Tình hình chính trị, kinh tế nước Nga thời kỳ hậu xô viết có nhiều biến động to lớn.
Những biến đổi đó có ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và LB Nga.
Hai nền kinh tế mang tính tập trung, bao cấp cao bắt đàu đổi mới - chuyển sang nền kinh tế
thị trường. Cùng với nền kinh tế, nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội cũng biển đổi
theo.
Những biến đổi trong đời sống chính trị, kinh tế được phản ánh rõ nét trong tiếng
Nga hiện đại, trước hết là trong lĩnh vực tù vựng qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Từ vựng biến đổi nhanh chóng: trong đó xuất hiện một khối lượng lớn thuật ngữ kinh tế,
biểu thị những khái niệm mới không những đối với người học tiếng Nga, mà đối với cả
người bản ngữ. Do đó gần đây LB Nga đã cho xuất bản cuốn từ điển “Nhừng từ mới xuất
hiện trong tiếng Nga cuối thể kỷ 19 - đầu thể kỷ 20”. Cuốn từ điển này giúp cho người đọc
hiểu được những văn bản kinh tế mới.
Cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” là ý tưởng đầu tiên của tập thể tác giả tham
gia đề tài muốn phản ánh tính chất đa dạng, phong phú của thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế.
Việc làm này hết sức cần thiết, bởi lẽ xu hướng hội nhập và hợp tác trong đời sống kinh tế-xã hội và chính trị đang là xu hướng chủ đạo trên phạm vi toàn cầu. Hơn nữa, những cuốn
từ điển kinh tế song ngữ hoặc đa ngữ được xuất bản trước đây ở Liên Xô cũng như ở Việt
Nam chủ yếu chứa đựng những thuật ngữ phản ánh những phạm trù và khái niệm kinh tế
XHCN mà hiên nay it sử dụng.
Tư thập niên 90 trở lại đây LB Nga và Việt Nam đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường. Cơ chế kinh tế thị trường là sản phẩm và thành quả của nền văn minh nhân loại.
Trong tiếng Nga xuất hiện nhiều thuật ngữ kinh tế mới do cơ cấu kinh tế-chính trị-xã hội đã
thay đổi trong những năm qua. Hơn nữa nội hàm ngữ nghiã của những từ đang sử dụng bị
thay đổi do ảnh hưởng của những biến động chính trị-xã hội và kinh tế ở nước Nga. Qua
thống kê của các nhà ngôn ngữ, tiếng Nga đã vay mượn nhiều thuật ngữ tiếng Anh, nhất là
trong lĩnh vực kinh tế. Nhiều thuật ngữ chưa được cập nhật trong những từ điển truyền
thống, do vậy việc cung cầp cho người học và bạn đọc Việt Nam một hệ thống thuật ngữ
trong lĩnh vực kinh tế chung và nhiều lĩnh vực liên quan, dù còn hạn chế, là việc làm cấp
thiết nhằm giúp họ dễ dàng tiếp cận được với các phương tiện thông tin bằng tiếng Nga,
đồng thời đối chiếu với tiếng Anh hiện đại trong điều kiện nuớc ta ngày càng hội nhập sâu
sắc hơn vào đời sống kinh tế- chính trị- xã hội và văn hoá ở khu vực và trên phạm vi toàn
thế giới.
69 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Từ điển thuật ngữ kinh tế Nga - Việt - Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ KINH TẾ
NGA - VIỆT - ANH
2. Tính cấp thiết của đề tài:
Tình hình chính trị, kinh tế nước Nga thời kỳ hậu xô viết có nhiều biến động to lớn.
Những biến đổi đó có ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và LB Nga.
Hai nền kinh tế mang tính tập trung, bao cấp cao bắt đàu đổi mới - chuyển sang nền kinh tế
thị trường. Cùng với nền kinh tế, nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội cũng biển đổi
theo.
