Sau gần 20 năm chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế Việt Nam đãgặt hái được nhiều thành công
trên mọi phương diện. Điều đókhắng định đúng đắn chủ trương của Đảng và nhà
nước ta là đổi mới cơchế kinh tế và thừa nhận cơchế thị trường là hòan toàn đúng
đắn và hợp lý.
Bước vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 nền kinh tế thế giới trong
chu kỳ vận động liên hòan của nó đãthúc đẩy phát triển lên một tầm cao mới sự ra
đờikhẳng định vị thế lấn áp của thị trường chứng khóan “Hoàn hảo” ở trên thế
giới và Việt Nam. Một lần nữa Đảng và nhà nước lại chủ trương thúc đẩy cổ phần
hóa các doanh nghiệp Nhà nước, để phù hợp với xu thế kinh tế mới trên thế giới.
Với chủ trương ấy chúng ta đang từng bước hoàn thiện các thủ tục pháp lý, các
thông tưhướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp nhằm chuyển đổi các doanh
nghiệp Nhà nước sao cho có hiệu quả nhất. Để nâng cao sức cạnh tranh do doanh
nghiệp, cho nền kinh tế. Làm cho đồng vốn có chủ thực sự, huy động mọi nguồn
lực cho phát triển và đảm bảo lợi ích công bằng cho các bên khi tham gia.
Trước xu hướng đó đặt ra một y êu cầu qúa cấp bách là các doanh nghiệp phải xác
định giá trị của m ình vì nó là tiền đề và là điều kiện trước khi doanh nghiệp được
đem ra mua bán trên thị trường.
65 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty kiểm toán và dịch vụ tin học aisc - chi nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn: Bước đầu áp dụng luật sở hữu trí tuệ
trong lộ trình hội nhập của Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Sau gần 20 năm chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công
trên mọi phương diện. Điều đó khắng định đúng đắn chủ trương của Đảng và nhà
nước ta là đổi mới cơ chế kinh tế và thừa nhận cơ chế thị trường là hòan toàn đúng
đắn và hợp lý.
Bước vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 nền kinh tế thế giới trong
chu kỳ vận động liên hòan của nó đã thúc đẩy phát triển lên một tầm cao mới sự ra
đời khẳng định vị thế lấn áp của thị trường chứng khóan “Hoàn hảo” ở trên thế
giới và Việt Nam. Một lần nữa Đảng và nhà nước lại chủ trương thúc đẩy cổ phần
hóa các doanh nghiệp Nhà nước, để phù hợp với xu thế kinh tế mới trên thế giới.
Với chủ trương ấy chúng ta đang từng bước hoàn thiện các thủ tục pháp lý, các
thông tư hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp nhằm chuyển đổi các doanh
nghiệp Nhà nước sao cho có hiệu quả nhất. Để nâng cao sức cạnh tranh do doanh
nghiệp, cho nền kinh tế. Làm cho đồng vốn có chủ thực sự, huy động mọi nguồn
lực cho phát triển và đảm bảo lợi ích công bằng cho các bên khi tham gia.
Trước xu hướng đó đặt ra một yêu cầu qúa cấp bách là các doanh nghiệp phải xác
định giá trị của mình vì nó là tiền đề và là điều kiện trước khi doanh nghiệp được
đem ra mua bán trên thị trường.
Trong thời gian thực tập tại Công ty kiểm toán AISC chi nhánh Đã Nẵng em được
biết việc xác định giá tri doanh nghiệp phục vụ cổ phần hóa là một phần trong
nghiệp vụ của AISC thực hiện. Mặt khác để tăng thêm sự hiểu biết về giá trị của
một doanh nghiệp em đã quyết định chọn đề tài”QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ
TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC
AISC - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG” Làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
PHẦN I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
I. Sự cần thiết phải xác định giá trị doanh nghiệp
1. Nhu cầu định giá doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1 Tính tất yếu của định giá doanh nghiệp
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển hướng tới một nền kinh tế thị
trường từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong bối cảnh của nền kinh tế
đang hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ. Với một nền kinh tế trẻ như Việt
Nam đang đặt ra nhiều thủ thách, áp lực đối với các doanh nghiệp Việt Nam trên
mọi lĩnh vực như năng lực tài chính, chất lượng, sản phẩm, tìềm lực cạnh tranh ...
