Đề tài Thị trường thương phiếu Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp

Chưa bao giờ thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay về cả phạm vi hoạt động, khối lượng giao dịch, chủng loại hàng hóa dịch vụ trao đổi. Cùng với sự phát triển của thương mại, hàng loạt công cụ thanh toán thay thế tiền mặt ra đời và phát triển, trong đó có thương phiếu. Để tối ưu hóa các nguồn vốn, gia tăng tốc độ vòng quay của đồng vốn cho các hoạt động thương mại, một trong các biện pháp quan trọng là đa dạng hóa các phương thức và công cụ của thị trường vốn ngắn hạn như đẩy mạnh sự hình thành và phát triển của thị trường thương phiếu. Phát triển thị trường thương phiếu còn là đòi hỏi thực tế trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay. Trong bối cảnh Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế với các tổ chức kinh tế quốc tế và liên kết khu vực, việc phát triển thị trường thương phiếu sẽ góp phần đưa thị trường tài chính nước ta chủ động hôi nhập vào thị trường tài chính thế giới. Bên cạnh đó, việc phát triển thị trường thương phiếu Việt Nam còn góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại phát triển. Đồng thời, khi thương mại phát triển, sẽ tác động trở lại giúp thị trường vốn nói chung và thị trường thương phiếu nói riêng có sự phát triển hoàn thiện hơn. Để vận dụng lý thuyết môn Thanh toán quốc tế vào thực tế, được sự đồng ý của Tiến sỹ Trần Thị Lương Bình, chúng em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Thị trường thương phiếu Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp.

pdf31 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 4985 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường thương phiếu Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Trường Đại học Ngoại thương Khoa Tài chính Ngân hàng Đề tài Thuyết trình: Thị trường Thương phiếu Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Trần Thị Lương Bình Nhóm số 2 Mã sv Lê Đình Vũ 0851010307 Đặng Thị Thu Huế 0851010719 Nguyễn Khánh Linh 0851020101 Lưu Thị Thu Trang 0751001235 Phan Thị Thúy Hoa 0752000317 Nguyễn Đức Nguyệt Minh 0851010329 Hà Nội, tháng 9/2011 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................. 3 Chương 1. Lý luận chung về thương phiếu và thị trường thương phiếu .... 4 1.1. Khái niệm .......................................................................................... 4 1.2. Những đặc điểm cơ bản của lưu thông thương phiếu ....................... 4 1.3. Phân loại thương phiếu ..................................................................... 6 1.4. Thị trường thương phiếu ................................................................... 8 Chương 2. Thực trạng thị trường thương phiếu Việt Nam ....................... 15 2.1. Thực trạng sử dụng thương phiếu ở Việt Nam thời gian qua ......... 15 2.2. Thực trạng phát triển thị trường thương phiếu trong giai đoạn vừa qua .................................................................................................................... 16 2.3. Đánh giá chung ............................................................................... 19 Chương 3. Giải pháp phát triển thị trường thương phiếu ở Việt Nam ..... 25 3.1. Các giải pháp vi mô ........................................................................... 25 3.2. Nhóm các giải pháp vi mô .............................................................. 27 KẾT LUẬN ............................................................................................... 