Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên thiên nhiên là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên, cuộc sống của sinh vật và con người; các dạng vật chất này cung cấp nguyên - nhiên - vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của con người và thế giới động vật
43 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 13209 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tài nguyên có khả năng phục hồi và không có khả năng phục hồi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM VIỆN KHCN & QLMT Môn: MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN TÀI NGUYÊN CÓ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI VÀ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI GVHD: VÕ ĐÌNH LONG LỚP : DHMT7LT NHÓM: 3 Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên, cuộc sống của sinh vật và con người; các dạng vật chất này cung cấp nguyên - nhiên - vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của con người và thế giới động vật Định nghĩa tài nguyên: Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người sử dụng để tạo ra của cải, vật chất hoặc giá trị sử dụng mới. Tài nguyên có thể được phân loại theo nhiều cách: Có nhiều cách phân loại tài nguyên Theo thuộc tính tự nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản (lại chia ra than, dầu, khí…) Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch… Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người Dựa vào khả năng tái tạo: + Loài tài nguyên không khôi phục được + Loại tài nguyên khôi phục được Phân loại tài nguyên thiên nhiên Phân loại căn cứ vào phương thức và khả năng tái tạo của tài nguyên Là các loại tài nguyên mà thiên nhiên có thể tạo ra liên tục và được con người sử dụng lâu dài với điều kiện khả năng sử dụng của con người không vượt quá khả năng tái tạo của tự nhiên. Ví dụ: tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật biển… Tài nguyên có thể phục hồi Tài nguyên đất Đất là một vật thể tự nhiên có cấu tạo phân lớp được hình thành qua một thời gian dài từ quá trình hoạt động tổng hợp của yếu tố gồm: mẫu thạch, sinh vật, khí hậu, địa hình, thời gian và con người. Các nhân tố hình thành đất Đất có chứa không khí, nước và chất rắn. Đất chia làm 2 loại: chất vô cơ và chất hữu cơ. Chất vô cơ: là thành phần chủ yếu của đất, nó chiếm từ 97 - 98 % trọng lượng khô của đất. Các chất vô cơ tạo thành 2 dạng hợp chất: hợp chất khó tan và hợp chất dễ tan. Chất hữu cơ: tuy chỉ chiếm 2% - 3% nhưng lại rất quan trọng. Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất là do các xác bã của thực vật, động vật và vi sinh vật tạo nên. Các chất hữu cơ này sẽ bị biến đổi dưới tác động của không khí, nước, nhiệt độ, vi khuẩn, vi sinh vật… theo 2 quá trình khoáng hóa và mùn hóa. Thành phần và tính chất của đất www.themegallery.com Company Logo Tính chất của đất Đất là giá đỡ cho các động vật sống trên bề mặt của nó, là nền móng cho tất cả các công trình xây dựng của con người. Đất cung cấp cho con người trực tiếp hay gián tiếp hầu hết các nhu cầu thiết yếu cho cuộc. Đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng… đồng thời là nơi neo cho thực vật phát triển. Đất có các cộng đồng sinh vật phân hủy mà chúng có vai trò sống còn trong sự vận hành các chu trình C và các chất dinh dưỡng trong tự nhiên. Đất có chức năng lọc các chất bẩn có từ nước. Tầm quan trọng của đất . Tài nguyên đất trên thế giới: Năm 1980: tổng điện tích đất là 14.777 triệu ha, với 1527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác 1.500 triệu ha. Trong đó 12% tổng điện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Hiện nay: đất trên thế giới đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất do biến đổi khí hậu.Trong 3,2 tỷ ha đất có khả năng canh tác thì có đến 2 tỷ ha đất đã bạc màu hoặc đang trên đà sa mạc hóa. Tài nguyên đất trên thế giới và Việt Nam Tài nguyên đất Việt Nam: Diện tích đất: 33.123.000 ha, gồm 22 triệu ha đất do phong hóa và 11 triệu ha đất được bồi tụ, xếp thứ 55 trong số 200 nước trên thế giới và được phân bố thành các loại đất sau : Đất lâm nghiệp 11,6 triệu ha, chiếm 35,3% Đất nông nghiệp 9, 4 triệu ha, chiếm 28,6% Đất chuyên dụng 15 triệu ha, chiếm 4,2% Đất ở 5 triệu ha chiếm 1,5% Đất chưa sử dụng 10 triệu ha, chiếm 30,4% Trong số 33.12 triệu ha đất thì có tới 16.5 triệu ha đất đỏ vàng (đất feralit), 3.7 triệu ha đất vàng đỏ trên núi 3.2 triệu ha đất xám bạc màu, 2 triệu ha đất mặn, 1.7 triệu ha đất phèn, 0.5 triệu ha đất cát ven biển, 0.4 triệu ha đất xói mòn trơ sỏi đá, chỉ có 3,1 triệu ha đất phù sa. Rừng là thành phần quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển KTXH, sinh thái và MT. Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trái đất, giữ vai trò to lớn đối với con người: Cung cấp nguồn gỗ, củi. Điều hoà khí hậu, tạo ra oxy. Điều hoà nước. Nơi cư trú động của động, thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm. Tài nguyên rừng Tầm quan trọng của rừng đối với đời sống của con người Rừng với khí quyển : Vai trò quan trọng nhất của rừng đối với khí quyển là cung cấp oxy, là màng lọc không khí trong lành như cản khói bụi, hạn chế nhiều loại vi khuẩn và siêu vi khuẩn gây hại . Ngoài ra, rừng còn có vai trò quan trọng trong sự điều hòa khí hậu .Vì vậy, rừng được xem là lá phổi xanh của hành tinh. Rừng đối với đất: tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của đất, ngược lại đất là cơ sở duy trì sự tồn tại và phát triển của rừng. Hệ thống đất-rừng đảm nhiệm chức năng quan trọng là yếu tố tối cần thiết cho sự sống của con người và các động vật khác. Rừng đối với mùa màng: có tác động che chắn gió, cường độ mưa rơi, cường độ dòng chảy, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất làm tăng độ phì của đất. Rừng giữ nhiệt độ cho tầng đất mặt và lớp khí quyển sát với tầng đất mặt, điều hòa tiểu khí hậu. Rừng điều hòa nhiệt độ nên làm giảm sự thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của đất và giữ lại nước trong đất giúp cho sự hòa tan chất dinh dưỡng, nhờ đó mà rễ cây hấp thụ được dễ dàng. Rừng ngăn chặn được các luồng gió mạnh, chắn rét cho đàn gia súc, giúp cho cây trồng tránh được sự gãy đổ. Rừng còn cung cấp chất đốt cho việc sấy hoa màu, lương thực, chế biến thực phẩm… Hiện trạng của tài nguyên rừng Hiện trạng tài nguyên rừng trên thế giới: Tài nguyên rừng trên trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng. Số liệu thống kê cho thấy, diện tích rừng của trái đất thay đổi theo thời gian như sau: Đầu thế kỷ XX diện tích rừng trên thế giới là 6 tỷ ha Năm 1958 4,4 tỷ ha Năm 1973 3,8 tỷ ha Năm 1995 2,3 tỷ ha Tốc độ mất rừng hàng nằm của thế giới là 20 triệu ha Nguyên nhân: mở rộng diện tích đất nông nghiệp, nhu cầu lấy củi, chăn thả gia súc, khai thác gỗ và các sản phẩm rừng, phá rừng để trồng cây đặc sản và cây công nghiệp, cháy rừng. Hiện trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam: Theo tài liệu của Maurand thì trước năm 1945, Việt Nam có 14 triệu ha rừng, chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên của cả nước Năm 1990 diện tích rừng chỉ còn 28,4%, Năm 2000 diện tích tăng lên 33,2% (11 triệu ha), trong đó có 8 triệu ha rừng đã được giao cho chủ rừng, mỗi năm vùng Tây Nguyên mất đi 10.000 ha rừng. Hiện nay mỗi năm chúng ta trồng được 200.000 ha rừng nhưng diện tích rừng bị mất khoảng 120.000 - 150.000 ha. Nguyên nhân : Đốt nương làm rẫy, sống du canh du cư. Chuyển đất rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh . Khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi của rừng. Do chiến tranh. Nạn cháy rừng , khai thác không hợp lý, gây lãng phí. Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Ngăn chặn càng sớm càng tốt nạn phá rừng nhất là rừng nhiệt đới. Đẩy mạnh công tác giáo dục cho mọi người dân về vai trò của rừng cũng như hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi. Sử dụng phương pháp nông - lâm kết hợp và lâm - nông kết hợp. Xây dựng và bảo vệ các khu rừng quốc gia. Tài nguyên nước Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái đất và cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế xã hội của con người. Tầm quan trọng của nước Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên trái đất. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, nó còn là thành phần cấu tạo chính yếu trong cơ thể sinh vật. Nước là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp dồi dào, nước rất quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp, trong sinh hoạt, thể thao, giải trí và cho rất nhiều hoạt động khác của con người. Nước còn được coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và lại hòa tan nhiều vật chất có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người. Phân bố Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất, trong đó có 97% là nước mặn, còn lại là nước ngọt. Trong 3% lượng nước ngọt có trên trái đất thì có khoảng hơn 3/4 lượng nước con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa. . . chỉ có 0,5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người đã và đang sử dụng. Các vấn đề về môi trường nước hiện nay Các vấn đề về MT nước hiện nay liên quan đến tài nguyên nước quy mô toàn cầu có thể phân ra như sau: Nước phân bố không đều trên bề mặt Trái đất Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên nước hơn Các nguồn nước trên Trái đất đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất đa dạng Tình hình khai thác và sử dụng nước Gần ½ dân số đô thị được cấp nước 32% dân số nông thôn được cấp nước sạch Nước có xu thế cạn kiệt Nhu cầu sử dụng ngày càng cao Chưa có nhận thức đúng đắn về tài nguyên nước Bất hợp lý trong công tác quy hoạch Quản lý và bảo vệ tài nguyên nước Quy hoạch nguồn nước để bảo vệ nước, đưa nước vào sử dụng hợp lý, khai thác nguồn nước sẵn có để sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn Các chính sách pháp chế và quản lý nước thích hợp Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học Đa dạng sinh học, theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên: là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài sinh vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường. Ở Việt Nam đã thống kê được 11.373 loài thực vật bậc cao, 2.393 loài thực vật bậc thấp (Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật). Hệ động vật có 275 loài thú, 830 loài chim, 258 loài bò sát, 82 loài ếch nhái, 544 loài cá nước ngọt, 2038 loài cá nước ngọt, hàng chục ngàn động vật không xương sống. Tầm quan trọng của tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học Tài nguyên sinh vật vô cùng có ích cho nền kinh tế thế giới. Vi khuẩn, nấm men trong nước giúp ta nghiên cứu và phát hiên các cơ chế di truyền. Mực ma, ốc sên, sứa, giúp ta nghiên cứu chức năng của hệ thần kinh. San hô là nguyên liệu cơ sở để sử dụng cho việc tổng hợp hormone và tuyến tiền liệt. Sinh vật hoang dã là nguồn dự trữ có tiềm năng to lớn và có khả năng đáp ứng những nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm Điều hòa các chu trình vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái của trái đất. Tài nguyên không khôi phục được: Là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày. Phân loại Tùy theo đặc điểm và tính chất của mỗi loại khoáng sản người ta phân chúng ra làm 2 loại: khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim loại; mỗi loại lại được phân thành nhiều nhóm khác nhau tùy theo công dụng. Thay đổi cảnh quan, suy giảm diện tích rừng Ô nhiễm môi trường Cộng đồng dân cư: nông nghiệp, sức khỏe Làm giảm độ che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm, đất bị thoái hoá. Làm cho thực vật, động vật bị giảm số lượng hoặc tuyệt chủng do các điều kiện sinh sống ở rừng cây, đồng cỏ và sông nước xấu đi. Tác động của hoạt động khoáng sản đến môi trường Quản lý tài nguyên khoáng sản Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản Biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản Lập báo cáo ĐTM. Kiểm toán và thanh tra thường kỳ hoạt động khai thác tại cơ sở khai thác và chế biến. Giảm thiểu nguồn ô nhiễm tại nguồn. Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý MT. Quan trắc thường xuyên tác động MT của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản. Tài nguyên năng lượng Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất trên trái đất có nguồn gốc chủ yếu là năng lượng mặt trời và năng lượng tàn dư trong lòng đất Năng lượng là tài nguyên không thể thiếu được trong mọi hoạt động của loài người. Trong quá trình phát triển xã hội loài người,nhu cầu về năng lượng tăng lên không ngừng. Theo hội đồng chất lượng môi trường mỹ(1985),nhu cầu năng lượng thế giới giai đoạn 1975-1990 đã tăng lên 58% với tổng năng lượng tiêu thụ là 384 x1015Btu vào năm 1990. Nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia tăng Người nguyên thủy: 2000kcal/ngày Khi phát sinh ra lửa: 10.000kcal/ngày Vào đầu thế kỷ thứ 15 sau công nguyên, năng lượng tiêu thụ theo đầu người một ngày là 26.000 kcal/ ngày Giữa thế kỷ XX: 70.000kcal/ngày Hiện này: 200.000kcal/ngày Chiến lược năng lượng ở Việt Nam và thế giới Chiến lược thế giới: Soạn thảo những chiến lược quốc gia về năng lượng thật rõ ràng và chình xác. Hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch. Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo được nguồn NL không hóa thạch. Sử dụng có hiệu quả năng lượng ở gia đình, khu công nghiệp, công cộng, giao thông. Tuyên truyền tiết kiệm năng lượng. Chiến lược Việt Nam: Chiến lược về nguồn năng lượng: Xây dựng một cơ cấu nguồn năng lượng, kết hợp nguồn năng lượng hóa thạch, thủy điện, và các nguồn NL tái tạo khác, chỉ sử dụng NL nguyên tử khi các nguồn năng lượng khác không đủ Chiến lược tiết kiệm tiêu dùng Chiến lược ưu tiên phát triển và sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo quy mô nhỏ Than đá Than đá là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn lưu giữ không bị ôxi hóa và phân hủy bởi sinh vật. Thành phần chính của than đá là carbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh. Trữ lượng than của cả thế giới vẫn còn cao so với các nguyên liệu năng lượng khác ( dầu mỏ , khí đốt ... ) . Được khai thác nhiều nhất ở Bắc bán cầu , trong đó 4/5 thuộc các nước sau :Hoa Kì, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Ba Lan, Canada ... , sản lượng than khai thác là 5 tỉ tấn/năm Tại Việt Nam , có rất nhiều mỏ than tập trung nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc nhất là tỉnhQuảng Ninh , mỗi năm khai thác khoảng 15 đến 20 triệu tấn. Than được khai thác lộ thiên là chính còn lại là khai thác hầm lò. Phân bố: Sự rút nước chua: khi nước bề mặt xâm nhập vào vùng mỏ dưới long đất thì sẽ xảy ra một số phản ứng hóa học, tạo ra H2SO4 và một số chất độc gây nguy hiểm đến đời sống thủy sinh vật và các công trình thủy. Sự sụt lún: làm cho bề mặt trái đất không giữ được cơ tính vốn có của nó, gây ra các tai nạn nghề nghiệp. Gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí… Những vấn đề môi trường có liên quan đến các hoạt động khai thác và chế biến than: Dầu mỏ Dầu mỏ được hình thành cách đây hàng triệu năm do sự phân giải của các phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật Sự kết lắng dưới đáy biển của các loại xác sinh vật kể trên cùng với sự liên tầng của các sa thạch và đá vôi khiến cho dầu hỏa được hình thành và giữ lại trong lòng đất. Tác động đến môi trường Việc sử dụng dầu hỏa làm thoát ra môi trường khí methane và những loại khí khác làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường không khí càng trở nện trầm trọng hơn. Mưa axit xuất hiện, cùng với các vấn đề liên quan như hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ozone… Khí đốt thiên nhiên Thành phần của khí đốt thiên nhiên bao gồm từ 50 – 90% khí methane (CH4), một lượng nhỏ khí nặng hydrocarbon (H2C), khí pha trộn propan (C3H8), butan (C4H10), pentan (C5H12), và các alkan khác. Khí thiên nhiên, thường tìm thấy cùng với các mỏ dầu ở trong vỏ trái đất, được khai thác và tinh lọc thành nhiên liệu cung cấp cho khoảng 25% nguồn cung năng lượng thế giới. Trong nửa sau thế kỷ 20, khí đốt là nguồn cung cấp quan trọng sau dầu mỏ. Trữ lượng khí đốt ở độ sâu hiện đang khai thác (3.000 m) là 72,9 ngàn tỷ m3 trong đó có 20% nằm ở đại dương. Nếu tính ở độ sâu 5000 m thì trữ lượng khí đốt là 86 ngàn tỷ m3 Phân bố Khí thiên nhiên đã được phát hiện trên khắc các châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực. Trữ lượng khí thiên nhiên thế giới tổng cộng vào khoảng 150 tỷ m³. Trữ lượng khí thiên nhiên lớn nhất, tổng cộng 48 tỷ m³ đang nằm ở Nga. Trữ lượng lớn thứ nhì thế giới, 50 tỷ m³, nằm ở Trung Đông. Các mỏ có trữ lượng khác nằm ở các nơi khác ở Châu Á, Châu Phi và Úc. Trữ lượng khí thiên nhiên ở Hoa Kỳ tổng cộng 5 tỷ tỷ m³. Tạo ra nhiều khí CO, CO2 và một số khí khác, gây độc cho bầu khí quyển và gây ra hiệu ứng nhà kính. Gây ra các sự cố môi trường trong quá trình chuyên chở như: bốc hơi, cháy nổ… Vấn đề môi trường khi sử dụng khí đốt thiên nhiên: