Quyền hành pháp là một nhánh quyền trong cơ cấu quyền lực nhà nước Việt Nam, có
chức năng rất quan trọng đối với đời sống xã hội nhất là trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy
việc hoàn thiện quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực có nghĩa là hoàn thiện về tổ chức
và thực hiện quyền này trong sự phân công phối hợp giữa các thiết chế quyền lực lập pháp
, hành pháp và tư pháp. Điều đó theo chúng tôi được xuất phát từ những yêu cầu sau:
49 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực thống nhất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Quyền hành pháp trong cơ cấu quyền
lực thống nhất ở Việt Nam
Phương hướng và giải pháp Hoàn thiện quyền
hành pháp trong cơ cấu quyền lực nhà nước Việt Nam
3.1. sự cần thiết phải hoàn thiện quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực nhà
nước việt nam hiện nay.
Quyền hành pháp là một nhánh quyền trong cơ cấu quyền lực nhà nước Việt Nam, có
chức năng rất quan trọng đối với đời sống xã hội nhất là trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy
việc hoàn thiện quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực có nghĩa là hoàn thiện về tổ chức
và thực hiện quyền này trong sự phân công phối hợp giữa các thiết chế quyền lực lập pháp
, hành pháp và tư pháp. Điều đó theo chúng tôi được xuất phát từ những yêu cầu sau:
3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện Bộ máy Nhà nước.
Hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nhà nước nói riêng luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm từ hơn nửa thế kỷ qua, nhất là từ sau công cuộc đổi mới
( sau năm 1996 ) đến nay. Điều này về phương diện pháp lý đã được minh chứng qua lịch
sử lập hiến của nhà nước ta. Nhất là với sự ra đời của Hiến pháp 1992 , một mô hình tổ
chức quyền lực nhà nước được hình thành đáp ứng với các mục tiêu của quá trình dổi mới
, nhất là đổi mới về kinh tế. cũng như đổi mới về hệ thống chính trị. Đặc biệt là hiến pháp
1992 sửa đổi, một lần nũa đã củng cố một bước mới mô hình tổ chức quyền lực này với
các thiết chế quyền lực như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, cũng như Toà án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân.
Trên cơ sở của hiến pháp1992 chúng ta đã từng bước có những cải cách để hoàn thiện dần
bộ máy nhà nước và cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn chưa khắc
phục được những hạn chế nhất định trong tổ chức quyền lực hiện nay làm ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả quản lý nhà nước cũng như các hoạt động khác… Theo chúng tôi
tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nhà nước nói riêng vần còn bộc lộ
những hạn chế sau:
- Mối quan hệ giữa các thiết chế quyền lực ( lập pháp, hành pháp, tư pháp) còn mang tính
hình thức, chưa phản ánh được bản chất của các mối quan hệ quyền lực này.
- Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa tạo đủ khuôn khổ pháp lý cần thiết, thích hợp,
nhất là pháp luật hành chính.
- Bộ máy hành chính nhà nước vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, chức năng,
nhiệm vụ chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả, quan liêu, tham nhũng còn khá phổ biến.
- Đội ngũ cán bộ, công chức nhìn chung không được đào tạo chính quy; trình độ, năng lực
và phẩm chất chưa ngang tầm với nhiệm vụ, kỹ năng hành chính kém, chế độ công vụ còn
lạc hậu...
Vậy để khắc phục những thiếu sót, sửa chữa những khuyết tật, xây dựng một nhà
nước vững mạnh, trong sạch, hiện đại, bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả
đáp ứng các yêu cầu quản lý đất nước. Do vậy cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
nhà nước, mà trọng tâm là tiến hành cải cách nền hành chính.
Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước thương xuyên phải đổi mới và hoàn thiện bộ máy
nhà nước, đặc biệt là đổi mới tổ hcức hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Điều đó đã
được thể hiện rõ qua cac schủ chương của Đảng:
Từ năm 1991 chủ trương cải cách hành chính được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra
đến năm 1994 chủ trương cải cách hành chính bắt đầu được triển khai thực hiện, trong điều
kiện công cuộc đổi mới đất nước đã giành được những thành quả bước đầu trên các mặt kinh
tế, xã hội, chính trị...
