Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng: tự nhiên - xã hội - con người là một
chỉnh thể thống nhất. Con người là một bộ phận của tự nhiên, con người và xã hội loài
người chỉ có thể tồn tại và phát triển được trong mối quan hệ mật thiết và gắn bó hài hòa với
môi trường tự nhiên. Môi trường sống vừa là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển; vừa là nơi
diễn ra các hoạt động như: lao động, nghỉ ngơi, hưởng thụ, cảm nhận văn hóa và thẩm mỹ...
mang tính đặc trưng của con người với tư cách là một thực thể sinh học - xã hội. Nói cách
khác, ý nghĩa đặc biệt quan trọng - không thể thay thế - của môi trường đối với con người và
xã hội loài người là ở chỗ, nó không chỉ là nguồn cung cấp các giá trị vật chất, mà còn tạo
nên những giá trị văn hóa, tinh thần. Tuy nhiên, không phải bao giờ và ở đâu con người cũng
nhận thức một cách tự giác và đầy đủ những ý nghĩa, vai trò của môi trường sinh thái đối với
cuộc sống. Do hàng loạt những lý do khác nhau, cả khách quan và chủ quan, con ng ười - một
cách vô tình hay hữu ý, đã và đang hủy hoại ngày càng nhiều hơn môi trường sống của mình.
Tính nghiêm trọng của vấn đề này đã vượt ra ngoài phạm vi quốc gia, khu vực: trở thành
một trong những vấn đề mang tính toàn cầu. Trước những hồi chuông cảnh tỉnh về nguy
cơ khủng hoảng, mất cân bằng sinh thái đã dóng lên, nếu con người không sớm có những
biện pháp tích cực nhằm điều chỉnh có ý thức những hành vi, hoạt động của mình theo
hướng "thân thiện" môi trường... chắc chắn sẽ phải trả giá đắt và mọi sự hối hận, tiếc
nuối - khi đó sẽ trở nên quá muộn màng.
Mặc dù mới đang bước vào chặng đường đầu của quá trình "tăng tốc", đẩy mạnh
nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, song Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức
to lớn về mặt môi trường sinh thái. Tất nhiên, khía cạnh nổi trội, tính chất và mức độ của
các vấn đề môi trường biểu hiện khác nhau trên mỗi vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó
đáng chú ý nhất là khu vực miền núi phía Bắc. Do những đặc điểm tự nhiên điển hình
(chiếm diện tích lớn, địa hình nghiêng dần về phía đông và bị chia cắt mạnh…), có thể
nói rằng môi trường miền núi phía Bắc nước ta có vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này, mà còn
liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các vùng hạ lưu thuộc đồng bằng Bắc Bộ, trong
đó có Thủ đô Hà Nội. Thực tế cho thấy, sự phát sinh cũng như tính chất nghiêm trọng của
hàng loạt vấn đề liên quan đến môi trường sống ở khu vực miền núi phía Bắc đã tiệm cận
đến mức báo động đỏ. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó
được xác định là do trình độ dân trí còn thấp, người dân ở các vùng này đang phải chịu
ảnh hưởng nặng nề của những phong tục, tập quán, lối sống cũ, lạc hậu không còn phù
hợp và những áp lực mạnh mẽ của nhịp sống hiện đại vừa mới thâm nhập vào đây. ý
thức, tư tưởng của người dân chưa theo kịp với những thay đổi cơ bản trong các điều kiện
kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt là ý thức bảo vệ môi trường (hay còn được gọi là ý thức
sinh thái). Điều này được biểu hiện cụ thể ở những hành vi ứng xử không còn phù hợp
của con người đối với môi trường sống xung quanh mình. Có thể khẳng định rằng, mọi
sự cố gắng để cải thiện, bảo vệ môi trường sống ở miền núi phía Bắc sẽ khó đạt được
hiệu quả như mong muốn, chừng nào còn chưa tạo ra được sự chuyển biến tích cực, cách
mạng trong nhận thức của người dân. Bởi vì, Ph. Ăngghen đã nhận xét: Tất cả cái gì thúc
đẩy con người hành động, đều tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ. Điều đó cho thấy,
việc nghiên cứu: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các
dân tộc miền núi phía Bắc nước ta hiện nay để hướng đến một sự phát triển bền vững là
rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện lý luận, lẫn phương tiện thực tiễn.