Những biến đổi trong đời sống chính trị, kinh tế được phản ánh rõ nét trong tiếng
Nga hiện đại, trước hết là trong lĩnh vực tù vựng qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Từ vựng biến đổi nhanh chóng: trong đó xuất hiện một khối lượng lớn thuật ngữ kinh tế,
biểu thị những khái niệm mới không những đối với người học tiếng Nga, mà đối với cả
người bản ngữ. Do đó gần đây LB Nga đã cho xuất bản cuốn từ điển “Nhừng từ mới xuất
hiện trong tiếng Nga cuối thể kỷ 19 - đầu thể kỷ 20”. Cuốn từ điển này giúp cho người đọc
hiểu được những văn bản kinh tế mới.
Cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” là ý tưởng đầu tiên của tập thể tác giả tham
gia đề tài muốn phản ánh tính chất đa dạng, phong phú của thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế.
Việc làm này hết sức cần thiết, bởi lẽ xu hướng hội nhập và hợp tác trong đời sống kinh tế-
xã hội và chính trị đang là xu hướng chủ đạo trên phạm vi toàn cầu. Hơn nữa, những cuốn
từ điển kinh tế song ngữ hoặc đa ngữ được xuất bản trước đây ở Liên Xô cũng như ở Việt
Nam chủ yếu chứa đựng những thuật ngữ phản ánh những phạm trù và khái niệm kinh tế
XHCN mà hiên nay it sử dụng.
Tư thập niên 90 trở lại đây LB Nga và Việt Nam đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường. Cơ chế kinh tế thị trường là sản phẩm và thành quả của nền văn minh nhân loại.
Trong tiếng Nga xuất hiện nhiều thuật ngữ kinh tế mới do cơ cấu kinh tế-chính trị-xã hội đã
thay đổi trong những năm qua. Hơn nữa nội hàm ngữ nghiã của những từ đang sử dụng bị
thay đổi do ảnh hưởng của những biến động chính trị-xã hội và kinh tế ở nước Nga. Qua
thống kê của các nhà ngôn ngữ, tiếng Nga đã vay mượn nhiều thuật ngữ tiếng Anh, nhất là
trong lĩnh vực kinh tế. Nhiều thuật ngữ chưa được cập nhật trong những từ điển truyền
thống, do vậy việc cung cầp cho người học và bạn đọc Việt Nam một hệ thống thuật ngữ
trong lĩnh vực kinh tế chung và nhiều lĩnh vực liên quan, dù còn hạn chế, là việc làm cấp
thiết nhằm giúp họ dễ dàng tiếp cận được với các phương tiện thông tin bằng tiếng Nga,
đồng thời đối chiếu với tiếng Anh hiện đại trong điều kiện nuớc ta ngày càng hội nhập sâu
sắc hơn vào đời sống kinh tế- chính trị- xã hội và văn hoá ở khu vực và trên phạm vi toàn
thế giới.
Tính cấp thiết của cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” không những chỉ ở chỗ cần
thiết thống kê những thuật ngữ kinh tế được sử dụng với tần số cao cho người Việt, giải
thích và đưa ra những thuật ngữ tiếng Việt tương đương, mà còn nhiệm vụ phục vụ cho
việc nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và LB Nga ngày càng mở rộng sau hàng
loạt hội nghị cấp cao của chính phủ hai nước.
3. Mục đích và yêu cầu của công trình nghiên cứu.
Là kết quả và sản phẩm của công trình nghiên cứu tiến hành trong hai năm, cuốn
“Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” nhằm phục vụ cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng viên,
học viên các hệ cử nhân chính trị, hệ cao học và hệ nghiên cứu sinh của Học viện chính trị-
hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trong việc học tiếng Nga, trong việc tham khảo, đọc
sách, báo, tài liệu tiếng Nga để sưu tầm tài liệu cho luận án, luận văn, tiểu luận và nghiên
cứu khoa học.
Khác với danh pháp, thuật ngữ trong cuốn“Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” này là bộ
phận từ ngữ đặc biệt của các ngôn ngữ Nga, Việt, Anh. Nó phải bao gồm những từ và cụm
từ cố định là tên gọi (định danh) chính xác của các loại khái niệm và đối tượng thuộc các
lĩnh vực chuyên môn kinh tế như: kinh tế chính trị học, quản lý kinh tế. kinh tế phát triển,
kinh doanh, tài chính, tiếp thị, luật kinh tế v.v.
