Gia đình là tế bào của xã hội”- là cái nôi nuôi dưỡng nhân tài cho đất nước, gia đình tốt thì Xã hội mới tốt- Xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Theo quan niệm đó thì sự gắn kết của vợ chồng là tất yếu dựa trên cơ sở tình cảm dẫn đến hôn nhân nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc. Vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ trong việc thể hiện tình cảm (quyền nhân thân giữa vợ và chồng) và cũng có nghĩa vụ và quyền về tài sản. Trong bài này chúng ta cùng đi sâu và tìm hiểu về vấn đề:
“ Trách nhiệm pháp lý của vợ / chồng đối với các giao dịch dân sự do một bên vợ/ chồng thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ chồng”.
9 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Trách nhiệm pháp lý của vợ, chồng đối với các giao dịch dân sự do một bên vợ, chồng thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Gia đình là tế bào của xã hội”- là cái nôi nuôi dưỡng nhân tài cho đất nước, gia đình tốt thì Xã hội mới tốt- Xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Theo quan niệm đó thì sự gắn kết của vợ chồng là tất yếu dựa trên cơ sở tình cảm dẫn đến hôn nhân nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc. Vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ trong việc thể hiện tình cảm (quyền nhân thân giữa vợ và chồng) và cũng có nghĩa vụ và quyền về tài sản. Trong bài này chúng ta cùng đi sâu và tìm hiểu về vấn đề:
“ Trách nhiệm pháp lý của vợ / chồng đối với các giao dịch dân sự do một bên vợ/ chồng thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ chồng”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở pháp lý của quy định “trách nhiệm pháp lý của vợ/ chồng đối với giao dịch dân sự do một bên vợ/ chồng thực hiện liên quan tới tài sản chung của vợ chồng”.
Theo khoản 1 Điều 304 Bộ luật dân sự: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ dân sự do nhiều người phải thực hiện và người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”.
1. Quy định của luật hôn nhân và Gia đình về “Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch dân sự một bên do vợ/ chồng thực hiện liên quan tới tài sản chung của vợ chồng.
Tại điều 25 của luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện: "Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trông hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình". Và khoản 3 Điều 28 của Luật này còn quy định: "Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc nguồn sống duy nhất của gia đình việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định của pháp luật. Theo Điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình, thì việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ, chồng được quy định như sau:
"1. Trong trường hợp việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng hoặc tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch liên quan đến định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình mà pháp luật quy định thì sự thỏa thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực…)
2. Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có quy định phải tuân theo hình thức nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình, thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng.
3. Tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng nói tại khoản 1, khoản 2 Điều này được xác định căn cứ vào phần giá trị của tài sản đó trông khối tài sản chung của vợ chồng.
4. Trông trường hợp vợ chồng xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà không có sự đồng ý của một bên, thì bên đó có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu theo quy định tại Điều 139 của Bộ luật Dân sự và hậu quả pháp lý được giải quyết theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Dân sự."
2. Điều kiện để áp dụng nguyên tắc.
Theo các quy định nêu trên của pháp luật thì khi tham gia vào giao dịch dân sự nói chung cũng như hợp đồng dân sự nói riêng đối với tài sản chung của vợ và chồng đều phải có sự thỏa thuận và đồng ý của cả vợ và chồng. Nếu một bên vợ hoặc chồng không có sự đồng ý, thì giao dịch dân sự hay hợp đồng dân sự đó là bất hợp pháp, bị coi là vô hiệu. Đối với các hợp đồng dân sự do một bên vợ hoặc chồng thực hiện thì vợ hoặc chồng chỉ phải chịu trách nhiệm liên đới khi:
- Giao dịch phải hợp pháp. Chắc chắn, đó không thể là các giao dịch có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội.
