Môi trường là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại.Trong mấy chục năm trở lại đây, do sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, sự gia tăng dân số quá nhanh và quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ, đã làm cho cường độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường ngày càng to lớn.bo
110 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực vật cải tạo môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH LÝ THỰC VẬT ĐỀ TÀI THỰC VẬT CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG SINH VIÊN THỰC HIỆN 1. LÊ HOÀNG UYÊN THẢO MSSV:0707007 2. PHẠM TRẦN TRUNG HIẾU 0707013 3. PHẠM THỊ THU NGỌC 0707043 4. HOÀNG THỊ THU HIỀN 0707072 5. LÊ THỊ THU HÀ 0707093 6.TRẦN NHẬT KỲ 0707422 7. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGUYỆT 0707429 8. LÊ QUANG HIỆP 0707431 Môi trường là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại.Trong mấy chục năm trở lại đây, do sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, sự gia tăng dân số quá nhanh và quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ, đã làm cho cường độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường ngày càng to lớn.bo Kết quả là, nhiều nguồn tài nguyên đã bị cạn kiệt, nhiều hệ sinh thái bị phá hủy, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị rối loạn và môi trường sống của chúng ta đang lâm vào tình trạng khủng hoảng với quy mô toàn cầu. Có các dạng ô nhiễm chính: - Ô nhiễm môi trường đất - Ô nhiễm môi trường nước - Ô nhiễm môi trường không khí I. Ô nhiễm đất Xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu … Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng. Làm sạch đất ô nhiễm là một quá trình đòi hỏi công nghệ phức tạp và vốn đầu tư cao. Để xử lý đất ô nhiễm người ta thường sử dụng các phương pháp truyền thống như: rửa đất; cố định các chất ô nhiễm bằng hoá học hoặc vật lý; xử lý nhiệt; trao đổi ion, ôxi hoá hoặc khử các chất ô nhiễm; đào đất bị ô nhiễm để chuyển đi đến những nơi chôn lấp thích hợp. Hầu hết các phương pháp đó rất tốn kém về kinh phí, giới hạn về kỹ thuật và hạn chế về diện tích,... Gần đây, nhờ những hiểu biết về cơ chế hấp thụ, chuyển hoá, chống chịu và loại bỏ kim loại nặng của một số loài thực vật, người ta đã bắt đầu chú ý đến khả năng sử dụng thực vật để xử lý môi trường như một công nghệ môi trường đặc biệt. Khả năng làm sạch môi trường của thực vật đã được biết từ thế kỷ XVIII bằng các thí nghiệm của Joseph Priestley, Antoine Lavoissier, Karl Scheele và Jan Ingenhousz. Tuy nhiên, mãi đến những năm 1990 phương pháp này mới được nhắc đến như một loại công nghệ mới dùng đề xử lý môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi các kim loại, các hợp chất hữu cơ, thuốc súng và các chất phóng xạ nhưng đặc biệt là về khả năng xử lý các kim loại nặng trong đất bởi một số loài thực vật. Hầu hết các loài thực vật rất nhạy cảm với sự có mặt của các ion kim loại, thậm chí ở nồng độ rất thấp. Tuy nhiên, vẫn có một số loài thực vật không chỉ có khả năng sống được trong môi trường bị ô nhiễm bởi các kim loại độc hại mà còn có khả năng hấp thụ và tích các kim loại này