Những thuật ngữ trong cuốn từ điển này phải phản ánh được những đặc điểm cơ bản
của thuật ngữ như:
a/ Tính chính xác.
Nói chung, mọi từ trong ngôn ngữ đều liên hệ với khái niệm, nhưng các khái niệm
được biểu hiện trong các từ thông thường khác với các khái niệm biểu hiện trong thuật ngữ.
Theo giáo sư A.A. Reformatsky, “Hệ thuật ngữ là một đặc điểm của khoa học, kỹ thuật,
chính trị, tức là của những lĩnh vực hoạt động xã hội đã được tổ chức một cách trí tuệ (dù
cho đối tượng là tự nhiên đi nữa). Chính vì thế, các khái niệm được biểu hiện trong thuật
ngữ là các khái niệm chính xác của một môn khoa học nào đó. Trong nhiều công trình
nghiên cứu người ta không sử dụng khái niệm “ý nghĩa từ vựng” cho các thuật ngữ, mà chỉ
nói “nội dung của thuật ngữ” mà thôi. Trong ngữ cảnh khác nhau, cũng như khi đứng một
mình, thuật ngữ không thay đổi về nội dung. Nội hàm nghĩa của thuật ngữ không phụ thuộc
vào sự phát triển của bản thân khoa học.
b/Tính hệ thống.
Mỗi thuật ngữ đều bị qui định bởi hai trường: trường từ vựng và trường khái niệm.
Trường từ vựng là những liên kết của thuật ngữ với các từ khác trong ngôn ngữ nói chung.
Tất cả các từ không phải thuật ngữ cũng nằm trong các trường như vậy. Nhưng đối với
thuật ngữ, trường khái niệm có tính chất tất yếu hơn và cũng chỉ thuật ngữ mới bị qui định
bởi cái trường này.
Mỗi lĩnh vực khoa học đều có một hệ thống các khái niệm chặt chẽ, hữu hạn, được
thể hiện bằng hệ thống các thuật ngữ của mình. Như vậy, mỗi thuật ngữ đều chiếm một vị
trí trong hệ thống khái niệm. đều nằm trong một hệ thống thuật ngữ nhất định. Giá trị của
mỗi thuật ngữ được xác định bởi mối quan hệ của nó với những thuật ngữ khác cùng trong
hệ thống. Nếu tách một thuật ngữ ra khỏi hệ thống, thì nội dung thuật ngữ của nó không
còn nữa. Tóm lại, các thuật ngữ không thể đứng biệt lập một mình, mà bao giờ cũng là yếu
tố của một hệ thống thuật ngữ nhất định.
c/ Tính quốc tế.
Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt biểu hiện những khái niệm khoa học chung
cho những người nói các thứ tiếng khác nhau. Vì vậy, sự thống nhất thuật ngữ giữa các
ngôn ngữ là cần thiết và bổ ích. Chính điều này đã tạo nên tính quốc tế của thuật ngữ.
Dựa trên ba đặc điểm cơ bản vừa nêu của thuật ngữ, , nhóm tác giả đã có diều kiện
tuyển lựa thuật ngữ chính xác và đưa vào bảng từ của cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh”.
4. Cấu trúc của cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh”.
Bảng từ xếp sắp theo vần chữ cái tiếng Nga.
Ngoài những thuật ngữ đơn và ghép (khoảng 10 000), trong từ điển còn đưa vào
những từ tổ điển hình cho văn phong kinh tế, nhằm giúp người sử dụng hiểu thấu đáo hơn
các thuật ngữ và sử dụng chúng trong những ngữ cảnh phù hợp.
5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
1/ Vấn đề thuật ngữ.
Vấn đề thuật ngữ chúng ta nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Chúng ta đã học tập nhiều
kinh nghiệm của chuyên gia nước bạn để ứng dụng vào việc phát triển lý luận về thuật ngữ,
thuật ngữ học, về từ điển học, trong đó có từ điển thuật ngữ.
Để phục vụ cho cải cách giáo dục những năm 80 thế ký XX Bộ Giáo dục đã ban
hành “Qui định về chính tả tiếng Việt” và “Qui định về thuật ngữ tiếng Việt” (5 - 3 - 1984).