Cải cách hành chính cho thấy đây là công việc phức tạp, có nhiều khó khăn, vì nó
trực tiếp đụng chạm đến lợi ích cục bộ của các ngành, các địa phương, cũng như của bản
thân đội ngũ cán bộ, công chức. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là phải đề ra được quan điểm
chỉ đạo nhất quán, có trọng tâm, trọng điểm, có chương trình giải pháp thực hiện thiết
thực phù hợp cho từng giai đoạn, trên tinh thần vừa phải bám sát thực tiễn, phù hợp đặc
điểm, truyền thống, tính cách và bản sắc của Việt Nam, vừa tham khảo, học hỏi kinh
nghiệm của các nước trên thế giới về cải cách.
Năm 1996 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
mở ra một thời kỳ phát triển mới có tính bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, thời kỳ đổi
mới toàn diện đất nước, lấy đổi kinh tế làm trọng tâm, với mục tiêu dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng, văn minh.
Nghị quyết Đại hội đã đề ra chủ trương "thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ
chức bộ máy của cơ quan nhà nước, theo phương hướng: Xây dựng và thực hiện một cơ
chế quản lý nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở tất cả các
cấp. Tăng cường bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ sở thành một hệ
thống thống nhất, có sự phân định rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt chức năng quản lý hành chính - kinh tế với
quản lý sản xuất - kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và
vùng lãnh thổ, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội.
- Về các giải pháp cụ thể để cải cách bộ máy nhà nước, Nghị quyết xác định phải:
"Thực hiện một quy chế làm việc khoa học, có hiệu suất cao; xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có
chất lượng cao với một đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và năng lực quản lý nhà nước,
quản lý kinh tế, quản lý xã hội".
- Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (tháng 3/1989) đã đề cập
việc đổi mới hệ thống chính trị với mục tiêu: Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trên cơ sở
đó, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần
chúng. Về mặt Nhà nước đòi hỏi đặt ra là phải thực hiện đúng đắn quyền lực của mình; quản
lý mọi mặt hoạt động của xã hội bằng pháp luật theo đường lối, chính sách của Đảng.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tổ chức và hoạt động của hệ thống bộ
máy hành chính từ Trung ương đến địa phương đã có những chuyển biến rõ rệt, từng bước
chuyển mạnh sang thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo pháp luật. Từng bước nâng
cao hiệu quả.
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991) đã tiến hành tổng kết 5 năm
thực hiện đổi mới, đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Nghị quyết đã đề
ra chủ trương tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước; sửa đổi Hiến pháp, cải tiến tổ chức và
hoạt động của Quốc hội, sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ,
của chính quyền địa phương các cấp.
Đặc biệt là gắn nhiệm vụ cải cách bộ máy Nhà nước với đổi mới tổ chức và
phương thức hoạt động của Đảng và các đoàn thể quần chúng. Nói cách khác, cải cách bộ
máy nhà nước lần đầu tiên được đặt trong một chỉnh thể thống nhất là đổi mới hệ thống
chính trị, trên tinh thần lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, tăng cường vai trò lãnh đạo của
Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước và mở rộng dân chủ xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Nghị quyết Đại hội VII đã xác định mục tiêu có tính chất chiến lược cho tất cả
chặng đường 10 năm (1991 đến 2000) là "đặt trọng tâm cải cách nhằm vào hệ thống hành
chính với nội dung chính là xây dựng một hệ thống hành pháp và quản lý hành chính Nhà
nước thông suốt từ Trung ương xuống cơ sở, có đủ quyền lực, năng lực, hiệu lực".
Như vậy, chủ trương cải cách hành chính do Nghị quyết VII đề ra tuy chủ yếu mới
dừng ở phạm vi cải cách bộ máy hành chính, nhưng về mặt nội dung cải cách được xác
định tương đối cụ thể và toàn diện, đã đặt nhiệm vụ cải cách bộ máy Nhà nước trên một
tầm cao mới, có tính hệ thống và toàn diện hơn, mà trọng tâm là cải cách bộ máy hành
chính...
