Lực lượng Công an nhân dân (CAND) là lực lượng vũ trang trọng yếu của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để hoàn thành sự nghiệp cách mạng vô cùng to lớn và vẻ vang, nhưng cũng
hết sức nặng nề đó, lực lượng CAND phải không ngừng được xây dựng, củng cố, phát
triển theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Tinh thông
nghiệp vụ, nắm vững pháp luật, giỏi ngoại ngữ, tin học và có phẩm chất, đạo đức cách
mạng trong sáng.
Trong hơn 70 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng và xây dựng đạo đức cách mạng
cho cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ, chiến sĩ công an nói riêng, nhờ đó mà cách
mạng Việt Nam đã thu được những thắng lợi hết sức to lớn, lực lượng CAND đã lập
được nhiều thành tích xuất sắc trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự
an toàn xã hội.
Từ khi đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền
kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), tình hình kinh tế - xã
hội đã có những biến đổi to lớn mang tính bước ngoặt. Bên cạnh những thành tựu vượt
bậc trong lĩnh vực phát triển kinh tế, lại đặt ra những vấn đề xã hội hết sức nhức nhối,
đáng lo ngại.
Qua các thời kỳ cách mạng nhiều tập thể, cá nhân trong lực lượng CAND đã
được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,
hàng ngàn, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng Huân, Huy chương, nhưng
cũng có không ít cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật, sa sút phẩm chất đạo đức, lối sống
làm ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng CAND.
Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề thuộc về đạo đức cách mạng trong điều
kiện KTTT định hướng XHCN tác động đến việc hình thành đạo đức cách mạng của cán
bộ, chiến sĩ công an là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách trong công tác xây
dựng lực lượng CAND hiện nay ở nước ta, xuất phát từ yêu cầu đó, tôi chọn đề tài: "
Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ công an trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay " làm đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình.
103 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3960 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ công an trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ,
chiến sĩ công an trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xó hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lực lượng Công an nhân dân (CAND) là lực lượng vũ trang trọng yếu của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để hoàn thành sự nghiệp cách mạng vô cùng to lớn và vẻ vang, nhưng cũng
hết sức nặng nề đó, lực lượng CAND phải không ngừng được xây dựng, củng cố, phát
triển theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Tinh thông
nghiệp vụ, nắm vững pháp luật, giỏi ngoại ngữ, tin học và có phẩm chất, đạo đức cách
mạng trong sáng.
Trong hơn 70 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng và xây dựng đạo đức cách mạng
cho cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ, chiến sĩ công an nói riêng, nhờ đó mà cách
mạng Việt Nam đã thu được những thắng lợi hết sức to lớn, lực lượng CAND đã lập
được nhiều thành tích xuất sắc trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự
an toàn xã hội.
Từ khi đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền
kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), tình hình kinh tế - xã
hội đã có những biến đổi to lớn mang tính bước ngoặt. Bên cạnh những thành tựu vượt
bậc trong lĩnh vực phát triển kinh tế, lại đặt ra những vấn đề xã hội hết sức nhức nhối,
đáng lo ngại.
Qua các thời kỳ cách mạng nhiều tập thể, cá nhân trong lực lượng CAND đã
được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,
hàng ngàn, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng Huân, Huy chương, nhưng
cũng có không ít cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật, sa sút phẩm chất đạo đức, lối sống
làm ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng CAND.
Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề thuộc về đạo đức cách mạng trong điều
kiện KTTT định hướng XHCN tác động đến việc hình thành đạo đức cách mạng của cán
bộ, chiến sĩ công an là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách trong công tác xây
dựng lực lượng CAND hiện nay ở nước ta, xuất phát từ yêu cầu đó, tôi chọn đề tài: "
Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ công an trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay " làm đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề đạo đức cách mạng và sự tác động của nền KTTT định hướng XHCN
đến quá trình hình thành đạo đức cách mạng đã được nhiều tác giả, tổ chức khoa học
quan tâm nghiên cứu, như: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng",
Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1996; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức", PGS.
