khó khăn về kinh tế như: trình độ khoa học- kém phát triển,
nghèo nàn, lạc hậu,....
Do vậy việc áp dụng qui luật giá trị vào trong sự phát triển nền kinh tế của
nước ta là rất quan trọng và cần thiết. Nó đòi hỏi chúng ta phải linh hoạt trong
tất cả mọi vấn đề, và với từng lĩnh vực của việc phát triển kinh tế
...Và bắt nguồn từ tất cả các yếu tố trên em viết tiểu luận này với đề tài là:
“Qui luật giá trị trong nền kinh tế thị trường và sự vận dụng quy luật đó vào
điều kiện ở Việt Nam ”
Bố cục của tiểu luận gồm những phần sau:
I. Mở đầu
II. Học thuyết của C.Mác về quy luật giá trị.
III. Vận dụng quy luật giá trị vào quy luật của Việt Nam.
IV. Kết luận .
II. học thuyết của c.mác về quy luật giá trị.
1. Qui luật giá trị là qui luật kinh tế của nền kinh tế hàng hoá.
a. Thế nào là quy luật giá trị?
phát triển kinh tế thị trường là xu thế tất yếu của quá trình đổi mới nền kinh tế-
xã hội. Không có quốc gia nào trên thế giới có nền kinh tế phát triển, lại không
áp dụng một quy luật chung là: áp dụng quy luật kinh tế vào quốc gia đó, và vận
hành chúng một cách có hiệu quả nhất.
Và trong các quy luật kinh tế được áp dụng thì quy luật giá trị được coi là một
quy luật rất quan trọng, và có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh
tế.Vậy thì ta hiểu thế nào là quy luật giá trị?...
Giá trị, như chúng ta đã biết, đó kà thời gian lao động xã hội cần thiết đã hao
phí vào việc sản xuất ra hàng hoá trên thị trường, và dẫn tới kết quả là: Người ta
trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào giá trị.Trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào giá
trị có nghĩa là : Hai hàng hoá trao đổi với nhau phải ngang bằng với nhau về giá
trị, cũng tức là giá cả hàng hoá phải phù hợp với giá trị hàng hoá .
b. Quy luật giá trị là quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá.
Trong kinh tế hàng hoá dựa trên chế độ tư hữu, hàng hoá do người sản xuất tư
nhân, riêng lẻ san xuất ra. Những người sản xuất hàng hoá cạnh tranh với nhau.
Mỗi người sản xuất hàng hoá đều nghĩ cách chen lấn người sản xuất hàng hoá
khác, đều muốn giũ vững và mở rộng “trận địa” của mình trên thị trường .Sản
xuất tiến hành không theo một kế hoạch chung nào cả. mỗi người đều sản xuất
vì mình, riêng biệt với người khác, không ai biết :Nhu cầu đối với hàng hoá do
họ sản xuát như thế nào? có bao nhiêu người sản xuất?.. Điều đó chứng tỏ rằng
hàng hoá càng phát triển thì quyền lực của thị trường đối với người sản xuất
hàng hoá càng mạnh mẽ...
Vậy! qui luật giá trị là quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, ở đâu có sản
xuất hàng hoá ở đó có qui luật giá trị tác động.Quy luậtgiá trị chi phối việc sản
xuất và việc trao đổi trong nền kinh tế hàng háo.
2. Nội dung của quy luật giá trị
Nói rằng hàng hoá trao đổi với nhau phải ngang bằng nhau về giá trị , hoặc giá
cả phải phù hợp vớ giá trị . Điều đó nghe có vẻ như là ăn khớp với thực tế, nhưng
trên thị trường, giá cả của các hàng hoá khi thì cao hơn giá trị của chúng,khi thì lại
thấp hơn so với giá trị của chúng.Khi một loại hàng nào đó sản xuất ra không đáp
ứng đủ nhu cầu của thị trường về loại hàng ấy. Cũng tức là cung không kịp với cầu
thì giá cả của mặt hàng vọt lên cao. Ngược lại, khi số lượng hàng hoá sản xuất ra
vượt quá nhu cầu của thị trường tức là cung vượt quá cầu thì giá cả của mặt hàng sẽ
tụt xuống thấp
Nhưng dù cho giá cả tách rời nhau như thế nào thì giá cả cũng không bao giò
thoát ly khỏi cơ sở giá trị của nó. Giá cả bao giờ cũg vẫn xoay quanh giá trị. Hay
nói một cách khác giá cả và sự vận động của nó bao giờ cũng bị chi phối bởi quy
luật giá trị. Chính là do chỗ giá cả lên cao hơn hay xuống thấp hơn giá trị mà người
sản xuất tư nhân, vì lợi ích của họ. Họ biết được rằng cần phải mở rộng san xuất hay
là cần phải thu hẹp sản xuất loại hàng nào đó.
