Sau gần 35 năm Đổi Mới, Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu nhất
định và đáng ghi nhận về mọi mặt, từ chính trị, ngoại giao đến kinh tế, đời sống văn
hóa xã hội. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới – WTO. Có thể nói, kể từ thời điểm sau 2
năm gia nhập WTO, hoạt động ngoại thương nói chung, đặc biệt hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nói riêng có nhiều thuận lợi để phát triển. Năm
2007 – 2008, tốc độ xuất khẩu tăng nhanh hơn 2 lần so với tốc độ tăng GDP; tổng
kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cao gấp 1,6 lần so với tổng giá trị GDP.
26 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4082 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH giao nhận vận tải Á Châu - ATL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
TÊN ĐỀ TÀI:
TỔ CHỨC NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG
XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
GIAO NHẬN VẬN TẢI Á CHÂU - ATL
Họ và tên sinh viên: Lê Hữu Tín
Khoá: K47
Lớp: A14
MSSV: 0851015634
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Phương Chi
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011
LỜI MỞ ĐẦU
Sau gần 35 năm Đổi Mới, Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu nhất
định và đáng ghi nhận về mọi mặt, từ chính trị, ngoại giao đến kinh tế, đời sống văn
hóa xã hội. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới – WTO. Có thể nói, kể từ thời điểm sau 2
năm gia nhập WTO, hoạt động ngoại thương nói chung, đặc biệt hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nói riêng có nhiều thuận lợi để phát triển. Năm
2007 – 2008, tốc độ xuất khẩu tăng nhanh hơn 2 lần so với tốc độ tăng GDP; tổng
kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cao gấp 1,6 lần so với tổng giá trị GDP.
Những thành tựu kể trên có được một phần không chỉ nhờ những thuận lợi
khách quan như những ưu đãi thuế quan, hàng rào phi thuế quan được dỡ bỏ, sự
cạnh tranh bình đẳng khi Việt Nam tham gia vào WTO, chúng còn xuất phát từ tư
duy nhạy bén, đổi mới của các thành phần kinh tế trước vận mệnh mới của đất
nước. Tuy nhiên, mọi khâu sản xuất, từ bước tìm kiếm thị trường, khách hàng cho
đến việc xuất khẩu hay nhập khẩu, thực tế đã cho thấy bản thân các doanh nghiệp
không thể chủ động trực tiếp vận chuyển, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đến
các khách hàng của mình ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, vốn có đặc thù
cách xa nhau về khoảng cách địa lý, đặc biệt là phải qua đường biển dài ngày.
Chính vì tính chuyên môn hóa ngày càng cao của một nền kinh tế hội nhập, các
công ty vận tải và giao nhận ở Việt Nam đã ra đời.Hiện nay, nước ta có hơn 1000
công ty tham gia vào ngành này, và cơ hội phát triển còn vô cùng tiềm năng, chưa
được khai thác hết. 1 điều đáng lưu ý là 95% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam được thông qua đường biển.
Cuộc cách mạng container hóa vào cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX trên thế giới
đã rút ngắn thời gian truân chuyển và chuyên chở hàng hóa tại các cảng biển, đảm
bảo an toàn và tránh thất thoát cho hàng hóa, giúp hàng hóa được phân phối và tiếp
cận với khách hàng trên khắp thế giới nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều. Chính
vì tính ưu việt đó, ngày nay, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu trong container
bằng đường biển đã trở thành phương thức vận tải phổ biến và được ưa chuộng. Vì
lý do đó, tác giả xin phép chọn đề tài: “TỔ CHỨC NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN
HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂNTẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ASIA TRANS LOGISTICS – ATL” để
làm báo cáo thực tập giữa khóa. Bài báo cáo có bố cục gồm 3 chương chính sau:
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN ASIA TRANS LOGISTICS – ATL
Chương 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU
NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN ASIA TRANS LOGISTICS – ATL
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ASIA TRANS
LOGISTICS – ATL
Thông qua bài báo cáo này, với thời gian 1 tháng ngắn ngủi thực tập tại công
ty ATL, tác giả mong muốn được quan sát và tìm hiểu thực trạng hoạt động xuất
khẩu hàng hóa nguyên container bằng đường biển của công ty cho các khách hàng
của mình để đánh giá về tính ưu việt về thời gian và chi phí, qua cách bố trí nhân sự
tham gia vào hoạt động kinh doanh này của công ty ATL, để từ đó có sự đối chứng
và ứng dụng giữa lý thuyết đã được học so với thực tế. Tác giả xin chân thành cảm
ơn Bộ môn nghiệp vụ Trường Đại học Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh, cô
giáo Nguyễn Phương Chi, và tập thể công ty ATL đã dành nhiều ưu ái, thời gian
quý báu và tạo điều kiện tốt nhất để giúp tác giả hoàn thành bài báo cáo này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7, 2011
Sinh viên Lê Hữu Tín
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
ASIA TRANS LOGISTICS - ATL
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty TNHH giao nhận vận tải Á Châu (ATL) được thành lập và hoạt động
vào ngày 17/03/2009.