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 31 3 LỜI MỞ ĐẦU Chưa bao giờ thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay về cả phạm vi hoạt động, khối lượng giao dịch, chủng loại hàng hóa dịch vụ trao đổi. Cùng với sự phát triển của thương mại, hàng loạt công cụ thanh toán thay thế tiền mặt ra đời và phát triển, trong đó có thương phiếu. Để tối ưu hóa các nguồn vốn, gia tăng tốc độ vòng quay của đồng vốn cho các hoạt động thương mại, một trong các biện pháp quan trọng là đa dạng hóa các phương thức và công cụ của thị trường vốn ngắn hạn như đẩy mạnh sự hình thành và phát triển của thị trường thương phiếu. Phát triển thị trường thương phiếu còn là đòi hỏi thực tế trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay. Trong bối cảnh Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế với các tổ chức kinh tế quốc tế và liên kết khu vực, việc phát triển thị trường thương phiếu sẽ góp phần đưa thị trường tài chính nước ta chủ động hôi nhập vào thị trường tài chính thế giới. Bên cạnh đó, việc phát triển thị trường thương phiếu Việt Nam còn góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại phát triển. Đồng thời, khi thương mại phát triển, sẽ tác động trở lại giúp thị trường vốn nói chung và thị trường thương phiếu nói riêng có sự phát triển hoàn thiện hơn. Để vận dụng lý thuyết môn Thanh toán quốc tế vào thực tế, được sự đồng ý của Tiến sỹ Trần Thị Lương Bình, chúng em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Thị trường thương phiếu Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp. Đề tài được bố cục làm 3 phần: Chương 1. Lý luận chung về thương phiếu và thị trường thương phiếu. Chương 2. Thực trạng thị trường thương phiếu Việt Nam. Chương 3. Giải pháp phát triển thị trường thương phiếu ở Việt Nam 4 Chương 1. Lý luận chung về thương phiếu và thị trường thương phiếu 1.1. Khái niệm Thương phiếu là một tài sản tài chính vô hình, hình thái vật chất của thương phiếu (mảnh giấy nhỏ) chỉ chứa đựng một lượng giá trị rất nhỏ, không đáng kể, tuy nhiên chúng đều chứa đựng những quyền pháp lý đối với lợi ích tương lai của chúng. Những lợi ích tương lai của thương phiếu được thể hiện trong hình thức và nội dung của thương phiếu và được luật pháp điều chỉnh và bảo vệ. Thương phiếu gồm có hối phiếu và kỳ phiếu. Theo Luật Công cụ chuyển nhượng của Việt Nam năm 2005 “Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”. Kỳ phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu ký phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng quy định trên kỳ phiếu hoặc theo lệnh của người này để trả cho người khác. 1.2. Những đặc điểm cơ bản của lưu thông thương phiếu 1.2.1. Thương phiếu hình thành từ giao dịch cơ sở Giao dịch cơ sở của thương phiếu là giao dịch hợp đồng thương mại. Hợp đồng thương mại quy định quyền và nghĩa vụ của hai bên mua và bán. Người bán có nghĩa vụ giao hàng và có quyền lợi nhận tiền thanh toán từ người mua. Người mua có nghĩa vụ thanh toán và có quyền lợi nhận hàng từ người bán. Đối với hối phiếu, người bán sẽ giao hàng trước và sau đó ký phát hối phiếu đòi tiền người mua sau. Ngược lại, đối với kỳ phiếu, người mua sẽ ký phát kỳ phiếu cam kết trả tiền cho người bán; sau khi nhận được kỳ phiếu, người bán sẽ giao hàng. Như vậy, giao dịch cơ sở là cái có trước, thương phiếu là cái có sau. Không có giao dịch cơ sở thì sẽ không có sự hình thành thương phiếu tương ứng. 5 1.2.2. Thương phiếu được nhận diện dễ dàng, trực tiếp Thương phiếu là tài sản tài chính vô hình. Chúng chỉ là những tờ giấy nhỏ nhưng chứa đựng những quyền pháp lý đối với lợi ích tương lai. Dung lượng các quyền pháp lý này được thể hiện ở hình thức và nội dung của thương phiếu. Vì vậy, có nhận dạng được hình thức và nội dung của thương phiếu một cách dễ dàng và trực tiếp thì mới có thể nhận biết được dung lượng các quyền pháp lý đối với lợi ích tương lai của thương phiếu. 