Trong đó nêu ra những yêu cầu chuẩn đối với hai lĩnh vực kể trên. Để thực hiện những yêu
cầu chuẩn đó đã thành lập ra hai Hội động cấp nhà nước: Hội đồng chuẩn hoá chính tả tiếng
Việt và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ. Về thuật ngữ các nhà khoa học đã đưa ra những qui
định cụ thể, như cấu tạo và sử dụng thuật ngữ tiếng Việt, việc chuẩn hoá, hệ thống hoá . . .
trong việc biên soạn sách giáo khoa, từ điển và giảng dạy.
“Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” được biên soạn sẽ được biên soạn theo tinh thấn chỉ
đạo, cũng như những nguyên tắc của Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ kể trên. Đồng thời các
tác giả cố gắng vận dụng những thành quả nghiên cứu của những năm gần đây của các học
giả nước ngoài và trong nước để nâng cao chất lượng công trình về lý luận cũng như thực
tiễn, để theo kịp sự phát triển của ngành thuật ngữ học và từ điển học nhằm đáp ứng được
yêu cầu học tập, nghiên cứu của thời đại.
2/ Vấn đề từ điển.
Người Nga hiện nay đã xuất bản một số từ điển kinh tế mới, trong đó đã loại trừ
những từ không phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay, dặc biệt là bổ sung rất nhiều
thuật ngữ mới phản ánh những thay đổi trong đời sống kinh tế - xã hội nước Nga. Trên các
phương tiện thông tin đại chúng chúng ta gặp rất nhiều thuật ngữ kinh tế mới, đê hiểu
chúng không thể thiếu từ điển thuật ngữ chuyên ngành. Ở Việt Nam hiện chưa có cuốn từ
điển song ngữ Nga - Việt nào đáp ứng được nhu cầu người học và độc giả báo chí và tư liệu
tiếng Nga.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê để lựa chọn mục từ có tần số xuất hiện cao. Phương pháp
phân tích ngữ nghiã để tường giải nội dung các thuật ngữ. Phương pháp đối chiếu để chọn
thuật ngữ tương dương.
7. Nội dung nghiên cứu:
A. Một số vần đề lý luân về thuật ngữ tiếng Nga.
I. Từ vựng tiếng Việt xét về phương diẹn phạm vi sử dụng.
Cũng như các ngôn ngữ khác (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung quốc) từ vựng tiếng Việt
bao gồm nhiều lớp hạng khác nhau. Khi xét về phạm vi sử dụng của các từ trong hoạt động
giao tiếp, ta có thể chia ra từ vựng toàn dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ.
1. Từ vựng toàn dân là những từ toàn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ chung cho
tất cả những người nói tiếng Việt, thuộc các địa phương khác nhau và tầng lớp xã hội khác
nhau. Đây chính là lớp từ vựng cơ bản, lớp từ vựng quan trọng nhất trong một ngôn ngữ.
Nhiều nhà khoa học đều nhất trí quan điểm cho rằng, từ vựng toàn dân là hạt nhân vốn từ
vựng của một dân tộc, không có nó ngôn ngữ không thể tồn tại và vì thế cũng không thể có
sự trao đổi giữa mọi người. Từ vựng toàn dân còn là cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ.
Về mặt ý nghĩa, từ vựng toàn dân biểu thị những sự vật, hiện tượng khách quan hay
khái niệm quan trọng và cần thiết trong đời sống
Số lượng từ vựng toàn dân thông dụng bao gồm:
- danh từ: cuộc sống, ánh sáng, ngày, đêm, báo, tạp chí ...
- tính từ: thân yêu, trẻ, già, đỏ, xanh ...
- động từ: ăn, ở, xem, đọc ...
- đại từ: tôi, chúng ta, họ ...
- từ tình thái: tất nhiên, hiển nhiên, đáng tiếc, may thay ...
Trong thành phần vốn từ toàn đan có hàng chục nghĩa từ. Thuộc tính của từ vựng
toàn dân là tính chất phổ cập và hiểu được.