Theo quy định của Hiến pháp mới 1992 "Chính phủ là cơ quan chấp hành của
Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam" (Điều 109).
Nó xác định lại vị trí của Chính phủ đồng thời nhận thức đầy đủ hơn về phân công
phối hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong tổng thể quyền lực thống
nhất của nhà nước. Với vị trí này, hành pháp trở thành một nhánh quyền lực độc lập tương
đối trong sự phân công phối hợp với các nhánh quyền lực khác.
Đặc biệt Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam họp tháng
01/1994 đã xác định những chủ trương và giải pháp lớn đưa Việt Nam chuyển sang một
thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghị quyết đã đề ra phương hướng chung là tiếp tục đổi mới và tăng cường hệ
thống hành pháp cả về tổ chức, cán bộ, cơ chế hoạt động, phát huy vai trò điều hành của
bộ máy hành pháp.
Ngày 4/5/1994 Chính phủ có nghị quyết số 38/CP về cải cách thủ tục hành chính
trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Theo Nghị quyết là phải đạt được
một bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ
quan nhà nước với nhau; giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội; giữa cơ quan nhà
nước với công dân. Tiếp đến Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII) tháng 01/1995 đã đánh
dấu một bước phát triển mới về cải cách hành chính ở Việt Nam. Đây là Nghị quyết
chuyên đề về cải cách hành chính, Nghị quyết đã coi cải cách nền hành chính Nhà nước là
yêu cầu bức xúc, là trọng tâm của việc xây dựng hoàn thiện Nhà nước, và mục tiêu của cải
cách hành chính là nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử
dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công
việc của Nhà nước.
Các yếu tố cấu thành nền hành chính được khẳng định là: Thể chế hành chính, tổ
chức bộ máy và quy chế hoạt động của hệ thống hành chính, và đội ngũ cán bộ công chức
hành chính. Mỗi một bộ phận này đều có những nổi dung cải cách cụ thể và có mối quan
hệ mật thiết với nhau.
Theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII) thì cải cách hành chính thể hiện ở hai
yếu tố:
Một là, cải cách hành chính trở thành một bộ phận quan trọng trong đường lối đổi
mới toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, là một trong những ưu tiên hàng đầu trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Hai là, xác định đúng đắn về mục tiêu, quan điểm, nội dung, phương hướng tạo ra
những nhân tố động lực cơ bản cho việc đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính trong
những năm tiếp theo.
- Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng
định cải cách hành chính là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước.
Nghị quyết 8 tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, và sắp xếp lại bộ máy
hành chính từ Trung ương đến địa phương, hợp nhất một số cơ quan quản lý chuyên ngành
về kinh tế trên cơ sở xác định rõ và thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước của các
bộ, ngành.
- Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
(khóa VIII) (6 năm 1997) đã ra Nghị quyết về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp
tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp tục thực hiện cải cách
hành chính là một trong những chủ trương và giải pháp lớn. Nghị quyết đã cụ thể hóa các
chủ trương quan trọng của Nghị quyết Đại hội VIII đã đề ra, là:
- Mở rộng dân chủ và tính công khai trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Mở
rộng mạnh mẽ quyền dân chủ của dân đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
- Thực hiện phân cấp mạnh mẽ trách nhiệm và thẩm quyền hành chính cho các cấp
chính quyền địa phương, trước nhất là giữa cấp Trung ương với cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
- Trên cơ sở xác định rõ chức năng quản lý của Nhà nước trong cơ chế thị trường và
đổi mới sự phân cấp, tiếp tục điều chỉnh hợp lý tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và bộ máy chính quyền địa phương.
Nghị quyết Trung ương lần thứ 3 (khóa VIII) đã đánh dấu một bước chuyển mới
trong sự nhận thức về cải cách hành chính.
Đó là cải cách hành chính còn là yêu cầu bảo đảm cho việc thực hiện dân chủ hóa
đời sống chính trị của xã hội, nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân.