1.2.3. Thương phiếu là trái vụ một bên Thương phiếu là một chứng chỉ do một người ký phát ra lệnh cho người bị ký phát thực hiện một nghĩa vụ dân sự - trả tiền (đối với hối phiếu) hoặc một chứng chỉ do người phát hành cam kết đối với người thụ hưởng sẽ thực hiện một nghĩa vụ dân sự - trả tiền (đối với kỳ phiếu). Vì vậy nghĩa vụ dân sự có được thực hiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự chấp nhận của người bị ký phát đối với hối phiếu và khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của người phát hành đối với kỳ phiếu. 1.2.4. Tính “trừu tượng” của thương phiếu Trên thương phiếu không cần thể hiện nguyên nhân sinh ra việc lập thương phiếu, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền. Trong lưu thông, giá trị pháp lý của thương phiếu cũng không bị ràng buộc vào nguyên nhân nào phát sinh ra nghĩa vụ trả tiền của thương phiếu. Một khi thương phiếu được phát hành và chuyển giao cho người khác thì thương phiếu trở thành một chứng thư độc lập, trong lưu thông. Người thụ hưởng và người trả tiền thương phiếu không cần quan tâm tới việc khoản nợ trên thương phiếu có hay không có hình thành trên giao dịch cơ sở nào. Hay nói cách khác, khoản nợ ghi trên thương phiếu là hoàn toàn độc lập và không phụ thuộc vào sự tồn tại hay không tồn tại của giao dịch cơ sở. 1.2.5. Tính lưu thông của thương phiếu Thương phiếu có thể được lưu thông từ người này sang người khác trong thời hạn hiệu lực của nó. Căn cứ vào mục đích của lưu thông thương phiếu, người ta có thể chia ra làm 3 loại lưu thông khác nhau. 6 Nếu lưu thông nhằm mục đích để đòi tiền, tức là người thụ hưởng thương phiếu ủy thác cho ngân hàng đòi tiền người trả tiền thương phiếu, thì lưu thông thương phiếu có vai trò như là phương tiện thanh toán thay cho tiền mặt. Nếu lưu thông nhằm mục đích chuyển nhượng quyền hưởng lợi thương phiếu, tức là người thụ hưởng thương phiếu ký hậu chuyển nhượng thương phiếu cho người khác, thì lưu thông thương phiếu có vai trò như chuyển nhượng tài sản. Dạng lưu thông thứ 3 là lưu thông “hàng hóa thương phiếu”. Thương phiếu là một loại tài sản tài chính, do vậy người sở hữu thương phiếu có thể bán thương phiếu cho ngân hàng để lấy tiền ngay hoặc cầm cố thương phiếu để vay tiền của ngân hàng. Lưu thông này không mang tính chất lưu thông thanh toán thương phiếu hay lưu thông chuyển nhượng thương phiếu mà là lưu thông “hàng hóa thương phiếu”. 1.3. Phân loại thương phiếu  Căn cứ vào người tạo lập thương phiếu, thương phiếu có thể chia thành hối phiếu và kỳ phiếu.  Căn cứ vào thời hạn trả tiền, thương phiếu có thể chia thành các loại sau: + Thương phiếu thanh toán ngay khi xuất trình (at sight or on demand commercial Bill): là loại thương phiếu cam kết hoặc yêu cầu thanh toán ngay khi xuất trình hoặc yêu cầu thanh toán ngay khi nhìn thấy hoặc trên thương phiếu không quy định thời hạn thanh toán. + Thương phiếu thanh toán sau một thời gian xác định (usance, time commercial Bill): là thương phiếu có quy định thời hạn thanh toán vào một ngày quy định trên thương phiếu hoặc sau một thời hạn nhất định để từ ngày có thể xác định trên thương phiếu (ví dụ như ngày xuất trình để chấp nhận, ngày phát hành thương phiếu).  