Từ vựng toàn dân là bộ phân nòng cốt, hạt nhân của từ vựng văn học. Nó là vốn từ cần thiết
nhất để diễn đạt tư tưởng , tình cảm, miêu tả hiện tượng, sự vật trong mỗi ngôn ngữ.
Từ vựng toàn đân cũng là cơ sở để cấu tạo các từ mới, làm giầu kho từ vựng của
ngôn ngữ mỗi dân tộc nói chung. Xét về đại thể, tuyệt đại đa số các từ thuộc lớp từ vựng
toàn dân là những từ mang tính chất trung hoà về phong cách, tức là chúng có thể được sử
dụng ở mọi phong cách chức năng khác nhau. Đối lập với lớp từ vựng toàn dân là những
lớp từ vựng dùng hạn chế ở mỗi phong cách nhất định. Những lớp từ vựng bao gồm từ địa
phương, từ nghề nghiệp, từ lóng, thuật ngữ.
2, Từ địa phương.
Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương Nhìn
chung, từ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói (khẩu ngữ) hàng ngày của bộ
phận nào đó của dân tộc, chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học. Khi dùng vào
sách báo văn nghệ, các từ địa phương thường mang sắc thái tu từ như diễn tả lại đặc điểm
của địa phương, đặc điểm của nhân vật v.v. Chẳng hạn,
bà (toàn dân) mận (Thanh Hoá) mụ (Nghệ Tĩnh),
lợn (toàn dân) ỉn (Hải Hưng)` heo (Nam Bộ).
kia (toàn dân) tê (Thanh Hoá
rừng (toàn dân) ngàn (Nam Bô).
Từ vựng địa phương chủ yếu là từ vựng khẩu ngữ. Để đảm bảo sự trong sáng của
ngôn ngữ dân tộc, khi dùng từ địa phương trong sách báo văn học, nghệ thuật, cần phải hết
sức thận trọng và có mức độ. Nói chung, chỉ nên dùng các từ địa phương vào sách báo văn
nghệ trong những trường hợp hữu hạn: các sự vật nào đó lúc đầu chỉ được biết trong một
khu vực nhất định, sau đó được phổ biến rộng rãi, có tính chất toàn dân. Những từ địa
phương có sắc thái biểu cảm mạnh mẽ hơn so với các từ nghĩa tương ứng trong ngôn ngữ
toàn dân. Nguyến Du là một bậc thầy trong việc sử dụng từ địa phương vào tác phẩm văn
học.
Đầu lòng hai ả Tố Nga.
Cậy em em có chịu lời.
Nhà văn Nguyễn Du là người miền Trung, song truyện Kiều dùng rất ít từ địa
phương. Chính vì vậy Truyện Kiều đã đi vào quần chúng khắp Trung, Nam, Bắc. Đáng tiếc
một số tác phẩm văn học của ta đã dùng thái quá từ địa phương gây ấn tượng nặng nề đối
với bạn đọc. Văn hào Gooc-ki đã kịch liệt lên án hiện tượng dùng từ địa phương một cách
lạm dụng Ông viết: “Dùng từ mà chỉ nhân dân một vùng hiểu là một sai lầm nghiêm trọng,
là phản nghệ thuật”.
3. Tiếng lóng.
Tiếng lóng là những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là những từ ngữ
không phải toàn dân hiểu và sử dụng, mà chỉ bó hẹp sử dụng trong một tầng lớp xã hội nào
đó. Có tiếng lóng của giới trẻ, có tiếng lóng của bọn lưu manh, phe phẩy v.v. . ví như: đột
vòm (ăn trôm), choai (thiếu nữ dậy thì), bắt mối (tìm hàng) ...
Mặc dù tiếng lóng chỉ là từ có tính chất thông tục, chủ yếu được dùng trong ngôn ngữ nói
của một tầng lớp xã hội nhất định, nhưng những tiếng lóng không thô tục, mà chỉ là tên gọi
có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó có thể được dùng phổ biến, dần dần thâm nhập
vào ngôn ngữ toàn dân. Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật tiếng lóng được dùng làm
một phương tiện tu từ để khắc hoạ tính cách và miêu tả hoàn cảnh sống của nhân dân.
