Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các hoạt động kinh doanh quốc tế được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Nhìn nhận về các hoạt động này chúng ta không thể không nhắc đến vấn đề tỷ giá hối đoái. Tỷ giá ra đời do có ngoại thương và nó đồng thời có những tác động mạnh mẽ trở ngược trở lại hoạt động này. Ở Việt Nam hiện nay, quản lý tỷ giá hối đoái vẫn là bài toán khó đối với các nhà kinh tế. Các doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng khi tỷ giá thay đổi trong khi tỷ giá ở Việt Nam khó dự báo và có nhiều biến động bất ngờ. Đặc biệt so sánh trong những năm gần đây, tỷ giá giữa đồng USD và VND liên tục thay đổi và không theo quy luật, kéo theo tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ khác cũng có nhiều biến động.
26 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2471 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của tỷ giá đối với giá bán sữa tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
Bộ môn Kinh doanh quốc tế
* ~ * ~ * ~ *
Đề án môn học
Đề tài:
Tác động của tỷ giá đối với giá bán sữa tại Việt Nam
Hà Nội, Tháng 11 năm 2010.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các hoạt động kinh doanh quốc tế được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Nhìn nhận về các hoạt động này chúng ta không thể không nhắc đến vấn đề tỷ giá hối đoái. Tỷ giá ra đời do có ngoại thương và nó đồng thời có những tác động mạnh mẽ trở ngược trở lại hoạt động này. Ở Việt Nam hiện nay, quản lý tỷ giá hối đoái vẫn là bài toán khó đối với các nhà kinh tế. Các doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng khi tỷ giá thay đổi trong khi tỷ giá ở Việt Nam khó dự báo và có nhiều biến động bất ngờ. Đặc biệt so sánh trong những năm gần đây, tỷ giá giữa đồng USD và VND liên tục thay đổi và không theo quy luật, kéo theo tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ khác cũng có nhiều biến động.
Có nhiều ý kiến cho rằng ngành sữa Việt Nam là một trong những ngành bị tác động nhiều nhất khi tỷ giá thay đổi. Hiện nay, ngành sữa Việt Nam vẫn phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu, trong nước chưa phát triển sản xuất sữa nguyên liệu, nguồn cung không đủ cầu. Theo thống kê năm 2009, khoảng 72% lượng sữa Việt Nam tiêu thụ phải nhập khẩu, trong đó khoảng 50% là sữa nguyên liệu và 22% sữa thành phẩm. Do đó khi tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp ngành sữa. Và tác động của tỷ giá đối với ngành sữa được thể hiện rõ nhất dưới sự biến động của giá bán sữa. Vậy tỷ giá tác động đến giá bán sữa tại Việt Nam như thế nào và làm sao để kiểm soát cũng như hạn chế những tác động xấu? Để tìm hiểu về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Tác động của tỷ giá USD/VND đối với giá bán sữa tại Việt Nam” làm đề án nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất giải pháp hạn chế tác động xấu của tỷ giá đối với giá bán sữa tại Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nêu rõ tình huống tác động của tỷ giá USD/VND đối với giá bán sữa tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2010.
- Phân tích tác động của tỷ giá USD/VND đối với giá bán sữa tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2010.
- Đề xuất giải pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của tỷ giá USD/VND đối với giá bán sữa tại Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của tỷ giá USD/VND đối với giá bán sữa tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu tác động của tỷ giá USD/VND đến giá bán sữa tại Việt Nam trong giai đoạn 2008– 2010 và kế hoạch đến năm 2011.
Đề án gồm 3 phần: Phần mở đầu; Nội dung phân tích; Phần kết luận.
4. Kết cấu nội dung phân tích:
Chương I: Tác động của tỷ giá USD/VND đối với giá bán sữa tại
Việt Nam
Chương II: Phân tích tác động của tỷ giá USD/VND đối với giá bán sữa tại Việt Nam
Chương III: Giải pháp hạn chế tác động của tỷ giá USD/VND đối với giá bán sữa tại Việt Nam
Chương I: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/VND ĐỐI VỚI GIÁ BÁN SỮA TẠI VIỆT NAM
Tình hình biến động tỷ giá của Việt Nam:
Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, khi nhắc đến tỷ giá người ta thường hay dùng để chỉ tỷ giá USD/VND.
