GLUXIT ( HYDRATCACBON)
• Tính chất và phân loại chung.
• Một số phản ứng của gluxit.
• Monosaccarit.
• Oligosaccarit (polysaccarit loại 1).
• Polysaccarit (polysaccarit loại 2).
• ứng dụng trong công nghệ sản xuất thực phẩm
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2464 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng các kiến thức về Gluxit trong công nghệ sản xuất thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận môn hóa học thực
phẩm
Ứng dụng các kiến thức về Gluxit trong
công nghệ sản xuất thực phẩm.
GLUXIT ( HYDRATCACBON)
• Tính chất và phân loại chung.
• Một số phản ứng của gluxit.
• Monosaccarit.
• Oligosaccarit (polysaccarit loại 1).
• Polysaccarit (polysaccarit loại 2).
• ứng dụng trong công nghệ sản xuất thực phẩm
• Tính chất chung và phân loại
• Gluxit hay đường là nhóm lớn các chất được tạo
thành từ cacbon, hydro và oxy. Phần lớn đường có
công thức chung ( CH2O)n. Một số đường phức tạp
có chứa một lượng nhỏ nitơ và lưu huỳnh.
• Gluxít tham gia cấu tạo tất cả các cơ thể sống. Trong
thực vật gluxit chiếm tới 80% trọng lượng khô của tổ
chức. Trong cơ thể động vật và người gluxit ít hơn,
nhiều nhất là ở gan ( 5-10%), cơ vân ( 1-3%), cơ tim
( 0,5%) và não (0,2%). Trong toàn bộ chất sống
gluxit chiếm nhiều hơn tất cả các chất khác cộng lại.
GLUXIT ( HYDRATCACBON)
• Gluxit đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng.
Khi oxy hoá 1gam gluxit sẽ giải phóng được 17,1KJ.
• Những gluxit phức tạp như sacaroza, lactoza, tinh
bột, glycogen là những chất dinh dưỡng dự trữ.
Xenluloza thực vật, chitin ở côn trùng và một số loại
gluxit khác ở người và động vật tạo nên độ cứng cơ
học cho các mô sống.
• Gluxit được sử dụng như một nguyên liệu kiến tạo
các phân tử phức tạp hơn của axit nuleic, protit và
lipit. Nếu thiếu gluxit quá trình oxy hoá mỡ và protit
trong cơ thể sống không diễn ra bình thường.
GLUXIT ( HYDRATCACBON)
• Cây xanh có khả năng tổng hợp gluxit từ khí
cacbon và nước trong quá trình quang hợp có sử
dụng năng lượng ánh sáng mặt trời :
• CO2 + H2O DL + ASMT (CH2O)n + O2
• Về mặt cấu tạo hoá học, gluxit là những rượu
andehyt, rượu xetonic hoặc là dẫn xuất của chúng.
• Gluxit được phân chia thành đường đơn, đường
mạch ngắn ( 2-10 đường đơn) và đường đa. Cơ sở
của sự phân loại này là khả năng thuỷ phân thành các
gluxit đơn giản hơn. Đường đơn không bị thuỷ phân,
đường mạch ngắn có thể thuỷ phân thành các đường
đơn, đường đa thuỷ phân thành hàng trăm, hàng ngàn
phân tử đường đơn.
GLUXIT ( HYDRATCACBON)
GLUXIT ( HYDRATCACBON)
Quang hợp ở cây xanh
• 1. Đường đơn ( Monosaccarit)
Đường đơn hay monosacarit là chất tinh
thể không màu, tan mạnh trong nước, nhưng
không tan trong dung môi không phân cực.
Phần lớn đường đơn có vị ngọt.
Phân tử của chúng chứa từ 2 đến 7 nguyên
tử cacbon và chúng có thể phân chia thành các
loại sau : bioza (C2H4O2); trioza ( C3H6O3);
tetroza (C4H8O4); pentoza ( C5H10O5);
hecxoza (C6H12O6) và heptoza ( C7H14O7).
GLUXIT ( HYDRATCACBON)
Đường đơn ( Monosaccarit)
• Tất cả các đường đơn (monosacarit ) đều có một nhóm
cacbonyl ( C=O) và một số nhóm hydroxin rượu (-
OH). Nếu nhóm cacbonyl nằm ở đầu mút mạch
cacbon, nó sẽ tạo ra nhóm andehyt và đường đơn đó
được gọi là anđoza. Phần lớn các anđoza dưới một
công thức chung
• CH2OH-(CHOH)n- HC = O
• Nếu nhóm cacbonyl nằm giữa các nguyên tử cacbon
sẽ tạo nên nhóm xeton và đường được gọi là xetoza.
