Lương bổng là một trong những động lực kích thích con người làm việc hăng hái, nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây trì trệ, bất mãn hoặc từ bỏ công ty mà ra đi. Tất cả đều tùy thuộc vào trình độ và năng lực của các cấp quản trị. Và luôn luôn là vấn đề "nhức nhối" của hầu hết các công ty ở Việt Nam. Đây là một đề tài gây tranh luận sôi nổi trên diên đàn quốc hội Việt Nam trong nhiều năm qua và hiện nay nó vẫn còn là đề tài nóng bỏng đối với Việt Nam.
Để phù hợp với khái niệm mới về bản chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, có một yêu cầu là phải đánh giá đúng các nhân tố tác động đến tiền lương để làm cho tiền lương thực hiện đầy đủ các chức năng của nó: chức năng thước đo giá trị là cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả (bao gồm giá cả sức lao động) biến động. Chức năng tái sản xuất sức lao động nhăng duy trì năng lực làm việc lâu dài, có hiệu quả trên cơ sở tiền lương bảo đảm bù đắp được sức lao động đã hao phí cho người lao động. Chức năng kích thích bảo đảm năng suất lao động cho người lao động, duy trì cuộc sống hàng ngày và dự phòng cho cuộc sống lâu dài của họ.
12 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2589 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tiền lương và sự tác động bởi các nhân tố ảnh hưởng thông qua mô hình hồi quy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
(((
TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
Tiền lương và sự tác động bởi các nhân tố ảnh hưởng thông qua mô hình hồi quy
HỌ TÊN HỌC VIÊN: TRƯƠNG CÔNG CHÍNH ĐẠI
GIÁO VIÊN: ThS TRẦN CHUNG THỦY
LỚP: CH21S
MÃ HV: CH210369
Danh mục tài liệu tham khảo:
Bài phân tích về chính sách tiền lương của TS Nguyễn Hữu Dũng, Viện trưởng Khoa học
Lao động và Xã hội.
Dự án phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 ( The foundation ASIA)
LỜI NÓI ĐẦU
Lương bổng là một trong những động lực kích thích con người làm việc hăng hái, nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây trì trệ, bất mãn hoặc từ bỏ công ty mà ra đi. Tất cả đều tùy thuộc vào trình độ và năng lực của các cấp quản trị. Và luôn luôn là vấn đề "nhức nhối" của hầu hết các công ty ở Việt Nam. Đây là một đề tài gây tranh luận sôi nổi trên diên đàn quốc hội Việt Nam trong nhiều năm qua và hiện nay nó vẫn còn là đề tài nóng bỏng đối với Việt Nam.
Để phù hợp với khái niệm mới về bản chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, có một yêu cầu là phải đánh giá đúng các nhân tố tác động đến tiền lương để làm cho tiền lương thực hiện đầy đủ các chức năng của nó: chức năng thước đo giá trị là cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả (bao gồm giá cả sức lao động) biến động. Chức năng tái sản xuất sức lao động nhăng duy trì năng lực làm việc lâu dài, có hiệu quả trên cơ sở tiền lương bảo đảm bù đắp được sức lao động đã hao phí cho người lao động. Chức năng kích thích bảo đảm năng suất lao động cho người lao động, duy trì cuộc sống hàng ngày và dự phòng cho cuộc sống lâu dài của họ.
Bởi vậy để xác định được mức tiền lương hợp lý thông qua tác động của các nhân tố ảnh hưởng em xin được viết bài tiểu luận: “ Tiền lương và sự tác động bởi các nhân tố ảnh hưởng thông qua mô hình hồi quy ”. Vì trong bước đầu tìm tòi, xấy dựng mô hình, đánh giá tác động, việc mắc lỗi là điều khó tránh khỏi, do đó em rất mong được cô hướng dẫn, chỉ bảo. sửa chữa những thiếu sót của em để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
DẪN NHẬP
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Do đó việc chi trả tiền lương hợp lý, phù hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động hăng say trong công việc, tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các DN sử dụng có hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm chi phí tăng tích lũy cho đơn vị.