79 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2765 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi
trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc
miền núi phía Bắc nước ta
mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng: tự nhiên - xã hội - con người là một
chỉnh thể thống nhất. Con người là một bộ phận của tự nhiên, con người và xã hội loài
người chỉ có thể tồn tại và phát triển được trong mối quan hệ mật thiết và gắn bó hài hòa với
môi trường tự nhiên. Môi trường sống vừa là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển; vừa là nơi
diễn ra các hoạt động như: lao động, nghỉ ngơi, hưởng thụ, cảm nhận văn hóa và thẩm mỹ...
mang tính đặc trưng của con người với tư cách là một thực thể sinh học - xã hội. Nói cách
khác, ý nghĩa đặc biệt quan trọng - không thể thay thế - của môi trường đối với con người và
xã hội loài người là ở chỗ, nó không chỉ là nguồn cung cấp các giá trị vật chất, mà còn tạo
nên những giá trị văn hóa, tinh thần. Tuy nhiên, không phải bao giờ và ở đâu con người cũng
nhận thức một cách tự giác và đầy đủ những ý nghĩa, vai trò của môi trường sinh thái đối với
cuộc sống. Do hàng loạt những lý do khác nhau, cả khách quan và chủ quan, con người - một
cách vô tình hay hữu ý, đã và đang hủy hoại ngày càng nhiều hơn môi trường sống của mình.
Tính nghiêm trọng của vấn đề này đã vượt ra ngoài phạm vi quốc gia, khu vực: trở thành
một trong những vấn đề mang tính toàn cầu. Trước những hồi chuông cảnh tỉnh về nguy
cơ khủng hoảng, mất cân bằng sinh thái đã dóng lên, nếu con người không sớm có những
biện pháp tích cực nhằm điều chỉnh có ý thức những hành vi, hoạt động của mình theo
hướng "thân thiện" môi trường... chắc chắn sẽ phải trả giá đắt và mọi sự hối hận, tiếc
nuối - khi đó sẽ trở nên quá muộn màng.
Mặc dù mới đang bước vào chặng đường đầu của quá trình "tăng tốc", đẩy mạnh
nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, song Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức
to lớn về mặt môi trường sinh thái. Tất nhiên, khía cạnh nổi trội, tính chất và mức độ của
các vấn đề môi trường biểu hiện khác nhau trên mỗi vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó
đáng chú ý nhất là khu vực miền núi phía Bắc. Do những đặc điểm tự nhiên điển hình
(chiếm diện tích lớn, địa hình nghiêng dần về phía đông và bị chia cắt mạnh…), có thể
nói rằng môi trường miền núi phía Bắc nước ta có vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này, mà còn
liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các vùng hạ lưu thuộc đồng bằng Bắc Bộ, trong
đó có Thủ đô Hà Nội. Thực tế cho thấy, sự phát sinh cũng như tính chất nghiêm trọng của
hàng loạt vấn đề liên quan đến môi trường sống ở khu vực miền núi phía Bắc đã tiệm cận
đến mức báo động đỏ. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó
được xác định là do trình độ dân trí còn thấp, người dân ở các vùng này đang phải chịu
ảnh hưởng nặng nề của những phong tục, tập quán, lối sống cũ, lạc hậu không còn phù
hợp và những áp lực mạnh mẽ của nhịp sống hiện đại vừa mới thâm nhập vào đây. ý
thức, tư tưởng của người dân chưa theo kịp với những thay đổi cơ bản trong các điều kiện
kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt là ý thức bảo vệ môi trường (hay còn được gọi là ý thức
sinh thái). Điều này được biểu hiện cụ thể ở những hành vi ứng xử không còn phù hợp
của con người đối với môi trường sống xung quanh mình. Có thể khẳng định rằng, mọi
sự cố gắng để cải thiện, bảo vệ môi trường sống ở miền núi phía Bắc sẽ khó đạt được
hiệu quả như mong muốn, chừng nào còn chưa tạo ra được sự chuyển biến tích cực, cách
mạng trong nhận thức của người dân. Bởi vì, Ph. Ăngghen đã nhận xét: Tất cả cái gì thúc
đẩy con người hành động, đều tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ. Điều đó cho thấy,
việc nghiên cứu: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các
dân tộc miền núi phía Bắc nước ta hiện nay để hướng đến một sự phát triển bền vững là
rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện lý luận, lẫn phương tiện thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ giá trị vô cùng to lớn của môi trường đối với sự tồn tại, phát triển
của con người và xã hội loài người, bảo vệ môi trường trở thành vấn đề chung của toàn
cầu và là khẩu hiệu hành động của thời đại. Chính vì vậy, nhiều cuộc hội nghị, hội thảo
khoa học ở các cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia về bảo vệ môi trường đã được tiến
hành, nhiều tổ chức, các công ước quốc tế, nghị định thư và chương trình nghiên cứu môi
trường được xây dựng, triển khai hoạt động.
ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường được Đảng, Nhà nước và các nhà khoa
học đặc biệt quan tâm, nhất là kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự ra đời của Luật bảo vệ môi trường (năm
1993), hàng loạt văn bản dưới luật liên quan đến vấn đề này được ban hành và tổ chức
thực hiện trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, tại Hội nghị khoa học toàn quốc về môi trường
được tổ chức lần thứ nhất vào năm 1998 và nhiều hội nghị, hội thảo cấp quốc gia khác,
các nhà khoa học và lãnh đạo Sở Khoa học - Công nghệ - Môi trường các địa phương đã
phân tích khá chi tiết hiện trạng môi trường với những biểu hiện đa dạng của nó, đề xuất
những giải pháp nhằm ngăn chặn thảm họa môi trường có thể xảy ra. Chỉ thị về "Tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Bộ
Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6/1998 đã góp
phần tích cực vào việc đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường ở nước ta.
Ngoài ra, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về môi trường được đăng tải
dưới các hình thức bài tạp chí, sách chuyên khảo... Có thể kể đến một số công trình của
các tác giả sau: "Môi trường sinh thái, vấn đề và giải pháp" của Phạm Thị Ngọc Trầm,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997; "Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự
phát triển xã hội" của tập thể tác giả do Hồ Sĩ Quý chủ biên, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội,
2001; "Môi trường và ô nhiễm" của Lê Văn Khoa, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995; "Sinh
thái và môi trường" của Nguyễn Văn Tuyên, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1997...
Các công trình trực tiếp bàn đến những vấn đề môi trường của khu vực miền núi
phía Bắc hầu như còn rất ít. Có thể nêu một số công trình của các tác giả sau: "Một số
vấn đề văn hóa sinh thái ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay" của Trần Thị Hồng Loan,
Tạp chí Triết học, số tháng 6/ 2002; các báo cáo khoa học của Hoàng Hữu Bình về "Các
tộc người miền núi phía Bắc Việt Nam với môi trường", của Lê Trọng Cúc về "Hiện
trạng và giải pháp phát triển vùng núi phía Bắc Việt Nam", của Vương Duy Quang về
"Quan hệ xã hội truyền thống của người H'Mông với vấn đề bảo vệ và phát triển vùng
núi cao phía Bắc Việt Nam" (Được đăng tải trong "Tuyển tập các báo cáo khoa học tại
Hội nghị môi trường toàn quốc 1998", Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1999).
Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến môi trường miền núi phía Bắc Việt Nam
được tiếp cận và giải quyết dưới góc độ kinh tế - xã hội hơn là từ một góc độ có tính khái
quát, toàn diện hơn, góc độ triết học - xã hội. Hơn nữa, một mảng rất quan trọng của vấn
đề trên là ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc
hiện nay như thế nào, có đáp ứng được yêu cầu không... còn chưa được nghiên cứu đầy
đủ, hệ thống. Có thể nói, mọi hậu quả về mặt môi trường sinh thái ngày nay, xét đến
cùng, là do sự kém hiểu biết của con người gây ra. Từ đó suy ra, mọi sự cố gắng và nỗ
lực của con người nhằm giải quyết vấn đề này chỉ đạt hiệu quả đích thực và thành công
khi tất cả họ - không trừ một ai - thực sự có ý thức tham gia bảo vệ môi trường sinh thái.