Xetoza có công thức chung
• CH2OH- CO-(CHOH)n- CH2OH
Aldo và Xeto
Aldoza
Aldo và Xeto
GLUXIT ( HYDRATCACBON)
• Đường đơn rất dễ tham gia vào các liên kết hoá
học, vì vậy rất ít khi chúng ở trạng thái độc lập.
Trong cơ thể chúng thường tồn tại dưới dạng dẫn
xuất. Tuy nhiên trong dịch tế bào thực vật, máu,
bạch huyết, dịch tế bào của người và động vật vẫn
có glucoza . Trong máu người ở điều kiện thường
chứa từ 0,8-1,1 gam glucoza/l .
• Đường đơn thường gặp nhất là pentoza và hexoza.
Trong cơ thể người và động vật đã phát hiện được
trên 10 loại đường đơn khác nhau, bao gồm các
loại sau : Andehyt glyxerit; Dioxiaxeton; Eritroza;
Riboza; Ribuloza; Dezoxiriboza; Glucoza;
Galactoza; Fructoza; Sedoheptoza.
• Các đường đơn có từ 5 nguyên tử cacbon
trở lên tồn tại không chỉ ở dạng mạch thẳng,
mạch nhánh mà còn ở dạng mạch vòng. Các
đồng phân mạch vòng không có nhóm
andehyt hoặc xeton, bởi vì cacbonyl đã kết
hợp với một nhóm OH nào đó của phân tử
để tạo thành α hoặc β polyaxceton. Sự
tương tác của cacbonyl và OH- sẽ làm đứt
nối đôi của nhóm cacbonyl và nguyên tử
hydro liên kết đồng hoá trị và mạch được
khép kín thông qua nguyên tử oxy của
nhóm OH-
Mạch thẳng
Mạch vòng
Dạng thẳng và dạng vòng
Các loại đường 6 cacbon trong tự nhiên
• Glucoza là đường 6 cácbon điển hình
• Galactoza là đồng phân của đường glucoza
• Mannoza là đồng phân của glucoza
• Riboza là đường 5 cacbon điển hình
• Arabinoza là đồng phân của riboza
• Xyloza là đồng phân của riboza
• Fructoza là dạng xeto glucoza
Fructoza là dạng xeto glucoza
Các dạng đồng phân α và β
GLUXIT ( HYDRATCACBON)
( ) ( )[ ]
( ) OHNHAgCOONHCHOHOHCH
OHNHAgCHOCHOHCHOH
23442
342
32
2
++↓+→
+
( ) ( )
( ) OHOCuCOONaCHOHOHCH
NaOHOHCuCHOCHOHCHOH
2242
242
3
2
++→
++
( ) ( ) OHCHCHOHOHCHHCHOCHOHCHOH 242242 →+
Một số phản ứng của monosaccarit
( ) ( ) OHCuOHCOHCuHOHC 22611626116 22 +→+−
Các phản ứng lên men Glucozơ có thể lên men tạo
thành các sản phẩm sau: glyxerol, ancol etylic; axit lactic,
vitamin C… nhưng quan trọng nhất là qúa trình lên men
tạo ancol etylic:
2526126 22 COOHHCOHC +→
• 2. Oligosacarit
Oligosacarit là các gluxit tạo thành từ một lượng không
lớn các monosacarit (2 hoặc 3). Oligosacarit thường gặp ở
thực vật. Trong cơ thể người và động vật có disacarit
mantoza, đây là sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ
polysacarit. Trong sữa người và động vật có disacarit lactoza.
Trong củ cải đường, mía và nhiều loại cây trồng có disaccarit
sacaroza.
Disacarit thường ở dạng tinh thể không màu, tan trong
nước và có vị ngọt. Sacaroza, matoza và lactoza được tạo
thành từ 2 phân tử hexoza và là các đồng phân. Chúng có
công thức chung là C12H22O11. Chúng rất khác nhau về tính
chất và cấu trúc.
Ví dụ, Sacaroza là sản phẩm của glucoza và fructoza với
sự liên kết của 2 nhóm cacboxyl (OH) .
