Việc nhận thức và vận dụng các quy luật, trong đó có quy luật xã hội là rất quan
trọng, vì nó góp phần đẩy nhanh sự phát triển của xã hội. Trong các quy luật xã hội thì
quy luật: "quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất’’
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì đây là quy luật cơ bản, xuyên suốt, chi phối quá
trình phát triển của xã hội loài người, và làm cho lịch sử nhân loại được hiện ra như quá
trình lịch sử tự nhiên
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu những năm vừa qua, có nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân các nước này đã vận dụng không đúng quy luật
"quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất”.
Đối với nước ta, trước thời kỳ đổi mới, chúng ta đã nôn nóng muốn có ngay quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, chúng ta đã dùng sức mạnh của Nhà nước để xoá
bỏ các loại hình quan hệ sản xuất khác; trong khi trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp,
do đó, đã dẫn tới quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất, kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đẩy đất nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng toàn
diện về kinh tế, xã hội.
Sau những năm đổi mới, chúng ta đã nhận thức lại, vận dụng đúng đắn sáng tạo quy
luật: "quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất” và các
quy luật khác. Chúng ta đã từng bước điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ
của lực lượng sản xuất, bằng cách phát triển đa dạng các loại hình quan hệ sản xuất, từ đó
đã tạo ra bước ngoặt căn bản của đời sống xã hội trên đất nước ta.Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được, chúng ta còn có những yếu kém, bất cập, quan hệ sản xuất
còn có mặt chưa phù hợp, hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Do đó,
việc tiếp tục xây dựng, điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với lực lượng sản xuất là
hết sức cần thiết để giải phóng lực lư ợng sản xuất, thúc đẩy sản suất phát triển.
Mặt khác, sự vận động, biến đổi của quan hệ sản xuất luôn luôn bị quy định
bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất. Ngày nay, sau một thời kỳ xây dựng, lực
lượng sản xuất của ta đã có sự phát triển đáng kể (so với thời kỳ trước) cùng với xu
thế của thế giới là toàn cầu hoá, hợp tác hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ đã
tác động mạnh vào nước ta, làm bộc lộ nhiều mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, điều chỉnh quan hệ sản xuất để thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển làm cho nước ta hoà nhập với xu thế của thời đại là
hết sức cần thiết và cấp bách.
Đất nước ta đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước vốn là thuộc địa,
nghèo nàn, lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Việc chúng ta xây dựng quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa là rất cần thiết song cũng rất khó khăn, phức tạp, vì con đường ta đi là chưa có
tiền lệ, chúng ta phải vừa xây dựng vừa khai phá. Do đó, qua mỗi thời kỳ, mỗi giai
đoạn, chúng ta lại phải điều chỉnh quan hệ sản xuất để thúc đẩy lưc lượng sản xuất phát
triển và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Bưởi vậy, việc nghiên cứu sự biến đổi
quan hệ sản xuất ở nước ta là rất quan trọng nó góp phần giữ vững định hướng xã hội
chủ nghĩa cũng như thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Chính vì những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Sự biến đổi của các loại hỡnh
quan hệ sản xuất dưới tác động của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay” để
nghiên cứu
102 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2083 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự biến đổi của các loại hình quan hệ sản xuất dưới tác động của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Sự biến đổi của các loại hỡnh quan hệ sản
xuất dưới tác động của lực lượng sản xuất
ở Việt Nam hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc nhận thức và vận dụng các quy luật, trong đó có quy luật xã hội là rất quan
trọng, vì nó góp phần đẩy nhanh sự phát triển của xã hội. Trong các quy luật xã hội thì
quy luật: "quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất’’
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì đây là quy luật cơ bản, xuyên suốt, chi phối quá
trình phát triển của xã hội loài người, và làm cho lịch sử nhân loại được hiện ra như quá
trình lịch sử tự nhiên
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu những năm vừa qua, có nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân các nước này đã vận dụng không đúng quy luật
"quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất”.
Đối với nước ta, trước thời kỳ đổi mới, chúng ta đã nôn nóng muốn có ngay quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, chúng ta đã dùng sức mạnh của Nhà nước để xoá
bỏ các loại hình quan hệ sản xuất khác; trong khi trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp,
do đó, đã dẫn tới quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất, kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đẩy đất nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng toàn
diện về kinh tế, xã hội.
