Đề tài Tìm hiểu pháp luật về trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh và thành viên của công ty hợp danh

Sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường từ tập trung bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần tạo nên bước ngoặt lớn trong sự đi lên của nền kinh tế đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Sự chuyển đổi này có ý nghĩa quan trọng tạo nên tiền đề cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay.

docx16 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2798 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu pháp luật về trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh và thành viên của công ty hợp danh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường từ tập trung bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần tạo nên bước ngoặt lớn trong sự đi lên của nền kinh tế đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Sự chuyển đổi này có ý nghĩa quan trọng tạo nên tiền đề cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho tình hình mới của nền kinh tế đất nước, đó là nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường cần có sự thay đổi căn bản về pháp luật kinh doanh. Trong đó có sự xuất hiện của loại hình doanh nghiệp mới đó chính là công ty hợp danh. Liệu pháp luật nước ta có những quy định như thế nào về trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh và thành viên của công ty hợp danh. Có gì khác so với nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mà em đã chọn đề tài: Tìm hiểu pháp luật về trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh và thành viên của công ty hợp danh. So sánh với pháp luật nước ngoài. NỘI DUNG I – Cơ sở lý luận Khái niệm công ty hợp danh Công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp là một loại hình doanh nghiệp, bởi vậy phải thừa nhận rằng công ty hợp danh trước hết phải là: “ tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.” Từ cách hiểu này về doanh nghiệp ta có thể khái quát về công ty hợp danh trên cơ sở quy định tại Điều 130 LDN: “ Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;” Tại khoản 1, Điều 26 Nghị định của Chính phủ số 03/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 hướng dẫn thi hành một số điều của luật doanh nghiệp quy định: “ Có hai loại công ty hợp danh là công ty hợp danh có tất cả thành viên đều là thành viên hợp danh và công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.” Có thể thấy khái niệm công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp của Việt Nam có nội hàm của khái niệm công ty đối nhân theo pháp luật các nước. Với quy định về công ty hợp danh, Luật doanh nghiệp đã ghi nhận sự tồn tại của công ty đối nhân ở Việt Nam. Đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh Về thành viên của công ty hợp danh: Trong công ty hợp danh bắt buộc phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh còn có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Về trách nhiệm tài sản trong công ty: Công ty hợp danh chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn của công ty. Thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Về tư cách pháp lý: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.  Phát hành chứng khoán: Trong quá trình hoạt động công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. II - Pháp luật về trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh và thành viên của công ty hợp danh . Pháp luật về trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, công ty hợp danh không được hưởng chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn. Công ty hợp danh không chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đầu tư vào kinh doanh mà còn phải dùng tài sản cá nhân của thành viên hợp danh để chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty hợp danh chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi tài sản của công ty. Điều 132 LDN đã quy định về tài sản của công ty hợp danh bao gồm: “ 1. Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty. Tài sản tạo lập được mang tên công ty. Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.” Trách nhiệm tài sản của thành viên của công ty hợp danh. Căn cứ vào tính chất thành viên và chế độ chịu trách nhiệm tài sản sẽ có hai loại công ty hợp danh: công ty hợp danh chỉ bao gồm những thành viên hợp danh ( chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty ) và công ty hợp danh bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn ( chịu trách nhiệm hữu hạn ). Quy chế pháp lý của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn là khác nhau xuất phát từ chế độ chịu trách nhiệm tài sản của họ. Thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn. Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới (chịu trách nhiệm thay cho các thành viên khác). Chủ nợ có quyền yêu cầu bất kì thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ. Sau đó, người mà đã trả tất cả khoản nợ có thể quay lại yêu cầu công ty thanh toán lại, anh ta cũng có thể yêu cầu đến các đồng thành viên trong công ty và trong trường hợp này, các đồng thành viên khác phải hoàn lại số nợ cho người đã thanh toán theo tỷ lệ được quy định trong điều lệ công ty hoặc, nếu trong điều lệ công ty không quy định, theo tỷ lệ phần đóng góp vào vốn điều lệ (Bộ luật Dân sự, Điều 1844, khoản 1 Thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn vì công ty hợp danh được thành lập trên cơ sở mối quan hệ quen biết giữa các thành viên, họ cùng góp vốn, hiểu biết của mình để thành lập công ty. Không có sự tách bạch về tài sản của công ty với cá nhân. Mặt khác, các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Căn cứ điểm b, khoản 1 Điều 130 LDN quy định: “Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty” Chịu trách nhiệm vô hạn có nghĩa là phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình hiện có hoặc sẽ có trong tương lai. “Thành viên hợp danh có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải hết số nợ của công ty. (điểm đ khoản 2 điều 134 LDN).” “Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ”. (điểm e khoản 2 điều 134 LDN). Đây là một đặc điểm cơ bản khác biệt của công ty hợp danh với các loại hình doanh nghiệp khác và cũng là điểm khác biệt của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong cùng công ty hợp danh. Góp phần bảo đảm quyền lợi cho các bên khi tham gia vào quan hệ giao dịch với công ty hợp danh thong qua chế dộ trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh. Với vai trò là thành viên góp vốn chế độ trách nhiệm hữu hạn giúp cho thành viên có thể yên tâm đầu tư vào công ty. Trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh còn ràng buộc thành viên hợp danh ngay cả khi thành viên đó đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công ty hợp danh: “trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên của thành viên hợp danh theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên” (khoản 5 điều 138 LDN). Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty hợp danh. Điều này có nghĩa nếu công ty kinh doanh thất bại, thành viên hợp danh sẽ phải sử dụng các tài sản cá nhân của mình (tiền, nhà, xe…) để trang trải các khoản nợ của công ty. Theo Điều 139 LDN thì trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh có quyền tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. Việc tiếp nhận thêm thành viên phải được hội đồng thành viên chấp thuận. Thành viên hợp danh mới được tiếp nhận vào công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản khác của công ty ( trừ trường hợp có thỏa thuận khác ). Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Là thành viên của công ty đối nhân nhưng thành viên góp vốn hưởng chế độ trách nhiệm tài sản như một thành viên của công ty đối vốn. Đây chính là lí do cơ bản dẫn đến thành viên góp vốn có thân phận pháp lí khác với thành viên hợp danh. Theo luật doanh nghiệp hiện hành: “Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”. (điểm c khoản 1 điều 130) “Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp”. (điểm a khoản 2 điều 140). Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn, nghĩa là thành viên đó chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty. Khách hàng không có quyền đòi thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trả toàn bộ số nợ cho mình, nếu số nợ đó lớn hơn phạm vi chịu trách nhiệm của thành viên này. Pháp luật quy định như vậy vì: thành viên góp vốn chỉ góp để hưởng phần trăm lợi nhuận tương ứng với số vốn góp, họ chỉ quan tâm tới lợi nhuận. Họ có thể có hoặc không có mối quan hệ quen biết với các thành viên trong công ty. Do đó, tuy là thành viên của loại hình công ty đối nhân nhưng họ lại chịu trách nhiệm hữu hạn như công ty đối vốn. Do xuất phát từ chế độ chịu trách nhiệm này mà quyền của thành viên góp vốn hạn chế hơn so với thành viên hợp danh như trong việc quản lý và điều hành công ty (thành viên hợp danh không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty…) Về phía các thành viên của công ty hợp danh, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới, trong khi đó trách nhiệm tài sản của thành viên góp vốn chỉ giới hạn ( chịu trách nhiệm hữu hạn ) trong phạm vi vốn đã góp vào công ty. III - So sánh với pháp luật