Đề tài Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược cạnh tranh của Viettel và Vinaphone

- Trên thị trường độc quyền nhóm chỉ có một số ít cung ứng phần lớn hoặc toàn bộ sản phẩm thị trường. - Sản phẩm, hàng hóa có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất - Có rào cản lớn về việc gia nhập, rút lui khỏi thị trường - Tính phu thuộc lẫn nhau giữa các hãng trên thị trường độc quyền nhóm là rất lớn: Do có ít các công ty trong một ngành độc quyền thiểu số, sản lượng của mỗi công ty chiếm một thị phần lớn trên thị trường. Do điều này, quyết định giá cả và sản lượng của mỗi công ty có tác động đáng kể lên lợi nhuận của các công ty khác.

doc25 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 5941 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược cạnh tranh của Viettel và Vinaphone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: Những lý luận chung về độc quyền nhóm và lý thuyết trò chơi 1.1.Độc quền nhóm 1.1.1.Đặc trưng của thị trường độc quyền nhóm - Trên thị trường độc quyền nhóm chỉ có một số ít cung ứng phần lớn hoặc toàn bộ sản phẩm thị trường. - Sản phẩm, hàng hóa có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất - Có rào cản lớn về việc gia nhập, rút lui khỏi thị trường - Tính phu thuộc lẫn nhau giữa các hãng trên thị trường độc quyền nhóm là rất lớn: Do có ít các công ty trong một ngành độc quyền thiểu số, sản lượng của mỗi công ty chiếm một thị phần lớn trên thị trường. Do điều này, quyết định giá cả và sản lượng của mỗi công ty có tác động đáng kể lên lợi nhuận của các công ty khác. 1.1.2.Các mô hình độc quyền nhóm cơ bản 1.1.2.1.Mô hình couunort:( Do Augustin Cournot đưa ra vào năm 1838) Là mô hình độc quyền nhóm trong đó: Các hãng sản xuất sản phẩm đồng nhất Các hãng đều biết về đường cầu thị trường Các hãng phải quyết định sản lượng đồng thơi ( quyết định khi chưa biết quyết định của hãng đối thủ)  Đường phản ứng và cân bằngCournot: Đường phản ứng:Đường chỉ ra mối quan hệ giữa múc sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của một hãng với mức sản lượng mà hãng nghĩ rằng các hãng khác định sản xuất . Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng phụ thuộc vào lượng sản phẩm mà hãng nghĩ các hẫng khác định sản xuất Cân bằng Cournot: Là trạng thái cân bằng xáy ra khi mỗi hãng dự báo đũng mức sản lượng của hãng đối thủ và qua đó xác định mức sản lượng của mình.  Ví dụ về mô hình Cournot: Có 2 hãng cùng kinh doanh 1 sản phẩm Đường cầu tiêu dung: P=20-1/2Q(Q=Q1+Q2) Hai hãng có chi phí cận biên bằng nhau: MC1=MC2 Khi đó có thế xác định đường phản ứng của hãng 1 : TR1=PQ1(20-0,5Q).Q1 MC1=20-Q1-0,5Q2 Dể hãng tối đa hóa lợi nhuận thì MR=MC nên 20-Q1-0,5Q2=0 (Q1=-0,5Q2 (1) là đường phản ứng của hãng1 Tương tự đương phản ứng của hãng 2 : Q2=-0,5Q1+20 (2) Mức sản lượng cân bằng (Q1,Q2) ở điểm cắt của 2 đường phản ứng Giải hệ (1),(2) ta được : Q1=Q2=40/3 là điểm cân bằng Cournot 1.1.2.2.Mô hình Stackeberg: Là mô hình độc quyền nhón trong đó các hãng cạnh tranh nhau về giá cả Có 3 trường hợp: -Sản phẩm đồng nhất -Sản phẩm khác biệt, quyết định đồng thời -Sản phẩm khác biệt quyết định tuần tự Cân bằng Stackelberg: là cân bằng đạt được tại giao điểm của 2 đường phản ứng khi một hãng đi trước và một hãng đi sau,quyết định sản lượng của hãng vào sau phụ thuộc vào sản lượng của hãng vào trước Ví dụ về mô hình Staclkerg: Cũng tương tự như phần ví dụ cho mô hình Cournot nhưng lúc này hãng 1 là hãng quyết đinh trước hãng 2 vào sau. Quyết định của hãng 2 phụ thuộc vào quyết định của hãng 1. Chúng ta hãy