Dù mới ra đời nhưng công ty ATL lại có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp với
hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành giao nhận vận tải, logistics. Bên cạnh đó,
công ty luôn có những khóa huấn luyện đặc biệt được tổ chức tại công ty nhằm giúp
nhân viên nắm vững nghiệp vụ và nâng cao tay nghề trong quá trình làm việc.
Hiện nay, công ty đang từng bước mở rộng mạng lưới của mình thông qua việc
liên kết với các đại lý ở nước ngoài như: hệ thống Agent Intercargo (Hoa Kỳ), hệ
thống Cargo Partner Logistics với hơn 37 quốc gia trên thế giới, Pilot Trans Global
(Ấn Độ)… để thực hiện các nghiệp vụ giao nhận quốc tế một cách chuyên nghiệp.
Công ty còn đẩy mạnh hoạt động môi giới thương mại giữa các doanh nghiệp
nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập
khẩu, từ đó gia tăng thêm khách hàng giao nhận, vận tải với công ty.
Tuy chỉ mới thành lập được hơn 2 năm, nhưng công ty đã đạt được những
thành quả nhất định về kinh doanh, có những bước đi ban đầu bền vững.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ KINH DOANH
Nhìn chung, các công ty forwarder đều tích hợp các giải pháp vận tải để đáp
ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng trong thị trường logistics. Công ty
ATL hoạt động như 1 nhà General Forwarder, kể cả thuê ngoài, tích hợp 5 loại hình
sau:
+ Air Forwarder: chuyên về dịch vụ giao nhận quốc tế bằng đường hàng
không.
+ Air & Sea Forwarder: chuyên về dịch vụ giao nhận quốc tế bằng đường hàng
không và đường biển.
+ Consolidator: chuyên thực hiện, tích hợp các giải pháp cho các lô hàng lẻ
(LCL) cả đường hàng không và đường biển.
+ Trucking Forwarder: chuyên thực hiện giải pháp giao nhận vận tải nội địa,
giao nhận tận nhà, tận xưởng (door-to-door).
+ Broker: là các công ty forwarder chuyên thực hiện nghiệp vụ khai hải quan
(customs).
Bảng 1.1: TÓM TẮT SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY ATL
Tên công
ty
Cty TNHH một thành viên giao nhận vận tải Á Châu
Tên đối
ngoại
ASIA TRANSPORT LOGISTICS COMPANY
LIMITED
Tên viết tắt ATL Co., Ltd
Website www.atltrans.com
Điện thoại +84.8.3820 9905
Fax +84.8.3820 9906
Logo công
ty
Vốn kinh
doanh
1.800.000.000 đồng
Giấy phép
kinh doanh
số
4104008667
Mã số thuế 307768899
Mã số
doanh
nghiệp
307768899
Ngày cấp
GPKD
17/03/2009
Người đại
diện pháp
lý
Nguyễn Diên Hồng Ngọc
(Nguồn: Phòng chứng từ công ty ATL)
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
1. Sơ đồ tổ chức của công ty
Công ty ATL có 8 nhân viên tất cả, bao gồm cả ban giám đốc. Đội ngũ nhân
sự công ty đều có trình độ đại học, cao đẳng, xuất thân và được đào tạo bài bản
ngành vận tải giao nhận. Đây là 1 công ty có quy mô nhỏ, vì chỉ mới thành lập được
hơn 2 năm, có cấu trúc khá tinh gọn, sử dụng nhân sự đúng người đúng vị trí và tổ
chức công ty được chia ra làm 3 phòng ban chính như sau:
Sơ đồ 1.1: Giới thiệu tóm tắt tổ chức công ty ATL
(Nguồn: Phòng chứng từ công ty ATL)
2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Địa chỉ 215/26 Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh
Văn phòng
đại diện
Lầu 1, tòa nhà GreenHouse – 62A Phạm Ngọc Thạch,
Q.3
Ngành
nghề kinh
doanh
chính
Dịch vụ đại lý tàu biển và vận tải biển; Dịch vụ vận tải
đa phương thức; Môi giới thương mại
+ Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng có nhu cầu giao nhận
vận tải về cho công ty, tìm giá cước các hãng tàu, hãng hàng không cạnh tranh để
cung cấp cho khách hàng, tìm kiếm, liên lạc, xây dựng và duy trì quan hệ với các
đại lý, hãng tàu, lên kế hoạch kinh doanh cho công ty.
