Trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Đảng ta
chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo điều kiện để các thành
phần kinh tế cùng phát triển nhất là các DNNQD. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định
kinh tế ngoài quốc doanh là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là
chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN.
Tình hình phát triển kinh tế nhiều thành phần trong những năm qua cho thấy, khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, chiếm tỷ
trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Sự phát triển nhanh của các DNNQD trong thời gian qua đã
mang lại hiệu quả to lớn. Đặc biệt là huy động được nguồn lực cho đầu tư phát triển đất
nước, tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại tiên tiến, xây dựng kết cấu hạ tầng,
tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, có ý nghĩa then chốt trong giải quyết các vấn đề xã
hội, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, đào tạo phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả
nước.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tác động sâu sắc làm chuyển dịch cơ cấu
giai cấp công nhân nước ta bởi tính sở hữu hợp pháp của các thành phần kinh tế. Cơ cấu,
chất lượng đội ngũ công nhân lao động ở nước ta ngày càng phát triển phong phú, đa dạng
và thay đổi nhanh chóng. Bên cạnh sự thay đổi mang tính tích cực đã có nhiều những bất
cập xảy ra: về việc làm, đời sống, công bằng xã hội, quan hệ chủ thợ v.v.... Nhiều chủ
doanh nghiệp trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã không chấp hành, không làm
đúng các quy định của pháp luật lao động, vi phạm quyền lợi của người lao động như việc
làm, tiền lương, giao kết hợp đồng lao động, BHLĐ, ký kết TƯLĐTT, điều kiện làm việc
cho người lao động. Vì vậy đã phát sinh nhiều mâu thuẫn trong quan hệ lao động, tình
trạng tranh chấp lao động và đình công của công nhân lao động trong các doanh nghiệp
ngày càng ra tăng và có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là trong các doanh nghiệp khu vực
ngoài quốc doanh.
111 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2864 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Vấn đề phát huy vai trũ của Công đoàn Việt Nam
trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Đảng ta
chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo điều kiện để các thành
phần kinh tế cùng phát triển nhất là các DNNQD. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định
kinh tế ngoài quốc doanh là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là
chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN.
Tình hình phát triển kinh tế nhiều thành phần trong những năm qua cho thấy, khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, chiếm tỷ
trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Sự phát triển nhanh của các DNNQD trong thời gian qua đã
mang lại hiệu quả to lớn. Đặc biệt là huy động được nguồn lực cho đầu tư phát triển đất
nước, tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại tiên tiến, xây dựng kết cấu hạ tầng,
tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, có ý nghĩa then chốt trong giải quyết các vấn đề xã
hội, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, đào tạo phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả
nước.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tác động sâu sắc làm chuyển dịch cơ cấu
giai cấp công nhân nước ta bởi tính sở hữu hợp pháp của các thành phần kinh tế. Cơ cấu,
chất lượng đội ngũ công nhân lao động ở nước ta ngày càng phát triển phong phú, đa dạng
và thay đổi nhanh chóng. Bên cạnh sự thay đổi mang tính tích cực đã có nhiều những bất
cập xảy ra: về việc làm, đời sống, công bằng xã hội, quan hệ chủ thợ v.v.... Nhiều chủ
doanh nghiệp trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã không chấp hành, không làm
đúng các quy định của pháp luật lao động, vi phạm quyền lợi của người lao động như việc
làm, tiền lương, giao kết hợp đồng lao động, BHLĐ, ký kết TƯLĐTT, điều kiện làm việc
cho người lao động. Vì vậy đã phát sinh nhiều mâu thuẫn trong quan hệ lao động, tình
trạng tranh chấp lao động và đình công của công nhân lao động trong các doanh nghiệp
ngày càng ra tăng và có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là trong các doanh nghiệp khu vực
ngoài quốc doanh.