Vì vậy, góp phần vào việc giải quyết vấn đề môi trường sinh thái ở vùng núi phía Bắc từ
khía cạnh xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc khu vực
này là cần thiết. Đó cũng là lý do chủ yếu để chúng tôi chọn và triển khai đề tài này trong
luận văn thạc sĩ triết học của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Từ bình diện triết học xã hội, luận văn làm rõ thực trạng ý thức của đồng bào các
dân tộc miền núi phía Bắc trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời đưa ra một số giải
pháp cơ bản, có tính định hướng đối với việc xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho
đồng bào các dân tộc ở vùng lãnh thổ này.
- Nhiệm vụ: Với mục đích trên, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
+ Một là, dựa trên quan điểm mác-xít về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội, luận văn phân tích và làm rõ ý nghĩa, tính tất yếu của việc xây dựng
ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho nhân dân hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
+ Hai là, phân tích thực trạng ý thức của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc
nước ta trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến
thực trạng đó.
+ Ba là, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng ý thức bảo vệ môi
trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài vấn đề xây dựng thức
bảo vệ môi trường trong đời sống xã hội và phát triển kinh tế hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là xây dựng ý thức bảo
vệ môi trường của đồng bào các dân tộc vùng núi phía Bắc.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được triển khai dựa trên cơ sở những quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng về vấn đề môi
trường sống; đồng thời có sự kế thừa kết quả nghiên cứu điều tra của các nhà khoa học đi
trước có liên quan đến đề tài luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ của luận văn, qua đó đạt
được mục đích đã đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgic
và lịch sử, đối chiếu, so sánh... trên cơ sở phép biện chứng duy vật.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Thông qua việc phân tích những vấn đề môi trường đặt ra, luận văn góp phần
làm rõ thêm sự yếu kém trong ý thức của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đối với
yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.
- Luận văn góp phần xác định và luận chứng một số giải pháp cơ bản nhằm xây
dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc
nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương 6 tiết.
Chương 1
Một số vấn đề lý luận về môi trường
và ý thức bảo vệ môi trường
1.1. Môi trường và vai trò của nó đối với cuộc sống của con người
1.1.1. Khái niệm về môi trường
Nhân loại hiện đã và đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề cấp bách
mang tính toàn cầu. Một trong số đó là vấn đề môi trường sống. Những tình trạng
đáng báo động như nạn cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống,
suy giảm tính đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái... đang đe dọa trực tiếp sự
tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người. Vì vậy, nhiều tổ chức quốc
tế, nhiều nguyên thủ quốc gia và các nhà khoa học trên khắp thế giới đã lên tiếng
cảnh báo về mức độ nghiêm trọng, sự tiếp tục gia tăng theo chiều hướng xấu của
những vấn đề môi trường.
Vậy, khái niệm môi trường là gì? Trước hết, cần phải khẳng định rằng,
đây là một khái niệm rộng và tương đối phức tạp. Chính vì vậy, tùy thuộc vào
cách nhìn nhận mối quan hệ của thực thể (sinh thể) với các điều kiện xung quanh
và phạm vi xem xét, nghiên cứu, khái niệm môi trường được hiểu theo nhiều
nghĩa khác nhau:
Thứ nhất, môi trường được hiểu là toàn bộ thế giới vật chất, với tất cả sự
đa dạng, muôn màu muôn vẻ của nó và luôn tồn tại khách quan. Môi trường hiểu
theo nghĩa như vậy thường được gọi là môi trường toàn cầu, môi trường trái đất
và những điều kiện bao quanh trái đất. Nó bao gồm khí quyển, thủy quyển và
thạch quyển (địa quyển).
Thứ hai, môi trường được hiểu là môi trường sống, là phần của thế giới
vật chất đã và đang tồn tại sự sống, hay còn được gọi là sinh quyển. Môi trường
sống bao gồm trong đó những điều kiện vô cơ và hữu cơ liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sự tồn tại, phát triển của các sinh thể.