Nhìn lại tình hình biến động tỷ giá của Việt Nam, ta có thể chia thành 5 giai đoạn. Thứ nhất, giai đoạn trước đổi mới năm 1986: Nền kinh tế nước ta trong tình trạng kế hoạch hóa tập trung cao độ, ngoại tệ chuyển nhượng chủ yếu là đồng Rup. Trong giai đoạn này Việt Nam áp dụng chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ giá gây khó khăn cho ngoại thương.
Giai đoạn hai, sau đổi mới năm 1986 đến hết năm 1991: Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển mạnh sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nền kinh tế chịu tác động của chính sách thả nổi tỷ giá. Quan hệ ngoại thương với Đông Âu và Liên Xô bị gián đoạn, Việt Nam chuyển sang buôn bán với khu vực sử dụng USD. Trên thị trường ngoại tệ, USD ngày càng khan hiếm. Tỷ giá hối đoái USD/VND biến động mạnh theo xu hướng giá trị tăng liên tục kèm theo các cơn “sốt”, các đột biến với biên độ rất lớn.
Giai đoạn ba, từ năm 1992 đến trước cuộc khủng hoảng Đông Nam Á 1997: Chính phủ đã có một số cải cách trong việc điều chỉnh tỷ giá làm cho giá USD bắt đầu giảm (cuối năm 1991 tỷ giá USD/VND có lúc lên tới 14.500, đến tháng 3/1992 chỉ còn 11.550 và tiếp tục giảm cho đến cuối năm 1992). Tình hình cung cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái luôn được ổn định trong suốt thời gian dài từ năm 1993 đến đầu năm 1997.
Giai đoạn bốn, từ năm 1997 đến trước khi Việt Nam gia nhập WTO (2006): Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á từ tháng 7/1997 đã khiến một loạt các đồng tiền của các nước trong đó có Việt Nam bị mất giá so với USD. Để đối phó với biến động, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp mạnh nhằm bình ổn tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đóng vai trò điều tiết và quản lý tỷ giá. Sau sự kiện khủng hoảng, tỷ giá USD/VND tương đối ổn định, tỷ giá tăng nằm trong sự kiểm soát của Ngân hàng.
Giai đoạn từ năm 2006 đến nay: Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Gia nhập WTO với những cơ hội và thách thức mới cho Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế. Đã có những biến lớn trong chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, đặc điểm của giai đoạn này là tỷ giá thường xuyên biến động mạnh, không ổn định, các chính sách điều hành tỷ giá chỉ có tác dụng trong ngắn hạn.
Biến động tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2010:
Giai đoạn 2008 -2010 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ. Tỷ giá trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trên các diễn đàn kinh tế. Tỷ giá USD/VND trong giai đoạn này không ổn định, nhìn chung tỷ giá năm sau tăng cao hơn năm trước.
Năm 2008 nổi bật với sự kiện 3 lần nới biên độ và cơn sốt USD vào tháng 6/2008, tỷ giá USD/VND lên tới con số 19.400 đồng. Sau đó nhờ sự can thiệp của NHNN, tỷ giá nhanh chóng giảm mạnh và ổn định trở lại. Thị trường ngoại tệ Việt Nam trong năm 2008 gồm 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu: Từ 01/01 đến 25/03, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng liên tục giảm, từ mức 16.112 đồng xuống 15.960 đồng. mức thấp nhất là 15.560 đồng/USD. Trên thị trường tự do, USD dao động từ mức 15.700 – 16.000 đồng/USD. Giai đoạn hai: Từ 26/03 đến16/07, tỷ giá tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do. Tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 đồng/USD vào ngày 18/06, cách hơn 2.600 đồng so với mức trần. Giai đoạn ba: Từ 17/07 đến 15/10, tỷ giá giảm mạnh và dần đi vào bình ổn. Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã được chặn đứng, tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống 16.400 đồng/USD và giao dịch bình ổn. Giai đoạn 4: Từ 16/10 đến tháng 12, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tỷ giá trên thị trường tự do tăng tới mức 17.440 đồng/USD.