Đi đôi với chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế là công cuộc cải cách
hành chính của Đảng và Nhà nước ta nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đan
xen cùng phát triển; chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, tạo thế chủ động
cho các doanh nghiệp phát triển. Trong quá trình sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà
nước một bộ phận công nhân lao động nghỉ chế độ chính sách hoặc chuyển sang các
thành phần kinh tế khác trong các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do đó số công
nhân lao động trong doanh nghiệp Nhà nước giảm.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và
người lao động, với chức năng bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của các DNNQD, việc thành lập công đoàn cơ sở ở các
doanh nghiệp này để bảo vệ lợi ích cho người lao động là một nhiệm vụ trọng tâm của tổ
chức Công đoàn, nhằm tập hợp đông đảo giai cấp công nhân nâng cao nhận thức cho
công nhân lao động về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bảo vệ
lợi ích người lao động, đồng thời xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà ổn định nhằm
phát triển sản xuất kinh doanh tiến tới công bằng, dân chủ văn minh.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn mới của tổ chức Công đoàn
là phải đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động, nhanh chóng mở rộng phạm vi, đối
tượng tập hợp đông đảo công nhân lao động trong các thành phần kinh tế vào tổ chức
Công đoàn. Đây là yêu cầu khách quan của tổ chức công đoàn và hoàn toàn phù hợp với
chủ trương đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
Xuất phát từ những điều nói trên, tác giả chọn đề tài: “Vấn đề phát huy vai trũ của
Cụng đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu và hy vọng góp phần vào việc nghiên
cứu và đề ra những giải pháp để xây dựng và nâng cao vai trò của Công đoàn trong các
DNNQD.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ những năm 80 của thế kỷ XX cho đến nay, trước sự chuyển biến của nền kinh tế thế
giới, trước tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, cơ sở xã hội - chính trị của tổ chức công
đoàn đã có những biến đổi quan trọng. Nhiều nhà lý luận công đoàn trong nước và nước
ngoài đã viết những tác phẩm về chủ đề công đoàn và các giải pháp của nó nhằm tập hợp
ngày càng đông đảo quần chúng để bảo vệ lợi ích của bản thân người lao động trước những
thách thức của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Tôn Trung Phạm một nhà nghiên
cứu về giai cấp công nhân, công đoàn ở Trung Quốc đã có tác phẩm “Kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa và công đoàn” (người dịch sang tiếng Việt: Nguyễn Tiến Chiên, do Ban đối
ngoại Tổng Liên Đoàn Việt Nam, Trường Đại học Công đoàn và nhà xuất bản lao động xuất
bản năm 1997. Hai tác giả người Nga: V.N.Kiselev và V.G Smolkov đã có tác phẩm “Quan
hệ đối tác xã hội ở Nga”, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của công đoàn trong quan hệ đối tác
ba bên: Công đoàn (đại diện cho người lao động), giới chủ và nhà nước. Các tác giả này đã
có nhiều ý kiến giá trị cho cán bộ công đoàn Việt Nam tham khảo.
Trước yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, xuất phát từ tầm quan
trọng của việc nâng cao vị trí, vai trò và chức năng của Công đoàn Việt Nam để đáp ứng
đòi hỏi của thời kỳ hội nhập, nhiều nhà nghiên cứu lý luận Việt Nam đã tập trung nghiên cứu
về Công đoàn. Có thể liệt kê một số tác giả, tác phẩm mới được công bố những năm gần
đây như:
“Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa” của PGS.TS Nguyễn Viết Vượng, Nxb Lao động, năm
2003.
“Nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài” của TS. Dương Văn Sao, chủ biên, Nxb Lao động, năm 2003.
“Lý luận Mác - Lênin về công đoàn và vận dụng vào hoạt động công đoàn Việt Nam
trong kinh tế thị trường” của PGS.TS Nguyễn Viết Vượng, năm 2005.
Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu về vai trò của công đoàn trên các tạp chí,
"Mấy suy nghĩ về công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ Công đoàn hiện nay" của Lê Phan
Ngọc Rỉ, Tạp chí Lao động và Công đoàn, ngày 2 tháng 8 năm 1999,"Công đoàn Việt
Nam với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng" của Cù Thị Hậu, Tạp chí Cộng sản,
tháng 4 năm 2000,“Vai trò của Công đoàn Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” của
PGS.TS Nguyễn Viết Vượng Tạp chí Cộng sản, tháng 7 năm 2007 ...
Các công trình và bài viết nêu trên phần lớn tập trung phân tích và khẳng định
những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin công đoàn, đồng thời đặt những luận điểm
này trong những điều kiện lịch sử cụ thể để phân tích, nghiên cứu. Về Công đoàn, các
công trình, bài viết đó chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng và Công đoàn, những giải
pháp để nâng cao vai trò của Công đoàn nói chung. Trong khi đó “Vấn đề phát huy vai
trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động hiện nay" đặc
biệt là trong các DNNQD chưa trình bày một cách cơ bản và có hệ thống trong bất kỳ
một công trình khoa học nào, nếu có thì cũng chỉ được trình bày lướt qua, đề cập đến một
biểu hiện nào đó của vấn đề mà thôi. Vì vậy, đề tài “Vấn đề phát huy vai trò của Công
đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh hiện nay" không trùng lặp với các công trình, bài viết đã được công bố.