- Giao dịch phải nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Các tiêu chí của “nhu cầu sinh hoạt thiết yếu” có thể thay đổi theo sự phát triển của xã hội tiêu thụ. Có những nhu cầu rất cơ bản, chung đối với gia đình ở mọi nơi và trong mọi thời đại: thức ăn, quần áo của các thành viên, thuốc men, chi phí giáo dục con cái, bảo quản nhà cửa,... Có những nhu cầu đặc trưng của cuộc sống thị dân hiện đại: chi phí điện, nước, điện thoại,... Luật hiện hành không quy định riêng về mức đóng góp của mỗi bên đối với các chi phí nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Có lẽ, bởi vì trước hết các nhu cầu thiết yếu của gia đình được đáp ứng bằng tài sản chung (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 28 khoản 2). Thực ra, tài sản chung dùng để chi phí cho các nhu cầu thiết yếu của gia đình thuờng là tài sản chung có nguồn gốc từ thu nhập của vợ, chồng. Các tài sản ấy, dù là của chung, cũng có thể được người tạo ra chúng (người có thu nhập) tự mình sử dụng, định đoạt trong chừng mực hợp lý để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt riêng, mà không cần hỏi ý kiến của vợ (chồng). Ta có thể tự hỏi: liệu người có thu nhập phải bảo đảm việc chi tiêu cho các nhu cầu chung đến mức độ nào bằng thu nhập của mình, thì mới được tự do sử dụng phần còn lại của thu nhập đó cho những nhu cầu riêng ? Một cách hợp lý, thu nhập của một người phải được ưu tiên sử dụng để thanh toán các chi phí nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Mặt khác, vợ chồng chỉ có thể đóng góp thu nhập của mình vào việc xây dựng khối tài sản chung theo sức thu nhập của mình, không thể nhiều hơn. Bởi vậy, có thể tin rằng mức đóng góp của vợ chồng vào việc chi phí cho các nhu cầu thiết yếu của gia đình cũng phải tương ứng với sức thu nhập đó.Nếu thu nhập và các tài sản chung khác không đủ để trang trải chi phí, thì sao? Luật nói rằng tài sản riêng của vợ, chồng cũng có thể được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 33 khoản 4). Có thể nghĩ rằng trong khung cảnh của luật thực định, vợ, chồng, trên nguyên tắc, có trách nhiệm đóng góp ngang nhau trong việc thanh toán các chi phí ấy. Tuy nhiên, vấn đề là: khối tài sản riêng của mỗi người thường không ngang nhau. Có lẽ, cũng như trong trường hợp đóng góp vào việc chi tiêu bằng thu nhập, việc đóng góp bằng tài sản riêng cũng được thực hiện dựa theo tình hình tài sản riêng của mỗi người. Nếu một người không có tài sản riêng, thì người còn lại chịu trách nhiệm thanh toán chi phí bằng tài sản riêng của mình. Căn cứ xác định bằng văn bản thỏa thuận, mà chỉ cần xác định bên vợ hoặc chồng không tham gia hợp đồng dân sự đó có biết và phải biết việc tham gia hợp đồng dân sự của phía bên kia, thì sẽ buộc họ phải có trách nhiệm liên đới đối với việc xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
3. Ý nghĩa của quy định “trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch dân sự một bên do vợ/ chồng thực hiện liên quan tới tài sản chung của vợ chồng.
- Đây là quy định rất quan trọng và cần thiết nhằm ràng buộc trách nhiệm của vợ chồng đối với nhau và đối với cuộc sống gia đình. Điều này nhằm khắc phục tình trạng vẫn xảy ra trên thực tế, đó là sự thờ ơ, vô trách nhiệm của vợ chồng đối với gia đình. Đôi khi vợ hoặc chồng tự mình thực hiện những giao dịch dân sự vì nhu cầu sinh hoạt chung thiết yếu của gia đình, nhưng khi trách nhiệm phát sinh người chồng hoặc người vợ không chịu chia sẻ trách nhiệm, không có sự hỗ trợ hoặc tạo điều kiện cho nhau trong cuộc sống gia đình. Có thể nói rằng quy định tại điều 25 Luật hôn nhân và Gia đình 2000 là một bước cụ thể hóa về nghĩa vụ tài sản của vợ chồng.