Thành Duy (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996; "Sự biến đổi của thang
giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ
quản lý ở nước ta hiện nay", Nguyễn Chí Mỳ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
Ngoài những công trình kể trên còn có các bài, tạp chí, luận án, luận văn liên
quan đến vấn đề này, như: "Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng
các giá trị đạo đức hiện nay", Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Triết học, số 6/1996; " Sự tác
động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý", Nguyễn
Tĩnh Gia, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 2/1997; "Sự hình thành đạo đức xã hội chủ
nghĩa trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa", Nguyễn Ngọc Long, Luận án tiến sĩ triết học, Mátxcơva, 1982; "Vấn đề
đạo đức cách mạng của người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay",
Hà Nguyên Cát, Luận án tiến sĩ triết học, 2000; "Quan hệ kinh tế và đạo đức với việc
xây dựng đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở hiện nay", Dương Xuân
Lộc, Luận văn thạc sĩ triết học, 2001; "Vấn đề xây dựng đạo đức cho cán bộ cơ sở
trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay", Đặng Thanh Giang, luận văn
thạc sĩ triết học, 2001.
Vấn đề đạo đức cách mạng và vai trò của nó trong sự nghiệp đổi mới ở nước
ta hiện nay là vấn đề rộng lớn cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứu tổng kết về mặt lý
luận và thực tiễn. Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu trên đây, tác giả đi
sâu nghiên cứu vấn đề đạo đức cách mạng mang tính đặc thù của người cán bộ, chiến
sĩ công an trong điều kiện KTTT định hướng XHCN hiện nay, cố gắng tìm ra những
giải pháp mang tính khả thi nhằm góp phần xây dựng, nâng cao đạo đức cách mạng
trong lực lượng CAND nước ta hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Từ thực tế đạo đức, lối sống của cán bộ chiến sĩ trong lực lượng CAND, luận
văn đi sâu phân tích, lý giải thực trạng, nguyên nhân tình hình đạo đức và vấn đề nâng
cao đạo đức cách mạng trong lực lượng CAND, trong điều kiện định hướng XHCN, từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ
công an ở Việt Nam hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ
- Nêu rõ tầm quan trọng và yêu cầu của việc nâng cao của đạo đức cách mạng
cho cán bộ, chiến sĩ công an Việt Nam.
- Phân tích thực trạng đạo đức của người cán bộ, chiến sĩ công an trong điều
kiện KTTT định hướng XHCN và tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó.
- Luận văn rút ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức cách mạng
cho cán bộ, chiến sĩ công an hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đạo đức cách mạng và vấn đề nâng cao đạo đức cách
mạng cho cán bộ, chiến sĩ công an ở Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Sự tác động của KTTT và KTTT định hướng XHCN
đến đạo đức của cán bộ, chiến sĩ công an ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và giải
pháp.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn chủ yếu dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ thị,
nghị quyết của lực lượng CAND về vấn đề đạo đức, đồng thời tác giả luận văn có sử
dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đã được công bố liên quan đến nội dung
của đề tài luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, ngoài ra còn sử dụng phương pháp lịch sử và lôgic, phân
tích- tổng hợp, điều tra xã hội học để thực hiện nhiệm vụ trên.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn góp phần vào việc xây dựng, củng cố, phát triển, nâng cao đạo đức
cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ công an, chống biểu hiện suy thoái đạo đức cho cán bộ,
chiến sĩ công an nhằm xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy
môn đạo đức học trong các trường CAND.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 2 chương, 6 tiết.
Chương 1
Tầm quan trọng và yêu cầu của việc nâng cao
đạo đức cách mạng cho Cán bộ, chiến sĩ công an
ở Việt Nam hiện nay
1.1. Về đạo đức cách mạng
1.1.1. Một số quan niệm ngoài mác-xít về đạo đức
Đạo đức là một trong những hình thái giá trị cơ bản của ý thức xã hội, xuất
hiện tương đối sớm trong lịch sử xã hội loài người. Sự ra đời và phát triển của đạo đức
do nhu cầu của đời sống xã hội, của hoạt động và giao tiếp. chúng ta sẽ không hình
dung nổi một xã hội mà ở đó vắng bóng hay thiếu sự hiện diện của đạo đức. Vì vậy,
đạo đức từ lâu đã được nhân loại hết sức quan tâm. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm
triết học khác nhau, lợi ích giai cấp không giống nhau…mà người ta có cách lý giải
khác nhau về đạo đức.