Năm 2009 là năm đánh dấu bởi sự căng thẳng của tỷ giá, ở thị trường tự do, tỷ giá có nhiều biến động dữ dội. Năm 2009 biến động tỷ giá cũng được chia làm 4 giai đoạn xét trên thị trường liên ngân hàng. Giai đoạn một: Tháng 1 đến tháng 3, tỷ giá USD/VND dao động trong khoảng 17.450 đồng - 17.700 đồng, lúc đó tính thanh khoản thị trường kém, nguồn cung khan hiếm. Giai đoạn hai:Từ tháng 4 đến hết tháng 9, tỷ giá liên ngân hàng sát giá trần của Ngân hàng nhà nước, tỷ giá dao động trong khoảng 17.000VND đến 17.800 VND. Giai đoạn ba: Tháng 10 đến 24/11, tỷ giá tăng mạnh và đến ngày 10/11. đạt đỉnh ở mức 19.750 vào 24/11. Chỉ đến khi Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập vàng trở lại, tỷ giá ở thị trường này giảm trong 2 ngày. Giai đoạn bốn: Từ 25/11 đến hết năm 2009, tỷ giá giao dịch liên ngân hàng giảm từ mức cao 19.800 đồng xuống 18.500 đồng. Cùng với USD, những ngoại tệ khác cũng tăng giá mạnh mẽ mà tỷ giá tính chéo giữa VND với một số ngoại tệ khác được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu là một ví dụ. Kết thúc năm 2009, tỷ giá USD/VND dừng lại ở mức 18.500VND.
Năm 2010, trong 8 tháng đầu năm tỷ giá tăng chậm, nhưng cuối năm tỷ giá tăng chóng mặt và bất ổn định. Ngày 11/2/2010, NHNN tăng biên độ tỷ giá USD/VND thêm 3% lên mức 18.544 VND và cố định từ thời điểm đó đến tháng 8. Nhằm góp phần kiềm chế nhập siêu, ngày 17/8/2010, NHNN thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND từ mức 18.544 VND lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%). Trong khi đó biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức +/-3%. Do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, tỷ giá từ tháng 8 tăng liên tục, đỉnh điểm lên tới 20.800VND vào đầu tháng 11. Chính phủ đã phải có những biện pháp can thiệp, đưa tỷ giá trở về ổn định dao động quanh mức 20.000VND.
3. Tác động của tỷ giá USD/VND đối với giá bán sữa tại Việt Nam xét trong giai đoạn 2008 – 2010:
Trong giai đoạn 2008 – 2010, tỷ giá hối đoái tương đối ổn định nhưng luôn có những cơn “sốt” đột ngột mà doanh nghiệp khó lường trước được. Tính trung bình từ đầu năm 2008 đến cuối năm 2010, tỷ giá USD/VND tại thị trường tự do đã tăng đến 22%. Biến động tỷ giá là một nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của giá bán các sản phẩm sữa. Giá sữa bột tại Việt Nam trong vòng 3 năm qua đã tăng 16 lần, mỗi lần tăng từ 3-10%.
Giá trị một hộp sữa được cấu thành từ 30% bột sữa, 30% phí cho dây chuyền sản xuất, nhân công, 20% bao bì, vận chuyển và khoảng 20% dành cho chi phí quảng cáo, tiếp thị. Bột sữa hiện nay chủ yếu được nhập khẩu, vào khoảng 72% nguyên liệu để sản xuất cho thị trường trong nước. Như vậy nếu các yếu tố khác không đổi thì khi tỷ giá biến động, chắc chắn có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất sữa. Tỷ giá không phải nguyên nhân duy nhất dẫn đến biến động của giá bán sữa nhưng không thể phủ nhận tác động của tỷ giá. Tỷ giá ảnh hưởng nhiều nhất đến việc nhập khẩu sữa nguyên liệu, đến giá sữa thành phẩm ngoại nhập (giá được tính theo đơn vị tiền tệ là USD). Khi tỷ giá tăng đẩy chi phí đầu vào lên rất cao, để tránh bị thiệt hại quá nhiều, các doanh nghiệp sữa buộc phải thay đổi giá sữa thành phẩm, và kết quả là tăng giá bán các sản phẩm sữa.
