Ngành xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn, sản phẩm của ngành xây
dựng có vai trò quan trọng đối với tộc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh phát triển khoa học
kỹ thuật, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, tác động đến sự phát triển văn
hoá- nghệ thuật- kiến trúc và môi trường sinh thái. Ngày nay, cơ chế thị trường đòi hỏi các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tìm mọi biện pháp để tăng sức cạnh tranh,
tiến hành sản xuất kinh doanh với mức chi phí tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công
trình.
Trong doanh nghiệp xây dựng, đội được xem như đơn vị thi công cơ bản, đơn vị trực
tiếp sản xuất , khâu đầu tiên trong cơ cấu của các tổ chức xây lắp. Cùng với sự phát triển về
quy mô và sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, tổ chức và quản lý kinh tế đội trở thành một vấn
đề quan trọng và phức tạp.
Qua thời gian công tác ở Công ty cổ phần xây lắp vật liệu xây dựng, nhận thấy “
Vấn đề quản lý đội xây dựng “ được công ty hết sức quan tâm. Nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề này tôi đã chọn đề tài : "Tăng cường quản lý đội xây dựng ở Công ty cổ
phần xây lắp vật liệu xây dựng”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm ba phần chính:
Phần thứ nhất: Tổng quan về Công ty xây dựng 319.
Phần này nhằm giới thiệu khái quát về Công ty và những đặc điểm chủ yếu ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Phần thứ hai: Thực trạng quản lý đội xây dựng ở Công ty xây dựng 319.
Nội dung phần này đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý đội xây dựng, những thành
tựu đạt đượccũng như những tồn tại và nguyên nhân của nó.
Phần thứ ba: Tăng cư ờng quản lý đội xây dựng ở công ty xây dựng 319.
Nội dung chủ yếu của phần này là đề ra những biện pháp để tăng cường quản lý đội
xây dựng của Công ty.
58 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường quản lý đội xây dựng ở Công ty cổ phần xây lắp vật liệu xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Tăng cường quản lý đội xây dựng ở Công
ty cổ phần xây lắp vật liệu xây dựng
lời Mở đầu
Ngành xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn, sản phẩm của ngành xây
dựng có vai trò quan trọng đối với tộc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh phát triển khoa học
kỹ thuật, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, tác động đến sự phát triển văn
hoá- nghệ thuật- kiến trúc và môi trường sinh thái. Ngày nay, cơ chế thị trường đòi hỏi các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tìm mọi biện pháp để tăng sức cạnh tranh,
tiến hành sản xuất kinh doanh với mức chi phí tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công
trình.
Trong doanh nghiệp xây dựng, đội được xem như đơn vị thi công cơ bản, đơn vị trực
tiếp sản xuất , khâu đầu tiên trong cơ cấu của các tổ chức xây lắp. Cùng với sự phát triển về
quy mô và sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, tổ chức và quản lý kinh tế đội trở thành một vấn
đề quan trọng và phức tạp.
Qua thời gian công tác ở Công ty cổ phần xây lắp vật liệu xây dựng, nhận thấy “
Vấn đề quản lý đội xây dựng “ được công ty hết sức quan tâm. Nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề này tôi đã chọn đề tài : "Tăng cường quản lý đội xây dựng ở Công ty cổ
phần xây lắp vật liệu xây dựng”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm ba phần chính:
Phần thứ nhất: Tổng quan về Công ty xây dựng 319.
Phần này nhằm giới thiệu khái quát về Công ty và những đặc điểm chủ yếu ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Phần thứ hai: Thực trạng quản lý đội xây dựng ở Công ty xây dựng 319.
Nội dung phần này đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý đội xây dựng, những thành
tựu đạt đượccũng như những tồn tại và nguyên nhân của nó.
Phần thứ ba: Tăng cường quản lý đội xây dựng ở công ty xây dựng 319.
Nội dung chủ yếu của phần này là đề ra những biện pháp để tăng cường quản lý đội
xây dựng của Công ty.
phần I . tổng quan về công ty xây dựng 319
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty xây dựng 319 tiền thân là Sư đoàn 319 – Quân khu 3 , được thành lập ngày
07/3/1979 theo quyết định 231/QĐ – QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng .
Ban đầu , nhiệm vụ của sư đoàn là huấn luyện quân dự nhiệm và tổ chức thi công các
công trình quân sự như hầm, hào, bến cảng và các công trình Quân sự khác.