Sự mở rộng hay thu hẹp sản xuất lam cho cung và cầu dần dần thăng bằng với
nhau. Kết quả là giá cả đi tới chỗ phù hợp với giá trị hoặc là xấp xỉ phù hợp với giá
trị.
Chính sự biến động của giá cả xoay quanh giá trị là biểu hiện sự tác động của
qui luật giá trị.Quy luật giá trị tác động thông qua sự lên hay xuống của giá cả. Trao
đổi hàng hoá phải căn cứ vào giá trị.
3. Tác dụng của quy luật giá trị.
a. Điều tiết sản xuát và lưu thông hàng hoá.
Khi một ngành sản xuất nào đó mà hàng hoá sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu
thị trường ( cung < cầu ) thì giá cả hàng hoá do ngành đó sản xuất sẽ cao hơn giá trị
thực của nó. Người sản xuất sẽ có nhiều lãi, vì thế sẽ có nhiều lao động và tư liệu
sản xuất tập trung vào nghành đó để sản xuất. Ngược lại, khi một nghành nào đó tập
trung quá nhiều lao động và tư liệu sản xuất . Sản phẩm sản xuất ra nhiều trong khi
đó thị trường không tiêu thụ hết ( cung > cầu ) thì giá cả của hàng hoá đó sẽ bị hạ
thấp . Đôi khi còn thấp hơn giá trị của hàng hoá thì sẽ có một bộ phận người lao
động và tư liệu sản xuất được chuyển sang ngành khác. Nhờ vậy mà tư liệu sản xuất
và sức lao động được phân phối qua lại một cách tự phát vào các ngành sản xuất
nhau.
b. Kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Trong nền kinh tế hàng hoá , người nào có hao phí lao động cá biệt ít hơn, hoặc
bằng hao phí lao động cần thiết để sản xuất hàng hoá thì người đó có lợi. Còn người
có hao phí lao động cá biệt nhiều hơn lao động xã hội cần thiết thì sẽ bị thiệt, vì
không thể thu được toàn bộ lao động đã hao phí.Chính vì vậy, để tồn tại được trong
cạnh tranh thì người lao động phải tìm cách giảm hao phí lao động xã hội cá biệt
xuống mức tối thiểu có thể được bằng cách cải tiến máy móc kỹ thuật một cách
không ngừng để nâng cao năng suất lao động. Do vậy, mới đẩy mạnh được lực
lượng sản xuất phát triển.
c. Thực hiện sự phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành kẻ giàu, người
nghèo.
Trong cuộc cạnh tranh chạy đua theo giá trị của những người sản xuất hàng
hoá, thì lao động cá biệt của những người sản xuất có thể không đồng nhấtvới lao
động xã hội cần thiết. Những người làm tốt thì họ sẽ có thời gian hao phí lao động
cá biệt thấp hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.Họ sẽ có lãi và có điều kiện mở
rộng quy mô sản xuất và kinh doanh nhiều hơn nữa.Họ sẽ trở nên giàu có , còn
những người làm ăn kém, không may mắn... họ sẽ bị lỗ vốn thậm chí còn phá sản.
Do đó qui luật giá trị sẽ kích những yếu tố tích cực phát triển và đào thải các
yếu tố kém. Nó đảm bảo sự bình đẳng của người sản xuất.
III. Vận dụng qui luật giá trị vào điều kiện của việt nam
1. Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam.
a. Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam.
Không một nền kinh tế nào có thể coi là hoàn thiện , là phát triển tuyệt đối. Cho
dù đó có là một nền kinh tế của một quốc gia phát triển nhất thế giới đi chăng nữa .
Lúc nào chứa những mặt trái ,việc áp dụng quy luật kinh tế vào việc vận hành và
quản lý nền kinh tế của một quốc gia luôn luôn ẩn chứa những nguy cơ đổ vỡ .Bởi
do vận dụng không đúng cách, không đúng với yêu cầu của thực tế.Đó vẫn là một
trong những vấn đề rất nan giải. Và trong đó có đất nước Việt Nam của chúng ta.
.... Như ta đã biết, nước ta là một trong những nước kém phát triển , và đang
đứng trước những khó khăn về mọi mặt, đặc biệt là trong phát triển nền kinh tế. Với
cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ quản lý lạc hậu, khoa
học- kỹ thuật kém phát triển...
Mà nền kinh tế nước ta đã và đang vận hành theo cơ chế thị trường, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa .Đảng và nhà nước ta đang chủ chương hội nhập vào khu
vực và quốc tế .Mà khu vực và quốc tế là nền kinh tế của thị trường .
Vậy tác dụng của quy luật phát huy một cách đầy đủ trong nền kinh tế của nớưc
ta. Nước ta cũng có rất nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế thị trường.Dưới quyền
chỉ đạo của Nhà Nước ta thì chúng ta luôn có quyền được hy vọng vào nền kinh tế
thị trường của nước ta sẽ phát triển vững chắc hơn. Và việc vận dụng quy luật giá trị
vào trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay sẽ trở nên thấu đáo hơn và có hiệu quả
hơn nữa.
b. Các hạn chế của nền kinh tế Việt Nam.
Nền kinh tế của một quóc gia luôn luôn biến động cùng với nền kinh tế thế giới.
Sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia trước tiên cần phải biết là phát triển từ
đâu? Và đã có những cái gì?- Chưa có những cái gì? Với nền kinh tế của nước ta
vẫn còn những hạn chế đó .
Sau đây em xin đưua ra một số những hạn chế :
Thứ nhất là : để phát triển nền kinh tế chúng ta cần phải có vốn. Vậy chúng ta sẽ
lấy vốn ở đâu ra trong khi mà tổng thu ngân sách luôn luôn nhỏ hơn tổng chi ngân
sách. Mức độ chênh lệch giã tổng chi cho nền kinh tế quốc dân và tổng thu nhập
quốc dân là khá cao. điều đó chứng tỏ rằng nền kinh tế của nước ta là khá một nền
kinh tế chậm phát triển.
Thứ hai là : Cơ sở vật chất của nước ta, điều mà ngay cả chúng ta không thừa
nhận là kém phát triển. Các khu công nghiệp vừa ít lại vừa tồi tàn, hệ thống máy
móc vô cùng lạc hậu. Cơ sở vật chất không đáp ứng cho việc đầu tư của nước ngoài.
Ngoài ra hệ thống giao thông không thuận lợi và kém phát triển. Cọng thêm sự ảnh
hưởng của thiên nhiên và môi trường càng làm cho hệ thống cơ sở vật chất của
nước ta ngày một sa sút nghiêm trọng. Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
chưa được quan tâm đúng mức. các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị lãng phí hoặc
bị bỏ quên. Những điều đó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế quốc dân
của nước ta.
Thứ ba là : Người dân Việt Nam với trình độ văn hoá thấp kém , khả năng ứng
dụng may móc trang thiết bị hiện đại trong sản xuất không đạt yêu cầu tình hình
thực tế. Những người có tay nghề kỹ thuật cao lại chỉ chiếm số lượng ít. Thái độ lao
động của nhiều người còn chưa nghiêm túc. những người có trình đọ lại có tính tư
lợi cho bản thân, tham ô tài sản của Nhà Nước.
Tất cả những yếu tố trên đã góp phần không nhỏ vào việc kim hãm sự phát triển
kinh tế của đất nước ta.
Thứ tư là: Trình độ kỹ thuật và công nghệ còn quá lạc hậu. Không có nhiều thành
tựu đáng kể trong nghiên cứu khoa học,mà chúng ta chỉ thừa hưởng những công
nghệ đã lạc hậu ở các nước phát triển chuyển giao lại.Điều đáng buồn thay là ngay
cả việc giám định công ngệ chuyển giao cũng không có gây lãng phí ngân sách cho
Nhà nước.
Kết quả là chúng ta phải nhận những máy móc đã quá cũ mà giá cả cũng không rẻ
hơn so với máy móc công nghệ mới .
Thứ năm là : Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường . Song cơ
cấu kinh tế vẫn chưa chặt chẽ và hợp lý, vẫn còn những kẽ hở. cơ cấu nghành nghề
còn nhiều bất cập , cac vùng kinh tế chưa được chú trọng phát triển. Đay cũng là
một trong những hạn chế của nền kinh tế nước ta .