Trong đề tài này, tác giả đã kế thừa có chọn lọc các kết quả của những công trình có
trước, tiếp tục bổ sung, phát triển hơn nữa, góp phần làm sáng tỏ vấn đề. Tác giả cũng hy
vọng rằng có thể vận dụng được những kết quả nghiên cứu vào hoạt động thực tiễn để tổ
chức Công đoàn đạt được hiệu quả tốt hơn trong bảo vệ lợi ích của người lao động ở các
DNNQD, để công đoàn xứng đáng là tổ chức chính trị - xã hội của người lao động hiện
nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích: Trên cơ sở làm sáng rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò
của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động ở các
DNNQD, luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định những giải pháp
thực hiện tốt vai trò của Công đoàn trong tình hình hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, luận văn đề cập đến các nội dung cơ
bản sau:
+ Công đoàn Việt Nam và vai trò của nó.
+ Thực trạng vai trò của Công đoàn Việt Nam đặc biệt là vai trò bảo vệ lợi ích của
người lao động ở DNNQD hiện nay.
+ Quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong
việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở DNNQD hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Để hoàn thành mục tiêu đề ra, luận văn đi sâu phân tích
đánh giá Vai trò của công đoàn và phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam ở DNNQD
hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu và tìm hiểu vai trò của
Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các DNNQD hiện
nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để giải quyết nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò của Công đoàn.
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin,
phương pháp kết hợp lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp
so sánh và điều tra xã hội học trong việc nghiên cứu để thực hiện được nhiệm vụ và đạt
được mục đích mà luận văn đề ra.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Từ việc phân tích vị trí của Công đoàn Việt Nam, luận văn đã làm rõ vai trò của
Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các DNNQD và đề
xuất một số giải pháp để phát huy vai trò của Công đoàn trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho các cán bộ công đoàn hoạt
động, phục vụ công tác giảng dạy tại các trường đào tạo cán bộ công đoàn các cấp.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- ý nghĩa lý luận:
+ Luận văn làm rõ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về công đoàn, vai trò của
Công đoàn và vận dụng những quan điểm lý luận trên vào nghiên cứu vai trò của công
đoàn trong các DNNQD.
+ Làm rõ những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của công đoàn
và vận dụng những quan điểm trên vào giải quyết vấn đề vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ
lợi ích người lao động.
+ Những quan điểm của các nhà khoa học về sự chuyển biến của hoạt động công
đoàn trước tác động của hội nhập kinh tế quốc tế.
- ý nghĩa thực tiễn:
+ Làm rõ sự chuyển biến của hoạt động Công đoàn thế giới và Việt Nam trước tác
động của hội nhập hiện nay.
+ Phân tích thực trạng hoạt động Công đoàn Việt Nam trong những DNNQD hiện
nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 8 tiết.
Chương 1
Một Số Vấn Đề Lý Luận CHUNG
Về VAI Trò Của CÔNG Đoàn TRONG Việc Bảo Vệ
Lợi ích Của Người LAO Động
1.1. Lý luận chung về vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ lợi ích của người
lao động
1.1.1. Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin về vai trò bảo vệ lợi ích
người lao động của Công đoàn
1.1.1.1. Quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen
Lý luận về Công đoàn của C.Mác và Ph.Ăngghen gắn liền với học thuyết về giai
cấp công nhân, về vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại chúng ta.
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” C.Mác và Ph.Ăngghen phân tích rất
sâu sắc quá trình phát triển của phong trào công nhân. ở tác phẩm này, hai ông xem xét
các trình độ khác nhau trong sự phát triển của giai cấp vô sản và đã đi đến kết luận rằng,
việc tổ chức những người vô sản thành một giai cấp là yêu cầu khách quan của lịch sử.
Khi nói về sự phát triển của công đoàn trong “Chỉ thị gửi các đại biểu Hội đồng Trung
ương lâm thời”, C.Mác nhận định rằng, hoạt động của công đoàn nhằm cố gắng chặn
đứng cuộc tấn công không ngừng của tư bản vào những người lao động cần được mở
rộng một cách phổ biến bằng cách lập ra những công đoàn trong tất cả các nước và liên
hiệp những trung tâm tổ chức đối với giai cấp công nhân nhằm loại trừ chế độ làm thuê
và quyền lực của tư bản.