Sau khi có quyết định , dưới sự chỉ đạo điều hành của Bộ Tư lệnh Quân khu 3, các
đơn vị , các cán bộ , chiến sỹ từ nhiều nơi đã trở về thành lập Sư đoàn. Hội trường thôn Lạc
Thủy , xã Đông Kết , huyện Châu Giang , tỉnh Hải Hưng ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên ) là vị
trí đứng chân của sở chỉ huy Sư đoàn trong những ngày đầu mới thnàh lập.
Năm 1980 : Chấp hành Nghị quyết 27 của Bộ chính trị ( ngày 26 tháng 6 năm 1980)
về nhiệm vụ Quân đội tham gia làm kinh tế ; căn cứ vào chỉ thị của Hội đồng Chính phủ –
Hội đồng Bộ trưởng ( ngày 12 tháng 9 năm 1980) giao nhiệm vụ cho Quân đội góp phần
xây dựng nhà máy nhiệt điện Phả Lại , theo quyết định số 579/QĐ-QP ngày 27/9/1980 của
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định Sư đoàn chuyển sang làm nhiệm vụ kinh tế , lấy
tên là Công ty cổ phần xây lắp vật liệu xây dựng và trực tiếp xây dựng nhà máy nhiệt điện
Phả Lại cùng nhiều công trình khác . Sau khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên công
trường Phả Lại , Công ty chuyển địa điểm về đóng quân tại Thị trấn Gia Lâm – Hà Nội .
- Năm 1996 : Thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ trung ương về việc sắp xếp lại các
doanh nghiệp trong Quân đội , đồng thời để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và tạo
sức mạnh cạnh tranh trong cơ chế thị trường . Công ty xây dựng 319 được thành lập lại theo
quyết định 564/QĐ- QP ngày 22 tháng 4 năm 1996 của Bộ trưởng bộ quốc phòng trên cơ sở
sáp nhập 05doanh nghiệp cùng ngành nghề , hoặc khác ngành nghề nhưng phục vụ trực tiếp
cho mục tiêu sản xuất kinh doanh chính của Công ty( gồm : công ty xây dựng 319; Xí
nghiệp 29; Xí nghiệp xây lắp 11; Xí nghiệp 7; Xí nghiệp xây dựng cơ bản 487).
- Năm 1997 : Công ty xây dựng 319 được phân định loại hình doanh nghiệp : Doanh
nghiệp kinh tế quốc phòng theo quyết định số 995/QĐ-QP ngày 18/7/1997 của bộ trưởng bộ
quốc phòng .
- Năm 1999 : Công ty xây dựng 319 sáp nhập thêm hai doanh nghệp
( công ty 19 và công ty 496 ) về công ty theo quyết định số 641/1999/QĐ- BQP ngày
12/5/1999của Bộ Quốc Phòng .
- Năm 2000 : Công ty xây dựng 319 được công nhận xếp hạng : Hạng 1 theo quyết
định số 923/QĐ ngày 23/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
Năm 2002, Công ty xây dựng 319 được Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam phong tặng danh hiệu “ Anh hùng lao động “ trong thời kỳ đổi mới .
Công ty cổ phần xây lắp vật liệu xây dựng là tên truyền thống được giữ cho đến hôm
nay.
Trải qua 26 năm thành lập và phát triển cho tới nay, công ty xây dựng 319 với tư
cách là một doanh nghiệp nhà nước , có tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu
riêng theo quy định của Nhà nước , hoạt động và sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp
luật quy định ,công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển vững vàng về mọi mặt , thường
xuyên xây dựng và kiện toàn tổ chức , nâng cao năng lực chỉ huy , điều hành , quản lý, đổi
mới trang thiết bị , áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trính sản xuất kinh
doanh , mở rộng địa bàn hoạt động đến hầu hết các tỉnh trong cả nước …
Vì vậy đã thi công hàng trăm công trình với nhiều quy mô thuộc nhiều ngành nghề ,
ở nhiều địa điểm , có yêu cầu phức tạp nhưng đảm bảo được tốt yêu cầu , kiến trúc, thẩm
mỹ , chất lượng , tiến độ .
Ngày nay , công ty thực sự là một doanh nghiệp có uy tín cao trên thị trường và đầy
đủ năng lực thi công mọi công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty .
* Chức năng của công ty.
+ Xây dựng các công trình công nghiệp , dân dụng, giao thông . thủy lợi, thủy điện ,
đường dây và trạm điện , lắp đặt dây chuyền công nghệ .
+ Tư vấn thiết kế các công trình xây dựng , giao thông thủy lợi .
+ Khảo sát , dò tìm xử lý bom mìn – vật nổ.
+ Kinh doanh bất động sản.
+ Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
* Nhiệm vụ chủ yếu của công ty.
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản
xuất kinh doanh , đạt chất lượng cao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất .
+ Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, giải quyết việc
làm và thực hiện đầy đủ chế độ chính sách của Nhà nước .
+ Bảo vệ tài sản của công ty, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội , làm
tròn nghĩa vụ quốc phòng, tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ
chính sách của nhà nước quy định.
3. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.
3.1. Đặc điểm về sản phẩm.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp
nhằm tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Hoạt động của ngành xây dựng là hoạt
động hình thành nên năng lực sản xuất cho các nhành , các lĩnh vực khác nhau trong nền
kinh tế . Nói một cách cụ thể hơn , sản xuất xây dựng bao gồm các hoạt động : xây mới, mở
rộng, khôI phục, cảI tạo hay hiện đại hoá các công trình hiện có trong mọi lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân. So với các ngành sản xuất vật chất khác , ngành xây lắp có những dặc
điểm riêng và ảnh hưởn đến công tác quản lý đội xây dựng. Những đặc điểm đó thể hiện
trên các mặt sau:
Thứ nhất, sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng , vật kiến trúc … có quy
mô lớn , kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất sản phẩm dài .Đặc điểm này đòi hỏi công tác
quản lý đội xây dựng phức tạp hơn, tổng hợp về các mặt không những về kỹ thuật , vật tư,
tài chính mà quản lý cả về lao động, tổ chức chăm lo cho đời sống của công nhân viên trong
đội.
Thứ hai, sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất , còn các điều kiện sản xuất (xe ,
máy, thiết bị thi công , người lao động…) phảI di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm Đặc
điểm này làm cho việc quản lý đội xây dựng rất khó khăn và phức tạp do ảnh hưởng của
kiều kiện thiên nhiên , thời tiết và dễ phat sinh các vấn đề ngoài dự tính như: việc mất mát ,
hư hỏng nguyên vật liệu, các vấn đề về dân cư địa phương.
Thứ ba, địa bàn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng thường rất
rộng , luôn thay đổi theo địa bàn bàn thi công công trình . Điều này dẫn đến việc quản lý
đội xây dựng thường không dễ dàng, đặc biệt là khi mỗi công trình hoàn thành thì máy móc
thiết bị , nhân công đều phảI di chuyển đI nơI khác.
Thứ tư, sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn
giao đi vào sử dụng thường kéo dài . Nó phụ thuộc vào quy mô , tính phức tạp về kỹ thuật
của từng công trình . Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn , mỗi giai đoạn lại
chia thành nhiều công việc khác nhau , các công việc thường diễn ra ngoài trời nên chịu tác
động rất lớn của các nhân tố môI trường như nắng mưa,lũ lụt. Đặc diểm này đòi hỏi việc tổ
chức quản lý , giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế
dự toán.
Ngoài ra , trong xây dựng còn ảnh hưởng của lợi thế so sánh do điều kiện địa lý của
từng địa điểm đem lại. Đó chính là giá cả nguồn vật liệu , máy móc thuê ngoài , nhân công
tịa địa phương... Mặt khác , trong giai đoạn hiện nay, tổ chức xây lắp ở nước ta chủ yếu
theo hình thức “khoán gọn” các công trình , hạng mục công trình cho các đội , xí nghiệp
xây dựng. Việc giao khoán trên sẽ có tác dụng nâng cao trách nhiệm trong quản lý xây dựng
của các bộ phận trực tiếp thi công.
Những đặc điểm trên của ngành xây dựng cơ bản có ảnh hưởng tới quản lý đội xây
dựng của công ty.
Việc quản lý đội phải gắn vào từng công trình, phù hợp với tính chất khác biệt theo
từng đặc điểm của chúng như vị trí thi công, thời gian thi công, các yêu cầu chất lượng , đặc
điểm kỹ thuật, mỹ thuật , và các yêu cầu khác của chủ đầu tư.