Biến động tỷ giá và các đợt tăng giá sữa giai đoạn 2008 – 2010
Năm 2008, trung bình giá nhập khẩu nguyên liệu sữa dao động trong khoảng 4.400 – 5000USD/tấn và theo xu hướng giảm dần từ đầu năm. Tuy nhiên cơn sốt giá USD tháng 6/2008 đã khiến nhiều doanh nghiệp sữa bị đẩy cao chi phí đầu vào. Tháng 7/2008, các sản phẩm sữa đã đồng loạt tăng giá từ 7 đến 15%. Các loại sữa Friso tăng giá 5-15%. Tương tự, Mead Johnson tăng bình quân 10%, giá mới các loại sữa hộp thiếc EnfaMama A+ loại 900g từ 225.000 đồng lên 259.000 đồng/hộp. Similac Mom 700g của Abbott từ 191.500 đồng/hộp lên 207.500 đồng/hộp; Đây là mức giá các hãng thông báo cho đại lý, trên thực tế giá bán lẻ còn tăng cao hơn mức các công ty công bố trên 10%.Sau cơn sốt, tỷ giá giảm dần nhưng so với đầu năm 2008, tỷ giá vẫn tăng 8%, chi phí nhập khẩu của các doanh nghiệp sữa so với đầu năm đã tăng lên rất nhiều, các doanh nghiệp sữa vẫn giữ nguyên giá bán.
Bước sang năm 2009, như đã thống kê ở trên, trong 10 tháng đầu năm, tỷ giá có nhiều biến động nhưng không đột ngột và dự báo được, các doanh nghiệp sữa chủ động hơn trong quản lý nhập khẩu, tăng cường phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, giá nguyên liệu sữa và sữa thành phẩm nhập khẩu cũng giảm mạnh, giảm áp lực tỷ giá. Giá bán sữa tương đối ổn định. Nhưng thời điểm từ tháng 10, áp lực tỷ giá tăng cao, tỷ giá USD có thời điểm tăng hơn 13,2% so với đầu năm. Nguồn cung ngoại tệ khan hiếm. Theo đánh giá của công ty sữa Vinamilk, tỷ giá USD bình quân đã tăng hơn 6%. Chênh lệch tỷ giá làm giá trị nhập khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm đội lên rất nhiều. Giá nguyên liệu sữa tuy ở mức 3750 USD/tấn nhưng tăng 50% so với tháng 9/2009.Chi phí tăng thêm khoảng 900.000USD/tháng, theo Vinamilk, giá bán sữa mặc dù có tăng 6% nhưng mức tăng này không đủ bù đắp chi phí. Theo tính toán của công ty, để bù lại sự tăng chi phí do tỷ giá, giá bán sữa sẽ phải tăng đến 35%.
Đầu năm 2010, NHNN tiếp tục nới biên độ, tỷ giá tăng nhẹ và giữ nguyên không giảm. Các doanh nghiệp sữa không đủ khả năng tiếp tục bù đắp chi phí. Lý do được đưa ra là do ảnh hưởng tăng chi phí từ cuối năm 2009 trong khi đến năm 2010 tỷ giá không giảm mà tiếp tục tăng nhẹ. Tháng 1/2010 hàng loạt các công ty sữa như: Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm Nutifood, Dutch Lady Việt Nam (tên mới là Công ty FrieslandCampina Việt Nam) cũng có mức điều chỉnh tăng từ 5-8% đối với các sản phẩm sữa. Các loại sữa nhập khẩu của Abott Hoa Kỳ cũng có mức tăng khoảng 7,4%. Đại diện nhà phân phối của Abbott Hoa Kỳ giải thích tuy giá nhập khẩu vẫn giữ nguyên, nhưng tỷ giá giữa USD và VND có sự thay đổi nên phải thay đổi giá bán sữa.