trong các bộ phận khác nhau của chúng. Trong những năm gần đây, người ta quan tâm rất nhiều về công nghệ sử dụng thực vật để xử lý môi trường. Theo tài liệu nghiên cứu, thế giới có ít nhất 400 loài thuộc 45 họ thực vật có khả năng hấp thụ kim loại. Các loài này là thực vật thân thảo hoặc thân gỗ, có khả năng tích luỹ và không có biểu hiện về mặt hình thái khi nồng độ kim loại trong thân cao hơn hàng trăm lần so với các loài bình thường khác. Thực vật có nhiều cách phản ứng khác nhau đối với sự có mặt của các ion kim loại trong môi trường. Có nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích cơ chế vận chuyển, hấp thụ và loại bỏ kim loại nặng trong thực vật, chẳng hạn chúng hình thành một phức hợp tách kim loại ra khỏi đất, tích luỹ trong các bộ phận của cây, sau đó được loại bỏ qua lá khô, rửa trôi qua biểu bì, bị đốt cháy hoặc đơn thuần là phản ứng tự nhiên của cơ thể thực vật. Hay sử dụng thực vật để cố định kim loại trong đất hoặc bùn bởi sự hấp thụ của rễ hoặc kết tủa trong vùng rễ. Quá trình này làm giảm khả năng linh động của kim loại, ngăn chặn ô nhiễm nước ngầm và làm giảm hàm lượng kim loại khuếch tán vào trong các chuỗi thức ăn. Một số loại thực vật có khả năng cải tạo môi trường: Cỏ Vetiveri Cây mù tạt Cây thơm ổi Bèo tây và rau muống… 1.Cỏ Vetiver Là loài thực vật gần đây được quan tâm nghiên cứu và áp dụng để chống xói lở đất. Chúng có bộ rễ đồ sộ và phát triển rất nhanh. Trong điều kiện thuận lợi, ngay năm đầu tiên rễ của chúng có thể ăn sâu tới 3- 4m. Nhờ đó nó có khả năng chịu hạn, có thể hút ẩm từ độ sâu bên dưới xuyên qua các lớp đất bị lèn chặt, qua đó giảm bớt lượng nước thải thấm xuống đất và phân hủy các chất gây ô nhiễm. Loại cỏ này có khả năng hấp thụ một lượng lớn nhôm, mangan, cadimi, niken, thủy ngân, kẽm…có trong nước bị ô nhiễm. Trong khi đa số các loài cây đều có cơ chế đào thải chất độc ra ngoài nhưng với cỏ Vertiver thì khi vào đến rễ, kim loại đồng chuyển thành dạng khó tan và được lưu giữ lại một phần, phần còn lại di chuyển đến cổ rễ. Rễ và cổ rễ có khả năng tích lũy đồng, chống lại sự vận chuyển đồng đến các bộ phận khác của cây. Điều này cũng chứng tỏ rễ là phần hấp thu nhiều kim loại nặng nhất trong các bộ phận của cây cỏ Vetiver. 2.Cây Thơm Ổi Khoảng cuối tháng 12-2000, Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM thực hiện một công việc cụ thể là khảo sát một số loài thực vật có khả năng tích lũy chì (Pb) và cadmium (Cd) từ môi trường đất. Chì rất phổ biến trong môi trường sống do các hoạt động công nghiệp như làm kính, in ấn, công nghiệp sơn...Đây là chất có độc tính, tác động mạnh nhất lên hệ thần kinh trẻ em, tác động lên thai nhi, gây sinh non, rối loạn tiêu hóa...Khi nồng độ chì trong máu lên đến 100-120 µg/dl (ở người lớn) và 80-100 µg/dl (ở trẻ em), chì sẽ gây chết người. Thơm ổi phát triển khá nhanh, dễ trồng, chăm sóc đơn giản. Để chứng minh khả năng “ăn” chì và cadmium của thơm ổi, nhóm nghiên cứu bố trí hàng loạt thí nghiệm. Công việc đầu tiên là tạo môi trường ô nhiễm bằng cách cho chì vào các chậu đất, rồi trồng cây thơm ổi vào môi trường ô nhiễm này. Nồng độ chất gây ô nhiễm cứ tăng dần theo thời gian nhằm thử thách khả năng chịu đựng của thơm ổi và theo dõi hàm lượng chì mà cây này hút được. Sau 105 ngày thí nghiệm, nhóm nghiên cứu kết luận rằng khả năng hấp thu chì cao hơn 506 ppm (trong điều kiện môi trường ô nhiễm chì ở nồng độ 1.000 ppm) so với cây sống trong điều kiện bình thường và 1.037 ppm (trong điều kiện môi trường nhiễm chì 2.000 ppm)... Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy cây thơm ổi hấp thu chì rất nhanh: trong điều kiện môi trường chứa 1.000 ppm chì, sau 24 giờ (kể từ thời điểm tăng đột ngột nồng độ chì) rễ cây thơm ổi đã tích lũy một lượng chì hơn 470 lần so với cây đối chứng (sống trong điều kiện môi trường bình thường); trong môi trường chứa 2.000 ppm chì thì rễ thơm ổi tích lũy một lượng chì hơn 969 lần so với cây đối chứng; trong môi trường chứa 4.000 ppm chì, rễ thơm ổi tích lũy một lượng chì hơn 4.908 lần so với cây đối chứng. Theo tính toán cây thơm ổi có khả năng tích lũy chì cao hơn 1% so với trọng lượng khô của rễ và bộ phận rễ cây được xem là “kho” chứa chì. Tương tự, đối với chất cadmium, cây thơm ổi cũng có khả năng hấp thu chất này rất tốt. Cây thơm ổi trồng trong điều kiện ô nhiễm chì 4.000 ppm 3.Cây Mù Tạt Cây mù tạt Ấn Độ chuyển gen đã hút sạch lượng selen dư thừa trên một cánh đồng tại California. Đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên trên thực địa đối với một loại cây chuyển gen chống ô nhiễm. Selen là một nguyên tố hoá học, gây độc đối với thực vật nếu hàm lượng của chúng quá cao trong đất. Đất canh tác tại một số vùng ở bang California được tưới tiêu mạnh và nước hoà tan selen trong đá phiến sét. Khi nước bốc hơi trên mặt đất, selen tích tụ ngày càng nhiều. Cây mù tạt Ấn Độ (Brassica juncea) có khả năng kháng và hấp thụ selen qua rễ. Nhóm nghiên cứu do nhà sinh học Norman Terry thuộc ĐH California đứng đầu đã thúc đẩy khả năng trên của mù tạt bằng cách bổ sung một số gen tạo enzyme đói selen. Kết quả là loại thực vật chuyển gen này có thể hấp thụ selen cao gấp 4,3 lần so với mù tạt Ấn Độ hoang dã. Hoa mù tạt chuyển gen cũng được hái ngay khi chúng xuất hiện. Mù tạt chuyển gen sẽ được dùng làm thức ăn cho trâu bò thiếu selen trong bữa ăn. Hiện nhóm nghiên cứu đang nỗ lực tăng khả năng hấp thụ selen của mù tạt. Cây mù tạt chuyển gen 4.Bèo tây và rau muống Mẫu đất nghiên cứu được lấy tại ruộng trồng lúa thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Trong địa bàn có làng nghề truyền thống về tái chế kim loại với kinh nghiệm khoảng 20 năm tái chế chì bằng phương pháp thủ công. Hàm lượng chì được tích lũy trong môi trường, đặc biệt trong đất rất lớn. Người dân khu vực này cũng chưa có nhận thức cao đối với mức độ độc hại của ch ì đến sức khỏe, họ tận dụng nhiều vỏ bình ắc qui để làm các dụng cụ trong gia đình trong đó có làm giá kê bể nước sinh hoạt. Điều đặc biệt các hộ tái chế thường chất chứa các vỏ bình ắc qui ngay trong nhà và tiến hành rửa, tái chế tại chỗ, nước thải xả trực tiếp và trộn lẫn với nước thải sinh hoạt, chảy trên bề mặt nên có nhiều tác động đến môi trường đất và nước trong khu vực. Mẫu đất được lấy ở nhiều điểm khác nhau. Để đánh giá được khả năng hút thu và