3.2. Quy trình công nghệ thực hiện công trình
Đội xây dựng có nhiệm vụ gắn liền với các công trình xây lắp nên các đặc điểm về
công nghệ sản xuất , quy trình sản xuất sản phẩm có tác động trực tiếp đến công tác tổ chức
quản lý. Mọi sự biến đổi của công nghệ sản xuât , quy trình sản xuất yêu cầu một cơ cấu
quản lý, một cơ chế quản lý tương ứng. Mô hình tổng quát quy trình thực hiện công trình có
thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 01: Quy trình công nghệ thực hiện công trình
Tổ chức
hồ sơ đấu
thầu
Thông
báo
trúng
Chỉ định
thầu
Hợp đồng
kinh tế với
chủ đầu tư
Thành lập Lập phương Bảo vệ phương
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản nên quá trình để hoàn thành một sản phẩm
dài hay ngắn tùy thuộc vào từng công trình , hạng mục công trình có qui mô lớn nhỏ khác
nhau.Mặt khác, sản phẩm của ngành xây dựng mang tính đơn chiếc và thị trường phân tán ,
tổ chức sản xuất ở cấp đội được biên chế đầy đủ cán bộ chỉ huy , cán bộ kỹ thuật , nhân viên
kế toán, nhân viên vật tư…Đối với một số công trình đặc biệt , sẽ được Nhà nước và Bộ
Quốc Phòng chỉ định thầu thông qua công ty, còn lại các công trình khác công ty tổ chức
đấu thầu, sau đó giao lại cho xí nghiệp.Khi đó xí nghiệp tiến hành khảo sát , thiết kế , tập
hợp nhân lực , vật lực chuẩn bị cho quá trình thi công công trình. Sau khi công trình đã
hoàn thành sẽ được tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ đầu tư.
3.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu chế biến
Nguyên vật liệu trong ngành xây dựng cơ bản là một yếu tố cơ bản của quá trình thi
công công trình , nguyên vật liệu trực tiếp tạo nên thực thể của công trình , nếu thiếu nó thì
quá trình thi công không thể thực hiện được.
Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của công ty dành cho công trình
, bởi vì nó là yếu tố cấu thành nên đơn giá dự thầu .
Mặt khác , nguyên vật liệu cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công
trình . Vì vậy nó ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của công ty khi tham gia dự thầu
.
Các công trình do công ty thực hiện xây lắp đòi hỏi rất nhiều chủng loại vật tư, vật
liệu khác nhau . Chính vì sự đa dạng đó đòi hỏi việc quản lý phảI có biện pháp vận chuyển ,
bảo quản và dự trữ phù hợp. Đồng thời , công ty cũng thực hiện việc phân cấp quản lý vật
tư , giao quyền chủ động thu mua cho các xí nghiệp thành viên trên cơ sở dơn giá do các địa
phương có công trình qui định . Hoặc khai thác các nguồn nguyên vật liêu tại chỗ phục vụ
cho việc thi công .
Việc xuất dùng nguyên vật liệu được tiến hành theo từng công trình, các phiếu xuất
kho vào cuối quý hạch toán , kế toán tập hợp theo từng công trình , đây là cơ sở cho việc
hạch toán vật liệu.
Bảng số 01: Danh mục nguyên vật liệu chủ yếu
STT
Danh mục nguyên
vật liệu
Tỷ lệ % về giá trị so
với tổng giá trị
nguyên vật liệu
Nguồn cung ứng
1 Xi măng PC 30 0,15 Bỉm Sơn, Hoàng Thạch.
Bút Sơn…
2 Thép tròn , thép
vàng
0,95 SP của Tổng công ty Thép
Việt Nam
3 Gạch xây 0,08 Máy loại AI mác 75
4 Cát vàng 11,4 Sông Hồng , Sông Lô
5 Cát đen 6,1 Sông Hồng, Sông Lô
6 Đá dăm, đá xây 1,2 Tự khai thác
7 Gỗ cốp pha 5,3 Nhóm 5
8 Cốp pha, sắt 2,3 Việt Nam
9 Vôi ve các loại 64 Việt Nam
……….