Tám tháng đầu năm 2010, tỷ giá được giữ ổn định, tuy nhiên trong tháng 7, sữa lại bước vào đợt tăng giá mới. Một số hãng sữa giải thích rằng do tỷ giá biến động từ cuối năm 2009 nhưng doanh nghiệp giữ nguyên giá bán, đến thời điểm này do không thể bù đắp chi phí nên mới đưa ra quyết định tăng giá. Theo trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại (bộ Công thương), từ đầu năm 2010, giá sữa đều đặn tăng, tập trung vào hai đợt là tháng 1, tháng 3. Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8/2010 các hãng sữa ngoại lại tiếp tục tăng giá thêm gần 7%, đây là lần tăng thứ 3 trong năm nay. Từ cuối tháng 8, NHNN quyết định tăng mạnh tỷ giá USD/VND và nới rộng biên độ, sau đó giá USD tăng nhanh và khó kiểm soát. Giá bán sữa lại tăng trong tháng 9 từ 8 – 10%. Một số loại sữa tăng giá như Similac IQ hộp 400g tăng 0,66% (từ 178.300 lên 191.000 đồng/hộp); Gain Plus IQ 400g tăng 0,66% (từ 160.600 lên 172.000 đồng/hộp); hãng Dream XO (Hàn Quốc) tăng 5% đối với các loại sữa. Mặc dù từ tháng 10, tỷ giá USD/VND tăng chóng mặt nhưng Thông tư 122 quy định niêm yết giá sữa có hiệu lực từ 1/10/2010 do đó giá sữa không có thay đổi.
Như vậy, nhìn lại các đợt tăng giá bán sữa qua 3 năm, ta có thể thấy được mỗi khi tỷ giá tăng thì sau đó giá bán sữa cũng tăng theo. Lý do chủ yếu được đưa ra là vấn đề chi phí đầu vào quá cao, các doanh nghiệp sữa phải tăng giá bán để bù đắp chi phí. Khi tỷ giá ổn định, tăng hoặc giảm nhẹ thì giá bán sữa cũng được giữ ổn định và không thay đổi. Tuy nhiên có trường hợp giá sữa vẫn tăng do ảnh hưởng của nhân tố khác, trong giới hạn bài nghiên cứu chỉ dừng lại nhìn nhận ở góc độ ảnh hưởng của tỷ giá.
Chương II: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/VND ĐỐI VỚI GIÁ BÁN SỮA TẠI VIỆT NAM
Chính sách quản lý ngoại tệ và điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam:
Chính sách quản lý ngoại tệ của Việt Nam:
Thực tế cho thấy, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chủ yếu là USD, và đây cũng là ngoại tệ chính được dùng để thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Về chính sách quản lý ngoại tệ của Việt Nam, hiện nay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ xây dựng và thực thi các chính sách quản lý ngoại tệ, lập và theo dõi cán cân thanh toán quốc tế theo các chính sách của Chính Phủ. NHNN chỉ tham gia vào mua bán ngoại tệ với vai trò quản lý, giám sát, điều tiết và là người mua bán cuối cùng. Tỷ giá do NHNN công bố kèm theo biên độ tỷ giá, NHNN không trực tiếp bán ngoại tệ cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mà bán cho các NHTM.
NHNN quản lý ngoại tệ thông qua các chính sách điều chỉnh tỷ giá; quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc; điều chỉnh lãi suất ngoại tệ; chính sách kết nối đối với các tổ chức kinh tế; chính sách kiều hối; quy định trạng thái ngoại tệ…
Chính sách điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam:
Chính sách tỷ giá là những định hướng và giải pháp của Nhà nước nhằm đảm bảo sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối, thực hiện chính sách ổn định tiền tệ nhằm đạt mục tiêu kinh tế xã hội.
Bước vào thời kì đổi mới sau năm 1986, Việt Nam bắt đầu có quan hệ ngoại thương với đồng tiền thanh toán là USD, nền kinh tế chịu tác động của chính sách thả nổi tỷ giá, sau đó từ năm 1992 chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái cố định, NHNN chính thức công bố quy định biên độ giao động của tỷ giá, đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm giao dịch ngoại tệ sau đó tiến tới thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Sau biến động tỷ giá do khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1997, đến năm 1999 NHNN chấm dứt tỷ giá chính thức và giảm biên độ giao động tỷ giá. NHNN thực hiện bước đổi mới cơ bản về điều hành tỷ giá, từ quản lý có tính chất hành chính sang điều hành theo hướng thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ đó, tỷ giá được ngân hàng nhà nước công bố theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng của VND so với USD.