Đòi hỏi trong quá trình hoạt động hướng tới mục tiêu tồn tại và phát triển trong cơ
chế kinh tế ngày nay buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kỹ thuật,
nâng cao hiệu năng quản trị, tăng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất. Đặt ra cho các
nhà doanh nghiệp là cần phải biết" Sức khoẻ" của doanh nghiệp mình hiện tại như
thế nào, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường hiện tại ra sao so với
đối thủ cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên phải đánh giá để
xác định giá trị của chính mình để có chiến lược kinh doanh phù hợp.
Mặc khác trong xu thế vận động của nền kinh tế thị trường, các nhóm có quyền lợi
trong doanh nghiệp, Chính phủ và chính doanh nghiệp luôn có nhu cầu đánh giá
một cách khách quan về tình hình hoạt động, triển vọng tương lai, vị thế tín dụng,
cần xác định giá trị doanh nghiệp để ra các quyết định đầu tư, xác nhập, mua lại,
tài trợ tín dụng...
Hơn nữa doanh nghiệp còn được xem là 1 tài sản, một loại hàng hoá có thể đem ra
mua bán. Và giá trị doanh nghiệp đem ra mua bán là bao nhiêu, giá nào là phù hợp
với giá thị trường, được thị trường chấp nhận. Bắt buộc doanh nghiệp phải được
xác định giá trị theo giá thị trường để có thể chuyển nhượng, sáp nhập hay muốn
cổ phần hoá.
Thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt nhiều dấu hiệu
khởi sắc, tăng trưởng liên tục trong nhiều năm, cơ chế thị trường đang từng bước
hoàn thiện. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ kéo dài,
thị phần sụt giảm, vị thế cạnh tranh trên thương trường ngày càng thấp. Đặc biệt
trong hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước tình trạng naỳ rất trầm trọng và phổ
biến. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế Phần lớn Giám đốc DNNN thiếu
năng động, chưa theo kịp yêu cầu quản lý doanh nghiệp hiện đại. Chế độ lương
cứng nhắc đã làm chảy máu chất xám, không giữ được đội ngũ công nhân có trình
độ tay nghề cao, tổ chức quản lý cồng kềnh và kém hiệu quả. Với cùng ngành nghề
và quy mô nhưng biên chế quản lý DNNN gấp 2-3 lần DNTN. Cùng số lượng tài
sản cố định như nhau nhưng số lao động của DNNN gấp 10 lần Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài. Chứng tỏ rằng thành phần kinh tế Nhà nước cần phải có sự
đổi mới trong cách quản lý, tổ chức và thực hiện. Bên cạnh đó vưói nạn tham
nhũng tràn lan, Đảng và Nhà nước Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy mạnh việc
cổ phần hoá làm cho các đồng vốn, tài sản có chủ thực sự, đặt ra một yêu cầu mới
Định giá doanh nghiệp để cổ phần hoá.
Từ những lý luận trên cho thấy một nhu cầu rất cấp bách đòi hỏi phải hình thành
những nội dung, chuẩn mực và phương pháp cụ thể để có thể tiến hành định giá
doanh nghiệp ở Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế nước nhà.
1.2 Các chủ thể định giá doanh nghiệp
Các chủ thể là những thành phần có quyền lợi trong doanh nghiệp sẽ có thể tham
gia định giá doanh nghiệp với các mức độ quan tâm, cách thức xác định giá trị
doanh nghiệp và mục đích hoàn toàn khác nhau. Ta có thể chia các chủ thể thành 2
nhóm.
* Nhóm chủ thể bên trong doanh nghiệp bao gồm: ban lãnh đạo, các bộ phận, nhân
viên và các chủ sở hữu
* Nhóm các chủ thể bên ngoài bao gồm: Các chủ nợ, các nhà cung ứng, các khách
hàng, nhà đầu tư tiềm tàng, các đối thủ cạnh tranh, cơ quan công quyền, các tổ
chức tín dụng, các cơ quan thẩm định giá, các tổ chức kiểm toán độc lập.,..
1.3 Định giá doanh nghiệp là cơ sở để cổ phần hoá
Chúng ta đã xác định việc định giá xác định giá trị doanh nghiệp là việc cần thiết
khi doanh nghiệp dù có chuyển nhượng hay không . Nhưng với doanh nghiệp sắp
được cổ phần hoá thì cần phải xác định giá trị doanh nghiệp là bao nhiêu bởi lẽ.