Thứ sáu là: Mức độ tăng dân số quá nhanh. Những năm gần đay có xu hướng
giảm song vãn còn tăng nhiều so với thế giới. Tăng dân số đồng nghĩa với việc có
nhiều lao đọng không có việc làm. Nạn thất nghiệp đã dẫn tới sự gia tăng của các tệ
nạn xã hội.
Thứ bảy là thể chế chính trị và quản lý Nhà nước cũng là nhân tố quan trọng có
vai trò quyết định trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nước ta có một thể
chế chính trị ổn định và tiến bộ , nhưng khả năng định hướng cho sự phát triển kinh
tế còn nhiều khiếm khuyết . Lý do chính là sự điều tiết hướng phát triển của nền
kinh tế còn chưa phù hơp.
2. áp dụng quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường hiện nay giúp cho
nước ta có những giải pháp gì?
Những hạn chế trên không thể một sớm một chiều mà có thể khắc phục được.
Chúng ta phải dần dần khắc phục từng bước một. Song hành với nó ta phải liên tục
vận dụng những khoa học- kỹ thuật vào nền kinh tế để phát triển đất nước. Việc áp
dụng qui luật giá trị là rất quan trọng., nó đã giúp cho nước ta tìm ra một số giải
pháp tối ưu. Nhưng do khuôn khổ của tiểu luận có giới hạn nên em chỉ đề cập tới
một số giải pháp chủ yếu nhất.
a. Tăng cường tích luỹ vốn .
Trước hết phải huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế trong nước. Đây là nguồn
vốn có tính quyết định, là nội lực cho sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Nguồn
vốn này được huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân, các cơ sở kinh tế các
đoàn thể , thông qua các khoản thuế nộp ngân sách nhà nước... Tuy vạy nguồn vốn
nội bộ vẫn còn hạn hẹp, do vậy chúng ta cần phải thu hút vốn đầu tư của nước ngoài
thông qua các hình thức liên doanh, vốn viện trợ, vay với lãi suất thấp .
b. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Sự phát triển của công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Trong đó cái quan trọng là định hướng và chính sách phát triển của Nhà Nước.
Tiếp đến là phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền công nghiệp và đào tạo
đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh...
c. Nâng cao năng suất lao động.
Năm 2003, nước ta đã thực hiện AFTA với các nước thuộc khối đông nam á (
ASEAN ) là: Giảm thuế nhiều loại hàng hoá mà các nước ASEAN đưa vào Việt
Nam. Chúng ta phải chấp nhận sự cạnh tranh đó, vì vậy tác dụng kích thích phát
triển rất rõ rệt. Chúng ta muốn đứng vững trong nền kinh tế hiện nay, chúng ta phải
lam gì?.
Em xin đưa ra một ví dụ sau: Hàng Trung Quốc đưa vào Việt Nam với những
mẫu mã đẹp , giá lại rẻ ...Hơn lúc nào hết nước ta cần phải đổi mới, nó đồng nghĩa
với việc nước ta cần phải nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
d. Mọi nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào cũng cần có sự quản lý của Nhà
Nước, nếu không nền kinh tế đó sẽ bị khủng hoảng và gây lên sự hỗn độn không rõ
ràng trong nền kinh tế quốc dân. Nhà Nước phải chuyển từ quản lý theo chính sách
kế hoạch hoá tập trung sang các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô để quản lý nền
kinh tế . Chỉ có như vậy mới thúc đẩy được sự phát triển của các thành phần kinh tế
tăng thêm nguồn thu cho ngân sách của Nhà Nước.
iv. kết luận.
Với những vấn đề trên ta đã hiểu rõ hơn phần nào về tầm quan trọng và các tác
dụng của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nó không chỉ làm
cho nền sản xuất có được những tỷ lệ cần thiết, mà nó còn là một lực lượng giúp
cho mỗi người sản xuất hàng hoá đó là: Thúc đẩy họ cải tiến đi kỹ thuật lạc hậu,
và thay thế bằng một trình độ kỹ thuật tiên tiến hơn. hay nói một cách xa rộng
hơn thì lượng sản xuất của xã hội nhờ đó mà đợưc phát triển lên.
Đó là một vấn đề vô cùng cần thiết của rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Và
nước Việt Nam ta cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Việc áp dụng
quy lật giá trị đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá
của nước ta, mà nó còn giúp cho xã hội của nước ta ngày một phát triển đi lên để
sánh vai cùng các nước trong khu vực và quốc tế .