bắt đầu với Hãng 2. Vì Hãng này tiến hành quyết định đầu ra của mình sau Hãng 1, nó coi đầu ra của Hãng 1 là cố định. Do đó, đầu ra có sức tối đa hóa lợi nhuận của Hãng 2 được biểu thị bởi đường phản ứng Cournot, mà chúng ta tìm ra là : Q2=-0,5Q1+20 Hãng 1 chon Q1sao cho MR1=MC 1, ta có :TR1= (20-0,5Q1-0,5Q2).Q1 TR1phụ thuộc vào Q2 . Hãng 1 dự đoán xem hãng 2 sẽ sản xuát bao nhiêu (Q2 theo đường phản ứng) Thay Q2 vào TR1 ta được : TR1=(20-0,5Q1-10+0,25Q1).Q1 Mà MR1=(TR1)’Q1=20-Q1-10+0,5Q1=0 ( Q1=20,Q2=10 là sản lượng cân bằng Hãng 1 sản xuất nhiều hơn Hãng 2 va thu được lợi nhuận nhiều hơn. Việc đi trước mang lại cho Hãng 1 lợi thế. Lý do là việc thông báo trước tạo ra một việc đã rồi bất kể đối thủ cạnh tranh của bạn làm gì, đầu ra của bạn sẽ lớn. Để tối đa hóa lợi nhuận, đối thủ cạnh tranh của bạn coi mức đầu ra lớn của bạn là đã có và ấn định một mức đầu ra thấp cho bản thân mình (nếu đối thủ cạnh tranh của bạn sản xuất một mức đầu ra lớn, điều đó tất kéo giá cả xuống thấp, và cả hai đều thua thiệt tiền của). Cho nên, trừ phi đối thủ cạnh tranh của bạn coi “trả đũa” là quan trọng hơn kiếm tiền, sản xuất một số lượng lớn là việc phi lý đối với nó).Các mô hình Cournot và Stackelbeg là những biểu hiện của thái độ độc quyền nhóm để lựa chọn. Việc mô hình nào thích hợp hơn tùy thuộc vào ngành công nghiệp. Đối với một ngành công nghiệp gồm có những hãng đại thế giống nhau, không một hãng nào có được một lợi thế hành động hay vị thếlãnh đạo mạnh mẽ, mô hình Cournot chắc chắn hẳn thích hợp hơn. Mặc khác, một số ngành công nghiệp bị khống chế bởi một hãng lớn, hãng này thường lãnh đạo trong việc đưa ra những sản phẩm mới hay việc định giá, thị trường máy điện toán nhiều công dụng là một ví dụ, với IBM là người lãnh đạo. Trong trường hợp này mô hình Stackelbeg có thể là thiết thực hơn. 1.1.2.3.Mô hình đường cầu gãy: Vì cấu kết ngầm có xu hương là mong manh, các hãng độc quyền nhóm thường hay rất mong muốn có một sự ổn định, đặc biệt là trong lĩnh vực giá cả. Đó là lý do tại sao tính cứng nhắc của giá cả lại thường là một đặc điểm của các ngành độc quyền nhóm. Dù cho các chi phí hay nhu cầu thay đổi, các hãng vẫn sẵn lòng thay đổi giá cả. Nếu các chi phí giảm xuống hay nhu cầu của thị trường suy thoái các hãng đều không sẵn lòng hạ thấp giá cả mà việc gì đó có thể gửi một thông điệp sai lạc tới các đối thủ cạnh tranh của họ, và do đó dẫn tới một hiệp chiến tranh giá cả. Và nếu như các chi phí hay nhu cầu gia tăng, các hãng cũng không sẵn lòng nâng cao giá vì họ sợrằng các đối thủ cạnh tranh của họ không thể cũng nâng cao giá cả. Tính cứng nhắc này của giá cả là nền tảng của mô hình “đường cầu gãy” rất quen thuộc về độc quyền nhóm. Theo mô hình này, mỗi hãng đứng trước một đường cầu gãy với giá phổ biến đương thời P*). Ở những giá cao hơn, P* các hãng khác sẽ không đi theo, và do đó sẽ thua thiệt về doanh sốvà mất nhiều trong phần thị trường của mình. Mặt khác, hãng cho rằng nếu hạ giá của mình thấp hơn P*, các hãng khác sẽ đi theo vì họ không muốn mất phần của họ trên thị trường, do đó số bán ra sẽ chỉ tăng tới phạm vi mà một giá thị trường thấp hơn nâng cao tổng cầu thị trường. Vì đường cầu của hãng là một đường gãy khúc nên đường thu nhập biên của hãng cũng là một đường gián đoạn (phần căn bản của đường thu nhập biên ứng với phần co giãn ít hơn của đường cầu, như được biểu hiện bởi các phần gạch đứt đoạn của mỗi được ấy). Do đó, các chi phí của hãng có thể thay đổi mà không dẫn tới một thay đổi trong giá cả. Như đã biểu hiện trong hình, chi phí biên có thể