* Xác định giá trị doanh nghiệp đảm bảo được sự" bảo tồn' của nguồn vốn các chủ
sở hữu, lập nên tính công bằng khi chuyển nhượng, phân phối lợi nhuận và không
để cho chủ sở hữu bị thiệt thòi khi chuyển nhượng hay chuyển đổi hình thức sở
hữu.
* Thông qua giá trị thị trường chấp nhận để doanh nghiệp tính toán số cổ phiếu
phát hành để bán cho các cổ đông tham gia góp vốn.
* Mặt khác thông qua việc xác định giá trị doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ cho
thấy rõ khả năng hiện tại và triển vọng tương lai để công chúng đầu tư vào các loại
chứng khoán của doanh nghiệp.
* Với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần
hoá để huy động nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ, công nhân và dân cư, góp phần
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Muốn làm được điều ấy ngay từ bây giờ các doanh
nghiệp cần phải tiến hành xác định lại giá trị tài sản thuộc sở hữu của doanh
nghiệp. Vì giá trị mà doanh nghiệp đang sở hữu là tiền đề và là điều kiện khi thực
hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp.
2. Mục đích xác điünh giá trị doanh nghiệp
* Với doanh nghiệp, họ luôn có nhu cầu biết rõ tình hình sức khoẻ của mình để
trên cơ sở đó đề ra các kế hoạch điều chỉnh chiến lược, kế hoạch cải tiến các hoạt
động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hay khả năng cạnh tranh. Tại những lúc
doanh nghiệp cần huy động vốn cổ phần hay chuẩn bị cổ phần hoá thì việc xác
định giá trị doanh nghiệp là tiền đề, là cơ sở không thể thiếu để tính giá phát hành
của cổ phần. Thông qua giá trị doanh nghiệp chính doanh nghiệp có một nhận định
khách quan và thực tế thành tích mà doanh nghiệp đã đạt được. Hay nói đúng hơn
định giá doanh nghiệp để hiểu rõ vị thế của miình, trên cơ sở đó đưa ra những dự
báo về triển vọng và đề ra kế hoạch, những cải tiến cần thiết nhằm nâng cao hiệu
quả, nâng cao khả năng cạnh tranh ...
* Đối với các chủ nợ và CSH vốn thì mục đích chính khi định giá doanh nghiệp là
dựa vào kết quả được xác định để họ đưa ra các quyết định thích hợp nhằm bảo vệ
quyền lợi của họ trong doanh nghiệp. Với các nhà đầu tư, các cổ đông tiềm tàng,
các nhà cung cấp hay khách hàng lớn đều có nhu cầu biết giá trị doanh nghiệp có
thể quyết định đầu tư, cung ứng, hợp tác hay từ chối làm ăn với doanh nghiệp. Dù
các mục đích là khác nhau, mức độ quan tâm có thể khác nhau xong họ đề muốn
bảo đảm lợi ích, quyền lợi của họ đối với doanh nghiệp,
* Đối thủ cạnh tranh cũng rất quan tâm đến giá trị doanh nghiệp của đối phương.
Binh pháp Tôn Tử có câu" Biết định, biết ta, trăm trận trăm thắng". Thương trường
cũng là một chiến trường kiểu mới, vì vậy cần phải xác định vị thế của ta, của địch
để để có những sách lược có thể chiến thắng hoặc bảo toàn so với đối thủ.
* Ngoài ra các cơ quan công quyền cũng cần phải biết đến giá trị của doanh
nghiệp, bởi để hoàn thành tốt chức năng của mình trong những thời điểm nhất
điünh Nhà nước sẽ có những quyết định phù hợp đối với từng doanh nghiệp như
chính sách thuế, chính sách hỗ trợ đầu tư, tài trợ và tín dụng... nhằm cải thiện môi
trường kinh doanh ngày càng tốt hơn. Mặt khác từ kết quả được xác định các cơ
quan công quyền có thể đưa ra các quyết định kịp thời nhằm ngăn chặn hoặc hạn
chế các hậu quả xấu đốïi với các nền kinh tế xã hội, xuất phát từ các doanh nghiệp
kinh doanh thua lỗ hoặc những hành động gian lận.
3. Mục tiêu của việc định giá
Doanh nghiệp là một cơ thể sống có quá khứ, đang tồn tại và có triển vọng sống rất
dài trong tương lai, vì thế:
* Thông qua sự định giá trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để thấy rõ,
phát hiện ra những mặt yếu, những thuận lợi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tìm
ra con đường cho sự phát triển trong tương lai của nó.