Căn cứ vào việc thanh toán có kèm chứng từ thương mại hay không, thương phiếu có thể chia thành 2 loại: + Thương phiếu kèm chứng từ (documentary commercial Bill) là thương phiếu mà việc thanh toán dựa vào chứng từ thương mại gửi kèm với các điều kiện D/P (documents against payment – trả tiền đổi chứng từ), D/A (documents 7 against other acceptance – chấp nhận thanh toán đổi chứng từ), D/TC (documents against other terms and conditions – thực hiện các điều khoản và điều kiện khác đổi lấy chứng từ). + Thương phiếu trơn (clean commercial Bill) là thương phiếu mà việc thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán không dựa vào chứng từ thương mại gửi kèm.  Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của thương phiếu, có thể chia thành 3 loại: + Thương phiếu đích danh (nominated commercial Bill) là thương phiếu ghi rõ tên người thụ hưởng không kèm theo từ “theo lệnh” – pay to X bank. + Thương phiếu vô danh hay trả cho người cầm thương phiếu (nameless commercial Bill, Commercial Bill to Bearer) là thương phiếu không ghi tên người thụ hưởng hoặc ghi trả cho người cầm phiếu (pay to bearer). Đối với thương phiếu này, bất cứ ai cầm được phiếu đều có thể trở thành người thụ hưởng thương phiếu. + Thương phiếu trả theo lệnh (commercial Bill to order) là thương phiếu ghi trả theo lệnh của người nào đó (pay to order of…). Người có nghĩa vụ trả tiền của thương phiếu sẽ trả tiền cho người thụ hưởng hoặc sẽ trả theo lệnh của người thụ hưởng.  Căn cứ vào phạm vi sử dụng thương phiếu, có thể chia thành 2 loại: + Thương phiếu nội địa: là thương phiếu không có yếu tố quốc tế: người ký phát - người bị ký phát và người phát hành - người thụ hưởng đều là người cư trú. Thương phiếu này chỉ sử dụng trong phạm vi một nước. + Thương phiếu quốc tế là thương phiếu có yếu tố quốc tế: người ký phát - người bị ký phát và người phát hành có 1 bên hoặc cả 2 bên là người phi cư trú. Thương phiếu quốc tế được sử dụng phổ biến trong thanh toán tín dụng quốc tế.  Căn cứ vào cơ sở hình thành thương phiếu: + Thương phiếu thực (commercial Bill): là thương phiếu hình thành trên cơ sở giao dịch cơ sở như hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 8 + Thương phiếu khống (Accomodation Bill): là thương phiếu không hình thành dựa trên giao dịch cơ sở. Ví dụ, lợi dụng đặc điểm về tính trừu tượng về nguyên nhân đòi tiền của thương phiếu, 2 ông A và B thỏa thuận với nhau tạo lập 1 hối phiếu để vay tiền ngân hàng bằng phương thức chiết khấu hoặc cầm cố hối phiếu đó. Luật nhiều nước cấm phát hành thương phiếu khống. Tuy nhiên, hối phiếu của người chấp nhận (acceptor’s Bill) là một loại hối phiếu khống tương đối thịnh hành ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển lâu đời như: Bỉ, Pháp, Đức. 1.4. Thị trường thương phiếu 1.4.1. Khái niệm Thị trường thương phiếu là thị trường ở đó diễn ra việc kinh doanh thương phiếu nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vốn ngắn hạn của các chủ thể trong nền kinh tế và nhằm mục đích kiếm lời. Thương phiếu là một loại tài sản tài chính. Người sở hữu thương phiếu có quyền chuyển nhượng các quyền pháp lý đó cho một hay nhiều người khác, hoặc nhượng bán hoặc cầm cố các quyền đó cho ngân hàng hoặc công ty tài chính để nhận một số tiền nhất định do 2 bên thỏa thuận. Nếu cung các quyền đó lớn hơn cầu thì số tiền nhận được sẽ ít đi, ngược lại thì số tiền nhận được sẽ nhiều hơn. Quan hệ cung cầu các quyền này chịu ảnh hưởng lớn bởi thị trường hàng hóa – dịch vụ và thị trường tín dụng trong nền kinh tế quốc dân. Thị trường thương phiếu hình thành và phát