4. Từ ngữ nghề nghiệp.
Từ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá
trình sản xuất của một ngành nghề nào đó trong xã hội. Những từ ngữ này thường được
những người trong cùng ngành nghề đó
biết và sử dụng. Do đó, từ ngữ nghề nghệp cũng là lớp từ vựng được sử dụng hạn chế về
mặt xã hội.
Ví dụ: cầy, bừa, bón lót, gieo thẳng (nghề nông); guồng cửi, đáng ống, sợi mộc
(nghề dệt); lá, móc vanh, chằng nón (nghề làm nón); đào, kép, kép đỏ, kép xanh (nghệ thuật
tuồng) v.v.
Nhìn chung, tuy là lớp từ vựng khác với tiếng lóng, từ ngữ nghề nghiệp là những tên
gọi duy nhất của hiện tượng thực tế. Chúng không có từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ toàn
dân. Tuy nhiên từ nghề nghiệp dễ dàng trở thành từ vựng toàn dân, khi những khái niệm
riêng của nghề nào đó trở thành phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội. Khác với tiếng lóng, từ
vựng nghề nghiệp nằm trong từ vựng của ngôn ngữ văn học. Chúng có thể dùng trong sách
báo chính luận và văn học nghệ thuật.
Đất Bưởi có cây bồ đề,
Có giếng tắm mát, có ngườii seo, cau.
5. Thuật ngữ và danh pháp.
Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm
từ cố định, là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực
chuyên môn của con người.
Thí dụ: tư bản, tích luỹ, giá trị thặng dư (kinh tế học); âm vị, âm tiết, hình vị (ngôn
ngữ học).
Chúng ta cần phân biệt thuật ngữ với danh pháp khoa học. Hệ thuật ngữ trước hết
gắn liền với hệ thống các khái niệm của một bộ môn khoa học nhất định. Các danh pháp là
toàn bộ những tên gọi được dùng trong một ngành chuyên môn nào đó, nó không gắn trực
tiếp với các khái niệm của khoa học này, mà chỉ gọi tên các sự vật trong khoa học đó mà
thôi. Thí dụ trong môn địa lý, các từ: núi, sông, biển, xa mạc ... là các thuật ngữ, còn tên
núi, sông, biển, sa mạc cụ thể như Tam Đảo, sông Lô, biển Đen, sa mạc Xa-ha-ra là danh
pháp; tên các loại vi-ta-min A, B, C, E cũng chỉ là danh pháp. Như vậy, về mặt chức năng
giống với các tên riêng. Về bản chất, danh pháp là tên riêng của các đối tượng. Nếu như ở
thuật ngữ người ta nhấn mạnh chức năng định nghĩa của nó, thì đối với danh pháp chức
năng định danh (gọi tên) mới là quan trọng.
Thuật ngữ có thể được cấu tạo trên cơ sở các từ hoặc các hình vị có ý nghĩa sự vật
vụ thể. Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng.
Còn danh pháp có thể được quan niệm là một chuỗi kế tiếp nhau của các chữ cái (vi-a-min
A, vi-a-min B ... ), là một chuỗi các con số (TU 104, SU 26) hay bất kỳ cách gọi tên võ
đoán nào. Nhà ngôn ngữ học Vinovic định nghĩa danh pháp như sau: “... danh pháp khác hệ
thuật ngữ, nó chỉ là một hệ thống các phù hiệu hoàn toàn trừu tượng và ước lệ, mà mục
đích duy nhất là ở chỗ cấp cho ta các phương tiện thuận lợi nhất về mặt thực tiễn để gọi tên
các đồ vật, các đối tượng không quan hệ trực tiếp với những đòi hỏi của tư duy lý luận hoạt
động với những sự vật này”.
Để so sánh thuật ngữ và danh pháp với từ bình thường và tín hiệu, ta có thể sử dụng
sơ đồ sau:
Tín hiêu – danh pháp - thuật ngữ - từ.
Từ và tín hiệu ở vào thế đối lập, danh pháp gần với tín hiiệu, còn thuật ngữ gần với
từ.