* Quan niệm Nho giáo
Người đặt nền móng, xây dựng nên học thuyết Nho giáo là Khổng Tử (551-
479 tr. CN), với việc đề ra học thuyết Nhân - Lễ- Chính danh.
Phạm trù nhân là trung tâm của đạo đức Nho giáo. Trong Luận ngữ, Khổng Tử
có 58 chữ đề cập vấn đề nhân, nhưng không chỗ nào giống nhau cả. Có thể khái quát
mấy nội dung chính của phạm trù này như sau:
- Nhân là yêu thương người và hết lòng với người khác. Bản tính này có khi thì
tiểm ẩn, có lúc được bộc lộ trong các quan hệ xã hội giữa người với người. Cốt lõi của nó
là trung thứ. Theo Khổng Tử, người nhân nếu tự lập lấy mình thì cũng phải lo lập cho
người, muốn thành đạt cho mình thì cũng phải lo thành đạt cho người. Việc gì mình
không muốn thì đừng bao giờ làm cho người khác.
- Nhân còn là gốc sinh ra các đức khác, các đức khác ấy tụ cả ở nhân. Nhân
theo Nho giáo còn bao gồm những tiêu chuẩn đạo đức khác như: trung, hiếu, cung,
kính, khoan, hòa, cần mẫn, chính đáng, thật thà, khiêm tốn, dũng cảm, biết trách mình
hơn trách người, thận trọng, biết yêu người đáng yêu, ghét người đáng ghét.
Lễ theo Khổng Tử là hình thức biểu hiện của "nhân", là những quy phạm,
nguyên tắc đạo đức của nhà Chu (thế kỷ IX tr.CN), tức là những phong tục, tập quán,
những quy tắc trật tự xã hội, những thể chế pháp luật của nhà nước.
Chính danh: danh (tên gọi, chức vụ, đơn vị, thứ bậc của một người trong mối
quan hệ cụ thể) và thực (phận sự của người đó bao gồm cả nghĩa vụ và quyền lợi) phải
phù hợp với nhau. "Danh và thực không phù hợp nhau là loạn danh. Danh và phận của
mỗi người, trước hết do các mối quan hệ xã hội quy định" [61, tr. 24]. Chính danh là
con đường để đạt đến điều nhân, để đưa xã hội từ loạn thành trị. Khổng Tử kịch liệt
phản đối đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn trong xã hội, ông chủ trương "lấy hòa làm
quý", lấy "nghèo mà vui", ông khuyên mọi người hãy an phận. Ông cho rằng mỗi cá
nhân, sự sống, cái chết, phú quý hay nghèo hèn đều là do "thiên mệnh" (mệnh trời)
quy định. Nhưng bằng nỗ lực chủ quan của mình con người có thể thay đổi được
"thiên tính" ban đầu qua quá trình tiếp xúc, học tập và "tu thân" . Đây là điểm rất đáng
chú ý trong quan niệm của Khổng Tử.
Người tiếp tục phát triển Nho giáo là Mạnh Tử (371-289 tr.CN). Theo Mạnh
Tử "bản tính con người ta là thiện, còn như người ta làm những điều bất thiện chẳng
qua là họ theo dự định của mình, chứ không phải bản tính con người ta là như vậy".