Thứ ba, môi trường sống còn được hiểu là môi trường sống của con
người và xã hội loài người. Nó bao gồm sinh quyển và những điều kiện xã hội.
Nói cách khác, đó là môi trường tự nhiên - xã hội, hay môi trường tự nhiên -
người hóa, môi trường sinh thái nhân văn.
Trên thực tế, cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, cả trên
thế giới và ngay tại Việt Nam, bàn đến các khía cạnh của vấn đề này và đề xuất
những cách định nghĩa khác nhau về khái niệm môi trường. Năm 1981, Tổ chức
giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra một định nghĩa về khái niệm
này như sau: Môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và nhân tạo,
trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác những tài
nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo để thỏa mãn những nhu cầu của mình. ở nước
ta, một số tác giả, từ những góc độ tiếp cận khác nhau, cũng đã đưa ra quan niệm
của mình về vấn đề này. Chẳng hạn, khi bàn đến khái niệm môi trường, có ý kiến
cho rằng, đứng về mặt địa sinh học thì "môi trường là tất cả các yếu tố chung
quanh, bao gồm các nhân tố vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp đến cuộc sống, sự phát triển và sự sinh sản của các sinh vật". Song, tác giả
của quan điểm trên cũng nhấn mạnh rằng, đối với "môi trường của con người" thì
cần phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Nó bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên
và những gì do con người sáng tạo ra như các hệ sinh thái nhân tạo, những nhóm
và những hội môi trường văn hóa... trong đó con người sống và khai thác bằng
lao động của mình, những nguồn lợi tự nhiên và nhân tạo cho phép thỏa mãn
những nhu cầu của con người [xem: 23, tr. 7].
Cũng có ý kiến cho rằng, môi trường là tất cả các yếu tố xung quanh gồm
vô sinh, hữu sinh, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống con người,
đến sự tồn tại phát triển của các sinh vật sống. Môi trường bao gồm hai mặt: Môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội [xem: 46, tr. 142].
Tác giả khác, khi xác định nội dung của khái niệm môi trường, lại nhấn
mạnh đến mối quan hệ giữa môi trường và cơ thể sinh vật sống trong môi trường
đó. Theo ý kiến này, hiểu theo nghĩa rộng thì môi trường bao gồm tất cả những gì
ở xung quanh một đối tượng và có mối quan hệ nhất định với nó. Nếu đối tượng
đó là một cơ thể sinh vật thì môi trường là tất cả những gì trực tiếp hay gián tiếp
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sự tồn tại của cơ thể đó. Ngược lại,
cơ thể đó cũng luôn tác động trở lại đến môi trường. Vì vậy, cơ thể sống và môi
trường có mối quan hệ qua lại với nhau, tạo thành một thể thống nhất [xem: 13,
tr. 240-245]. Một quan niệm khác cho rằng: "Môi trường là một tập hợp các điều
kiện vật lý và sinh học bên ngoài mà sinh vật tồn tại trong đó. Môi trường của
con người bao gồm cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, công nghệ, kinh tế chính
trị, đạo đức, văn hóa, lịch sử và mỹ học" [42, tr. 16].
Dựa vào những cách hiểu trên và từ góc độ triết học xã hội, theo chúng
tôi, có thể định nghĩa khái niệm môi trường như sau: Môi trường là một khái
niệm dùng để chỉ toàn bộ những điều kiện bao quanh một thực thể (sinh thể) hay
một nhóm thực thể nào đó, giữa những điều kiện bao quanh và thực thể luôn tồn
tại những mối quan hệ, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Đối với con người và
xã hội loài người, các điều kiện bao quanh đó không chỉ là những điều kiện tự
nhiên mà còn bao gồm cả các điều kiện xã hội. Như vậy, nói đến bảo vệ môi
trường là nói đến môi trường sinh thái nhân văn - môi trường sống của con người
và xã hội loài người. Con người ở đây phải được hiểu trên cả hai mặt: là một thực
thể tự nhiên có những nhu cầu sống như mọi sinh vật khác, đồng thời là một thực
thể xã hội, mà xã hội chính là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên.