GLUXIT ( HYDRATCACBON)
Disacarit
• Tất cả các disacarit đều có phản ứng đặc trưng
là phản ứng thuỷ phân. Sacaroza thuỷ phân
thành glucoza và fructoza. Lactoza sẽ thuỷ phân
thành galactoza và glucoza. Mantoza thuỷ phân
thành 2 phân tử glucoza.
Quá trình thuỷ phân xảy ra khi nấu nướng
thức ăn, trong quá trình tạo mật của ong mật và
trong ống tiêu hoá của người và động vật. Quá
trình này có thể tóm tắt qua phương trình :
C12H22O11 + H2O 2C6H12O6
GLUXIT ( HYDRATCACBON)
• Saccarozơ có cấu tạo như sau:
• dạng cấu tạo mạch vòng của Saccarozo không có khả năng chuyển thành
dạng mạch hở
Phân tử saccarozơ hợp bởi phân tử alpha - glucozơ và beta - fructozơ
- Dung dịch saccarozơ làm tan cho dung dịch màu xanh lam.
- Dung dịch saccarozơ không tham gia các phản ứng tráng bạc do không
có nhóm -CHO, khử đồng (II) hydroxit do không còn nhóm OH
hemiaxetal tự do.
• - Đun nóng dung dịch saccarozơ có mặt axit vô cơ làm chất xúc tác ta thu
được glucozơ và fructozơ:
C12H22O11 + H2O ----> C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)
Phản ứng này có thể xảy ra nhanh hơn nhờ enzym
- Saccarozơ có thể tan được trong dung dịch vôi sữa nhưng khi sục CO2
vào thì sẽ giải phóng ra lại saccarozơ. Phản ứng này được dung để tinh chế
đường.
GLUXIT ( HYDRATCACBON)
• mantozơ
Cấu tạo: Do hai gốc glucozơ liên kết với nhau qua nguyên
tử oxy, gốc thứ nhất ở C1; gốc thứ hai ở C4:
Vì nhóm -OH hemiaxetal ở góc glucozơ thứ hai còn tự do
cho nên trong dung dịch nước, gốc này có thể mở vòng tạo
ra nhóm -CHO.
Do cấu trúc như vậy cho nên mantozơ có 3 tính chất chính:
1. Tính chất của poliol giống như saccarozơ.
• 2. Có tính khử tương tự glucozơ -- có phản ứng tráng
gương
3. Khi có mặt axit hoặc enzym mantozơ sẽ bị thủy phân sinh
ra hai phân tử glucozơ
3. Polysacarit
• Polisaccarit hay đường đa là chất cao phân tử được tạo thành
từ hàng trăm, hàng ngàn phân tử monosaccarit hoặc dẫn xuất
của chúng: đó là những polyme mạch thẳng hoặc mạch
nhánh, trong đó các monome được liên kết với nhau bằng liên
kết gluco-glucozit.
• Đường đa được phân thành đường đa thuần và đường đa tạp.
Đường đa thuần được tạo thành từ 1 loại monosacarit. Đường
đa tạp chứa vài loại monosacarit khác nhau.
• Polisaccarit thuần là chất rắn, khó nóng chảy và không bay
hơi, không có cấu trúc tinh thể, không có vị ngọt. Một số
đường đa thuần không tan trong nước và không tạo thành
dung dịch keo. Chúng có mặt nhiều ở thực vật. Tinh bột,
xenluloza và glycogen là polyme của glucoza có công thức
chung là (C6H12O6)n.
TINH BỘT
Tinh bột thường có trong hạt ngũ cốc, khoai tây
và các phần có diệp lục của thực vật. Tinh bột thực vật
thường gặp ở hai dạng: amiloza và amilopectin. Trong
phân tử amiloza, các phân tử glucoza liên kết với nhau
bằng các cầu nối oxy tạo thành giữa nguyên tử cacbon
số 1 của phân tử này với cacbon số 4 của phân tử kia(khoảng 100- 1000 phân tử glucoza).
Mạch amiloza trong không gian xoắn lại như hình
lò xo, còn phân tử nhìn chung có hình sợi. Amiloza
tan tốt trong nước. Amilopectin tạo thành từ glucoza
có cấu trúc mạch nhánh, do liên kết giữa nguyên tử
cacbon số 6 và nguyên tử cacbon số 1 của nguyên tử
khác (khoảng 600- 6000 phân tử glucoza).