+ Phòng chứng từ: có nhiệm vụ lập các chứng từ cần thiết cho các lô hàng giao
nhận vận tải của khách hàng như vận đơn, khai báo hải quan, theo dõi các đơn hàng
từ lúc kí kết hợp đồng vận chuyển với khách hàng cho đến lúc hàng đã được giao
cho người nhận; chăm sóc, giải đáp và tư vấn thắc mắc cho khách hàng.
+ Phòng kế toán: có nhiệm vụ theo dõi chi phí, doanh thu, lợi nhuận của công
ty, lên ủy nhiệm chi và phiếu nợ cước của khách, lập báo cáo kinh doanh hằng quý
và năm.
Riêng giám đốc công ty có nhiệm vụ bố trị nhân sự, theo dõi tiến độ kinh
doanh, mở rộng quan hệ với các đối tác đại lý, môi giới thương mại để xúc tiến hoạt
động xuất nhập khẩu, đem thêm khách hàng giao nhận vận tải về cho công ty.
Cách bố trí nhân sự của công ty khá hợp lí. Vì là một công ty nhỏ, phòng sales
chỉ do 2 nhân viên đảm nhận để bảo đảm lượng khách hàng và tìm kiếm thêm khách
hàng mới trong khả năng cung cấp dịch vụ của công ty, mỗi người lo một mảng
cước vận tải quốc tế xuất khẩu và nhập khẩu. Riêng phòng chứng từ, do lượng
chứng từ cần xử lý và giải quyết cho khách khá lớn nên phòng này có lượng nhân
viên nhiều nhất, gồm: 2 nhân viên lo chứng từ hàng xuất, 1 nhân viên lo chứng từ
hàng nhập và 1 nhân viên chạy chứng từ (giao chứng từ cho khách, đi lấy container,
v.v…). Ở phòng kế toán, do sổ sách công ty không nhiều nên công việc này do một
nhân viên đảm nhiệm. Chức năng của giám đốc như đã nói ở trên đảm bảo cho công
việc kinh doanh của công ty luôn ổn định.
IV. TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2009-2011
1. Tình hình kinh doanh chung
Công ty ATL được thành lập vào cuối quý I năm 2009, vì thế, tác giả xin được
phép so sánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận ròng của công ty trong 3 quý cuối năm
trong 2 năm 2009 và 2010 (tính đến thời điểm này):
Biểu đồ 1.1: Kết quả kinh doanh công ty ATL trong 3 quý cuối năm 2009 &
2010
(Nguồn: Phòng kế toán công ty ATL)
Năm 2009, công ty ATL bắt đầu đi vào hoạt động. Do khách hàng chưa biết
nhiều đến công ty, cộng với hệ quả suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 kéo dài
sang năm 2009, số lượng đơn hàng xuất nhập khẩu khá ít; do đó, doanh thu trong 3
quý cuối năm 2009 chỉ đạt 155.666,14 USD. Do công ty mới thành lập nên các chi
phí đầu tư ban đầu cũng như các chi phí cố định khác như: chi phí thuê văn phòng,
điện, nước, tiền lương nhân viên… khá cao. Vì thế, lợi nhuận thu về trong 3 quý
cuối năm 2009 đạt 24.605,24 USD.