Sau những năm đổi mới, chúng ta đã nhận thức lại, vận dụng đúng đắn sáng tạo quy
luật: "quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất” và các
quy luật khác. Chúng ta đã từng bước điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ
của lực lượng sản xuất, bằng cách phát triển đa dạng các loại hình quan hệ sản xuất, từ đó
đã tạo ra bước ngoặt căn bản của đời sống xã hội trên đất nước ta.Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được, chúng ta còn có những yếu kém, bất cập, quan hệ sản xuất
còn có mặt chưa phù hợp, hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Do đó,
việc tiếp tục xây dựng, điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với lực lượng sản xuất là
hết sức cần thiết để giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy sản suất phát triển.
Mặt khác, sự vận động, biến đổi của quan hệ sản xuất luôn luôn bị quy định
bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất. Ngày nay, sau một thời kỳ xây dựng, lực
lượng sản xuất của ta đã có sự phát triển đáng kể (so với thời kỳ trước) cùng với xu
thế của thế giới là toàn cầu hoá, hợp tác hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ đã
tác động mạnh vào nước ta, làm bộc lộ nhiều mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, điều chỉnh quan hệ sản xuất để thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển làm cho nước ta hoà nhập với xu thế của thời đại là
hết sức cần thiết và cấp bách.
Đất nước ta đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước vốn là thuộc địa,
nghèo nàn, lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Việc chúng ta xây dựng quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa là rất cần thiết song cũng rất khó khăn, phức tạp, vì con đường ta đi là chưa có
tiền lệ, chúng ta phải vừa xây dựng vừa khai phá. Do đó, qua mỗi thời kỳ, mỗi giai
đoạn, chúng ta lại phải điều chỉnh quan hệ sản xuất để thúc đẩy lưc lượng sản xuất phát
triển và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Bưởi vậy, việc nghiên cứu sự biến đổi
quan hệ sản xuất ở nước ta là rất quan trọng nó góp phần giữ vững định hướng xã hội
chủ nghĩa cũng như thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Chính vì những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Sự biến đổi của các loại hỡnh
quan hệ sản xuất dưới tác động của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay” để
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên, cứu vận dụng quy luật: "Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và
tính chất của lực lượng sản xuất” trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
là rất quan trọng. Do đó, trong thời gian vừa qua ở nước ta đã có nhiều các công trình,
luận án, luận văn, tạp chí đề cập tới vấn đề này ở các khía cạnh khác nhau.
Các công trình nghiên cứu
Đào Duy Tùng: “Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1994) đã khái quát các giai đoạn tiến hành
cách mạng ở nước ta.
GS Trần Xuân Trường: “Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam một số vấn đề
lý luận cấp bách" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1996 ) đề cập tới một số vấn đề
lý luận trong tình hình mới.
PGS-TS Nguyễn Đức Bách: “Một số vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam” (Nxb Lao động, Hà Nội năm 1998) đã xem xét về con đường xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
GS.TS Lương Xuân Quỳ: “Xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ
nghĩa và thực hiện tiến công bằng xã hội” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2002)
đã đưa ra một số giải pháp để xây dựng quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ.
Các luận án tiến sĩ.
Những năm qua đã có một số luận án đề cập tới mối quan hệ biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, vận dụng vào một địa phương cụ thể như:
Bùi Chí Kiên: “Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất trong phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lâm Đồng" (Luận án tiến sĩ Triết học năm 1996).
Trung Giang Vin: “Sự vận dụng qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Tây
Nguyên" (Luận án tiến sĩ Triết học năm 1998).
Nông Thị Mồng: “Xây đựng quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng
sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Lạng Sơn" (Luận án tiến sĩ Triết học năm 2002).
Một số luận án đề cập tới sự biến đổi của các yếu tố trong quan hệ sản xuất.
Lê Thị Minh Hà: “Sự biến đổi các quan hệ sở hữu trong nông nghiệp dưới tác
động của lực lượng sản xuất thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện
nay” (Luận án tiến sĩ Triết học năm 2002).
Nguyễn Văn Ngọc: “Quan hệ biện chứng giữa các loại hình sở hữu trong nền kinh tế
nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay” (Luận án tiến sĩ Triết học năm 2002).
Luận văn thạc sĩ.
Đã có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất như:
Hoàng Xuân Bổng: “Suy nghĩ về sự tác động biện chứng của các yếu tố trong lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta” (Luận văn thạc sĩ Triết học năm 1995).
Nguyễn Công Quyết: “Một số vấn đề nhận thức vận dụng quy luật quan hệ sản
xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện
nay”(Luận văn thạc sĩ Triết học năm 1995).