* Tuy vậy mục tiêu trọng tâm của việc định giá doanh nghiệp là xác định giá trị
tương lai, vị thế cạnh tranh trong tương lai và những dự đoán về mọi mặt của
doanh nghiệp còn đang ở phía trước. Qua việc định giá xác định giá trị doanh
nghiệp, chúng ta có thể đánh giá được triển vọng của doanh nghiệp (xu thế phát
triển của doanh nghiệp) thông qua quy mô hiện tại, công nghệ lĩnh vực kinh doanh
mà doanh nghiệp đang có.
* Định giá xác định giá trị doanh nghiệp còn được xem là tiền đề để đánh giá
những nguy cơ tiềm tàng có thể gặp phải trong tương lai. Đây là công việc gắn liền
cùng với việc đánh giá các triển vọng trong tương lai vì nếu doanh nghiệp hoạt
động trên lĩnh vực năng động & nhạy cảm, mang hiệu quả kinh tế cao, đi kèm sẽ là
rủi ro trong kinh doanh rất lớn. Có nhiều doanh nghiệp hoạt động rất ổn định, hiệu
quả cao song khi môi trường có sự thay đổi lớn sẽ lâm vào tình trạng rất khó khăn.
* Ngoài ra thông qua việc đánh giá xếp hạng Doanh nghiệp để xác định giá trị của
doanh nghiệp có thể đưa ra những dự đoán về những khó khăn gặp phải, thiết lập
nên các chỉ tiêu báo động chính từ trong doanh nghiệp bởi môi trường cạnh tranh
đang diễn ra rất gay gắt. Một sự chủ quan hay nhận diện một vấn đề của doanh
nghiệp một cách phiến diện cũng đưa doanh nghiệp tới 1 sự trả giá đắt. Đòi hỏi
doanh nghiệp phải luôn luôn tìm ra những nguyên nhân, những vấn đề ảnh hưởng
đến giá trị doanh nghiệp để hạn chế những khó khăn và cảnh báo khi gặp nguy
hiểm trong kinh doanh
4. Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi xác định giá trị doanh nghiệp
Giá trị thực tế của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp khi
đem ra mua bán trên thị trường sẽ được thị trường chấp nhận và giá trị phần vốn
Nhà nước là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải
trả
Khi xác định giá trị doanh nghiệp theo giá thực tế cần phải kết hợp
Giữa số liệu sổ sách với giá trị thực tế tài sản tại doanh nghiệp được xác định trên
cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua
tài sản và giá thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
Khi xem xét đến lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vị trí địa lý, uy tín mặt
hàng (nếu có ). Lợi thế này được xác định ở tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp trên vốn Nhà nước bình quân 3 năm trước khi xác định giá trị doanh
nghiệp hiện tại. So với lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm
gần nhất nhân với vốn Nhà nước ở doanh nghiệp tại thời điểm định giá
II. Các mô hình xác định giá trị doanh nghiệp
Có nhiều mô hình sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là vấn
đề tương đối mới mẻ tại Việt Nam. Các tổ chức khác nhau có mức độ quan tâm
khác nhau nên họ có thể sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau. Tuy nhiên
cho đến lúc này chưa có một mô hình nào được xem là tối ưu để lựa chọn bởi
những mô hình đều tồn tại những hạn chế của nó
1. Mô hình tài sản :
Khi xác định giá trị doanh nghiệp theo mô hình này cần phải xác định giá trị sổ
sách kế toán ( gọi là giá trị kế toán ) và giá trị thị trường của tài sản. Hai giá trị này
thông thường là chênh lệch nhau bởi mọi loại tài sản thường có những biến đổi giá
thị trường khác nhau. Vì giá trị lịch sử của tài sản luôn luôn được tôn trọng nên khi
xác định giá trị kế toán theo giá thực tế phải kèm theo công việc tái xử lý hay định
giá lại các tài sản trong doanh nghiệp
Theo phương pháp này gái trị doanh nghiệp được tính như sau :
Giá trị doanh giá trị thị trường giá thị trường của
nghiệp theo giá = của toàn bộ - các khoản nợ
thị trường tài sản
Trong mô hình này sẽ gặp phải những hạn chế sau đây :
- Theo nguyên tắc kế toán giá phí lịch sử thì một tài sản chỉ được ghi lại giá khi
chắc chắn rằng giá thị trường là thấp hơn so với giá lịch sử . Và ngược lại khi tài
sản dù thực tế có tăng trên thị trường vẫn không ghi lại giá trị. Bởi vậy theo
nguyên tắc này chỉ những tài sản bị hạ giá mới tuân theo nguyên tắc giá phí khi
xác định lại theo giá thị trường. Còn những tài sản đang có xu hướng lên cao ở thị
trường giá được đánh giá lại sẽ chênh lệch so với giá trị sổ sách. Vì vậy việc ghi
nhận lại giá trị tài sản theo giá thị trường mâu thuẩn với nguyên tắc giá phí lịch sử
- Giá thị trường rất phức tạp và khó xác định bởi phần lớn các tài sản của doanh
nghiệp đã qua sử dụng. Việc xác định lại giá trị có ích của tài sản phụ thuộc nhiều
vào tính chủ quan của người định giá hay người sẵn sàng mua lại tài sản đó, đòi
hỏi phải tốn kém chi phí rất lớn cho các chuyên gia thẩm định tình trạng hữu dụng
hiện tại của tài sản.