Năm 2010, mặc dù có sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng đơn hàng xuất nhập
khẩu (gấp 3 – 9 lần) so với cùng kỳ năm 2009 nhưng doanh thu mang về trong 3
quý cuối năm 2010 chỉ đạt 273.855,94 USD, tăng 1.76 lần so với năm 2009.
Nguyên nhân là do trong thời điểm 2010, công ty phụ trách phần lớn các lô hàng
xuất nhập khẩu ở thị trường châu Á là chủ yếu. Các tuyến vận tải quốc tế ở thị
trường châu Á rất cạnh tranh nên công ty ATL chỉ có thể “mark-up” giá cước (làm
giá) cho tuyến vận tải này ở mức chỉ từ 30 – 50 USD để thu hút khách hàng. Các chi
phí cũng có sự gia tăng đáng kể, đặc biệt là chi phí bảo trì và chi phí sử dụng cho
các thiết bị đầu tư ban đầu của công ty ATL.Đây có thể xem là một điểm yếu của
công ty khi đầu tư vào các thiết bị chưa thật sự tiết kiệm. Đặc biệt, chi phí lương
nhân viên gia tăng đột biến 71.557,13 USD, tăng gấp 2,46 lần so với cùng kỳ năm
2009 (29.050,9 USD). Điều này được giải thích vì lí do giám đốc công ty ATL
trong năm 2009 quyết định không nhận lương thời gian đầu công ty mới thành lập.
Tuy nhiên, cuối năm 2009, lợi nhuận ròng của công ty đạt 24.605,24 USD nên giám
đốc công ty ATL quyết định nhận lương trong năm 2010, làm chí phí lương tăng
nhanh chóng. Vì nguyên nhân đó, trong năm 2010, công ty ATL lỗ và lợi nhuận
ròng đạt mức âm là:-23.531,33 USD.
2. Tình hình kinh doanh giao nhận hàng xuất bằng container đường biển
Hiện nay, công ty ATL đang cung cấp các dịch vụ chủ yếu và chủ lực của
mình là: xuất nhập khẩu bằng vận tải biển (container), xuất nhập khẩu bằng đường
hàng không.
Biểu đồ dưới đây cho thấy, công ty ATL đang có thế mạnh trong vận tải xuất
nhập khẩu bằng đường biển với tỷ trọng là 39,12% cho hàng xuất và 35,36% cho
hàng nhập. Trong khi đó, vận tải xuất nhập khẩu bằng đường hàng không chiếm tỷ
trọng thấp hơn với 3,37% cho hàng xuất và 22,15% cho hàng nhập. Như vậy, tỷ
trọng hàng xuất bằng đường biển gấp hơn 10 lần hàng xuất bằng đường không, và
con số đối với hàng nhập là 1,6 lần.
Điều này phù hợp với xu thế giao nhận vận tải hiện nay vì vận tải hàng hóa
bằng đường biển là phương thức vận tải tiết kiệm nhất, vì thông thường, chi phí
thấp hơn 5 lần so với vận tải bằng đường hàng không.Nắm bắt được xu hướng này
cũng như nhu cầu của thị trường, công ty ATL không ngừng mở rộng các tuyến
đường vận tải biển bằng cách thỏa thuận giá cước tốt nhất với các hãng tàu.
Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng dịch vụ của cty ATL trong 3 năm từ quý II – 2009
đến quý II – 2011
4%
22%
39%
35%
Air Export
Air Import
Sea Import
Sea Export
(Nguồn: Phòng chứng từ)
Chương 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU
NGUYÊN
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN ASIA TRANS LOGISTICS - ATL
I. QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (FCL) TẠI CÔNG TY ATL
Dưới đây là các bước thực hiện quy trình xuất khẩu một lô hàng nguyên
container bằng đường biển (FCL) tại công ty ATL, bao gồm dịch vụ cả dịch vụ vận
tải nội địa (Trucking Inland):l
Bảng 2.1: Quy trình giao nhận xuất khẩu hàng nguyên container đường biển
tại công ty ATLcóiê
GĐ MÔ TẢ CÔNG VIỆC Người thực hiện
Giai
đoạn
01
Tìm kiếm khách hàng Phòng kinh
doanh
Gửi bảng báo giá cho khách hàng Phòng kinh
doanh
Ký hợp đồng dịch vụ giao nhận với khách
hàng
Phòng kinh
doanh
Giai
đoạn
02
Nhận Booking Request từ khách hàng Phòng kinh
doanh
Gửi thông tin vận tải cho đại lý ở nước hàng Phòng chứng
đến từ
Gửi Booking Request cho người chuyên
chở
Phòng chứng
từ
Người chuyên chở gửi Booking
Confirmation cho ATL
Người chuyên
chở
Thông báo kết quả Booking cho khách hàng Phòng chứng
từ
Giai
đoạn
03
Cầm Booking qua hãng tàu đổi lệnh cấp
container rỗng
Phòng chứng
từ
Ra cảng lấy container rỗng đưa về kho đóng
hàng và trở ra cảng
Phòng chứng
từ
Yêu cầu chứng từ hàng hóa để làm tờ khai
từ khách hàng
Phòng chứng
từ
Lên tờ khai hải quan điện tử và gửi cho hải
quan
Phòng chứng
từ
Thông quan hàng hóa khi hàng đưa ra cảng Phòng chứng
từ
Làm HB/L gửi cho khách hàng kiểm tra Phòng chứng
từ
Làm CO nộp phòng thương mại Phòng chứng
từ
Gửi chi tiết làm MB/L cho người chuyên
chở
Phòng chứng
từ
Người chuyên chở gửi MB/L và ATL kiểm
tra MB/L
Người chuyên
chở
Gửi Pre-alert cho đại lý nước hàng đến Phòng chứng
từ
Giai
đoạn
04
Theo dõi lô hàng (tracking cargo) sau khi
tàu đi
Phòng kinh
doanh
Xác nhận việc đại lý nhận hàng ở cảng đến Phòng kinh
doanh
Thông báo khách hàng khi hàng đến tay Phòng kinh
người nhận doanh
Giai
đoạn
05
Gửi debit note (giấy báo nợ) cho khách
hàng kiểm tra và xác nhận
Phòng chứng
từ
Xuất hóa đơn và yêu cầu khách hàng thanh
toán
Phòng kế toán
Làm Shipping Request cho bộ phận kế toán
để tính lợi nhuận
Phòng kế toán
Để rõ ràng, tác giả xin dẫn chứng quy trình thực hiện trong một trường hợp cụ
thể, cho lô hàng mã số: ASE11050161, xuất khẩu 01 container 20’ DC - hàng máy
móc cơ khí (Machine) của CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP BÔNG
LÚA.
1Xem phụ lục 1
Do công ty Bông Lúa có yêu cầu ATL thực hiện nghiệp vụ vận tải nội địa và
khai hải quan nên quy trình xuất khẩu sẽ tiến hành các giai đoạn như sau:
1. .................................................................................................................. G
iai đoạn 1
1.1 Tìm kiếm khách hàng
Qua tìm hiểu trên các website xuất nhập khẩu, nhân viên kinh doanh biết
công ty Bông Lúa chuyên sản xuất hàng hóa máy móc để xuất khẩu, nên chủ động
liên lạc với công ty này để biết thị trường xuất khẩu. Công ty Bông Lúa thông báo
sắp có một lô hàng máy móc xuất khẩu đi Sri Lanka, cảng đến là Colombo, đóng
trong 1 container 20’DC. Nhận thấy thị trường xuất khẩu phù hợp với dịch vụ mà
ATL cung cấp (quen nhiều hãng tàu có tuyến chuyên chở tương tự, có đại lý giao
nhận tại nước nhập khẩu), nhân viên kinh doanh đề xuất đóng vai trò là người giao
nhận vận tải hàng hóa của Bông Lúa cho khách hàng của mình ở nước nhập khẩu,
sau đó gởi thư giới thiệu, bảng báo giá cho Bông Lúa qua thư điện tử (email) và fax
trực tiếp.
1.2 Gửi bảng báo giá cho khách hàng
Nhân viên kinh doanh ATL gửi bảng chào giá sang cho công ty Bông Lúa.
Cước phí Vận tải chính (Ocean Freight) đến cảng Colombo của Sri Lanka là
850 USD/container 20’ DC, vận chuyển trong khoảng thời gian 14 ngày và đi vào
thứ 6 hàng tuần.