Tháng 10/1998, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo cải cách hành chính của
Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu. Ban chỉ đạo cải cách hành chính có chức
năng tư vấn cho Thủ tướng trong việc quyết định chương trình, kế hoạch chỉ đạo công tác
cải cách hành chính hàng năm và trong từng thời kỳ, và những vấn đề khác về cải cách
hành chính, đồng thời giúp Thủ tướng Chính phủ phối hợp các nguồn lực quản lý của
Chính phủ để thực hiện cải cách hành chính.
Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định
việc tiếp tục tiến hành cải cách hành chính và đặt cải cách hành chính trong tổng thể của
đổi mới về hệ thống chính trị đã đề ra chủ trương tiến hành sắp xếp lại tổ chức, bộ máy
Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị gắn liền với cải cách hành chính theo hướng
tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, với việc kiên quyết sắp xếp một bước
bộ máy các tổ chức trong hệ thống chính trị, thực hiện giảm biên chế, cải cách chính sách
tiền lương...
Các quan điểm về cải cách hành chính của Đảng được triển khai thực hiện một
cách tích cực, có hiệu quả như tại các bản báo cáo của Chính phủ trước các thời kỳ họp
của Quốc hội khóa IX và khóa X.
- Gần đây nhất tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng có nêu trong báo
cáo đó là việc đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ,
tăng cường pháp chế. Mục tiêu đề ra là:
- Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của nhà nước trong đó có hoạt động
lập pháp, tư pháp và hành pháp: "Xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong
sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa. Điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức
hoạt động của Chính phủ... phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của địa phương,
kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung
dân chủ, tổ chức hợp lý Hội đồng nhân dân, kiện toàn các cơ quan chuyên môn của ủy ban
nhân dân và bộ máy chính quyền cấp xã, phường, thị trấn..."
- Tóm lại, xuất phát từ đường lối đổi mới toàn diện, bắt đầu từ đổi mới kinh tế, lấy
đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Đồng thời, từng bước đổi mới hệ thống chính trị, nhằm xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.Các quan điểm
về cải cách bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nói riêng của Đảng và Nhà
nước đã được hình thành và từng bước được thực hiện.
Vì vậy theo chúng tôi hoàn thiện Bộ máy nhà nước là nhu cầu đầu tiên cho việc
cần phải hoàn thiện quyền hành pháp cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
3.1.2. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng luôn đựơc đặt ra cùng với việc hoàn thiện
Bộ máy nhà nước, những năm gần đây những quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã được thể hiện rõ các Nghị quyết
của Đảng, đặc biệt trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung) đã quy định: “Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân…”.
ở Nhà nước Việt Nam việc xây dựng Nhà nước pháp quyền điều đó còn có nghĩa
là nói đến một phương thức tổ chức nền chính trị XHCN cùng với cơ cấu tổ chức Nhà
nước duy trì bản chất giai cấp của Nhà nước vốn của dân do dân vì dân. Điều này cũng đã
được thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng IX, đó là việc Đảng ta đã chủ chương thực
hiện một cách nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, và khẳng định chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của
dân, do dân và vì dân.
Trên cơ sở các giá trị của Nhà nước pháp quyền như :
- Tính tối cao của pháp luật- Một nhà nước pháp quyền là một nhà nước mà ở đó
pháp luật và các giá trị của nó luôn được đề cao. Lịch sử xây dựng nhà nước pháp quyền
hàng trăm năm của nhân loại đã chứng minh cho điều đó. ở Việt Nam việc đề cao pháp
luật cũng như các giá trị của nó cũng dã và đang dược củng cố hoàn thiện từ hàng chục
năm nay, nhất là từ sau công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng ( 1986) thì vai trò của
pháp luật đã được thể hiện rõ trong đời sống xã hội, mà truớc tiên đó là việc củng cố và
hoàn thiện hệ thống pháp luật.Sự hiện diện một hệ thống khách quan khoa học tự nó đã
xác định rõ bản chất của pháp luật, cũng như các giá trị xã hội của nó. ở nước ta từ khi ra
đời nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà( 1945) cho đến nay hệ thống pháp luật luôn
được củng cố và hoàn thiện nhằm đáp ứng với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Theo
các nhà nghiên cứu luật pháp Việt Nam thì hệ thống pháp luật của nuớc ta đã được hình
thành và phát triển qua các thời kỳ sau:
1- Thời kỳ từ 1945 đến 1959;
2- Thời kỳ 1959 đến 1980;
3- Thời kỳ 1980 dến 1992;
4- Thời kỳ 1992 đến nay.