Tóm lại, có thể thấy rằng, khái niệm môi trường sống của con người và
xã hội loài người rất rộng, trong đó bao hàm cả các điều kiện tự nhiên lẫn những
điều kiện xã hội. Thực tế, con người - theo đúng nghĩa của từ này - không chỉ sống
bằng những nhu cầu mang tính bản năng tự nhiên, hơn thế, còn tồn tại, phát triển
trong hàng loạt mối quan hệ xã hội đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, với phạm
vi của một luận văn, vấn đề môi trường mà chúng tôi đề cập đến ở đây trước hết
và chủ yếu giới hạn ở khía cạnh các điều kiện tự nhiên. Nói cách khác, với tư
cách là một khái niệm công cụ, khái niệm môi trường được sử dụng trong luận
văn chủ yếu theo nghĩa là môi trường tự nhiên.
1.1.2. Vai trò của môi trường đối với đời sống của con người và xã hội
loài người
Như chúng ta đã biết, tự nhiên, con người và xã hội là các yếu tố thống
nhất trong một chỉnh thể không tách rời. Trong hệ thống đó, khó có thể xác định
rằng yếu tố nào là quan trọng nhất. Trên thực tế, mỗi yếu tố đều có vị trí và vai
trò nhất định. Trong mối quan hệ chặt chẽ và sự tác động qua lại giữa xã hội và
tự nhiên, yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rất to lớn đối với sự tồn tại, phát triển của
con người cũng như của xã hội loài người. Trái lại, sự tác động của các yếu tố
con người và xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối
với sự biến đổi, chiều hướng biến đổi (tích cực hay tiêu cực, phù hợp hay không
phù hợp với quy luật khách quan) của tự nhiên. Và do vậy, sự tác động của con
người và xã hội đến tự nhiên còn quyết định luôn cả sự tồn tại, phát triển của
chính bản thân mình.
Có thể hiểu một cách khái quát rằng, "tự nhiên là môi trường sống của
con người và xã hội loài người, là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu
của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là một trong những yếu tố cơ bản nhất
của tồn tại xã hội" [39, tr. 68].
Đối với con người và xã hội loài người, môi trường tự nhiên có một giá
trị vô cùng to lớn, không thể thay thế: Nó vừa là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát
triển, vừa là nơi con người lao động và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất
và tinh thần do sự lao động đó tạo nên. Theo sự phân tích, đánh giá của
UNESCO, môi trường tự nhiên - đối với con người - có ba chức năng cơ bản:
Thứ nhất, môi trường tự nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên cần
thiết đối với sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người.
Thứ hai, nó là nơi thu nhận các hoạt động của con người nhằm phục vụ
cho các nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần cho con người.
Thứ ba, môi trường tự nhiên còn là nơi đồng hóa các chất thải do kết quả
của các hoạt động đó [xem: 23, tr. 7].
Thực tế cho thấy, con người muốn tồn tại và phát triển không thể không
cần đến những điều kiện cần thiết đối với sự sống như nước, ánh sáng, không
khí, thức ăn... Xã hội loài người cũng không thể phát triển nếu không có những
nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và các nguồn nguyên vật liệu quan
trọng khác. Chỉ có tự nhiên mới có khả năng cung cấp cho con người tất cả
những điều kiện vật chất cần thiết đó. Quan hệ giữa con người với môi trường tự
nhiên, do vậy, là "quan hệ máu thịt". Môi trường là cơ sở tự nhiên của đời sống
con người, là tiền đề của nền sản xuất xã hội; mặc dù không giữ vai trò quyết
định song nó có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển xã hội. Trong "Bản thảo
kinh tế - triết học năm 1844", khi đánh giá vị trí, vai trò của tự nhiên đối với sự
phát triển của con người và xã hội, C. Mác đã khẳng định:
Công nhân không thể sáng tạo ra cái gì nếu không có giới tự
nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu, trong
đó lao động của anh ta được thực hiện, trong đó hoạt động lao động
của anh ta triển khai, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra
sản phẩm. Giới tự nhiên cung cấp cho lao động tư liệu sinh hoạt theo
nghĩa là không có vật để cho lao động tá