Hiện nay, để xây dựng được một cơ chế lương hợp lý các nhà quản lý đã thông qua các yếu tố tác động đến mức lương như sau:
- Môi trường của công ty:
+ Chính sách
+ Bầu không khí văn hóa
+ Cơ cấu tổ chức
+ Khả năng chi trả, thế đứng tài chính, tình hình kinh doanh
- Xã hội: sức ép của xã hội cũng rất quan trọng. Ai cũng biết rằng lương thưởng ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm và dịch vụ. Xã hội, đại biểu là người tiêu dùng, không bao giờ muốn giá cả sinh hoạt tăng.
- Nền kinh tế: trong một nền kinh tế đang suy thoái, nguồn cung ứng lao động dĩ nhiên tăng cao có nghĩa là số người thất nghiệp tăng. Do đó các công ty có khuynh hướng hạ thấp lương hoặc không tăng lương. Tuy nhiên công đoàn, chính phủ, lại ép công ty tăng lương cho phù hợp với mức chi phí sinh hoạt gia tăng. Đây là vấn đề hóc búa đối với nhà quản trị.
- Bản thân nhân viên: Bản thân nhân viên rất tác động đến việc trả lương. Mức lương và phúc lợi tuỳ thuộc vào sự hoàn thành công tác của nhân viên, tuỳ thuộc vào mức thâm niên, kinh nghiệm, sự trung thành, tiềm năng và kể cả ảnh hưởng chính trị.* Sự hoàn thành công tác: không có gì làm nản lòng nhân viên cho việc các công nhân giỏi, xuất sắc lại lãnh lương bằng hoặc thấp hơn nhân viên có năng suất kém. Do đó cấp quản trị cần phải áp dụng hệ thống lương dựa vào sự hoàn thành công tác.* Kinh nghiệm: kinh nghiệm cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến lương thưởng, hầu hết các cơ quan tổ chức trên thế giới đều dựa vào yếu tố này để tuyển chọn và cứu xét lương thưởng.
Như vậy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương…Theo quan sát của cá nhân em thì kinh nghiệm công tác và số năm được đào tạo là những yếu tố đóng góp rất quan trọng trong tính toán tiền lương của lao động. Do vậy em đã xây dựng mô hình về tiền lương tính theo giờ theo hai nhân tố kinh nghiệm công tác và số năm được đào tạo với điều kiện các nhân tố khác không đổi và tiến hành hồi qui.
Xây dựng mô hình
Mô hình gồm 3 biến:
Biến phụ thuộc: X1 - kinh nghiệm công tác; X2 - số năm được đào tạo.
Biến độc lập: Y – Thu nhập trung bình.
Mô hình hồi quy tổng thể: Y = β1 + β2.X1 + β3.X2 + Ui
Nguồn dữ liệu và mô tả dữ liệu
Số liệu được tổng hợp từ các bài nghiên cứu về Hỗ trợ chiến lược xây dựng- phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của The Asia Foundation.
Bảng số liệu quan sát như sau:
Trong đó: Y: Thu nhập trung bình(USD/giờ)
X1: Kinh nghiệm công tác(Năm)
X2: Số năm được đào tạo(Năm)
Thống kê mô tả các biến:
Ước lượng mô hình và kiểm định các giả thiết:
Phương trình hồi qui và ước lượng:
Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình:
- Hệ số chặn:
Kiểm định cặp giả thiết: H0: β1= 0; H1: β1≠ 0
Ta thấy P – value = 0.2054 > 0.05. Vậy chấp nhận H0 tức là hệ số chặn không có ý nghĩa.
- Hệ số góc:
Kiểm định 2 cặp giả thiết: H0: β2= 0; H1: β2> 0 và H0: β3= 0; H1: β3> 0.
Ta thấy P – value = 0.0000 < 0.05 và P – value = 0.0042 < 0.05. Vậy chấp nhận H1 tức là hệ số góc β2 và β3 có ý nghĩa( Khi số năm đào tạo hay kinh nghiệm công tác tăng thì thu nhập/ giờ tăng ).
