CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật
hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông, nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực
hoạt động của con người và xã hội. CNTT phục vụ trực tiếp cho việc cải tiến QLNN, nâng
cao hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động KT - XH khác, từ đó
góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội, phúc lợi của nhân dân. (không nên mở đầu
bằng định nghĩa cụ thể như thế này, có thể theo cách sau:)
Trước đây, khi đề cập đến các nguồn tài nguyên cho phát triển, người ta thường cho
rằng, đó là các yếu tố nằm trong 4 chữ M: Men, Machines, Materials và Money (con
người, máy móc, vật liệu và vốn). Thế nhưng, trong thời đại ngày nay, khi nói đến tài
nguyên phát triển, không thể không nhắc đến yếu tố thứ năm rất quan trọng đó là thông tin
(Information). Sự xuất hiện của yếu tố thứ năm là thông tin đã tạo ra sự thay đổi lớn mang
tính cách mạng về phương thức làm việc và mô hình phát triển trong thế giới công nghiệp
hoá với yếu tố dẫn đạo là kinh tế tri thức. Khi thông tin đã thực sự trở thành một lực lượng
sản xuất vật chất quan trọng được thừa nhận ở tất cả các quốc gia, được sử dụng thường
xuyên trong các hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH) thì bước chuyển từ xã hội công
nghiệp sang xã hội thông tin sẽ là tất yếu.
Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin (CNTT) đang diễn ra trên quy mô toàn cầu
và càng ngày càng đi vào chiều sâu, không loại trừ bất cứ quốc gia nào. Nó đã và đang tạo
ra một bối cảnh cho sự ra đời của những cái mới. Bởi, "cuộc cách mạng thông tin đang
trên đường tiến tới, đó không đơn thuần chỉ là cuộc cách mạng về công nghệ, về máy móc,
về kỹ thuật, về phần m hay tốc độ, mà trước hết đó là cuộc cách mạng về quan niệm, về
đổi mới tư duy" [59, tr.34]
306 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - Thực
trạng và giải pháp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật
hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông, nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực
hoạt động của con người và xã hội. CNTT phục vụ trực tiếp cho việc cải tiến QLNN, nâng
cao hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động KT - XH khác, từ đó
góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội, phúc lợi của nhân dân. (không nên mở đầu
bằng định nghĩa cụ thể như thế này, có thể theo cách sau:)
Trước đây, khi đề cập đến các nguồn tài nguyên cho phát triển, người ta thường cho
rằng, đó là các yếu tố nằm trong 4 chữ M: Men, Machines, Materials và Money (con
người, máy móc, vật liệu và vốn). Thế nhưng, trong thời đại ngày nay, khi nói đến tài
nguyên phát triển, không thể không nhắc đến yếu tố thứ năm rất quan trọng đó là thông tin
(Information). Sự xuất hiện của yếu tố thứ năm là thông tin đã tạo ra sự thay đổi lớn mang
tính cách mạng về phương thức làm việc và mô hình phát triển trong thế giới công nghiệp
hoá với yếu tố dẫn đạo là kinh tế tri thức. Khi thông tin đã thực sự trở thành một lực lượng
sản xuất vật chất quan trọng được thừa nhận ở tất cả các quốc gia, được sử dụng thường
xuyên trong các hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH) thì bước chuyển từ xã hội công
nghiệp sang xã hội thông tin sẽ là tất yếu.
Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin (CNTT) đang diễn ra trên quy mô toàn cầu
và càng ngày càng đi vào chiều sâu, không loại trừ bất cứ quốc gia nào. Nó đã và đang tạo
ra một bối cảnh cho sự ra đời của những cái mới. Bởi, "cuộc cách mạng thông tin đang
trên đường tiến tới, đó không đơn thuần chỉ là cuộc cách mạng về công nghệ, về máy móc,
về kỹ thuật, về phần m hay tốc độ, mà trước hết đó là cuộc cách mạng về quan niệm, về
đổi mới tư duy" [59, tr.34].
Áp dụng những tiến bộ, những thành tựu ứ
Ngày nay, CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển,
cùng với một số ngành công nghệ cao khác, nó có tác dụng làm biến đổi sâu sắc đời sống
kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại.KT-XHđối đang phát triển khi bước vào giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH).
Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương
vận dụng CNTT trong một số lĩnh vực. Bnước ta, nhất là từ khi bước sang thời kỳ đổi mới,
chủ trương ứng dụng CNTT ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều nghị quyết
của Đảng và Chính phủ. Chẳng hạn như:
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công
nghệ trong sự nghiệp đổi mới; đă nêu: "Tập trung sức phát triển một số ngành KHCN mũi
nhọn như điện tử, tin học...."
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khoá VII xác định: "...Ưvề ưu tiên ứng
dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, trong đó có như CNTT. Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: "Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các
ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính -
viễn thông... Sớm phổ cập sử dụng tin học và Mạng thông tin quốc tế (Internet) trong nền
kinh tế và đời sống xã hội” [20, tr.94].
Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị khoá IX về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển
CNTT phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH, đã xác định rõ:
Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh
vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển
nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng và tạo
khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH [22, tr.7].
Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã ký hiệp định khung E-Asian với mục tiêu chính là:
xây dựng cChính phủ điện tử ( CPĐT), tThương mại điện tử (TMĐT) và cộng đồng điện
tử,, có nghĩa là Việt Namchúng ta đã cam kết đồng thuận triển khai các hoạt động của hiệp
định, từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện mô hình CPĐT, TMĐT, cộng
đồng điện tử ở Việt Nam. Việc áp dụng CPĐT, TMĐT, CĐĐT cũng đồng nghĩa với việc
phải giải quyết các vấn đề bảo đảm an ninh quốc gia và thành lập khung pháp lý điều
chỉnh. Một khi CPĐT, TMĐT, cộng đồng điện tử được vận hành có hiệu quả, các thao tác
kỹ thuật được chuẩn hoá và thực hiện nhanh chóng, như vậythì mức độ chi phối chủ quan
của yếu tố con người vào nhiều khâu của quá trình quản lý sẽ được giảm đáng kể. Cộng
đồng điện tử, TMĐT sẽ bảo đảm phát triển nhanh một xã hội tri thức, thu hẹp sự khác biệt
về kỹ thuật số, sự thông thoáng và hiệu quả khi người dân được tiếp cận với hệ thống hành
chính, luật pháp và thông tin hiện đại trong nhiều lĩnh vực.
Cũng như các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, trong điều kiện đổi mới, Vĩnh
Phúc chủ trương tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư trong nước và
nước ngoài. Cơ sở hạ tầng về thông tin và trình độ ứng dụng CNTT là một trong những
vấn đề được nhà đầu tư rất quan tâm khi tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư
cũng rất quan tâm đến sự sẵn sàng và tính mau lẹ của chính quyền địa phương trong việc
giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp. Ứng dụng, CNTT và vận hành có hiệu quả
CPĐT, TMĐT, cộng đồng điện tử sẽ làm tăng sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, đặc
biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mặt bằng CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
vẫn ở trình độ thấp kém, phát triển chậm, có nguy cơ khôngchưa đáp ứng yêu cầu của cuộc
sống, tụt hậu xa hơn so với các nhiều địa phương và khu vựckhác. Có thể liệt kê những
vấn đề tồn tại sau đây ở Vĩnh PhúcĐó là: ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu của
tiến trình CNH, HĐH và yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tế; vai trò động lực và tiềm
năng to lớn của CNTT chưa được phát huy mạnh mẽ; nguồn nhân lực CNTT chưa được
chuẩn bị và phát triển kịp thời cả về số lượng và chất lượng; mạng viễn thông và Internet
chưa thuận lợi, chưa đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, chất lượng cho ứng dụng CNTT; đầu
tư cho CNTT chưa tương xứng với tiềm năng; QLNN về lĩnh vực này vẫn còn mơ hồ, yếu
kém; ứng dụng CNTT ở một số nơi còn hình thức, chưa thiết thực và hiệu quả chưa cao...
Có nhiều yếu tố tác động, nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thực
trạng trên. Tình hình đó đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, cả
dưới góc độ lý luận lẫn góc độ thực tiễn. Chính vì vậy, Nguyên nhân của những tồn tại nêu
trên chủ yếu là do nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội ở Vĩnh Phúc về vai trò
của CNTT chưa đầy đủ; chưa thực hiện triệt để các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về phát triển CNTT; chưa kết hợp chặt chẽ ứng dụng CNTT với quá trình cải
cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, cơ
cấu lại sản xuất, kinh doanh; chậm ban hành các chính sách đáp ứng nhu cầu ứng dụng và
phát triển CNTT; QLNN trong các lĩnh vực CNTT chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, chưa
tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho việc cung ứng dịch vụ viễn thông và
Internet, chưa coi đầu tư cho xây dựng hạ tầng thông tin là loại hình đầu tư xây dựng hạ
tầng KT - XH.
Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp” đã được tác giả
chọn làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Nghiên cứu ở ngoài nước
Ở ngoài nước, đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về vai trò của CNTT đối với phát
triển KT-XH. Tác giả luận văn đã tiếp cận được một số công trình nghiên cứu khá điển
hình như: Văn minh của làn sóng thứ ba, tác giả Allvin Toffler, Hetdi Toffler; Làn sóng
thứ ba, tác giả Allvin Toffler; Cú sốc tương lai, tác giả Allvin Toffler; Đạo đức thông tin
trong xã hội kinh tế tri thức, tác giả Cameron Esslement. Trong các tác phẩm này, các tác
giả đã đề cập đến sự xuất hiện của một trào lưu hay một "làn sóng" mới, đó là làn sóng
CNTT. Cùng với sự xuất hiện này, tất yếu dẫn đến những đòi hỏi thay đổi một cách toàn
diện các phương thức vốn được coi là hợp lý trước đây đối với việc vận hành và phát triển
xã hội.
2.2. Nghiên cứu ở trong nước
- Có nhiều tác phẩm viết về vai trò của CNTT trong đời sống như: CNTT - Tổng
quan và một số vấn đề cơ bản, của Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về CNTT, Nxb.
Giao thông vận tải, Hà Nội, năm 1997; Kỷ yếu hội thảo khoa học Kinh tế tri thức và những
vấn đề đặt ra đối với Việt Nam của Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ KHCN và Môi trường
và Bộ Ngoại giao, Hà Nội, năm 2002; Ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp
CNH, HĐH của Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001; Chủ nghĩa tư bản và thời đại thông tin của Bộ
KHCN và Môi trường, Lưu hành nội bộ, Hà Nội, năm 2001; CNTT Hà Nội cất cánh của
Hội Tin học Việt Nam, tạp chí Tin học và Đời sống, (số 3, 5, 6, 9, 11); Thương mại Điện
tử, tác giả Vũ Ngọc Cừ, Trịnh Thanh Lâm, Nxb. Giao thông vận tải, năm 2001; Đề án Tin
học hóa hoạt động các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2001-2005 và những năm
tiếp theo, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành, năm 2003; Đề án Tin học hóa hoạt động các cơ
quan QLHCNN tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2001-2005, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành,
năm 2002.
Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về ứng dụng CNTT
phục vụ phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.
23. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của luận văn của luận văn
32.1. Mục đích
Luận văn có mục đích phân tích, đĐánh giá thực trạng ứng dụng CNTT ở tỉnh Vĩnh
Phúc, từ đó đề xuất những giải pháp để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc phục vụ phát
triển KT - XH của tỉnh Vĩnh Phúc.
32.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, luận văn xác định các nhiệm vụ sau đây.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về CNTT và ứng dụng CNTT.
- Đánh giá thực trạng và những yếu tố tác động đến ứng dụng CNTT của tỉnh Vĩnh
Phúc.
- Xác định những yếu tố định hướng liên quan đến phát triển CNTT của tỉnh Vĩnh
Phúc.
- Làm rõ kinh nghiệm một số tỉnh, thành phố trong nước trong việc ứng dụng CNTT
phục vụ phát triển KT-XH, rút ra bài học cho tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH
của tỉnh Vĩnh Phúc.
4. ĐĐối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào c4.1. Đối tượng
Quá trình ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH tại các cơ quan trong hệ thống
chính trị của tỉnh Vĩnh Phúc gồm các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã
hội.
4.2. Phạm vi
- Để thuận lợi cho việc thu thập tư liệu, luận vănĐề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu
ứng dụng CNTT của các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày tái lập tỉnh
01/01/1997 đến nay. Luận văn không nghiên cứu về phát triển công nghiệp CNTT, thị
trường, kinh doanh sản phẩm CNTT và các giải pháp liên quan đến kỹ thuật CNTT; luận
văn cũng không đề cập đến các đối tượng ứng dụng CNTT như: nhân dân, doanh nghiệp
và các đơn vị tương đương như: trường học, bệnh viện…
53. Tình hình nghiên cứu của đề tài
3.1. Nghiên cứu ở ngoài nước
Ở ngoài nước, đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về vai trò của CNTT đối với phát
triển KT - XH. Tuy nhiên trong nguồn tham khảo hạn chế của mình, tác giả luận văn đã
tiếp cận được một số tác phẩm nghiên cứu như: Văn minh của làn sóng thứ ba, tác giả
Allvin Toffler, Hetdi Toffler, NXB. Thanh niên, Hà Nội, năm 1998; Làn sóng thứ ba, tác
giả Allvin Toffler NXB. Thanh niên, Hà Nội, năm 2002; Cú sốc tương lai, tác giả Allvin
Toffler, NXB. Thanh niên, Hà Nội, năm 1998.