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO (2006), đã có những biến động lớn trong chính sách điều hành tỷ giá. NHNN nhiều lần nới biên độ tỷ giá qua các thời kỳ và can thiệp mạnh vào hoạt động điều tiết tỷ giá. Ví dụ trong năm 2007, NHNN đã mua USD từ các NHTM nhằm hạn chế hiện tượng “thừa” USD trên thị trường. NHNN cũng điều tiết tỷ giá nhằm thực hiện chính sách tiền tệ. Trong 3 năm trở lại đây, Chỉnh phủ và NHNN đưa ra nhiều chính sách để quản lý tỷ giá: Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt; Gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn; Điều chỉnh linh hoạt biên độ tỷ giá; Tăng cung ngoại tệ… Các chính sách chủ yếu điều chỉnh trong ngắn hạn khi có biến động tỷ giá, chưa có chính sách điều chỉnh lâu dài.
Phân tích tác động của tỷ giá USD/VND đối với giá bán sữa tại Việt Nam:
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp ngành sữa tập trung vào chất lượng và giá bán sữa. Năm 2010, sản xuất sữa nguyên liệu trong nước vẫn không đáp ứng được nhu cầu. Thống kê sơ bộ 7 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa tăng đến 60% so với cùng kì năm 2009, đạt 432 triệu USD.
Với mức độ nhập khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phầm như hiện nay, rủi ro tỷ giá khiến các doanh nghiệp luôn phải đối phó với tổn thất ngoại hối. Mỗi khi có rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp sữa lại phải tăng giá bán bù đắp chi phí. Ba loại tổn thất chính do tỷ giá tác động gồm có: Rủi ro giao dịch; Rủi ro chuyển đổi; Rủi ro kinh tế.
Thống kê nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa trong 4 năm gần đây:
Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: Số liệu Thương mại và Giá cả
Website Tổng cục thống kê
Biểu đồ số 1: Giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa
giai đoạn 2006 -2009
Tác động vào rủi ro giao dịch
Đối với các doanh nghiệp sữa, tác động của tỷ giá ở đây là tác động vào các khoản phải trả bằng ngoại tệ. Giá nhập khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm bằng USD trong khi doanh nghiệp sữa chủ yếu kinh doanh tại thị trường trong nước do đó không có nguồn thu ngoại tệ. Để thanh toán cho các giao dịch nhập khẩu, doanh nghiệp phải mua USD từ các ngân hàng thương mại. Chi phí nguyên liệu đầu vào tính theo đơn vị USD, giá bán sữa trong nước được niêm yết giá theo đơn vị VND vì vậy dẫn đến chênh lệch giá trị do ảnh hưởng của tỷ giá. Khi tỷ giá USD/VND tăng, nếu không có các biện pháp hạn chế rủi ro tỷ giá từ trước, doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều VND hơn để mua USD thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu và kéo theo tăng chi phí đầu vào.
Nguyên liệu sữa có đặc điểm phải được bảo quản trong kho lạnh, hạn sử dụng thường ít hơn 1 năm khi chưa được chế biến. Vì vậy nếu doanh nghiệp mua nguyên liệu dự trữ để tránh rủi ro tỷ giá thì phải chịu nhiều chi phí bảo quản, rủi ro do sản xuất thừa, không sử dụng hết nguyên liệu; rủi ro tỷ giá do tỷ giá giảm so với thời điểm mua nguyên liệu. Như vậy, rất khó để các doanh nghiệp sữa có thể quản lý được rủi ro giao dịch do biến động tỷ giá.
Riêng trường hợp năm 2008, tỷ giá tăng trong điều kiện giá nguyên liệu sữa, giá sữa thành phẩm nhập khẩu giảm mạnh. Đầu năm 2008 giá nguyên liệu sữa dao động trong khoảng 5.000 xuống 4.400USD/tấn, nhưng đến cuối năm do ảnh hưởng của sự kiện Melamine trong sữa, giá nguyên liệu sữa giảm xuống có lúc chỉ còn 1.700USD/tấn. Mặc dù giá nguyên liệu giảm mạnh nhưng cũng do ảnh hưởng của sự kiện Melamine, các doanh nghiệp sữa phải tốn nhiều chi phí để khắc phục, bù đắp thiệt hại cũng như cắt giảm sản lượng. Do vậy khi tỷ giá tăng, doanh nghiệp sữa lại chịu thêm một gán