* Đối với tài sản được vay nợ ngoài việc chứng minh tính có thực và đòi hỏi kết
quả đánh giá lại tài sản, phải được tính toán một cách chính xác để các khoản nợ sẽ
không phát sinh thêm sau quá trình định giá hay một chủ nợ nào đó không chấp
nhận kết quả .
* Một nhược điểm phải kể đến là khi áp dụng mô hình này phát sinh một lượng chi
phí không nhỏ do phải thuê các chuyên gia đánh giá tài sản, nhưng vẫn khó có thể
loại bỏ được tính chủ quan khi đánh giá lại tài sản .
* Phương pháp này có thể áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp ngoại
trừ các Công ty cổ phần đã niêm yết. Vì việc xác định giá trị theo phương pháp này
tương đối đơn giản nên hiện nay được áp dụng phổ biến .
2. Mô hình dòng lưu kim chiết khấu ( DCF)
2.1/ Mô hình dòng lưu kim chiết khấu:
Mô hình dòng lưu kim chiết khấu (DCF) là kỹ thuật đánh giá giá trị hiện hành của
doanh nghiệp hay các hoạt động đầu tư. Các khoản thu nhập hay chi phí của dự án
(hay doanh nghiệp) được chiết khấu về thời điểm tính toán. Tỷ lệ chiết khấu phụ
thuộc vào mức rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Công thức tính:
Trong đó: V: Giá trị doanh nghiệp hiện tại
CF: thu nhâp thời kỳ thứ t
k: tỷ lệ chiết khấu
n: số kỳ hạn
Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp X có dòng lưu kim thu nhập tốc độ tăng trưởng là
10%. Tỷ lệ chiết khấu là 8% và doanh nghiệp có dòng lưu kim vô hạn (bỏ qua các
yếu tố khác) hãy xác định giá trị doanh nghiệp nếu có tình hình như sau:
ĐVT: Triệu VND
Năm 1 2 3 4 5
CF 1.280 1.408 1.548,6 1.703,68 1.874,048
Giá trị doanh nghiệp A được tính như sau:
V= 20.179,74 (triệu VND)
* Ưu điểm của mô hình: Khi áp dụng mô hình này hầu như các yếu tố ảnh hưởng
tới thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp đều được đưa ra xem xét, được áp
dụng nhiều để lựa chọn các phương án đầu tư. Được xem là tối ưu hơn tài sản bởi
đã xét đến góc độ thời giá tiền tệ Ôthông qua tỷ lệ chiết khấu.
* Hạn chế của mô hình: Chưa loại bỏ được mức độ ảnh hưởng của sự tính toán
mang tính chủ quan khi đưa ra tỷ lệ chiết khấu. Vì tỷ lệ này phụ thuộc nhiều vào
lãi suất ngân hàng, lãi suất trái phiếu chính phủ hoặc lạm phát
2.2 Các yếu tố trong mô hình
* Dòng lưu kim ( Cash flow - CF ) là những khoảng tiền do doanh nghiệp tạo ra
trong mọi giai đoạn nào đó và chúng sẵn sàng cho việc tái đầu tư, trả nợ dài hạn
hoặc trả vốn gốc cho chủ sở hữu .