- Kiểm định sự phù hợp của mô hình:
Cặp giả thiết: H0: R2 = 0; H1: R2 ≠ 0
Ta có P – value = 0.000008 < 0.05 nên chấp nhận H1 tức là một trong các biến kinh nghiệm công tác, thời gian đào tạo đã giải thích được cho sự biến động của thu nhập.
Diễn giải về mô hình:
Estimation Command:
=====================
LS Y C X1 X2
Estimation Equation:
=====================
Y = C(1) + C(2)*X1 + C(3)*X2
Substituted Coefficients:
=====================
Y = 1.359927775 + 0.3703837816*X1 + 0.5729035103*X2
- Với mức ý nghĩa α = 5% ta có:
PRF: Y = β1 + β2.X1 + β3.X2 + Ui
SRF: Y= 1.359927775 + 0.3703837816*X1 + 0.5729035103*X2
- Các ước lượng nhận được có phù hợp lý thuyết kinh tế không:
( Với β1= 1.359927775 nếu số năm được đào tạo và kinh nghiệm công tác đồng thời bằng 0 thì thu nhập trung bình sẽ là 1.359927775 USD/giờ
( Với β2= 0.3703837816 nếu X1 tăng 1 đơn vị thì Y tăng 1 lượng là 0.3703837816 USD/giờ trong điều kiện X2 không đổi và ngược lại.
( Với β3= 0.5729035103 nếu X2 tăng 1 đơn vị thì Y tăng 1 lượng là 0.5729035103 USD/giờ trong điều kiện X1 không đổi và ngược lại.
Các giá trị quan sát giá trị ước lượng biến phụ thuộc và phần dư:
Ma trận hiệp phương sai và các ước lượng:
Kiểm định các hệ số:
Kiểm định bớt biến X2:
Cặp giả thiết: H0: β2= 0; H1: β2≠ 0
Ta thấy P – value = 0.0001< 0.05 nên chấp nhận H1 tức là việc bỏ biến X2 là không được hay việc đưa thêm biến X2 vào mô hình là cần thiết.
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:
Phương pháp hồi quy phụ:
Hồi quy X1 theo X2:
X1= a1 + a2X2 + vt
Kiểm định cặp giả thiết: H0: R2 = 0; H1: R2≠ 0.
Ta có P – value = 0.543562 > 0.05 nên chấp nhận H0 tức là mô hình ban đầu không có đa cộng tuyến.
Hiện tượng phương sai sai số thay đổi:
Hiện tượng:
Để nhận định về phương sai sai số, đánh giá qua đồ thị phần dư. Qua đồ thị có thể thấy sự dao động không đồng đều của sai số quanh giá trị trung bình là 0. Hai đường đứt nét là giá trị sai số chuẩn của hồi quy.
Kiểm định White:
H0: mô hình có PSSS đồng đều
H1: mô hình có PSSS thay đổi
Nhìn vào mô hình ta thấy p-value < 0.05 nên chấp nhận H1
Kiểm định tự tượng quan
Phương pháp dùng kiểm định Breush – Godfrey (Tự tương quan bậc 1)
H0: MH có tự tương quan
H1: MH không có tự tương quan
Ta có P-value = 0.046297 < 0.05 nên mô hình có tư tương quan bậc 1
Kiểm định Ramsey:
H0: Dạng hàm đúng không thiếu biến
H1: Dạng hàm sai thiếu biến
Ta có P-value = 0.015358 < 0.05 nên dạng hàm thiếu biến
Kết luận
Dựa trên phần mềm Eview với điều kiện các nhân tố khác không đổi ta cũng nhận thấy được sự tác động nhất định của hai nhân tố số năm công tác và số năm được đào tạo vào thu nhập trung bình qua một số kết luận sau:
- Thu nhập trung bình (Y) chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm công tác (X1) và số năm được đào tạo(X2)
- Mô hình lựa chọn phù hợp với lý thuyết kinh tế
- X1, X2 xác định được 65.5907% sự biến động của Y.
- Mô hình ban đầu không có hiện tượng đa cộng tuyến, có PSSS thay đổi, có tự tương quan bậc 1, thiếu biến.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Em rất mong được sự góp ý của cô giáo ThS Trần Chung Thủy để bài làm được hoàn thiện hơn!