triển trên cơ sở mối quan hệ đó. 1.4.2. Đặc điểm  Thương phiếu là một loại hàng hóa đặc biệt của thị trường thương phiếu. Thương phiếu cũng có 2 thuộc tính của hàng hóa: giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Giá trị sử dụng của thương phiếu thể hiện ở các quyền pháp lý đối với những lợi ích tương lai mà nó mang lại cho người thụ hưởng. Các quyền pháp lý chủ yếu này bao gồm: + Hưởng lợi số tiền ghi trên thương phiếu đó; 9 + Sử dụng thương phiếu làm phương tiện thanh toán; + Sử dụng thương phiếu làm vật cầm cố để vay tiền ngân hàng; + Chuyển nhượng các quyền pháp lý đối với những lợi ích tương lai do thương phiếu mang lại cho một hay nhiều người khác; + Bán thương phiếu (chiết khấu) cho ngân hàng để nhận tiền ngay; + Quyền khiếu nại, khởi kiện thương phiếu khi thương phiếu bị vi phạm… Giá trị sử dụng của thương phiếu được hình thành kể từ khi thương phiếu được tạo lập cho đến khi thương phiếu hết hạn hiệu lực. Tuy nhiên, người thụ hưởng thương phiếu muốn nhận ngay được các lợi ích của mình, họ thường nhượng lại các quyền và lợi ích đó cho ngân hàng, ngân hàng phải trả cho họ một giá nhất định. Nếu giá đó được người thụ hưởng chấp nhận thì hành vi trao đổi thương phiếu xuất hiện. Giá đó gọi là giá trị trao đổi của thương phiếu. Các quyền pháp lý đối với những lợi ích tương lai do thương phiếu mang lại cho người thụ hưởng là nội dung thương lượng mua bán giữa người thụ hưởng và ngân hàng. Các quyền và lợi ích này lớn, ổn định và ít rủi ro thì giá cả của nó cao, ngược lại thì giá cả của nó thấp. Do các quyền và lợi ích này tồn tại vô hình, cho nên hàng hóa thương phiếu là một loại hàng hóa đặc biệt.  Kinh doanh thương phiếu trên thị trường thương phiếu được hiểu là các hành vi chiết khấu, bảo lãnh, chấp nhận, cầm cố và nhờ thu thương phiếu. Do thương phiếu là một hàng hóa đặc biệt, cho nên kinh doanh thương phiếu cũng mang tính chất đặc biệt khác với các hàng hóa thông thường. Hoạt động kinh doanh thương phiếu của các trung gian tài chính, chủ yếu là các ngân hàng thương mại bao gồm 2 loại cơ bản. Một là, ngân hàng bỏ vốn ra cho vay đầu tư để kiếm lợi nhuận thông qua nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu. Nếu tổng vốn bỏ ra nhỏ hơn tổng vốn thu về thì kinh doanh có lãi, ngược lại thì lỗ. Hai là, ngân hàng không bỏ vốn ra kinh doanh, mà chỉ dựa vào địa vị và uy tín của mình trên thương trường để cung ứng dịch vụ bảo lãnh, chấp nhận, nhờ thu thương phiếu… cho khách hàng để thu phí. 10  Lưu thông thương phiếu trên thị trường là ngắn hạn do đặc điểm của tín dụng thương mại là loại tín dụng ngắn hạn. Lưu thông ngắn hạn của thương phiếu nói trên sẽ quyết định đến đặc điểm ngắn hạn của hoạt động kinh doanh thương phiếu trên thị trường thương phiếu. Một là, thị trường thương phiếu là một thị trường năng động trong kinh doanh, do đó, để thị trường phát triển ổn định và bền vững cần phải có một chế độ thẩm định khách hàng một cách chính xác và một hệ thống các giải pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Hai là, thị trường thương phiếu là một thị trường nhạy cảm với các biến động về kinh tế, chính trị của xã hội. Để thích ứng với điều này cần phải có một chiến lược và sách lược kinh doanh thích nghi với những biến động thường xuyên của tình thế, hạn chế rủi ro, kinh doanh có hiệu quả.  