- Trên cơ sở của công ước Cedaw quy định về sự xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ trên tất cả các vấn đề liên quan đến quyền nhân thân giữa vợ và chồng như: “Quyền cá nhân như nhau đối với cả vợ cũng như chồng bao gồm quyền được lựa chọn tên, họ của mình, chọn nghề nghiệp, việc làm của bản thân mình”. Vấn đề bình đẳng trong quan hệ vợ chồng và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ đã được nhà nước Việt Nam ghi nhận, đề cao trong Hiến pháp và cụ thể trong pháp luật và các chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Đó là Hiến pháp năm 1992, Luật hôn nhân và Gia đình 1986, Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật hình sự năm 1999…và đặc biệt trên cơ sở kế thừa và phát huy những quan điểm của toàn bộ vấn đề bình đẳng giới Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có những quy định mới và chi tiết hơn. Điều này thể hiện sự tiến bộ về kĩ thuật lập pháp cũng như tiến bộ trong cách tiếp cận vấn đề bình đẳng giới.
II. Thực trạng khi áp dụng quy định vào thực tế đời sống.
1. Trên thực tế giải quyết các vụ án về vấn đề này lại rất phức tạp, rất nhiều hợp đồng dân sự do một bên vợ hoặc chồng thực hiện không có sự bàn bạc, thỏa thuận với bên kia. Khi một bên vợ hoặc chồng phát hiện ra, có yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng, các Tòa án đều xác định hợp đồng dân sự đó vị vô hiệu, nhưng việc xác định trách nhiệm liên đới của bên không tham gia của các Tòa án lại rất khác nhau. Chúng tôi nhận thấy cần phải nhận thức đúng về vấn đề này và có đường lối giải quyết cho thống nhất, xin nêu một số ví dụ cụ thể như sau:
1.1.Ví dụ thứ nhất:
Theo hợp đồng mua bán căn nhà số 24 A Lê Minh Ngươn, phường Mỹ Long thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang ngày 3-01-2001 lập tại Phòng Công chứng Nhà nước thì vợ chồng ông Vương Tấn Dũng, bà Phạm Thị Nga thỏa thuận bán nhà cho vợ chồng ông Lâm Đức Trung, bà Văng Thị Bạch Tuyết với giá 300.000.000 đồng. Ngày 28-02-2001 ông Lâm Đức Trung được UBND tỉnh An Giang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với căn nhà nêu trên. Trong khi bán nhà cho ông Trung, thì ông Dũng vẫn đang cho bà Nguyễn Kim Hoàng thuê. Ngày 6-3-2001 ông Trung lại lập hợp đồng bán căn nhà trên cho bà Kha Thị Hiếng với giá 345.000.000 đồng. Do đó ông Trung đã khởi kiện xin hủy hợp đồng mua bán nhà với ông Trung vì cho rằng ông bị ông Trung ép buộc bán nhà trừ nợ và nhà đất là tài sản của vợ chồng ông và bà Nga, hợp đồng mua bán nhà có chữ ký của bà Nga, ông Dũng xin hoàn lại tiền bán nhà cho ông Trung.