Trần Văn Dực: “Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình đổi mới ở
Việt Nam hiện nay” (Luận văn thạc sĩ Triết học năm 1995).
Vũ Xuân Kính: “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của
lực lượng sản xuất trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam" (Luận văn thạc sĩ Triết học năm 1995).
Một số luận văn nghiên cứu về sự biến đổi của lực lượng sản xuất:
Hoàng Trọng Khuê: “Một số vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở nông thôn
Thái Bình hiện nay” (Luận văn thạc sĩ Triết học năm 1995).
Nguyễn Thị Quế: “ Yếu tố con người trong lực lượng sản xuất” (luận văn thạc sĩ
Triết học năm 1995).
Các tạp chí:
Những năm qua, đã có nhiều bài báo của các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước, các nhà nghiên cứu đề cập tới mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản suất ở các khía cạnh khác nhau:
Tô Huy Rứa: “Nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Tạp chí Cộng sản số 6 năm 2004).
Lê Hữu Nghĩa: “Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam thực trạng và giải
pháp” (Tạp chí Triết học số 6 năm 2004).
Đào Duy Quát: “Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa” (Tạp chí Cộng sản số 6
năm 2003).
Đức Vượng: “Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường” (Tạp chí Cộng sản số 34
năm 2004).
Nguyễn Trọng Chuẩn: “Đổi mới quan niệm về chế độ sở hữu và ý nghĩa chiến
lược của sự đổi mới đó đối với sự phát triển của Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Triết học
số 12 năm 2004).
Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về sự biến đổi của quan hệ sản xuất
ở nước ta dưới sự tác động của lực lượng sản xuất.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu sự biến đổi quan hệ sản xuất ở nước ta, luận văn góp phần
làm rõ về lý luận xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam nhằm điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất
để thúc đẩy sản xuất phát triển.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu sự biến đổi quan hệ sản xuất ở nước ta qua các thời kỳ dưới sự tác
động của lực lượng sản xuất.
- Nghiên cứu sự tác động của quan hệ sản xuất đến sự phát triển của lực lượng sản
xuất ở nước ta.
- Đưa ra những phương hướng, giải pháp để xây dựng quan hệ sản xuất theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ đề cập tới vấn đề quan hệ sản xuất dưới tác động của lực lượng sản
xuất ở nước ta trong thời kỳ từ 1954 trở lại đây, để từ đó xác định con đường phát triển
các loại hình quan hệ sản xuất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn.
Luận văn vận dụng tổng hợp các nguyên tắc, phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử để luận giải các nội dung đặt ra, trong đó chú trọng sử dụng
các phương pháp logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp...v v.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn.
- Luận văn góp phần tìm ra những vấn đề còn tồn tại của quan hệ sản xuất trong
việc giải phóng lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay.
- Luận văn cũng góp phần vào việc xây dựng quan hệ sản xuất trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
- Luận văn góp phần nâng cao nhận thức về lý luận hình thái kinh tế- xã hội và
vai trò của quan hệ sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng, các trường Chính trị và những người quan
tâm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương và 4 tiết.
Chương 1
Sự biến đổi của các loại hình quan hệ sản xuất
ở Việt Nam trong những năm qua
1.1. Quan hệ sản xuất và sự biến đổi của các loại hình quan hệ sản xuất ở
nước ta thời kỳ trước đổi mới
1.1.1. Quan hệ sản xuất và những yếu tố tác động đến sự biến đổi của quan hệ
sản xuất
* Khái niệm quan hệ sản xuất:
C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, Người cho rằng:
tiền đề đầu tiên của sự tồn tại của con người và cũng là tiền đề của lịch sử là: "sản xuất
vật chất". Thông qua việc nghiên cứu quá trình sản xuất vật chất của xã hội qua các giai
đoạn lịch sử của nó, C.Mác đã phát hiện ra quy luật nội tại chi phối sự vận động, phát
triển của xã hội. Trong những quy luật xã hội thì quy luật: " Quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất" là quy luật cơ bản, chung nhất, chi
phối sự vận động của các hình thái kinh tế xã hội - xã hội cũng như sự chuyển biến từ
hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn.
Để tiến hành sản xuất vật chất thì con người phải tiến hành quan hệ song trùng;
một mặt con người phải quan hệ với giới tự nhiên, biểu hiện của mối quan hệ này là lực
lượng sản xuất, mặt khác con người phải quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất, đó
là quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất - lực lượng sản xuất là hai mặt của một quá trình
sản xuất, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó lực lượng sản xuất qui
định quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất cũng có sự tác động trở lại đối với lực lượng
sản xuất.
Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không thể tiến hành một cách đơn lẻ,
riêng rẽ mà phải liên kết với nhau, nương tựa vào nhau, hợp sức với nhau để có sức
mạnh lớn hơn thì mới chinh phục được giới tự nhiên. Đó chính là quan hệ sản xuất.
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người được hình thành một cách tất
yếu, khách quan trong sản xuất vật chất. Nó được biểu hiện trên ba mặt đó là: quan hệ
sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ trong
phân phối sản phẩm lao động.
Trong quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóng vai trò
quyết định, vì nó quy định bản chất của quan hệ sản xuất, quyết định mục đích, hình
thức tổ chức, phương thức quản lý và quyết định cả việc phân phối sản phẩm làm ra.
Do vậy, quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm của
quan hệ sản xuất. Trong mối quan hệ giữa quan hệ sở hữu với lợi ích kinh tế thì quan hệ
sở hữu là cái bên trong, được biểu hiện ra ngoài thông qua lợi ích. Lợi ích kinh tế là
biểu hiện gần gũi nhất của quan hệ sở hữu. Bởi vì, lợi ích kinh tế của mỗi người, mỗi
tập đoàn người, mỗi giai cấp cũng như vai trò của họ trong một hệ thống sản xuất vật
chất được quy định trước hết do mối quan hệ của họ đối với việc chiếm hữu tư liệu sản
xuất. Trong xã hội, giai cấp nào nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu, thì giai cấp đó
nắm quyền chi phối xã hội đồng thời nắm quyền thống trị xã hội.
Quan hệ sở hữu quyết định hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh, thông qua đó,
nó quyết định hệ thống lợi ích kinh tế của các giai cấp khác nhau trong xã hội. Trong xã
hội tư bản giai cấp tư sản nắm quyền sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu nên có quyền
chi phối hệ thống quản lý sản xuất, do đó quyết định lợi ích của tất cả các giai cấp khác
trong xã hội.
Lịch sử xã hội loài người đã có hai hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất đó là
sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân. Cùng với sự phát triển của sản xuất, của phân
công lao động thì các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất ngày càng trở lên đa dạng.
Trong các chế độ xã hội dựa trên công hữu về tư liệu sản xuất thì mọi thành viên
đều bình đẳng trong tổ chức lao động và phân phối sản phẩm. Chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất tồn tại ở xã hội công xã nguyên thuỷ và xã hội công sản chủ nghĩa. Việc
thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là tiền đề cho việc tổ chức quản lý và các
hoạt động khác được thực hiện bình đẳng.
Xã hội loài người đã có ba loại hình sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất: Sở hữu tư
nhân trong xã hội chiếm hữu nô lệ, sở hữu phong kiến và sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Đối với nước ta, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sở hữu Nhà nước, sở
hữu tập thể là hai hình thức sở hữu cơ bản giữ vai trò định hướng sự phát triển của các
hình thức sở hữu khác trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, thích ứng với một kiểu quan hệ sở
hữu là một chế độ tổ chức và quản lý sản xuất nhất định. Trong các xã hội mà nền sản
xuất dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thì người sở hữu tư liệu sản xuất
cũng là người quản lý sản xuất, là kẻ bóc lột, còn người lao động không có tư liệu sản
xuất là người bị quản lý và bị bóc lột.
Tuy phụ thuộc vào quan hệ sở hữu về liệu sản xuất, nhưng quan hệ tổ chức quản lý
cũng có vai trò rất quan trọng và tác động trở lại đối với quan hệ sở hữu. Ngay cả khi
chế độ sở hữu chưa có gì thay đổi nhưng nếu có một phương thức quản lý thích hợp thì
sản xuất vẫn có bước phát triển. Trong nhiều trường hợp nó là yếu tố quyết định trực
tiếp đến quy mô, tốc độ và hiệu quả kinh tế. Khi lợi ích người lao động mâu thuẫn với
chủ sở hữu và quản lý thì quan hệ tổ chức, quản lý mang nặng tính chất thống trị chuyên
chế, cưỡng ép. Nếu quan hệ tổ chức quản lý được điều chỉnh, mâu thuẫn được tháo gỡ
thì quan hệ giữa chủ sở hữu, nhà quản lý và công nhân mang tính hợp tác dân chủ hơn.
Do vậy, có thể khai thác tính chủ động sáng tạo của người lao động, khi không có một
hệ thống quản lý phù hợp thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại quan hệ sở hữu.