nước ngoài Công ty hợp danh Việt Nam có nhiều điểm tương đồng và khác biệt với lại hợp danh của nhiều nước trên thế giới. Cụ thể, ta cùng tìm hiểu hợp danh của Hoa Kì - một trong những nước có hệ thống pháp luật phát triển vào bậc nhất trên thế giới để thấy được những ưu điểm, hạn chế của loại hình công ty này, từ đó góp phần hoàn thiện hơn hợp danh trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Khái quát chung về công ty hợp danh Hoa kì Trong các loại hình doanh nghiệp tại Mỹ, công ty hợp danh chiếm một phần không nhỏ và được ưa chuộng. Hợp danh theo định nghĩa của pháp luật Mỹ là sự liên kết của hai hay nhiều chủ sở hữu nhằm thực hiện kinh doanh thu lợi nhuận. Hợp danh của Mỹ bao gồm hợp danh thông thường và hợp danh hữu hạn. Một hợp danh nói chung có những đặc trưng sau đây: - Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của hợp danh. - Các thành viên hợp danh vừa là chủ sở hữu của hợp danh, vừa là người quản lý, điều hành. Trong hợp danh không có bộ máy quản lý chuyên biệt như ở công ty. - Hợp danh không có tư cách pháp nhân. Điều này có nghĩa là các giao kết thương mại của pháp nhân do chính các thành viên của nó thực hiện. Các hành vi pháp lý khác cũng được thực hiện thông qua các thành viên mà không cần tới sự uỷ quyền. Chính vì đặc trưng này mà các nguyên tắc pháp lý về quan hệ đại diện được áp dụng rất chặt chẽ trong hoạt động của hợp danh. Bất cứ hành vi của thành viên hợp danh nào nếu được thực hiện nhân danh hợp danh và trong phạm vi hoạt động của hợp danh đều có giá trị ràng buộc đối với hợp danh đó cũng như đối với các thành viên của nó. - Địa vị pháp lý của hợp danh chủ yếu được xây dựng bằng thoả thuận hợp danh. Pháp luật Mỹ không có những đòi hỏi chặt chẽ đối với hợp danh như đối với công ty. Sự tồn tại của luật hợp danh chỉ áp dụng đối với những điểm mà thoả thuận hợp danh có thể không đề cập tới. - Tài sản của hợp danh và bản thân hợp danh là sở hữu chung theo phần của các thành viên. Yếu tố này cộng với việc hợp danh không có tư cách pháp nhân dẫn đến số phận bấp bênh của nó mỗi khi có thành viên rút lui. Theo luật của Mỹ thì sự rút lui của một thành viên là điều kiện chấm dứt sự tồn tại của 1 hợp danh. Thành viên rút lui có thể yêu cầu chấm dứt hợp danh và thanh lý tài sản. - Tài sản của hợp danh không được ban hành dưới hình thức các cổ phiếu và phần vốn góp không thể mua bán được như là cổ phần của các công ty. Hợp danh hạn chế việc chuyển giao cổ phần cho người thứ ba. Việc chuyển giao cổ phần có thể làm thay đổi đặc trưng của hợp danh - các thành viên hợp danh là những người quen biết, dựa trên sự tin cậy lẫn nhau và nghĩa vụ trung thành của các thành viên. Hợp danh có hai biến dạng. Hợp danh thông thường là những hợp danh mang các đặc trưng như vừa phân tích ở trên. Biến dạng khác là hợp danh hữu hạn. Hợp danh hữu hạn là hợp danh trong đó có ít nhất hai thành viên trở lên và ít nhất 1 thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn. Địa vị pháp lý của các thành viên hữu hạn về cơ bản giống với quy định đối với thành viên của các hợp danh thông thường. Điểm khác nhau cơ bản là sự tồn tại của loại thành viên trách nhiệm hữu hạn chỉ góp vốn vào công ty hợp danh nhưng không tham gia vào hoạt động kinh doanh hay hoạt động quản trị đó. Các thành viên này chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp của mình chứ không chịu trách nhiệm cá nhân. Nếu như phần vốn góp trong hợp danh thông thường mang lại cho người góp vốn quyền đồng sở hữu trong tài sản của hợp danh, quyền tham dự vào các hoạt động quản trị và quyền được phân chia lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của nó thì thành viên hữu hạn trong hợp danh chịu trách nhiệm hữu hạn chỉ mang lại cho người góp vốn một số quyền nhất định. So sánh với pháp luật Việt nam Giống nhau + Đều là sự liên kết của hai hay nhiều chủ sở hữu nhằm thực hiện kinh doanh thu lợi nhuận. + Tài sản của hợp danh không được ban hành dưới hình thức các cổ phiếu và phần vốn góp không thể mua bán được như là cổ phần của các công ty Khác nhau Như đã phân tích ở trên, hợp danh ở Hoa Kỳ gồm 2 loại: hợp danh thông thường và hợp danh hữu hạn. Còn ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp năm 2005 chỉ có 1 hợp danh duy nhất là sự kết hợp của hợp danh hữu hạn và hợp danh vô hạn. Đây là điểm khác biệt giữa hợp danh của Hoa Kỳ và hợp danh ở Việt Nam, từ đó mà trách nhiệm tài sản của công ty và trách nhiệm tài sản của các thành viên trong công ty cũng có 1 số điểm khác biệt. + Nếu như hợp danh thông thường của nước Hoa kì quy định các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của hợp danh. Thì thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, ngoài ra còn có thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn. + Với hợp danh hữu hạn của Hoa kì thì thành viên trách nhiệm hữu hạn chỉ góp vốn vào công ty hợp danh nhưng không tham gia vào hoạt động kinh doanh hay hoạt động quản trị đó giống thành viên góp vốn trong công ty hợp danh của việt Nam tuy nhiên thành viên của công ty hợp danh tại Việt Nam còn có thành viên hợp danh mà theo quy định tại Điều 134 LDN: “Nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; đàm phán và ký kết hợp đồng, thoả thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;” + Mặt khác, về tư cách pháp lý: Nếu công ty hợp danh ở Việt Nam có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân. + Địa vị pháp lý của hợp danh chủ yếu được xây dựng bằng thoả thuận hợp danh. Pháp luật Mỹ không có những đòi hỏi chặt chẽ đối với hợp danh như đối với công ty. Sự tồn tại của luật hợp danh chỉ áp dụng đối với những điểm mà thoả thuận hợp danh có thể không đề cập tới. Còn địa vị pháp lý của hợp danh phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Tài sản của hợp danh và bản thân hợp danh cả Hoa Kìlà sở hữu chung theo phần của các thành viên còn theo công ty hợp danh của nước ta thì tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty ( Điều 132 LDN ). IV - Những bất cập và phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh và thành viên của công ty hợp danh Những bất cập trong các quy định của pháp luật về trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh và thành viên của công ty hợp danh Về giới hạn trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh theo LDN đã có sự mâu thuẫn giữa điểm c, khoản 1, Điều 130 LDN với khoản 3, Điều 131 LDN và khoản 2, Điều 140 LDN. Tại điểm c, khoản 1, Điều 130 LDN lại quy định: “Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.” Tuy nhiên, tại khoản 3, Điều 131 LDN quy định: “ Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty” Tại điểm a, khoản 2, Điều 140 LDN cũng xác định về thành viên góp vốn: “Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp” Như vậy, quy định về trách nhiệm của thành viên góp vốn tại điểm c, khoản 1, Điều 130 LDN đã không nhất quán với khoản 3, Điều 141 LDN và điểm a, khoản 2, Điều 140 LDN. Khi có sự mâu thuẫn giữa các điều luật như vậy cần phải áp dụng quy định nào của pha[s luật ( những điều luật nào được ưu tiên áp dụng )? Một trong các nguyên tắc áp dụng pháp luật là luật riêng, luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng, chỉ những gì luật riêng, luật chuyên ngành không quy định mới áp dụng quy định chung của pháp luật. Theo logic đó, quy định tại khoản 3, Điều 131 và điểm a, khoản 2, Điều 140 LDN là những quy định riêng, cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ của thành viên góp vốn cần phải ưu tiên áp dụng trước quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 130 LDN. Theo điểm b, khoản 1, Điều 95 LDN "thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty". Và theo Điều 96, khoản 2đ của LDN: "Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty; nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty, thì các thành viên hợp danh phải cùng nhau thanh toán hết số nợ còn lại. Trong trường hợp này, chủ nợ có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên hợp danh nào trong số họ thanh toán cho công ty". Các quy định trên cho thấy, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm thanh toán nợ cho công ty bằng toàn bộ tài sản riêng của mình. Về nguyên tắc chung này, chúng tôi không bàn luận gì thêm, nhưng điều đáng trao đổi thêm là: vào thời điểm nào chủ nợ có quyền yêu cầu thành viên hợp danh thanh toán nợ cho công ty? Ví dụ: CTHD A phải trả cho ngân hàng B một khoản nợ đến hạn ngày 01 tháng 07. Ngân hàng B có quyền yêu cầu các thành viên hợp danh phải thanh toán khoản nợ trên từ ngày 01 tháng 07 hay sau ngày này? Và nếu sau ngày này, thì lấy thời điểm nào làm mốc để ngân hàng B có quyền yêu cầu thành viên hợp danh thanh toán nợ cho CTHD vào ngày 01 tháng 07; phương án khác cũng có là ngân hàng B chỉ được yêu cầu thành viên hợp danh thanh toán nợ cho công ty khi chứng minh được rằng CTHD A không còn đủ tài sản để thanh toán món nợ. Thiết nghĩ, cả hai phương án trên đều không thuyết phục. Phương án thứ nhất đã biến thành viên hợp danh thành người chịu trách nhiệm liên đới với công ty, vì theo khoản 1, Điều 304, Bộ luật Dân sự "nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ". Phương án này quá bảo vệ quyền lợi của người thứ ba và làm ảnh hưởng đến lợi ích của thành viên hợp danh. Trong thực tế, món nợ với ngân hàng B là món nợ của chính cô