tích lũy chì đã tiến hành phân tích các dạng tồn tại khác nhau của chì trong đất, nước và thực vật, cụ thể: Xác định hàm lượng chì tổng số, chì tan trong nước ở trong các chậu sau 20 ngày, 40 ngày và 60 ngày thả bèo và trồng rau; Xác định chì tổng số trong rau muống, bèo tây, trước khi trồng và sau khi trồng được 20, 40, 60 ngày; Định lượng chì trong các dung dịch bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Sau khi xác định khu vực, tiến hành lấy mẫu và nghiên cứu một số tính chất cơ bản của đất trước khi sử dụng để trồng rau muống và thả bèo. Theo kết quả phân tích, ở ngày thứ 40 so với ngày thứ 20, hàm lượng Pb giảm 83,88 ppm, tương đương với 3,9%; giữa khoảng thời gian 60 ngày và 40 ngày hàm lượng Pb giảm 104,82 ppm, tương đương với 5,1%. Hàm lượng Pb tổng số ở giai đoạn 40 - 60 ngày giảm nhiều nhất. Hàm lượng chì di động trong đất cũng giảm dần theo thời gian nghiên cứu. Sau 20 ngày trồng rau, hàm lượng Pb di động giảm 76,8 ppm tương ứng với 4,1%. Sau 40 ngày trồng rau, hàm lượng Pb di động giảm 127,09 ppm, tương ứng với 7,3%. Sau 60 ngày trồng rau, hàm lượng Pb di động giảm 157,8 ppm, tương ứng với 9%. Hàm lượng chì tan trong nước trồng rau tăng dần theo thời gian. Trong đất thả bèo: Sau 20 ngày, hàm lượng chì tổng số giảm trung bình là 92,61 ppm tương đương với 4,1%. 40 ngày hàm lượng chì tổng số giảm trung bình là 267,55 ppm tương đương với 12,26%. Sau 60 ngày hàm lượng chì tổng số giảm trung bình là 383,08 ppm tương đương với 16,98%. Theo kết quả phân tích, từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 40 cường độ hút thu chì từ đất bèo là lớn nhất do trong thời gian này bèo phát triển nhanh nhất. Hàm lượng chì di động trong đất cũng giảm dần theo thời gian nghiên cứu: Sau 20 ngày thả bèo, hàm lượng Pb di động giảm 74,78 ppm tương ứng với 4,28%; Sau 40 ngày thả bèo, hàm lượng Pb di động giảm 128,86 ppm, tương ứng với 7,37%. Sau 60 ngày thả bèo, hàm lượng Pb di động giảm 212,99 ppm, tương ứng với 12,19 %. Hàm lượng chì trong đất sau ngày thứ 40 giảm đi so với hàm lượng chì trong đất sau ngày thứ 20 là 44,08 ppm, tương ứng với 34,21%; giữa khoảng thời gian 60 và 40 ngày lượng chì giảm 84,13 ppm tương đương với 39,50%. Hàm lượng chì tan trong nước tăng dần theo thời gian: Sau 20 ngày, hàm lượng chì tăng 0,78 ppm tức là tăng 41,48% so với hàm lượng nền; Sau 40 ngày, hàm lượng chì tăng 1,22 ppm tức là tăng 64,89%; Sau 60 ngày, hàm lượng chì tăng 1,41 ppm tức là tăng 75% . Với kết quả nghiên cứu trên, quá trình hô hấp của hệ rễ đã làm thay đổi pH ở vùng rễ theo hướng axit hóa, dẫn đến tăng khả năng hňa tan của chì từ phức hệ hấp thụ của keo đất ra dung dịch đất. Chì ở dạng di động được hấp thụ vào rau, bèo là do các ion trong thực vật hoạt động trao đổi với nhau ở quá trình hô hấp của hệ rễ. Sự hòa tan, phân ly axit cacbonic do rễ thải ra thành H+ và HCO3- được bề mặt của các ion rễ hấp thụ. Thực vật đã nhận chì từ môi trường bên ngoài qua trao đổi với ion H+, Pb2+ được chuyển vào thực vật từ các lông rễ đến hệ thống mạch rễ tới các cơ quan của cây. Quá trình hấp phụ trao đổi xảy ra với tốc độ lớn trong giai đoạn rễ sinh trưng và phát triển