(Nguồn: Phòng vật tư – xe máy)
3.4. Đặc điểm cơ cấu vốn kinh doanh
Vốn là yếu tố quan trọng để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường.Vốn kinh
doanh trong các doanh nghiệp nói chung đặc biệt trong kinh doanh xây dựng là vô cùng
quan trọng, nó liên quan đến mọi khâu mọi giai đoạn trong quá trình thực hiện dự án xây
dựng. Nhu cầu về vốn cho mỗi giai đoạn là khác nhau , với mục đích sử dụng cũng khác
nhau.
Trong giai đoạn xác định dự án , xây dựng dự án , đánh giá dự án , nhu cầu về vốn
phục vụ cho công tác nghiệp vụ tại văn phòng nên quy mô huy động là nhỏ.
Trong giai đoạn tổ chức thực hiện thi công dự án , nhu cầu về vốn đặc biệt lớn , chủ
yếu chi phí phát sinh trong giai đoạn này chi cho nguyên vật liệu , chi phí máy móc thiết bị,
chi phí nhân công . chi phí cho quản lý, chi phí bảo lãnh công trình.
Trong giai đroạn nghiệm thu bàn giao công trình , chi phí chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng
giá trị công trình, chủ yếu là chi phí bảo lãnh công trình thường chiếm khoảng từ 5-10% giá
trị tổng dự toán.
Sau khi ký kết hợp đồng giao khoán nội bộ với doanh nghiệp các đội cần được doanh
nghiệp ứng trước một phần vốn để thực thi công trình . Yêu cầu đặt ra cho công ty là phảI
ứng đủ vốn và kịp thời theo từng giai đoạn thi công xây lắp . Nếu lượng vốn không đủ hoặc
chậm chễ sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng công trình.
Công ty xây dựng 319 là một doanh nghiệp nhà nước có quyền tự huy động vốn để hoạt
động sản xuất kinh doanh. Cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành , nguồn vốn sử dụng
trong sản xuất kinh doanh của công ty rất lớn và vòng quay vốn chậm . Vì vậy khả năng về tài
chính là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến lợi thế của công ty trong quá trình tham gia dự thầu .
Nguồn vốn của công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau nhưng cơ bản là 3
nguồn chính sau:
Nguồn ngân sách cấp
Nguồn tự bổ sung
Nguồn vốn vay.
Bảng số 02 : Cơ cấu vốn kinh doanh
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2002 2003 2004
1.Tổng vốn 34,79 45,41 67,24
2.Cơ cấu vốn theo tính chất
2.1. Vốn lưu động
2.2.Vốn cố định
11,59
23,2
15,13
29,98
23,11
44,13
3.Cơ cấu vốn theo sở hữu
3.1.Vốn chủ sở hữu
3.2.Vốn vay
23,57
11,22
20,1
25,31
21,71
45,53
4.Tỷ lệ % vốn vay so với tổng vốn(%) 32,25 55,73 67,71
5. Tỷ lệ % vốn vay so với vốn chủ sở hữu (%) 47,60 125,92 209,71
(Nguồn:Phòng tài chính)
Từ bảng số liệu ta thấy tổng vốn của công ty không ngừng tăng qua các năm. Tỷ lệ
tăng vốn năm 2003 tăng 30.52% so với năm 2002, năm 2004 tăng 48,07% so với năm 2003.
Điều này chứng tỏ trong những năn gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của công ty là rất
có hiệu quả, đặc biệt là năm 2004.
Trong các năm 2003,2004 nguồn vốn kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên
:Tỷ lệ tăng vốn năm 2003 so với năm 2002 là 30,52%, năm 2004 so với năm 2003 là
48,07%. Điều này chứng tỏ là trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty là rất có hiệu quả đặc biệt là năm 2004 vừa qua.
Nguồn vốn vay của công ty thay đổi theo thời gian và năm sau cao hơn năm trước .
Trong năm 2004 nguồn vốn vay là rất lớn do trong thời gian này công ty đã trúng thầu và
được chỉ định thầu rất nhiều công trình có giá trị lớn. Lượng vốn vay năm 2004 tăng 20.22
tỷ đồng so với năm 2003.
Tỷ lệ vốn vay / tổng vốn năm 2002 là 32.25%, năm 2003 là 55.73% , đến năm 2004
là 67.71%; lượng vốn vay đã góp phần giúp công ty thi công các công trình để đảm bảo
đúng tiến độ .
Từ số liệu trên ta thấy tình hình tài chính của công ty là không an toàn do lượng vốn
vay quá lớn đặc biệt là trong năm 2004, hệ số nợ có thể làm công ty phải gánh lãi nhiều
nhưng nó lại bù đắp được rất nhiều tình trạng thiếu vốn hiện nay của công ty khi mà công ty
đang có rất nhiều công trình được thi công . Điều này giúp cho chủ đầu tư đánh giá cao về
khả năng tài chính của công ty và giúp cho công ty nâng cao được năng lực hồ sơ đấu thầu ,
từ đó nâng cao được hiệu quả đấu thầu của công ty.
3.5. Đặc điểm về thị trường và khách hàng
Trong lĩnh vực xây dựng qua trình mua bán xảy ra trước lúc bắt đầu giai đoạn sản
xuất(tức là giai đoạn xây dựng công trình) thông qua đấu thầu và ký kết hợp đồng. Quá
trình nay còn tiếp tục thông qua những đợt thanh toán từng phần cho tới khi bàn giao công
trình và quyết toán cuối cùng . Cạnh tranh trong thị trường xây dựng chủ yếu thông qua
hình thức đấu thầu.
Công ty xây dựng 319 là một trong những công ty mạnh của Bộ Quốc Phòng . Hiện
tại, có thị trường rất rộng rãi , địa bàn hoạt động của công ty có mặt ở cả 3 miền Bắc ,Trung
, Nam. Đây là điều kiện rất thuận lợi góp phần nâng cao năng lực đấu thầu và khả năng
cạnh tranh về thị trường với các công ty thuộc Bộ Quốc Phòng nói riêng và các công ty
khác nói chung .
Khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng trong nước , đặc biệt là các khách
hàng Quân đội .
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại thị trường của doanh nghiệp, có thể dựa
vào giá trị công trình, tính chất công trình, khu vực hoạt động của doanh nghiệp hay khách
hàng của doanh nghiệp.
Bảng số 03: Thị trường của công ty theo khu vực
Khu vực Năm 2003 Năm 2004
DT( tr.đ) % DT(tr.đ) %
Miền bắc 426.007,5 51,3 390.457,6 46,3
Miền trung 71.416,5 8,6 94.452 11,2
Miền nam 333.000 40,1 358.411,4 42,5
Cộng 830.424 100 843.321 100
( Nguồn : Phòng kế hoạch – kỹ thuật)
Bảng số 04: Thị trường của công ty xét theo tính chất sản phẩm
Tính chất sản phẩm Năm 2003 Năm 2004
DT(tr.đ) % DT(tr.đ) %
Công trình công nghiệp và dân
dụng
389.468,9 46,9 379.494,5 45
Công trình giao thông, thuỷ lợi: 327.187 39,4 364.314,7 43,2
Công trình đường dây và trạm: 34.877,8 4,2 28.672,9 3,4
Công trình khác 78.890,3 9,5 70.838,9 8,4
Cộng 830.424 100 843.321 100
Mặc dù có ưu thế là công ty trực thuộc Bộ quốc phòng, số các công trình được chỉ
định thầu và điểm ưu tiên ngành dọc là cao hơn các công ty khác trong đấu thầu, nhưng
công ty vẫn gặp phảI sự cạnh tranh gy gắt do ngày càng có nhiều các doanh nghiệp tham gia
vào lĩnh vực xây dựng.
Do tính chất cạnh tranh ngày càng quyết liệt như vậy , muốn có việc làm liên tục, các
đội trong quá trình thi công công trình phảI tạo ra lòng tin với khách hàng, chủ đầu tư bằng
tiến độ thi công , chất lượng, mỹ thuật công trình theo đúng bản vẽ thiết kế của chủ đầu tư.
Công ty có trách nhiệm đưa ra các mức dự toán công trình để có thể thắng thầu , đồng thời
có mức giao khoán hợp lý đảm bảo cho các đội có nguồn thu mà vẫn đảm bảo chất lượng,
tiến độ công trình.
Do địa bàn hoạt động rộng lớn, các đội xây dựng phảI liên tục di chuyển đến các công
trình mới, mỗi lần di chuyển do tính chất công việc khác nhau nên phảI tiến hành tổ chức điều
động nhân lực, máy móc thiết bị, công cụ thi công, nhiều khi còn phảI thay đổi tác phong làm
việc cho phù hợp với từng dự án . Hơn nữa,