Theo ông, tính thiện của con người vốn sinh ra đã có. Tính thiện bắt nguồn từ tâm, nhờ
tâm mà phân biệt được phải trái, thiện ác. Nhờ tâm mà nhận biết được nhân, nghĩa, lễ,
trí, vì "tâm" có "lương năng" - không học mà biết và "lương tri" - không suy nghĩ mà
biết. Để bảo tồn và phát triển "tâm, tính " - lương tâm, tính thiện của con người, Mạnh
Tử chủ trương cần phải có sự rèn luyện, giáo dục đạo lý cho con người. Nhược điểm
lớn của Mạnh Tử là lảng tránh hiện thực, tìm về con đường nội tỉnh, tự suy xét, tự
kiểm điểm mình về đạo đức làm chính, coi đó là niềm vui duy nhất, phải "chờ thời",
phải "đợi mệnh trời", không được "làm việc nguy hiểm để cầu may". Tuy nhiên, có
điểm đúng là ông khuyên mọi người phải luôn tự sửa mình, giữ tâm mình cho chính
thì mới giáo dục được người khác, vì theo ông "mình cong queo không thể nào sửa cho
người khác ngay thẳng được".
Người phát triển tư tưởng Khổng - Mạnh theo hướng duy tâm là Đổng Trọng
Thư (180- 105 tr.CN). Ông cho rằng mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và trật tự
của nó đều được xuất phát và sắp đặt theo ý chí của "trời", thân thể và ý thức của con
người đều do "Thượng đế " ban cho; mọi trật tự và quy luật vận động của xã hội là do
ý chí của "Thượng đế " sắp đặt và chi phối. Ông là người xây dựng nên hệ thống các
phạm trù đạo đức: "ngũ luân", "ngũ thường" làm khuôn mẫu cho mọi hành vi ứng xử,
giao tiếp, giáo dục và tự trau dồi đạo đức cá nhân của mọi tầng lớp người trong xã hội
phong kiến. Với những nội dung hết sức khắt khe, phi lí, phi nhân bản, Đổng Trọng
Thư đã tước bỏ hết yếu tố nhân đạo, tiến bộ của Khổng Tử và Mạnh Tử. Chẳng hạn,
ông cho rằng: "Vua xử tội chết thần phải chết, nếu không là mắc tội bất trung", "cha bảo
con chết là phải chết nếu không là mắc tội bất hiếu"... Thực chất học thuyết về luân lý
đạo đức của ông nhằm phục vụ mục đích cao nhất là đạo "trung quân", là trung thành
tuyệt đối với ông vua cụ thể, đó là quan hệ cơ bản, giường cột trong các mối quan hệ
của con người sống trong xã hội...
Nho giáo coi tu thân là gốc, là nền tảng để củng cố các mối quan hệ trong gia
đình và ngoài xã hội. Nho giáo cho rằng bản thân mình có tốt, có thiện, có hiểu biết, sống
có nhân nghĩa, nói có tín thực và giao tiếp đúng lễ thì mới làm gương cho người khác noi
theo, mới có khả năng "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Nho giáo coi trọng đạo tu thân, tu
dưỡng đạo đức theo "lễ", ứng xử đúng với danh phận, tích cực rèn luyện bản thân bằng
học tập đi đôi với thực hành đạo đức và phải hàng ngày tự kiểm điểm bản thân. Như vậy,
Nho giáo có cả mặt tích cực và tiêu cực, nó hướng cá nhân mỗi người cũng như mọi
người vào con đường ham tu dưỡng đạo đức theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, tích cực học
tập để tiến bộ giúp ích cho nước, cho dân, nhưng nó cũng kích thích tính gia trưởng
độc đoán, không khuyến khích phát triển các ngành khoa học tự nhiên. Do đó đã kìm
hãm sự phát triển của sản xuất, kìm hãm sự phát triển xã hội.
* Quan niệm của Đạo gia
- Lão Tử (khoảng thế kỷ VI tr.CN) là ông tổ của Đạo gia, với việc đề ra: học
thuyết về "đạo"; tư tưởng về phép biện chứng và học thuyết "vô vi" hay những vấn đề
về đạo đức nhân sinh, chính trị- xã hội. Ông cho rằng "Đạo" vừa là duy nhất, vừa thiên
bình, vạn trạng, biến hóa vô cùng và mang tính bất biến, vừa là "hữu", vừa là "vô".