tăng, nhưng nó vẫn phải bằng thu nhập biên ở cùng một mức đầu ra như cũ, vì vậy giá cả vẫn như cũ. Mô hình đường gãy là đơn giản một cách hấp dẫn nhưng nó không thực sự giải thích được sự định giá độc quyền tay đôi. Nó không hề cho biết làm thế nào mà các hãng đi tới được giá P* trước hết và tại sao họ lại không đi tơi một giá cả hơn là để giải thích nó.  1.1.2.4. Sự lãnh đạo giá cả. Một trong trở ngại chủ yếu để ngấm ngầm cấu kết định giá là các hãng khó mà thỏa thuận được với nhau (mà không cần nói chuyện với nhau) về giá cả phải có. Sự thỏa thuận trở thành đặc biệt không chắc có khi các điều kiện về chi phí và nhu cầu đang thau đổi và do đó giá cả “xác đáng” cũng đang thay đổi. Sự lãnh đạo giá cả là một hình thức ngấm ngầm cấu kết để tiến tới vấn đề này. Dưới sự lãnh đạo giá cả, một hãng ấn định giá cả, và những hãng khác, “những người theo giá” đi theo giá cả ấy. Cách dàn xếp này giải quyết được vấn đề thỏa thuận về giá cả – đòi đúng cái giá mà “người lãnh đạo” đang đòi. Người lãnh đạo sẽ ấn định giá cả nào? Giá cả nào tùy thuộc vào việc các hãng hoặc hạn chế sản xuất, ngoài việc làm cho các giá cả xứng hợp với nhau, sao cho các phần trên thị trường vẫn như cũ, hoặc sản xuất nhiều hơn với một giá cả cao hơn. Nếu các hãng khác hạn chế sản xuất, người lãnh đạo có thể ấn định giá cả có sức tối đa hóa lợi nhuận chung .Nhưng người lãnh đạo có thể là một hãng có ảnh hưởng chi phối, hãng này ấn định một giá cả có sức tối đa hóa lợi nhuận mà họ muốn theo cái giá cả ấy. 1.2.Lý thyết trò chơi 1.2.1.Lý thuyết trò chơi là gì? Lý thuyết trò chơi là một nhánh của toán học ứng dụng thường được sử dụng trong phân tích kinh tế. Sử dụng các mô hình nghiên cứu các tình huống chiến thuật , trong đó những người tham gia để cố gắng tối đa hóa kết quả thu nhập của mình có tính đến hành động và phản ứng của đối thủ. 1.2.2.Các khái niệm cơ bản trong lý thuyết trò chơi - Trò chơi: một tình huống mà trong đó trò chơi đưa ra quyết định chiến lược có tính đến hành động của đối thủ - Người chơi: người tham gia - Chiến lược: nguyên tắc và hành động trong khi tiến hành trò chơi - Kết cuc: giá trị tương đương với một kết quả có thể xảy ra -Trò chơi hợp tác:là trò chơi mà trong đónhững người chơi có thể đàm phán những cam kết ràng buộc lẫn nhau cho phép họ cùng lập chiến lược chung -Trò chơi bất hợp tác:các bên tham gia không thể đàm phán và thực thi các hiệu lực các cam kết ràng buộc 1.2.3.Cân bằng trong lý thuyết trò chơi 1.2.3.1.Các giả định nghiên cứu -Những người chơi là những người có lý trí và biết tính toán. -Mục đích của những người chơi là tối đa hóa lợi ích bản thân. -Mọi người chơi đều biết về lý thuyết này. 1.2.3.2.Cân bằng Nash và cân bằng Chiến lược ưu thế trong lý thuyết trò chơi Cân bằng Nash Là tập hợp mà mỗi người chơi có thể làm điều tốt nhất cho mình trước hành đọng của đối thủ Mỗi người chơi không có động cơ xa ròi chiến lược Nash của mình =>chiến lược ổn định Chiến lược ưu thế Là một chiến lược hay hành động mang lại kết cục tốt nhất dù đối thủ có quyết định thế nào Nếu một người chơi có chiến lược ưu thế => các đối thủ sẽ chọn chiến lược ưu thế cho mình 1.3.Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược cạnh tranh Khác với một độc quyền thuần túy hay một hãng có sức mạnh cạnh tranh hoàn hảo, đa số các hãng phải quan tâm đến những sự đối phó chắc sẽcó của các đối thủ cạnh tranh khi họ đề ra những quyết định chiến lược về giá cả, chi tiêu quảng cáo, đầu tư vốn mới và những biến số khác. Dù chúng đã bắt đầu khảo sát kỹ một số trong những quyết định chiến lược ấy ở chương trên, còn có nhiều vấn đề cấu trúc thị trường và thái độ của các hãng mà chúng ta chưa đề cập đến. Ví như, tại sao các hãng lại có xu hương cấu kết với nhau trên mộ số thị trường khác? Một số hãng xoay sở như thế nào để ngăn chặn những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của họ đi vào doanh trường? Và các hãng phải tiến hành quyết định giá như thế nào khi các điều kiện nhu cầu hay chi phí đang thay đổi hoặc những đối thủ cạnh tranh mới đang đi vào thị trường. Để trả lời những câu hỏi ấy, chúng ta tần mở rộng phân tích việc các hãng tiến hành các quyết định trò chơi là một trong những lãnh vực lý thú nhất của khoa học. Kinh tế vi mô. Chương này giải thích một số điểm lý thuyết ấy và trình bày cách sử dụng nó để hiểu các thị trường tiến hóa và hoạt động như thế nào và các nhà quản lý phải suy nghĩ ra sao về những quyết định về chiến lược kinh tế mà họ liên tục phải đương đầu. Chúng ta thấy, chẳng hạn như, điều gì xảy ra khi các hãng độc quyền nhòm phải ấn định và điều chỉnh các giá cả một cách chiến lược trong thời gian, sao cho thế khó xử của những người bị giam giữ, mà chúng ta đã bàn đến trong chương 12, cứ lắp đi lắp lại mãi. Chúng ta sẽ bàn luận các hãng có thể tiến hành như thế nào các biện pháp chiến lược để có d một lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh của họ hay để tiến vào một tình huống mặc cả. Và chúng ta sẽ thấy các hãng có thể sử dụng như thế nào những sự đe dọa, những sự hứa hẹn hay những hành vi cụ thể hơn đểngăn chặn các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng đi vào thị trường. Chương2: Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam 2.1.Tổng quan về thị trường viễn thông di động Việt Nam. Bước vào đầu năm 2007, trên thị trường viễn thông di động Việt Nam đã diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt chủ yếu giữa 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động trong nước. Trong đó, có ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động sử dụng công nghệ GSM là Công ty thông tin di động VMS (MobiFone), Công ty dịch vụ viễn thông (Vinaphone) và Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel); ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động sử dụng cùng công nghệ CDMA là Công ty thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom), Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom với mạng di động HT mobile, từ ngày 15/3/2008 HT mobile chính thức chuyển đổi công nghệ từ CDMA sang e - GSM) và Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (với mạng di động S - Fone). Quá trình ganh đua giữa các doanh nghiệp viễn thông di động (DNVTDĐ) Việt Nam đã mang lại những kết quả tích cực. Quy mô mạng lưới và vùng phủ sóng ngày càng rộng và sâu. MobiFone và Vinaphone là hai mạng di động ra đời sớm nhất thị trường viễn thông di động Việt Nam và có tăng trưởng vùng phủ sóng cũng như lắp đặt trạm thu phát sóng BTS tăng liên tục qua các năm. Viettel là một doanh nghiệp ra đời sau, song đã tiến hành phát triển mạng lưới trước kinh doanh sau, vì thế trong một thời gian ngắn ra đời từ năm 2004 đã nhanh chóng tăng vùng phủ sóng liên tục và năm 2006 đã bắt đầu vượt xa Vinaphone và MobiFone, đến nay Viettel đã phủ sóng 63/63 tỉnh thành trong cả nước. Viettel là mạng di động có vùng phủ sóng rộng và sâu nhất cả nước đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, biên cương hải đảo nơi mà các mạng di động khác khó vươn tới. Mạng di động S-fone, EVN Telecom và HT Mobile chủ yếu chỉ khai thác ở những thị trường nhu cầu lớn như