3.2. Nghiên cứu ở trong nước
- Trong thời gian qua ở trong nước đã có nhiều tác phẩm viết về vai trò của CNTT
trong đời sống như: CNTT - Tổng quan và một số vấn đề cơ bản, của Ban chỉ đạo Chương
trình Quốc gia về CNTT, NXB. Giao thông vận tải, Hà Nội, năm 1997; Kỷ yếu hội thảo
khoa học Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam của Ban Khoa giáo
Trung ương, Bộ KHCN và Môi trường và Bộ Ngoại giao, Lưu hành nội bộ, Hà Nội, năm
2002; Ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH của Ban Tư tưởng
văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
năm 2001; Chủ nghĩa tư bản và thời đại thông tin của Bộ KHCN và Môi trường, Lưu hành
nội bộ, Hà Nội, năm 2001; CNTT Hà Nội cất cánh của Hội Tin học Việt Nam, tạp chí Tin
học và Đời sống, (số 3, 5, 6, 9, 11); Thương mại Điện tử, tác giả Vũ Ngọc Cừ, Trịnh
Thanh Lâm, NXB. Giao thông vận tải, năm 2001; Đề án Tin học hóa hoạt động các cơ
quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2001-2005 và những năm tiếp theo, Tỉnh ủy Vĩnh
Phúc ban hành, năm 2003; Đề án Tin học hóa hoạt động các cơ quan QLNN tỉnh Vĩnh
Phúc, giai đoạn 2001-2005, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành, năm 2002.
Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về ứng dụng CNTT
phục vụ phát triển KT - XH tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.
. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên đây, tác giả lLuận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
- Pphương pháp duy vật biện chứng, và duy vật lịch sử như công cụ phương pháp
luận cơ bản.
Đây là một đề tài mới, ít đơn vị nghiên cứu, do vậy tác giả đã sử dụng các phương
pháp sau đây để tiếp cận, làm rõ các nội dung cần nghiên cứu.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: tTổng hợp, phân tích.
- Tổng kết thực tiễn.
, đ- Điều tra xã hội học (qua mẫu phiếu sử dụng riêng cho luận văn).,
- Ccác phương pháp toán kinh tế như hồi qui, mô hình hóa...
- Nghiên cứu tài liệu: phân tích kế thừa các công trình nghiên cứu trong nước và quốc
tế về các nội dung có liên quan đến đề tài.
- Phỏng vấn chuyên gia.: Tác giả phối hợp với Viện Chiến lược Bưu chính, Viễn
thông và CNTT và Sở Bưu chính, Viễn thông tỉnh Vĩnh Phúc trong việc điều tra, đánh giá
thực trạng CNTT tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về CNTT và ứng dụng
CNTT, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH.
- Đánh gía thực trạng ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc
từ ngày tái lập (1997) đến nay.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH
của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Với các lý do đã trình bày ở trên, nNgoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu
làm 03 chương, 09 tiết.
Chương 1IChương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin
CNTT ngày nay đã và đang tạo đà cho những thay đổi cơ bản trong công tác quản lý
và các hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực công và khu vực tư trên phạm vi toàn cầu.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về CNTT, sau đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu
một số khái niệm về CNTT có tính chất phổ biến.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (địa chỉ trên mạng Internet:
thì
CNTT là công nghệ ứng dụng cho việc xử lý thông tin.
Theo GS. Liest Eathington và GS. Dave Swanson, Khoa Kinh tế học, Đại học Iowa,
Hoa Kỳ, thì CNTT là một chuỗi sản phẩm và dịch vụ mà thông qua đó, việc biến đổi số
liệu thành thông tin có thể tiếp cận được và trở nên có ích. Sản phẩm và dịch vụ CNTT này
bảo đảm cho doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân có thể kiểm soát được các giao dịch
kinh doanh hiệu quả hơn và nhanh hơn [30, tr.1].