"Đạo" sinh ra vạn vật, không có ý chí dục vọng và không có mục đích định trước, nó
không làm chúa tể để chi phối vạn vật mà thuộc theo sự phát triển tự nhiên của vạn
vật. Mở rộng quan điểm về "đạo" trong đời sống xã hội, Lão Tử chủ trương thuyết "vô
vi", nghĩa là sống, hoạt động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không hành động có tính giả
tạo, gò ép, trái bản tính tự nhiên của mình, không can thiệp vào guồng máy của tự
nhiên. "Vô vi" là "không làm gì", mà chỉ bảo vệ, giữ gìn bản tính tự nhiên của mình và
của vạn vật, không ham muốn, không dục vọng, không thể chế, không pháp luật,
không bị ràng buộc bởi truyền thống đạo đức. Từ đó ông phản đối hiện tượng bất bình
đẳng trong xã hội, phản đối sự áp bức, bóc lột của bọn quý tộc, nhưng trong hành động
lại thụ động, tiêu cực, thủ tiêu đấu tranh.
- Người tiếp tục đường lối Đạo gia của Lão Tử là Dương Chu (395- 335
tr.CN), với việc lấy con người và đạo sống theo bản tính tự nhiên làm trung tâm trong học
thuyết của mình. Theo ông, con người hãy vì mình, hãy sống đúng với bản tính tự nhiên,
vốn có của mình, không ham sống, không ghét chết, không danh vọng, tiền tài, không bị
ràng buộc bởi luân lý, đạo đức, thể thức xã hội, bảo tồn thân thể, sinh mệnh, không để
vật lụy mình và mình lụy vật. Ông đề cao chủ nghĩa cá nhân, tự do vô chính phủ, thỏa
mãn tối đa tình cảm và ước muốn của mình, tận hưởng và tận dụng cái hiện có trong
cuộc sống, không nên làm khổ sở mình bằng ý nghĩ về cái gì sẽ đến sau khi chết. Từ
đó ông phủ định mọi sự cưỡng bức bằng bạo lực, phủ định mọi giá trị chuẩn mực đạo
đức và thể thức xã hội, phản đối chế độ phong kiến hà khắc. Tuy nhiên do quá đề cao
chủ nghĩa cá nhân, tuyệt đối hóa nó, đã làm cho con người tự nhiên của Dương Chu
tách khỏi mặt xã hội với những quan hệ đa dạng, phức tạp của nó và đây chính là điểm
hạn chế trong quan niệm đạo đức của ông.
- Một trong những nhà tư tưởng lớn của trường phái Đạo giáo là Trang Tử (369-
286 tr.CN), với việc ngả theo chủ nghĩa hoài nghi, tương đối luận và chủ nghĩa thần bí.
Ông cho rằng những điều phải trái, thiện ác không có tiêu chuẩn khách quan, không thể
biết được chân lý khách quan, mọi vật đều chỉ là tương đối, mỗi người đều có chỗ phải,
chỗ trái, chỗ tốt, chỗ xấu của riêng mình, không người nào giống người nào. Từ đó ông
khẳng định những hiện tượng thiện ác, đẹp xấu, lớn nhỏ, sang hèn, sống chết, còn mất…
đều là những thể như nhau, cần phải có thái độ làm ngơ để mặc cho phải trái tự nhiên phát
triển, không cần phân biệt chân lý và sai lầm, nên thực hiện "vô vi, vô sự", không nên "lấy
người hại trời, lấy việc hại mệnh, làm tổn hại đến tự do bình đẳng của vạn vật và con
người". Như vậy, quan điểm đạo đức của Trang Tử thực chất cũng là thoát ly thực tiễn, phủ
nhận mọi giá trị đạo đức, phủ nhận đấu tranh giai cấp trong xã hội phong kiến mục nát, suy
tàn, bảo vệ hình thái ý thức quý tộc chủ nô thời chiến quốc.