mạnh. Kết quả: Sau 60 ngày làm thí nghiệm khối lượng rau và bèo thu trong mỗi chậu trung bình là 6 kg rau bèo tươi. Tổng lượng Pb trung bình trong mỗi chậu được rau hút thu là: 242,57ppm; tổng lượng Pb trung bình trong mỗi chậu được bèo hút thu là: 585,03ppm. Từ đây ta thấy: cùng một sinh khối khả năng hút thu Pb của bèo gấp 7,2 lần rau muống. Do đó có thể thấy bèo là một trong những loại thực vật có khả năng thích ứng cao trong điều kiện môi trường có hàm lượng kim loại nặng cao, cụ thể là chì. Mặt khác khả năng hút thu và tích lũy chì trong bèo cũng rất lớn. Nếu tính cho 1 ha đất ruộng trồng rau, thả bèo sau 60 ngày ta sẽ thu được Pb trong rau, bèo tương ứng là: 12,38 kg Pb/ha; 29,85 kg Pb/ha. Điều này có ý nghĩa lớn về mặt môi trường, mở ra cho chúng ta một giải pháp mới góp phần xử lý ô nhiễm kim loại nặng. Đây là giải pháp rẻ tiền, đem lại hiệu quả kinh tế và rất phù hợp đối với các làng nghề hoặc các cụm công nghiệp có lượng xả thải kim loại nặng ở hàm lượng cao, nhất là làng nghề tái chế chì thuộc xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. II. Ô nhiễm nước Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí CO2, CH4, H2S tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương thì nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông. Một số phương pháp xử lý nước bằng: Cỏ Vertiver (cải thiện chất lượng nước) Lau sậy Và các thuỷ sinh thực vật… 1.Cỏ Vertiver: Ngoài việc cải tạo đất cỏ Vertiver còn có tác dụng chống xói mòn mà đặc biệt là khả năng cải thiện chất lượng nước thải và nước ô nhiễm. Theo nhiều nhà khoa học, cỏ vetiver có thể sống được trong nước thải công nghiệp sản xuất giấy, gạo, bột mì... Sau bốn tháng trồng, cỏ đã giúp giảm nồng độ BOD từ 464 mg/lít giảm xuống 7,8 đến 9,1mg/lít, chất rắn hòa tan từ 8,1 mg/lít giảm xuống 1,8 mg/lít. Do đó, trồng loài cỏ này được xem như xây dựng một hàng rào bê-tông sinh học bảo vệ đất. Khả năng khác thường với sự chịu đựng và hấp thu chất độc hại cao của cỏ rất thích hợp xử lý nước thải từ sản xuất công nghiệp, cả trên diện rộng. Ước tính, một kg sinh khối chồi cỏ có thể lọc sạch 6,86 lít nước độc hại/ngày. Ngoài ra, trồng thử nghiệm tại vùng đất mặn, kiềm thuộc tỉnh Bình Thuận, sau ba tháng phát triển, cỏ đã khiến đất mặn, kiềm được cải thiện, hàm lượng muối hòa tan và độ pH giảm mạnh và lắng xuống độ sâu một mét. Những dẫn chứng trên cho thấy cỏ vetiver có khả năng làm sạch, ổn định môi trường. Giáo sư Paul Trương, Giám đốc và đại diện khu vực Châu Á Thái Bình Dương thuộc Trung tâm nghiên cứu cỏ vetiver quốc tế, cho biết: "Ứng dụng hệ thống cỏ vetiver vào việc xử lý nước thải là kỹ thuật còn khá mới và là kỹ thuật sử dụng cây xanh để xử lý môi trường. Ðây là kỹ thuật có nhiều triển vọng vì nó là tự nhiên, xanh tươi, dễ trồng, chi phí thấp...". Công ty chế biến thủy sản Cafatex (Hậu Giang) dù đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng nước đó xả vào các con kênh vẫn gây ô nhiễm. Công ty đã trồng khoảng 400 mét vuông cỏ vetiver cạnh bể xử lý nước thải. Nước thải sau khi xử lý, được bơm tràn qua thảm cỏ trước khi thải ra kênh rạch, nhờ đó, tình trạng nước kênh rạch bị ô nhiễm gần