Chính vì ATL có mối quan hệ tốt với các hãng tàu nên cước phí của ATL rất
cạnh tranh, so với thị trường cước chung cho lô hàng này thường là vào khoảng 950
đến 1000 USD. Vì vậy nên ngay sau khi chào giá, ATL đã nhận được sự đồng ý đặt
chỗ của công ty Bông Lúa.
1.3 Ký hợp đồng dịch vụ giao nhận với khách hàng
Sau khi thoả thuận giữa bên công ty Bông Lúa và công ty ATL đã đồng ý kết
hợp đồng vận chuyển hàng hoá.
2. Giai đoạn 2
2.1 Nhận Booking Request từ khách hàng
From: Bong lua vn[mailto:bonglua@gmail.com]
Sent: ThurG.P. SHIPPINGY, May 17, 2011 10:40 AM
To: ATL
Cc: dxlinh@baominh.com.vn
Subject:
Dear Mr./ Ms.,
Would you please send us booking as folows:
Commodity: Machine
Volume: 1x20’DC.
POL/POD: HCM/ COLOMBO
Thanks & Best Regards.
Sau khi nhận được email booking của khách hàng, công ty ATL xác nhận việc
đã nhận email từ khách hàng và bắt đầu tiến hành làm thủ tục chứng từ cho lô hàng
xuất khẩu của công ty Bông Lúa.
2.2 Gửi thông tin vận tải cho đại lý ở nước hàng đến
Công ty ATL ký hợp đồng với công ty G.P. SHIPPING (PVT) LTD đóng vai
trò làm đại lý của công ty ATL bên Colombo - Sri Lanka để phụ trách về lô hàng
của công ty Bông Lúa.
Công ty ATL thông báo về ngày dự kiến lô hàng máy móccủa công ty Bông
Lúa sẽ đến cảng Colombo của Sri Lanka là ngày 10/06/2011 cho công ty G.P.
SHIPPING ở Sri Lanka biết để thông báo cho người nhận hàng ở Sri Lanka đến
nhận hàng.
Trong trường hợp lô hàng máy móc của công ty Bông Lúa, do điều kiện thanh
toán thương mại quốc tế giữa công ty Bông Lúa và công ty Semuthu Argo là thanh
toán bằng tín dụng chứng từ L/C (Letter of Credit) theo lệnh của ngân hàng Hatton
National Bank ở Colombo (Sri Lanka), nên chỉ khi nào người nhận hàng chấp nhận
thanh toán tiền hàng thì mới được lấy chứng từ và nhận được hàng bởi việc kí hậu
House B/L của ngân hàng này.
2.3 Gửi Booking Request cho người chuyên chở
Sau khi có được thông tin lô hàng từ công ty Bông Lúa Việt Nam, công ty
ATL tiến hành gửi email booking cho hãng tàu APL về các thông tin như: tuyến
đường vận tải (từ Hồ Chí Minh đến Colombo, Sri Lanka), volume (trọng tải của lô
hàng), số lượng container, tình trạng lô hàng, ngày dự kiến xuất đi (ETD) là
27/05/2011, đóng hàng ở kho.
From: Kelly - ATL [mailto:kelly.phan@atltrans.com]
Sent: Thur G.P. SHIPPINGY, May 17, 2011 11:21 AM
To: Song_Le@apl.com
Cc: ops@atltrans.com
Subject: request from ATL
Dear Mr. Song,
Would you please send us booking to Colombo as follows:
Com: Machine
Volume: 1x20’DC
ETD: 27-May
Stuff: warehouse.
Appreciate your reply soonest.
2.4 Người chuyên chở gửi Booking Confirmation2 cho ATL(xem phụ lục 2)
Ngay sau khi nhận được thông tin booking của công ty ATL, hãng tàu APL
gửi email phản hồi đính kèm số booking: 74612095để thuận tiện trong việc quản lý
quá trình trình giao nhận vận chuyển cho lô hàng sau này. Đồng thời, đây cũng là
bằng chứng hãng tàu APL chấp nhận việc booking của công ty ATL cho 01
container 20’DC dự kiến đi ngày 27/05/2011. Trong Booking Confirmation này,
APL cũng cho biết ATL sẽ phải cầm Booking Confirmation này đến Asaco Thủ
Đức/Rạng Đông để đổi container rỗng.
2.5 Gửi thông tin Booking