Các thành viên tham gia thị trường thương phiếu bao gồm chủ yếu là các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng huy động và cho vay ngắn hạn chủ yếu trong nền kinh tế, cho nên ngân hàng thương mại là thành viên chủ yếu của thị trường thương phiếu. Ngoài ra, các tổ chức tài chính khác cũng có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị trường thương phiếu như Ngân hàng Trung ương trong nghiệp vụ tái chiết khấu thương phiếu của ngân hàng thương mại; công ty tài chính, quỹ hỗ trợ xuất nhập khẩu trong nghiệp vụ cho vay cầm cố, chiết khấu, bảo lãnh thương phiếu.  Mục đích hoạt động của thị trường thương phiếu là nhằm thỏa mãn các nhu cầu vốn ngắn hạn của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại trong nền kinh tế quốc dân và thu lợi nhuận của các chủ thể này với từ cách là người cho vay. Có 2 thành tố cấu thành lợi nhuận từ kinh doanh thương phiếu: lãi từ các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố và phí từ các nghiệp vụ bảo lãnh, chấp nhận, nhờ thu thương phiếu. Cả 2 mục đích này gắn bó hữu cơ với nhau. Nhu cầu vốn ngắn hạn cho hoạt động thương mại được thỏa mãn đầy đủ bao nhiêu thì lợi nhuận thu về từ hoạt động kinh doanh thương phiếu càng có điều kiện tăng thêm bấy nhiêu. Hoạt động kinh doanh thương phiếu phát triển sẽ hỗ trợ cho tín dụng thương mại mở rộng quy mô, kéo dài thời hạn, do đó, sẽ đáp ứng cao nhu cầu vốn ngắn hạn cho hoạt động thương mại. 11  Nơi diễn ra thị trường thương phiếu là các quầy giao dịch của các trung gian tài chính mà chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Nếu thương phiếu giao dịch trên thị trường là những chứng chỉ truyền thống hay còn gọi là các chứng từ bằng giấy thì thị trường thương phiếu là thị trường giao dịch tập trung mà ở đó các doanh nghiệp mang thương phiếu đến các quầy giao dịch ngân hàng để xin chiết khấu, cầm cố, chấp nhận, bảo lãnh, nhờ thu. Ngược lại nếu thương phiếu tồn tại dưới dạng phi chứng từ (electronic documents) thì thị trường thương phiếu là thị trường phi tập trung, hay còn gọi là thị trường thương phiếu điện tử hoặc thị trường không gian (Space Market). Tại thị trường phi tập trung này, mọi giao dịch thương phiếu đều được tiến hành thông qua các phương tiện điện tử như điện thoại, computer, fax… Từ những đặc điểm trên, có thể thấy thị trường thương phiếu là thị trường rất linh hoạt, chứa đựng sự nhạy cảm cao. 1.4.3. Phân loại thị trường thương phiếu  Căn cứ vào đối tượng thương phiếu được mua bán: + Thị trường hối phiếu: thị trường kinh doanh hối phiếu giữa một bên là người ký phát hoặc người thụ hưởng hối phiếu với một bên là các trung gian tài chính. + Thị trường kỳ phiếu: là thị trường kinh doanh kỳ phiếu giữa một bên là người thụ hưởng kỳ phiếu và một bên là các trung gian tài chính.  Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh: + Thị trường chiết khấu thương phiếu: là thị trường mua bán thương phiếu giữa người thụ hưởng với các trung gian tài chính. + Thị trường bảo lãnh thương phiếu: là thị trường trong đó theo yêu cầu của người trả tiền thương phiếu, các trung gian tài chính đứng ra bảo đảm thanh toán thương phiếu. + Thị trường chấp nhận thương phiếu: là thị trường trong đó theo yêu cầu của người trả tiền thương phiếu, các trung gian tài chính chấp nhận trả tiền trực tiếp khi có yêu cầu hoặc khi thương phiếu đáo hạn. + Thị trường cầm cố thương phiếu: là thị trường mà tại đó, người thụ hưởng thương phiếu chưa đến hạn thanh toán mang thương phiếu đến các trung gian tài chính cầm cố để vay tiền. 12 + Thị trường nhờ thu thương phiếu: là thị trường mà tại đó người thụ hưởng thương phiếu ủy thác cho ngân hàng thu tiền từ người trả tiền trên thương phiếu đó. 1.4.4. Các chủ thể tham gia thị trường thương phiếu: 1.4.4.1. Căn cứ vào cơ cấu chủ thể 
Tài liệu liên quan