như không còn. Hiện nay, cỏ vetiver đang được trồng để xử lý nước từ trại chăn nuôi ở Tiền Giang, xử lý nước rò rỉ từ bãi rác ở Vĩnh Long... 2.Lau sậy: Sậy là loài cây có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Hệ sinh vật xung quanh rễ của chúng vô cùng phong phú, có thể phân huỷ chất hữu cơ và hấp thụ kim loại nặng trong nhiều loại nước thải khác nhau, như các loại nước thải làng nghề. Phương pháp dùng lau sậy xử lý nước thải do Giáo sư Kathe Seidel người Đức đưa ra từ những năm 60 của thế kỷ 20. Khi nghiên cứu khả năng phân huỷ các chất hữu cơ của cây cối, ông nhận thấy điểm mạnh của phương pháp này chính là tác dụng đồng thời giữa rễ, cây và các vi sinh vật tập trung quanh rễ. Trong đó, loại cây có nhiều ưu điểm nhất là lau sậy. Không như các cây khác tiếp nhận ôxy không khí qua khe hở trong đất và rễ, lau sậy có một cơ cấu chuyển ôxy ở bên trong từ trên ngọn cho tới tận rễ. Quá trình này cũng diễn ra trong giai đoạn tạm ngừng sinh trưởng của cây. Như vậy, rễ và toàn bộ cây lau sậy có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Ôxy được rễ thải vào khu vực xung quanh và được vi sinh vật sử dụng cho quá trình phân huỷ hoá học. Ước tính, số lượng vi khuẩn trong đất quanh rễ loại cây này có thể nhiều như số vi khuẩn trong các bể hiếu khí kỹ thuật, đồng thời phong phú hơn về chủng loại từ 10 đến 100 lần. Chính vì vậy, các cánh đồng lau sậy có thể xử lý được nhiều loại nước thải có chất độc hại khác nhau và nồng độ ô nhiễm lớn. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt (với các thông số như amoni, nitrat, phosphát, BOD5, COD, colifom) đạt tỷ lệ phân huỷ 92-95%. Còn đối với nước thải công nghiệp có chứa kim loại thì hiệu quả xử lý COD, BOD5, crom, đồng, nhôm, sắt, chì, kẽm đạt 90-100%. Việt Nam là đất nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, rất thích nghi cho sự phát triển của các loại lau sậy. Mặt khác ở các làng, diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang cũng còn khá lớn. Do vậy, việc áp dụng phương pháp xử lý nước thải bằng lau sậy sẽ rất hiệu quả. Theo thạc sĩ Nguyễn Quang Minh, Vụ khoa học công nghệ, Bộ Xây dựng: cánh đồng lau sậy có thể được làm như sau: lợi dụng các vùng đất bỏ hoang chia làm nhiều ô, diện tích mỗi ô khoảng 0,4ha và có cấu tạo gồm: trên cùng là lau sậy được trồng với mật độ 20 cây/m2 trên lớp đất và phân.. Lớp tiếp theo là cát 0,1 mét, rồi đến lớp sỏi cỡ lớn dày 0,55 mét và sỏi nhỏ 0,25 mét. Ở độ sâu 0,7 mét, cứ cách 10 mét đặt các ống thoát nước đường kính 100 mm. Tải trọng lọc trên cánh đồng lau sậy đạt 750 m3/ha/ngày. Quy trình hoạt động: nước thải tập trung từ bồn chứa được bơm vào bãi thấm qua “bộ lọc” là tấm thảm rễ lau sậy, sau đó tiếp tục thấm qua các lớp vật liệu lọc, rồi chảy xuống các ống thoát nằm phía dưới và thải ra tự nhiên. 3.Các loài thuỷ sinh: Tảo là nhóm vi sinh vật có khả năng quang hợp, chúng có thể ở dạng đơn bào (vài loài có kích thước nhỏ hơn một số vi khuẩn), hoặc đa bào (như các loài rong biển, có chiều dài tới vài mét). Các nhà phân loại thực vật dựa trên các loại sản phẩm mà tảo tổng hợp được và chứa trong tế bào của chúng, các loại sắc tố của tảo để