Thực tế cho thấy, các công ty bị vỡ nợ, phá sản nhiều khi không phải do công
nghệ bị tụt hậu mà do chưa thiết lập được một quan hệ quản lý phù hợp, cũng có những
công ty chỉ được trang bị công nghệ trung bình nhưng làm ăn phát đạt là nhờ có một hệ
thống quản lý thích hợp. Vì thế, trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước
ta, vấn đề đặt ra là không những cần phải xây dựng được một cơ cấu sở hữu hợp lý mà
còn phải thiết lập được một hệ thống tổ chức quản lý hữu hiệu.
Quan hệ phân phối là một mặt cấu thành của quan hệ sản xuất. Trong quá trình sản
xuất, quan hệ phân phối là cách thức phân chia kết quả sản xuất cho những người tham
gia vào quá trình đó, việc phân phối sản phẩm phụ thuộc vào quan hệ của họ đối với tư
liệu sản xuất. Do hình thức sở hữu rất đa dạng nên phương thức phân phối cũng rất
phức tạp.
Trong các chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì quan hệ phân phối là bất
bình đẳng. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến khác nhau, Adam Smit chỉ ra ở xã hội tư
bản, người nông dân hưởng tiền công của họ do sở hữu sức lao động. Địa chủ hưởng địa
tô, do sở hữu ruộng đất, tư bản hưởng lợi nhuận, do sở hữu tư liệu sản xuất. Điều đó có
nghĩa là việc phân phối được tính theo các yếu tố của chi phí sản xuất và xác định qua
giá cả thị trường. Trong khi đó, Mác chỉ ra cách phân phối mà ở đó tư bản chiếm đoạt
giá trị thặng dư do bóc lột sức lao động của công nhân.
Quan hệ phân phối không chỉ phụ thuộc vào quan hệ sở hữu mà còn có sự tác
động trở lại quan hệ sở hữu. Lịch sử loài người từ khi có sự phân chia giai cấp là lịch sử
của đấu tranh giai cấp vì cách thức phân phối bất bình đẳng. Các cuộc đấu tranh đó xét
đến cùng là để giải quyết mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất.
Trong ba nội dung cơ bản trên của quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu về tư liệu
sản xuất đóng vai trò quyết định, nó chi phối các mặt khác của quan hệ sản xuất. Khi
chế độ sở hữu thay đổi thì hình thức quản lý và phương thức phân phối cũng thay đổi
theo. Mặt khác, quan hệ tổ chức quản lý đưa đối tượng sở hữu vào quá trình vận động
và qua đó nó giải quyết các quan hệ lợi ích đảm bảo quyền sở hữu trên thực tế. Ngược
lại, việc phân phối sản phẩm là động lực cho sự vận hành của quản lý và là động lực của
các chủ sở hữu.
Những vấn đề trên đây là cơ sở lý luận để chúng ta điều chỉnh và xây dựng quan
hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển theo quy luật
khách quan.
Tuy nhiên, trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, quan hệ sản xuất thường tồn tại
dưới nhiều loại hình khác nhau như: quan hệ sản xuất đóng vai trò chủ đạo, chi phối,
quy định bản chất của mỗi hình thái kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn của lịch sử. Các
quan hệ sản xuất mang tính tất yếu nhưng không đóng vai trò chi phối mà chỉ bổ sung
làm cho nền kinh tế phát triển đa dạng phong phú. Quan hệ sản xuất tàn dư, nó sẽ mất
dần cùng với sự hình thành phát triển của nền kinh tế mới. Quan hệ sản xuất mầm mống
của xã hội tương lai thể hiện xu hướng phát triển của nền kinh tế sang giai đoạn cao hơn.
Điều này đã được lịch sử chứng minh, chẳng hạn: trong xã hội phong kiến, thì
quan hệ sản xuất phong kiến biểu hiện thành quan hệ địa chủ - nông nô. Đây là quan hệ
sản xuất chủ đạo, bên cạnh đó còn có quan hệ sản xuất tàn dư của chế độ thị tộc, bộ lạc
mà cơ sở của nó là chế độ sở hữu đất công làng xã, hay còn tồn tại các nô tỳ vừa phục
vụ trong các gia đình quý tộc phong kiến, vừa tham gia sản xuất như những người nô lệ.
Cùng với sự phát triển của sản xuất phong kiến, mầm mống của sản xuất tư bản chủ nghĩa
cũng đã dần dần xuất hiện, làm cơ sở cho sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trong thực tế, các loại hình quan hệ sản xuất không tồn tại biệt lập mà có sự tác
động lẫn nhau, liên kết với