C.Mác coi các Công đoàn là một lực lượng hùng hậu chống lại chế độ nô lệ làm thuê,
nêu rõ những nhiệm vụ của Công đoàn khi đã đặt cho mình sứ mệnh giải phóng toàn bộ
giai cấp công nhân, thì các Công đoàn phải rèn luyện năng lực hoạt động một cách tự giác,
ủng hộ mọi phong trào xã hội, phải tự coi mình là những đại biểu của giai cấp công nhân
và chiến đấu cho quyền lợi của giai cấp đó.
Đối với C.Mác, tổ chức Công đoàn xuất hiện là yêu cầu khách quan của phong trào
công nhân trên bước đường đấu tranh chống giai cấp tư sản. Trong bức thư gửi Ph.Bôn-tơ
ngày 23 tháng 1 năm 1871, C.Mác nhận định rằng, những mục tiêu quần chúng rộng lớn,
nhiệm vụ đấu tranh chính trị và kinh tế đã xác định rõ ràng, phong trào chính trị của giai
cấp công nhân có mục tiêu cuối cùng là giành chính quyền về tay mình. Muốn thế, thì
trước đó, phải có một tổ chức của giai cấp trưởng thành từ trong bản thân cuộc đấu tranh
kinh tế rời rạc của công nhân ở khắp nơi, đó là tổ chức Công đoàn.
C.Mác cổ vũ cho các Công đoàn hãy biết thống nhất lực lượng đấu tranh cho mục
tiêu giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân. Người viết:
Các công đoàn phải ủng hộ mọi phong trào xã hội và chính trị nhằm mục
tiêu ấy. Tự coi mình là những người đại biểu của toàn bộ giai cấp công nhân và
chiến đấu cho quyền lợi của giai cấp công nhân và chiến đấu cho quyền lợi của
giai cấp đó, các công đoàn phải thu hút vào hàng ngũ mình cả những công
nhân chưa đứng trong tổ chức. Các công đoàn cần đặc biệt quan tâm đến quyền
lợi của những người công nhân làm nghề có lương thấp nhất. Các Công đoàn
phải làm cho toàn thế giới thấy rằng mình chiến đấu không phải vì những
quyền lợi cá nhân hẹp hòi, mà là để giải phóng hàng triệu người bị áp bức [20,
tr.104-105].
Sau khi xác định vị trí của Công đoàn trong đấu tranh của giai cấp vô sản, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của Đảng vô sản trong cuộc đấu tranh ấy,
đồng thời cho rằng các Công đoàn đóng vai trò to lớn trong việc ngăn chặn những cuộc
chiến tranh phục vụ quyền lợi của giai cấp cầm quyền ở các nước tư bản. Hai ông đã cố
gắng cổ vũ, thu hút các công đoàn vào cuộc đấu tranh chống lại những cuộc chiến tranh
đó v.v …
Như vậy, Công đoàn ra đời dưới chế độ tư bản, bắt nguồn từ sự phản kháng của
công nhân chống lại sự áp bức bất công của giới chủ. Trong học thuyết của C. Mác và
Ph. Ăngghen, công đoàn với với chức năng bẩm sinh đấu tranh bảo vệ lợi ích giai cấp
công nhân có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển biến giai cấp công nhân từ tự phát
lên tự giác, từ “giai cấp tự mình” đến “giai cấp vì mình”. Điều mà C.Mác khẳng định:
Các công đoàn đó trở thành những trung tâm tổ chức đối với công nhân
cũng giống như những thị xã và công xã thời trung cổ là những trung tâm tổ
chức đối với giai cấp tư sản. Nếu công đoàn cần thiết cho cuộc đấu tranh du
kích giữa tư bản và lao động, thì công đoàn lại càng quan trọng hơn với tư cách
là một lực lượng có tổ chức để tiêu diệt bản thân chế độ lao động làm thuê và
quyền lực của tư bản [20, tr.235- 236].
Trong quá trình chuyển biến về chất của phong trào công nhân, Công đoàn trở thành
trường học đấu tranh giai cấp, ở đó công nhân được tập hợp, đoàn kết thành trung tâm
phản kháng đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, chống lại quyền lực của chế độ tư bản
đương thời.
1.1.1.2. Quan điểm của V.I.Lênin về vai trò của Công đoàn trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội
Tiếp tục phát triển lý thuyết của C.Mác - Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã chỉ ra vai trò
trường học của Công đoàn. Theo Lênin, bản chất Công đoàn là trường học CNCS vẫn
không thay đổi ngay trong điều kiện của chính sách kinh tế mới. Song, sự thể hiện vai trò
đó được bổ sung thêm những nội dung mới. Đồng thời cũng có những thay đổi tương ứng
về hình thức và phương pháp công tác của Công đoàn.