Qua việc đánh giá sự phát triển của hệ thống pháp luật nuớc ta qua sự phân kỳ trên đã có
nhiều quan điểm chung cho thấy sự nhất quán về nhận thức giá trị của pháp luật trong đời
sống xã hội trong quá trình xây dựng pháp luật.
- Đề cao chủ nghĩa lập Hiến: Như chúng ta đã biết nói đến chủ nghĩa lập hiến
là nói đến sự hiện diện của Hiến pháp với tư cách là nền móng của hệ thống pháp luật với
những mặt tích cực của nó trong đời sống chính trị xã hội của đất nước. Nói đến chủ nghĩa
lập hiến là nói đến là sự tác động của Hiến pháp đối với các quan hệ cơ bản, quan trọng
trong đời sống xã hội chính trị, xã hội như quan hệ chính trị, kinh tế, tổ chức nhà nước, các
quyền cơ bản của con người... Chính vì vậy Hiến pháp luôn đuợc coi là đạo luật cơ bản
của nhà nuớc, với hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của quốc gia và là
văn bản chính trị- pháp lý với những tính chất đặc biệt của nó như tính cơ bản, tính ổn
định, tính phổ biến, tính hoàn chỉnh...
ở Việt Nam việc xây dựng Hiến pháp cũng như việc xây dựng pháp luật luôn đuợc Đảng
và nhà nước xác định đó là phướng hướng rất quan trọng để thể hiện rõ bản chất của nhà
nuớc : của dân, do dân, vì dân.
Nhìn lại lịch sử lập hiến ở nước ta cho thấy với 4 bản hiến pháp thì mỗi bản đều ở những
điểm nhấn quan trọng của lịch sử, kể cả hiến pháp 1992 sửa đổi hiện nay.
- Đảm bảo tính pháp lý của quyền lực nhà nước: Quyền lực nhà nước ở Việt Nam là
quyền lực thống nhất, sự thống nhất ở đây được hiểu đó là sự thống nhất về mục đích là
đem lại lợi ích cho nhân dân, cho đất nước và cho dân tộc. Theo cơ chế tổ chức quyền lực
thì quyền lực tối cao thuộc về cơ quan đại diện của dân, nhân dân đã giao phó quyền lực
dó cho những nguời đại diện của mình thông qua các cơ quan dân cử đó là Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp. Theo quy định của Hiến pháp thì Quốc hội có quyền lập hiến,
lập pháp và quyền giám sát tối cao. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phuơng, dại diẹn cho ý chí , nguỵên vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Với vị trí
quan trọng đó trong cơ cấu quyền lực nhà nước hiện nay, với sự phân công phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Để
cho sự phân công phối hợp một cách khoa học và có hiệu quả trong việc thực hiện quyền
lực nhà nước, vấn dề ở đay phải có một cơ chế phối hợp chặt chẽ và đúng với bản chất của
nó. ở nướ ta nhánh quyền hành pháp chưa thực sự là một nhánh quyền dộc lập vì thế tính
pháp lý của quyền lực hành chính chưa cao, nó kéo theo hàng loại những hạn chế nhất
định trong tổ chức hành pháp hiện nay.
Sự phân công và phối hợp để thực hiện quyền lực nhà nuớc hiện nay còn cần phải được thể
hiện quau sự phân cấp hành chính hiện nay giữa trung ương với địa phương, giữa cấp trên
với cấp dưới.
- Một giá trị quan trọng khác của nhà nước pháp quyền đó là quyền con người và các lợi
ích hợp pháp của công dân được bảo đảm:
Để có được một Nhà nước pháp quyền thì cần phải có một sự phân công quyền lực một
cách hợp lý giữa các quyền lập pháp , hành pháp và tư pháp, điều đó đòi