Theo GS. Phan Đình Diệu, “CNTT là ngành công nghệ về xử lý thông tin bằng các
phương tiện điện tử, trong đó nội dung xử lý thông tin bao gồm các khâu cơ bản như thu
thập, lưu trữ, chế biến và truyền nhận thông tin” [17, tr.7].
PGS. Hàn Viết Thuận cho rằng: “CNTT là sự kết hợp của công nghệ máy tính với
công nghệ liên lạc viễn thông được thực hiện trên cơ sở công nghệ vi điện tử” [43, tr.16].
Dự thảo lần thứ 15 Luật CNTT đã được chỉnh lý theo ý kiến của các vị đại biểu quốc
hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI thì: “CNTT là tập hợp các hoạt động có sử dụng
công nghệ máy tính trong quá trình sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi
thông tin số phục vụ KT-XH, quốc phòng, an ninh và phát triển công nghiệp CNTT” [56,
tr.2].
Như vậy, CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan
đến thông tin và quá trình xử lý thông tin. Theo cách nhìn đó, CNTT bao gồm các phương
pháp khoa học, các phương tiện, công cụ và giải pháp kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là máy
tính và mạng truyền thông cùng với hệ thống nội dung thông tin điện tử nhằm tổ chức, lưu
trữ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động
KT-XH, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại...
Đây có thể được coi là một định nghĩa hoàn chỉnh về CNTT vì nó đã bao quát được
toàn bộ nội dung, vai trò và ý nghĩa của CNTT đối với các lĩnh vực đời sống kinh tế xã
hội. Thuật ngữ CNTT trong luận văn được sử dụng theo cách hiểu này.
1.1.2. Các đặc điểm của công nghệ thông tin
1.1.2.1. Công nghệ thông tin là công nghệ mũi nhọn
Theo nghĩa chung nhất, công nghệ mũi nhọn là công nghệ được xây dựng dựa trên
những thành quả mới nhất của nhiều công nghệ khác và của những lý thuyết khoa học hiện
đại. Do vậy, để xây dựng được một ngành công nghệ mũi nhọn, trước hết, phải phát triển
ngành khoa học đó trên cơ sở những lý thuyết hiện đại nhất và có những bước đi thích hợp
trong quá trình phát triển, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật của ngành đó vào cuộc sống.
Muốn xây dựng CNTT thành một công nghệ mũi nhọn, cần phải tiếp cận và theo kịp
những tri thức của thế giới về CNTT, từ đó có những bước phát triển vượt bậc và những
ưu thế rõ rệt trong lĩnh vực đó so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngành
CNTT ở tất cả các nước hiện nay đều được coi là ngành công nghệ mũi nhọn vì nó luôn
đòi hỏi phải dựa trên những lý thuyết mới và sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng
công nghệ.
1.1.2.2. Công nghệ thông tin là công nghệ phổ biến trong mọi lĩnh vực
Ngày nay, CNTT đã tác động mạnh mẽ đến tất các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ứng
dụng CNTT trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và các
dịch vụ quan trọng trong đời sống hiện đại của con người như: quản lý công, quản lý sản
xuất kinh doanh, đến việc ứng dụng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, các dịch vụ tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm,…
1.1.2.3. Công nghệ thông tin là một công nghệ có nhiều tầng lớp
CNTT có nhiều tầng lớp và tầng lớp trên lại được xây dựng dựa trên các tầng lớp
dưới. Cụ thể CNTT gồm có các tầng lớp sau.
- Các chương trình ứng dụng riêng cho từng cơ quan, đơn vị. Đây có thể là chương
trình ứng dụng được thành lập từ một ngôn ngữ lập trình, dựa trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu
(CSDL). Tầng lớp trên cùng này thường được thiết kế tại chỗ hoặc được đặt gia công bên
ngoài.
- Các chương trình ứng dụng và hệ phần mềm cơ bản. Đây là phần phức tạp nhất, bao
gồm các chương trình cơ bản sau.
i) Các chương trình ứng dụng tổng quát, chuyên cho quản lý, xử lý văn bản, tính toán
công nghiệp hay tính toán khoa học mà người sử dụng cuối cùng có thể viết những ứng
dụng dễ dàng hay cũng có thể sử dụng ngay mà không cần viết thêm chương trình.
ii) Các chương trình “phần mềm trung gian”, cho phép các chương trình ứng dụng
phân tán sử dụng tới mạng thông tin, thông qua hệ điều hành mạng. Đây là những chương
trình có vai trò ứng dụng quan trọng nhất vào lĩnh vực quản lý hiện nay.
iii) Các chương trình gắn liền với