thành phố lớn, thị xã nên có vùng phủ sóng thấp nhất. Doanh thu ngày càng tăng, số lượng thuê bao di động tăng rất nóng với nhiều người sử dụng dịch vụ di động. Cùng với việc đẩy mạnh lắp đặt thêm trạm thu phát sóng và thêm vùng phủ sóng, các DNVTDĐ đã không ngừng cạnh tranh, đẩy mạnh chạy đua phát triển thuê bao. Tính đến quý I/2008, cả nước đạt gần 50 triệu thuê bao di động, trong đó 43,9 triệu thuê bao thuộc về ba nhà khai thác có cùng công nghệ GSM gồm có Viettel với 17 triệu, Mobifone với 14,5 triệu, Vinaphone với 12,4 triệu, còn lại 6,1 triệu là của các mạng di động sử dụng cùng công nghệ CDMA gồm có S-Fone, EVN Telecom và HT mobile. Năm 2008, doanh thu dịch vụ viễn thông Việt Nam đạt khoảng 5,5 tỷ USD, trong đó VNPT ước đạt hơn 3 tỷ USD, Viettel ước đạt 2 tỷ USD.    Chính sách giá cước linh hoạt, với dịch vụ đa dạng và hướng tới khách hàng. Các doanh nghiệp viễn thông đang đua nhau giảm giá cước để lôi kéo khách hàng và phát triển khách hàng mới. Nếu trước đây, khi Việt Nam bắt đầu có mạng di động với sự độc quyền của VNPT, giá cước di động là 3.000đ - 3.500đ/phút, thì nay với sự ra đời của các doanh nghiệp viễn thông mới đã phá vỡ độc quyền của VPNT, làm cho giá cước di động hiện nay trên thị trường giảm chỉ còn từ 900đ/phút - 1.500đ/phút đối với thuê bao trả sau và 1.800đ/phút - 2.500đ/phút đối với thuê bao trả trước. Cùng với việc giảm cước, các doanh nghiệp viễn thỗng liên tục tung ra thị trường nhiều gói dịch vụ khách nhau nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Như Viettel có các gói cước trả sau, trả trước, gói cước Tomato cho người có thu nhập thấp, ở nông thôn, gói cước Ciao dành cho học sinh sinh viên là chủ yếu, gói cước cha và con, gói cước Happy zone; Mobifone có Mobi gold, Mobicard, Mobi 4U, Mobi Q, Mobi 365... Ngoài ra, các doanh nghiệp viễn thông không ngừng cung cấp các dịch vụ gia tăng trên mạng di động nhằm đưa đến cho khách hàng sử dụng các dịch vụ đa dạng và phong phú. Ví dụ các hãng di động cung cấp dịch vụ kết nối internet GPRS, nhạc chuông chờ, chọn bài hát, tải nhạc chuông... Chăm sóc khách hàng ngày càng được chú trọng. Trong thị trường viễn thông cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì chất lượng dịch vụ là yếu tố sống còn để giữ chân khách hàng và phát triển khách hàng mới. Các doanh nghiệp viễn thông đặc biệt là các doanh nghiệp lớn như Viettel, Mobifone, Vinaphone rất chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, tăng nhân viên callcenter phục vụ khách hàng nhanh nhất và chính xác nhất, công tác chăm sóc khách hàng được thực hiện ở cả 3 khâu: trước, trong và sau bán hàng. Thị trường dịch vụ di động tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao với mức tăng trung bình hàng năm đạt 35%. Dự báo đến năm 2011, tổng thuê bao di động sẽ vượt mốc 50 triệu, với mật độ đạt 56%. Các nhà khai thác di động đang cạnh tranh mạnh mẽ để giành thị phần bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và kéo dài liên tục. Việc MIC cấp thêm các mã mạng mới cho các nhà khai thác giúp mở rộng kho số dịch vụ. Tuy nhiên, các chương trình khuyến mãi tập trung vào bán thêm các SIM card mới dẫn đến việc không xác định được số lượng thuê bao thực trên mạng. Việc dễ dàng trong cung cấp các SIM card mang đến thuận tiện lớn cho khách hàng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ điện thoại cố định. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra vấn đề lớn trong quản lỹ xã hội như xác định trách nhiệm chủ thuê bao về nguồn thông tin (quấy phá, truyền phát thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục, các vấn đề về an ninh quốc phòng và quản lý xã hội). Để giải quyết vấn đề này, tháng 9/2007, Bộ MIC đã ban hành quyết định bắt buộc phải đăng ký thông tin cá nhân đối với chủ thuê bao trả trước. Thủ tục trên có thể tác động phần nào đến tâm lý NSD khi lựa chọn sử dụng dịch vụ, nhưng các tác động này không lớn bằng việc các nhà khai thác phải lập lại hồ sơ quản lý các thuê bao trả trước đã có. Các mạng di động của Việt Nam hiện thời vẫn theo chuẩn 2G hay 2.5 G cung cấp chủ yếu dịch vụ thoại và một số loại dịch vụ giá trị gia tăng như SMS, WAP, GPRS. Hiện các nhà khai thác di động đang tập trung chuyển đổi sang mạng 3G, nhưng với tốc độ chậm chạp do còn gặp nhiều khó khăn về dịch vụ nội dung thông tin và thiết bị đầu cuối đắt đỏ. Dự kiến đến 2011, thị trường dịch vụ 3G đạt khoảng 3 triệu thuê bao chiểm 6% tổng thuê bao di động. Thị trường dịch vụ di động đạt mức tăng trưởng cao nhất với trên 10 triệu thuê bao mới trong năm 2006, tăng 104% so với 2005, nâng tổng số thuê bao di động của Việt Nam lên khoảng 20 triệu. Thị trường bùng phát do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, cùng với chính sách tạo cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động của Chính phủ. Hiện tại, có 6 nhà cung cấp dịch vụ di động tại Việt Nam. Các nhà khai thác này không chỉ cạnh tranh trong phát triển thuê bao di động, mà còn cạnh tranh trong phát triển các dịch vụ vô tuyến cố định trên nền mạng di động để cung cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Dịch vụ GPhone của VNPT là dịch vụ vô tuyến cố định mới nhất của VNPT sử dụng nền mạng Vinaphone để cạnh tranh với các dịch vụ tương tự như E-Com của EVN Telecom và dịch vụ vô tuyến cố định của Viettel. Các dịch vụ này dự kiến sẽ đạt 2 triệu thuê bao vào cuối năm 2007. Các nhà khai thác di động đang sử dụng công cụ giá để tiến hành cạnh tranh. Việc liên tục giảm giá cước tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng trên thị trường di động. Với việc VNPT với tư cách là nhà khai thác khống chế thị trường (30%) bị quản lý chặt chẽ về giá cước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khác thác mới như Viettel bứt phá. Tuy nhiên, cuộc chiến về giá cước dẫn đến sự suy giảm chất lượng dịch vụ, tắc nghẽn mạng lưới và gia tăng khiếu kiện khách hàng. Điều này buộc cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc qua việc công bố tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bắt buộc và các cuộc kiểm tra, giám sát quy trình cung cấp dịch vụ để đảm bảo quyền lợi khách hàng. Hiện tại, MIC vẫn đang trong quá trình xem xét cấp phép mạng 3G. Theo dự kiến các giấy phép về 3G và WiMAX sẽ được cấp theo cơ chế xét tuyển (beauty contest) vào cuối năm 2007. Cả sáu nhà cung cấp dịch vụ đã đệ trình hồ sơ xin cấp phép. Vinaphone và Mobifone dự kiến cung cấp thương mại các dịch này vào cuối năm 2007. Trong đó, Mobifone đã kết thúc dự án thử nghiệm 2 năm về dịch vụ 3G, còn Vinaphone đang trong giai đoạn thử nghiệm với đối tác Nokia, dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 9/2007. S-Fone đã triển khai công nghệ CDMA EV-DO 3G. EVN Telecom và Hanoi Mobile (HTC) cũng có kế hoạch tương tự để triển khai các dịch vụ thế hệ tiếp theo trên mạng CDMA của mình. Viettel sẽ triển khai dịch vụ 3G trên mạng WCDMA. Tuy nhiên, trong 6 nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan quản lý nhà nước lại dự kiến chỉ  cấp 4 giấy phép 3G. Về dịch vụ WiMAX, 4 nhà khai thác đang triển khai thử nghiệm dịch vụ, gồm công ty VDC tại tỉnh Lào Cai, VTC tạ