CF = NI + DEPPRO
Trong đó:
CF : là dòng lưu kim
NI: Lợi nhuận thuần trong kỳ
DEP: khấu hao trong kỳ
PRO: Tăng giảm dự phòng trong kỳ
Vậy từ dòng lưu kim doanh nghiệp có thể dùng tái đầu tư, hoàn trả vốn chủ hoặc
nợ dài hạn. Và giá trị doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở dòng lưu kim tự do
trong doanh nghiệp
3. Mô hình lưu kim chiết khấu toàn bộ
3.1 Mô hình dòng lưu kim chiết khấu toàn bộ
* Mô hình lưu kim chiết khấu toàn bộ (DCF) xác định giá trị vốn cổ phần bằng
toàn bộ giá trị doanh nghiệp trừ giá trị của các khoản nợ và trái quyền của các nhà
đầu tư khác có thứ tự ưu tiên trước vốn cổ phần thường.
Giá trị của toàn bộ doanh nghiệp: là giá trị hiện giá dòng lưu kim dự kiến từ các
hoạt động mà doanh nghiệp tạo ra trong suốt đời sống của nó, với tỷ lệ chiết khấu
(WACC) tương đương với rủi ro của dòng lưu kim
* Ý nghĩa của mô hình lưu kim chiết khấu toàn bộ
- Mô hình DCF toàn bộ trở thành một công cụ hữu dụng khi áp dụng xác định giá
trị doanh nghiệp đa ngành và giá trị vốn cổ phần được xác định:
Giá trị của vốn cổ phần = giá trị của các đơn vị thuộc Công ty +
Giá trị TS chung của Cty - Chi phí hoạt động chung của Cty +
Giá trị của nợ và cổ phần ưu đãi
* Việc xác định giá trị của từng đơn vị kinh doanh mà làm tăng thêm giá trị của
doanh nghiệp cho phép nhận diện và hiểu rõ hiệu quả đầu tư và nguồn gốc tạo ra
giá trị cho các chủ sở hữu
* Phương pháp này còn chỉ rõ lĩnh vực kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận và làm
gia tăng giá trị của doanh nghiệp.
* Ở mô hình này FCF (dòng lưu kim tự do) là cơ sở để xác định giá trị doanh
nghiệp
3.2 Các yếu tố trong mô hình dòng lưu kim chiết khấu toàn bộ:
Dòng lưu kim tự do (Free Cash flow - FCF): là những khoản ngân quỹ mà doanh
nghiệp có thể sử dụng để chi trả lợi tức cổ phần hay hoàn trả vốn gốc cho các chủ
nợ, chủ sở hữu.
FCF = CF - (NWC + CFC)
Trong đó:
FCF: dòng lưu kim tự do
NWC: biến động của ngân quỹ lưu động trong kỳ
CFC: các khoản chi mua sắm TSCĐ trong kỳ
Với:
NWC = Cash + S + R - D
Trong đó
NWC: Ngân quỹ lưu động thuần
Cash: tiền mặt
S: tồn kho
R: khoản phải thu
D: các khoản nợ không tính lãi
Vậy đặt ra một yêu cầu phải tính toán ngân quỹ lưu động thuần của kỳ nghiên cứu
và kỳ gốc để xác định dòng lưu kim tự do trong doanh nghiệp
* Nguồn gốc hình thành dòng lưu kim và giá trị của doanh nghiệp : Vì giá trị
doanh nghiệp dựa trên dòng lưu kim chiết khấu nên các yếu tố hình thành nên FCF
và giá trị sẽ bao gồm: Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI) tỷ lệ tăng doanh thu,
lợi nhuận và vốn đầu tư
Ta có tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư là:
NOP: Lợi nhuận sau thuế
INC: tổng vốn đầu tư
* Ta đã biết: FCF = CF - (CFcap + NWC) Giả sử NWC = 0
FCF = CF - CFcap = NOP + DEF - CFcap
FCF = NOP - (CFcap - DEF)
FCF = NOP - NCFcap (NCFcap là lợi nhuận tái đầu tư )
Ta có: tỷ lệ tái đầu tư
Gọi g là tỷ lệ tăng lợi nhuận của Công ty ta có
g = ROI% x tỷ lệ đầu tư (%NCF)
Như vậy muốn điều chỉnh tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận ta có thể điều chỉnh ROI
hoặc %NCF. Nếu trường