Tinh bột: cấu trúc vòng xoắn , tinh bột biểu hiện rất yếu
tính chất của poliol và andehit, chỉ biểu hịên rõ tính
chất thuỷ phân và phản ứng màu với iot
XENLULOZA
• Xenluloza là phần cơ bản của các tế bào thưc vật.
Phân tử xenluloza là những mạch nối glucoza dài và
không phân nhánh, khối lượng phân tử từ 100.000
đến 500.000 đv C. Giữa các mạch tạo nên các liên kết
hydro với sự tham gia của nhóm hydroxyl, từ đó tạo
nên cấu trúc sợi không tan trong nước. Sản phẩm
trung gian của quá trình thuỷ phân tinh bột và
glycogen là đextrin và mantoza, sản phẩm cuối cùng
là gluccoza.
Tinh bột, Glycogen và Celluloza
Liên kết trong tinh bột và xenluloza
Tinh
bột
Xenluloza
α-1,4-glycosidic bond β-1,4-glycosidic bond
• Vai trò của gluxit trong công nghệ chế biến thực phẩm
• Gluxit là chất liệu cơ bản, cần thiết và không thể thiếu được
của ngành sản xuất lên men. Các sản phẩm như rượu, bia,
nước giải khát, mì chính, axitamin, vitamin, kháng sinh,
đều được tân tạo ra từ cội nguồn gluxit.
• Gluxit tạo ra được cấu trúc, hình thù, trạng thái cũng như
chất lượng cho các sản phẩm thực phẩm.
• + Tạo kết cấu:
• Tạo sợi, tạo màng, tạo gel, tạo độ dặc, độ cứng, độ đàn hồi
cho thực phẩm như tinh bột, thạch và pectin trong miến,
giấy bọc kẹo, mứt quả, kem đá, kamaboko, trong giò lụa,…
• Tạo ra được kết cấu đặc thù cho một số sản phẩm thực
phẩm: như độ phồng nở của bánh phồng tôm, tạo bọt cho
bia, độ xốp cho bánh mì và tạo vị chua cho sữa chua,…
• Tạo ra được những “bao vi thể” để cố định enzim và cố định tế
bào (trong sản xuất sâm panh)
+ Tạo chất lượng:
• Chất tạo ngọt cho thực phẩm (các đường).
• Tham gia tạo ra màu sắc và hình thơm cho sản phẩm (đường
trong phản ứng Maillard).
• Tạo ra các tính chất lưu biến cho các sản phẩm thực phẩm: độ
dai, độ trong, độ giòn, độ dẻo,…
• Có khả năng giữ được các chất thơm trong các sản phẩm thực
phẩm.
• Tạo ẩm cũng như làm giảm hoạt độ nước làm thuận lợi cho
quá trình gia công cũng như bảo quản.
• Glycogen hay còn gọi là tinh bột của động vật. Về cấu
trúc nó gần giống với amilopectin. Trọng lượng phân
tử là 1.000.000- 5.000.000 (khoảng 6000- 30.000 phân
tử glucoza).
Glycogen tan trong nước nóng và tạo thành dung
dịch keo. Tinh bột và glycogen được dự trữ trong cơ
thể và được sử dụng như nguồn cung cấp năng lượng
cho hoạt động sống. Nếu cơ thể thiếu glucoza tự do thì
một phần của phân tử glycogen phía đầu mút bị cắt ra
làm cho chiều dài phân tử ngắn lại. Khi glucoza tự do
tăng lên thì độ dài của phân tử glycogen lại được tăng
lên do có sự liên kết với các phân tử glucoza tự do.
Phần lớn glycogen được tích luỹ trong gan và tế bào
cơ.
Glycogen
GLYCOGEN
• Polisaccarit tạp bao gồm: Axít hyaluronic, axít
condroitinsunfuric và heparin.
• Axít hyaluronic là chất keo dính của thành tế
bào đồng thời có vai trò phân bổ các chất dinh
dưỡng trong mô bào, có nhiều ở dịch tuỷ sống
và thuỷ tinh thể mắt.
• Axít condroitinsunfuric có ở màng tế bào, sụn
xương, mô xương, giác mạc mắt.
• Heparin có trong gian bào của gan, phổi, thành
động mạch, tham gia chống đông máu và bảo
vệ cơ thể khỏi bị viêm nhiễm.