Căn cứ vào kết luận giám định số 1017 ngày 15-4-2002 của Viện khoa học hình sự Bộ Công an thì chữ ký trông hợp đồng mua bán nhà giữa ông Dũng, bà Nga với ông Trung, bà Tuyết không phải chữ ký của bà Nga, nên Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đều xác định hợp đồng mua bán nhà giữa ông Dũng với vợ chồng ông Trung là vô hiệu.Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 147/DSPT ngày 16-4-2003 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang nhận định để đảm bảo việc thi hành án nên tuyên xử buộc vợ chồng ông Dũng và bà Nga cùng liên đới hòan trả cho vợ chồng ông Trung 300.00.000 đồng tiền bán nhà đã nhận và tiền chênh lệch 1/2 giá trị căn nhà là 191.807.000 đồng. (Ngoài ra Bản án còn giải quyết các quan hệ pháp luật khác).1.2. Ví dụ hai:
Ngày 16-3-2000 ông Nguyễn Văn Can lập hợp đồng bán cho anh Doãn Hữu Hùng căn nhà tại tổ 6, khu 5, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, tỉnh Quang Ninh là tài sản chung của vợ chồng ông và bà Ngô Thị Lý với giá 34.500.000 đồng, không có sự đồng ý của bà Lý. Do đó bà Lý dã khởi kiện đòi anh Hùng phải trả lại nhà cho bà. Ông Can và anh Hùng đều thừa nhận việc mua bán nhà chưa có sự đồng ý của bà Lý, tiền bán nhà ông Can đã sử dụng. Anh Hùng đề nghị được tiếp tục thực hiện hợp đồng, trường hợp phải trả lại nhà thì yêu cầu ông Can, bà Lý phải trả cho anh tiền mua nhà và tiền sửa chữa nhà mà anh đã bỏ ra là 28.000.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đều xác định hợp đồng mua bán nhà giữa ông Can với ông Hùng là vô hiệu. Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 11/DSPT ngày 6-3-2002 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã quyết định: Buộc anh Hùng phải trả cho bà Lý, ông Can căn nhà tại tổ 6, khu 5, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Lọng, tỉnh Quảng Ninh. Buộc ông Can phải trả cho anh Hùng 34.500.000 đồng. Vợ chồng bà Lý, ông Can có trách nhiệm liên đới thanh tóan tiền sửa chữa nhà cho anh Hùng. 19.000.000 (vì bà Lý, ông Can cùng được nhận lại nhà, thì cùng phải liên đới thanh tóan cho anh Hùng tiền sửa chữa nhà).
1.3. Ví dụ ba:
Từ ngày 2-7-1997 đến 28-2-1997, bà Nguyễn Thị Nga có cho bà Đào Thị Nhâm vay 7 lần tổng cộng là 477.000.000 đồng. Việc vay nợ chỉ do một mình bà Nhâm ký giấy nhận nợ. Hai bên thỏa thuận lãi suất 2%/tháng, bà Nhâm có giao cho bà Nga giấy tờ nhà 3 tầng do bà Nhâm đứng tên để thế chấp nợ. Do bà Nhâm không chịu trả nợ nên bà Nga đã khởi kiện đòi nợ. Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 02/DSST ngày 23-3-1999 của Tòa án nhân dân huyện Cẩm Phả và tại Bản án dân sự phúc thẩm số 32/DSPT của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đều quyết định: Buộc bà Nhâm phải hoàn trả bà Nga 477.000.000 đồng tiền nợ gốc và 143.000.000 đồng tiền lãi. Ngày 03-5-2002 Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã có Quyết định số 54/KNDS kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên với nhận định: Cần xác định ông Hà Văn Hiên - chồng bà Nhâm liên đới chịu trách nhiệm trả nợ, vì việc kinh doanh của bà Nhâm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình và ông Hiên không thừa nhận nhưng ông Hiên đương nhiên phải biết việc kinh doanh đó của bà Nhâm. Tại Quyết định giám đốc thẩm số 173/GĐT-DS ngày 22-8-2002 của Tòa án nhân dân tối cao đã hủy Bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên, giao hồ sơ cho Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh xét xử sơ thẩm lại theo hướng kháng nghị của Phó chánh án. Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 02/DSST ngày 30-6-2003 và Bản án dân sự phúc thẩm số 131/DSPT ngày 19-6-2003 đều quyết định: Buộc bà Nhâm và ông Hiên phải trả nợ cho bà Nga 477.000.000 đồng nợ gốc và 391.000.000 đồng tiền lãi.
Đánh giá: Như vậy, qua các ví dụ nêu trên đều cho thấy: Các hợp đồng dân sự (hợp đồng mua bán nhà và hợp đồng vay nợ) đều được một bên vợ hoặc chồng xác lập liên quan đến tài sản chung của vợ chồng các hợp đồng dân sự đó đều bị Tòa án các cấp tuyên bố vô hiệu là đúng. Song việc xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với hợp đồng dân sự do một bên thực hiện và việc xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu có khác nhau.