Cũng như trước đây, chức năng hoạt động chủ yếu của Công đoàn vẫn là những
phương hướng hoạt động có liên quan đến việc thu hút đông đảo quần chúng lao động
tham gia quản lý sản xuất và các công việc xã hội khác, bồi dưỡng cho quần chúng những
phương pháp quản lý kinh tế - xã hội chủ nghĩa, phổ biến cho công nhân viên chức những
thao tác lao động mới và phương pháp tổ chức quá trình sản xuất, giáo dục cho họ thái độ
lao động mới đối với lao động và tài sản, kỷ luật lao động mới, tinh thần làm chủ xí
nghiệp, tinh thần làm chủ đất nước. Đó chính là những chức năng trường học quản lý,
trường học kinh doanh của Công đoàn.
Điều có ý nghĩa quan trọng là Công đoàn tham gia vào việc xây dựng tất cả cơ quan
Nhà nước và kinh doanh về quản lý kinh tế. Công đoàn có quyền giới thiệu ứng cử viên
của mình vào các chức vụ quản lý hành chính - kinh tế. Có quyền xét duyệt các ứng cử
viên thuộc về tổ chức Đảng và các cơ quan chính quyền. Chức năng Công đoàn là trường
học quản lý, trường học kinh doanh cũng được thực hiện bằng cách đại diện của Công
đoàn tham gia với tư cách là thành viên của các cơ quan tối cao của Nhà nước, các ban
lãnh đạo kinh tế, ban giám đốc nhà máy, người quản lý, trợ lý của người quản lý v.v...
Nội dung chức năng của công đoàn là trường học quản lý, trường học kinh doanh
còn bao gồm cả việc Công đoàn tham gia vào việc thiết lập kế hoạch sản xuất. Với mục
đích đó, Đảng đã nêu rõ sự cần thiết phải có đại diện của Công đoàn tham gia vào tất cả
các cơ quan kế hoạch của Nhà nước vô sản. Như Lênin đã nhấn mạnh, hoạt động của
Công đoàn...
Phải lôi cuốn ngày càng sâu rộng giai cấp công nhân và quần chúng lao
động vào toàn bộ sự nghiệp xây dựng kinh tế, toàn bộ hoạt động công nghiệp,
từ việc thu mua nguyên liệu đến việc bán sản phẩm, bằng cách làm cho họ có
một ý niệm ngày càng cụ thể về kế hoạch kinh tế xã hội chủ nghĩa thống nhất
của Nhà nước cũng như về lợi ích thực tiễn của công nhân và nông dân trong
việc thực hiện kế hoạch đó [15, tr.424-425].
Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong lý thuyết của Lênin về Công đoàn là
bảo vệ lợi ích của người lao động.
Chính sách kinh tế mới do Lênin đề xướng đã mang lại hàng loạt những biến đổi quan
trọng về nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện một chức năng nữa của Công đoàn
là gắn liền với việc bảo vệ lợi ích kinh tế, các quyền của công nhân viên chức, việc quan
tâm đến điều kiện lao động và sinh hoạt của họ.
Lênin từng nhấn mạnh: Công đoàn có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của người lao động
theo ý nghĩa đúng đắn và trực tiếp của từ đó. Bằng cách thường xuyên và không ngừng
sửa chữa những thiếu sót và sự cường điệu vấn đề của cán bộ phụ trách, đấu tranh chống
mọi biểu hiện quan liêu trong công tác của các cơ quan kinh tế và bộ máy quản lý Nhà
nước, tuỳ khả năng cho phép, Công đoàn cần tạo mọi điều kiện để cải thiện điều kiện lao
động và sinh hoạt của công nhân viên chức, nâng cao phúc lợi vật chất của họ. Mọi tổ
chức công đoàn thực hiện chức năng bảo vệ ở các xí nghiệp nhà nước tuyệt nhiên không
mang và không thể mang tính chất đấu tranh giai cấp về mặt kinh tế.
Theo Lênin, Công đoàn dưới CNXH phải gánh vác lấy những nhiệm vụ đặc biệt và
một trách nhiệm đặc biệt trong công cuộc xây dựng CNXH. Bởi vì, giai cấp công nhân, mà
Công đoàn là người đại diện, từ địa vị bị thống trị, áp bức dưới chế độ tư bản, nay đó trở
thành giai cấp lãnh đạo, q