* Quan điểm Phật giáo
Người sáng lập Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni, còn gọi là Siddharta (563-483
tr.CN). Đạo Phật ra đời là sự phản kháng sự ngự trị của Đạo Bàlamôn và chế độ phân
chia đẳng cấp cực kỳ hà khắc trong xã hội ấn Độ cổ đại. Phật giáo cho rằng đời người
là bể khổ, cái khổ đó tồn tại triền miên trong suốt cuộc đời con người từ lúc sinh ra cho
đến lúc chết đi. Phật giáo đã lý giải căn nguyên của nỗi khổ ấy và tìm con đường giải
thoát khỏi nỗi khổ trầm luân. Con đường giải thoát khỏi bể khổ nằm trong "Tứ diệu
đế", tức là 4 chân lý tuyệt diệu thiêng liêng như sau:
+ Một là Khổ đế: Là chân lý về những nỗi khổ mà chúng sinh đều phải gánh
chịu. Nếu liệt kê ra thì khổ nhiều vô kể nhưng chung quy lại có 8 loại khổ cơ bản: Sinh
khổ, Lão khổ, Bệnh khổ, Tử khổ, ái biệt ly khổ, Cầu bất đắc khổ, Oán tăng hội khổ và
Yêu mến xi hạnh khổ.
+ Hai là Nhân đế hay Tập đế: theo Phật giáo, mọi cái khổ đều có nguyên nhân
của nó, mà nguyên nhân chính là do con người ta có lòng tham, sân, si. Ba nguyên
nhân này kết hợp với duyên khởi tạo ra 12 nguyên nhân (thập nhị nhân duyên) gây ra
sự khổ: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử.
+ Ba là Diệt đế: Phật khẳng định, cái khổ có thể tiêu diệt được, có thể chấm
dứt được luân hồi bằng cách diệt nguyên nhân sinh ra sự khổ, tức là diệt nghiệp.
+ Bốn là Đạo đế: Phật đưa ra đường lối, phương pháp diệt khổ, giải thoát khỏi
vòng luân hồi bằng cách giác ngộ chân lý của Phật, thực chất là tiêu diệt vô minh. Con
đường tiêu diệt vô minh gồm 8 phương pháp là: Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ;
chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm; chính định.
Theo con đường "bát chính đạo", "tiêu diệt vô minh" con người có thể diệt trừ
được vô minh, giải thoát và được lên cõi Niết bàn, là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh,
sáng suốt, chấm dứt vòng sinh tử luân hồi. Phật giáo khuyên con người ta tự giác tu
luyện, điều chỉnh nhận thức đúng đắn, kiên trì hành vi hướng thiện thì sẽ chuyển ác
thành thiện, sửa tà thành chính để đạt tới sự giải thoát. Phật giáo không thừa nhận có
thượng đế, đồng thời "còn tích cực chống chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, tố cáo bất
công, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội; nói lên khát vọng giải thoát con người
khỏi những bi kịch của cuộc đời.", kêu gọi lòng từ bi, hỉ xả, nêu cao thiện tâm, bình
đẳng, bác ái hướng con người "vào con đường thiện nghiệp, tu dưỡng đạo đức, vì dân
vì nước."
* Quan niệm đạo đức trong xã hội Hy Lạp cổ đại
Nội dung cơ bản trong quan niệm về đạo đức ở Hy Lạp cổ đại phản ánh cuộc
đấu tranh giữa quan niệm duy vật và duy tâm, giữa tầng lớp chủ nô dân chủ tiến bộ và
tầng lớp chủ nô quý tộc, và phần nào phản ánh cuộc đấu tranh giữa nô lệ và chủ nô.
Đại biểu xuất sắc cho chủ nghĩa duy vật và tầng lớp chủ nô dân chủ tiến bộ là
Đêmôcrít, Êpiquya, còn đại biểu cho chủ nghĩa duy tâm và chủ nô quý tộc là Platôn.
Đêmôcrít (khoảng 460-370 tr.CN) quan niệm đối tượng nghiên cứu của đạo
đức học là cuộc sống, hành vi, số phận của mỗi cá nhân. Hạt nhân trung tâm trong đạo
đức của ông là lương tâm trong sáng, là sự lành mạnh về tinh thần của từng cá nhân.
Ông yêu cầu "mỗi người phải sống đúng mực, ôn hòa, không vô độ mà gây hại cho
người khác" [5, tr. 213], ông chống lại sự giàu có quá đáng và thu lợi bất lương. Ông
cho rằng, hạnh phúc hay bất hạnh, giàu có hay nghèo nàn, thành công hay thất bại đều
do hoạt động kinh t