II. Những tiêu chí xác định thuật ngữ trong một ngôn ngữ nhất định.
Dựa vào những đặc điểm cơ bản của thuất ngữ, chúng ta có thể rút ra những tiêu chí
xác định thuật ngữ trong vốn từ vựng mỗi dân tộc. Nói chung, mọi từ trong ngôn ngữ đều
liên hệ với khái niệm, thế nhưng các khái niệm được biểu hiện trong các từ thông thường
khác với các khái niệm được biểu hiện trong thuật ngữ. Theo quan điểm cua A.A.Re-foc-
mat-xki “hệ thuật ngữ là một đặc điểm của khoa học, kỹ thuật, chính trị, tức là của những
lĩnh vực hoạt động xã hội đã được tổ chức một cách trí tuệ (A.A.Re-foc-mat-xki. Thuật ngữ
và hệ thống thuật ngữ là gì?” Những vấn đề về thuật ngữ, M. 1961, tr. 45-51). Chính vì thế,
các khái niệm được biểu hiện trong thuật ngữ là các khái niệm chính xác của một bộ môn
khoa học nào đó. Trong nhiều công trình nghiên cứu người ta không dùng khái niệm “ý
nghĩa từ vựng” cho các thuật ngữ, mà chỉ nói “nội dung của thuật ngữ”. Do sự tác động lẫn
nhau, ý nghĩa của các từ thông thường có thể thay đổi trong những trường hợp khác nhau,
còn nội dung của thuật ngữ là thuộc vào lĩnh vực thuần tuý về trí tuệ, chúng không bị thay
đổi như thế. Số phận của thuật ngữ không phụ thuộc vào sự phát triên của bản thân khoa
học. Nó chỉ thay đổi khi nào xuất hiện biểu tương mới, những quan niệm mới, chỉ thay đổi
khi các khái niệm mà nó diễn đạt được xác lập lại. Trong các từ điển thuật ngữ không được
giải thích như các từ thông thường, mà thực chất là được định nghĩa. Sự giải thích phụ
thuộc vào mẫn cảm chủ quan của con người. Còn muốn định nghĩa một thuật ngữ thì phải
biết tường tận về môn khoa học thuật ngữ này. Ngày nay, tất cả các thuật ngữ đếu là các
thành tố của một lý thuyết nhất định và để hiểu thuật ngữ nào đó, cần phải hiểu tất cả lý
thuyết. Công việc này đôi khi vượt quá khả năng của nhà ngôn ngữ học , đòi hỏi phải có sự
hợp tác với những nhà chuyên môn khác.
Như vậy, đặc điểm cũng như tiêu chí số một của thuật ngữ là tính chính xác. Mỗi
thuật ngữ đều bị qui định bởi hai trường: trường từ vựng và trường khái niệm. Trường từ
vựng là những liên hệ của thuật ngữ với các từ khác trong ngôn ngữ nói chung. Tất cả các
từ không phải thuật ngữ cũng nằm trong cái trường như vậy. Nhưng đối với thuật ngữ
trường khái niệm có tính chất tất yếu hơn. Mỗi lĩnh vực khoa học đếu có một hệ thống các
khái niệm chặt chẽ, hữu hạn, được thể hiện bằng hệ thống các thuật ngữ của mình. Như
vậy, mỗi thuật ngữ đều chiếm một vị trí trong hệ thống khái niệm, đều nằm trong một hệ
thống thuật ngữ nhất định.
Như vậy, muốn “thuật ngữ không cản trở đối với cách hiểu, lại thể hiện được vị trí
của nó trong hệ thống thuật ngữ thì qua hình thức của thuật ngữ cần phải khu biệt nó về
chất với các thuật ngữ khác loạt, đồng thời có thể khu biệt nó về quan hệ so với những khái
niệm cùng loại. Thí dụ, âm vị, âm tố, âm tiết, âm đoạn, âm hưởng, âm điệu, trong đó âm có
giá trị phân biệt về chất loại thuật ngữ này với các thuật ngữ khác. Những từ còn lại: vị, tô,
tiết, đoạn, hưởng, điệu có giá trị khu biệt lẫn nhau trong loạt thuật ngữ này. Tương tự như
vậy, vị với tư cách yếu tố nhỏ nhất có giá trị khu biệt về một mặ