2. Trên thực tế cũng có một số trường hợp một trong hai bên đã lợi dụng quy định của pháp luật để trốn tránh trách nhiệm gây thiệt hại làm ảnh hưởng quyền lợi về tài sản của vợ hoặc chồng. Vì vậy hướng dẫn khái niệm: “nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình” là rất cần thiết. Về vấn đề này pháp luật dân sự của nước Cộng hòa Pháp có những quy định rất rõ ràng và hợp lý trong điều kiện kinh tế_ xã hội của nước Pháp nhằm hạn chế sự lạm dụng của vợ chồng đối vói chế độ liên đới trách nhiệm, theo đó: “Không có trách nhiệm liên đới đối với những món chi tiêu rõ ràng là quá đáng so với đời sống của gia đình là vô ích hoặc do người ký kết không có biểu hiện là thiện ý” (Điều 220).
Ví dụ: Anh X. và chị T. (tỉnh Tây Ninh) kết hôn với nhau từ năm 1991. Quá trình chung sống phát sinh mâu thuẫn kéo dài, họ tự nguyện ly hôn. Tháng 2-2007, TAND huyện Dương Minh Châu ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn của các bên.
Chồng vay, vợ không ký
Ba ngày sau khi có quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn, anh X. và chị T. bị một phụ nữ cùng địa phương kiện đòi trả hơn 400 triệu đồng. Chủ nợ cung cấp hai giấy vay tiền lập năm 2006 có chữ ký của anh X.
Không phủ nhận chứng cứ này, anh X. còn thừa nhận có thế chấp cho chủ nợ “giấy đỏ” do chị T. đứng tên. Anh chỉ yêu cầu tính lại lãi suất cũng như ràng buộc trách nhiệm liên đới trả nợ của người vợ cũ. Song chị T. không đồng ý vì cho rằng đó là nợ riêng của chồng cũ.
Tháng 11-2007, TAND huyện Dương Minh Châu xử sơ thẩm vụ án và đã loại trừ trách nhiệm trả nợ của chị T. Theo tòa này, anh X. từng khai rằng vợ chồng không có nợ chung, đã sống ly thân từ tháng 2-2006. Qua đối chất, anh X. xác định mình trực tiếp vay tiền mà vợ không biết. Hễ có mặt vợ, anh và chủ nợ lại không bàn đến chuyện vay tiền. Một mình anh X. viết, ký vào giấy vay tiền và nhận tiền mà vợ anh không biết.
Tổng hợp chứng cứ, cấp sơ thẩm xác định hơn 400 triệu đồng kia không phải là nợ chung nên anh X. phải tự trả nợ.
III. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo việc thực hiện quy định “Trách nhiệm liên đới của vợ chông đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện.
Để khắc phục tình trạng trên khi giải quyết các vụ án xác định trách nhiệm liên đới liên quan đến hợp đồng dân sự bất hợp pháp do một bên vợ hoặc chồng thực hiện đối với tài sản chung của vợ chồng, chúng tôi nhận thấy cần phải thống nhất đường lối giải quyết loại việc này như sau:
- Nếu một bên vợ hoặc chồng tham giá các hợp đồng dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn mà không có sự đồng ý của bên kia, thì bên đó có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng dân sự đó, Tòa án phải tuyên bố hợp đồng dân sự đó là vô hiệu.
- Tuy một bên vợ hoặc chồng không có sự tham gia hợp đồng dân sự, làm cho hợp đồng dân sự đó trở nên bất hợp pháp, bị coi là vô hiệu, song thông qua các hợp đồng đó vẫn nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình, thì bên vợ hoặc chồng không tham gia hợp đồng dân sự vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với việc xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
- Việc thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý của bên vợ hoặc chồng không tham gia hợp đồng dân sự, không nhất thiết phải được xác định bằng văn bản thỏa thuận, mà chỉ cần xác định bên vợ hoặc chồng không tham gia hợp đồng dân sự đó có biết và phải biết việc tham gia hợp đồng dân sự của phía bên kia, thì sẽ buộc họ phải có trách nhiệm liên đới đối với việc xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.