1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ như hiện
nay, chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và tích cực hợp tác nhiều mặt với
các nước trên thế giới là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá
trình phát triển kinh tế của mình. Cũng trong xu thế chung đó, Việt Nam đang tham
gia ngày một cách tích cực hơn vào các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế.
Hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, một số mặt
hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, thủy sản, dệt may, da giày đã thực sự tạo nên
thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam và khẳng định được chất lượng, uy tín với các
bạn hàng quốc tế.
Đạt được nhiều thành tựu khả quan trong những năm vừa qua nhưng hoạt
động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện đang gặp phải không ít khó khăn trong
quá trình thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường
lớn đầy tiềm năng như EU, Hoa Kỳ. Trong bối cảnh thương mại thế giới ngày càng
tự do hơn, các rào cản thương mại truy ền thống như thuế quan, hạn ngạch đang dần
bị dỡ bỏ thì các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển đang có xu hướng sử
dụng ngày một nhiều các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ cho nền sản xuất trong
nước. Trước làn sóng thâm nhập một cách ồ ạt của hàng nhập khẩu từ các quốc gia
đang phát triển với giá cả rẻ hơn rất nhiều, các quốc gia phát triển đã không ngần
ngại áp dụng bất kỳ biện pháp nào có thể để bảo vệ ngành sản xuất nội địa của
mình, trong đó, kiện bán phá giá là một biện pháp hiện đang được các quốc gia áp
dụng khá phổ biến.
Theo thống kê từ năm 1994 đến nay thì Việt Nam đ ã phải đối mặt với 34 vụ
kiện chống bán phá giá, trở thành nư ớc đứng thứ 7 trong số 100 nước bị kiện nhiều
nhất trên th ế giới với tỉ lệ thua kiện gần 70%.Trong đó EU trở thành thị trường
khó tính nhất với 10 vụ kiện, mà trong số đó vụ kiện giày mũ da Việt Nam bán phá
Thống kê các vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam có liên quan tính đến 31/10/2009 -Hội đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế (Hội đồng TRC) - chongbanphagia.vn
giá tại th ị trường EU là một điển hình. EU luôn được xác định là thị trường chủ lực
và đầy tiềm năng với các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới,
tuy nhiên thực tế này cho thấy chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ rất lớn từ các
vụ kiện chống bán phá giá tại thị trường này. Trong khi đó, sự hiểu biết về pháp luật
thương mại quốc tế nói chung và quy định về chống bán phá giá của EU nói riêng
của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.
Chính vì vậy mà chúng ta thường bất ngờ và trở nên lúng túng khi phải ứng phó với
các vụ kiện loại này từ EU.
Trong bối cảnh hàng hóa Việt Nam ngày càng gia tăng nguy cơ bị kiện
chống bán phá giá, để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU thì
việc hiểu biết sâu sắc luật pháp về chống bán phá của EU để có biện pháp ứng xử
hợp lý trước các vụ kiện là một yêu cầu cấp thiết. Trong vài năm trở lại đây đã có
một số đề tài nghiên cứu về luật pháp chống bán phá giá của WTO nói chung cũng
như các quy định về chống bán phá giá của các bạn hàng lớn của Việt Nam như
Hoa Kỳ, EU nói riêng. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này thư ờng chỉ đề cập
đến khía cách pháp lý chứ chưa đi sâu tìm hiểu diễn biến các vụ kiện để từ đó rút ra
những bài học quý báu cho các cơ quan Nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt
Nam trong việc ứng phó với các vụ kiện bán phá giá. Chính vì lẽ đó em đã chọn đề
tài “Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động
nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra” với mong muốn thông qua một trường
hợp điển hình là vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam để tìm hiểu về
lu ật pháp chống bán phá giá của EU, đánh giá những tác động nhiều mặt của vụ
kiện, từ đó đề xuất các giải pháp giúp các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp
Việt Nam ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá tại EU nhằm mục đích đẩy
mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường đầy tiềm
năng này.
2.Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của
Việt Nam tại thị trường EU.
3.Mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp giúp các cơ quan
Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với các vụ kiện chống bán phá
giá của EU nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các quy định pháp luật về chống bán phá giá của EU
- Tìm hiểu diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU
- Phân tích nhận định của các bên về kết quả của vụ kiện
- Đánh giá những tác động của vụ kiện đến các bên có liên quan.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ vụ kiện.
4.Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt
Nam sang thị trường EU trong chuỗi thời gian từ năm 2000 cho đến hết năm 2009.
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu giày
dép của Việt Nam sang thị trường EU.
- Giác độ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên cả hai giác độ vi mô và vĩ mô,
vừa đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước đồng thời cũng đưa ra các
giải pháp đối với các doanh nghiệp nhằm ứng phó một cách hiệu quả với các vụ
kiện chống bán phá giá của EU.
5.Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp
thu th ập số liệu thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá, kết hợp với các phương pháp
tư duy logic, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp biện chứng.
6.Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tổng quan về cơ quan thực tập
Chương 2: Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường
EU: diễn biến, những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra
Chương 3: Giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với
các vụ kiện chống bán phá giá của EU
102 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2725 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Vụ kiện chống bán phá giá
giày mũ da của Việt Nam tại
EU: những tác động nhiều
mặt và bài học kinh nghiệm
rút ra
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP ................................... 4
1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ................................................................................ 4
1.1.1. Giới thiệu vài nét về Bộ Kế hoạch và Đầu tư ................................................ 4
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 4
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ........................................ 5
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư .................................................. 6
1.2. Vụ Kinh tế dịch vụ........................................................................................ 7
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ chính của Vụ Kinh tế dịch vụ ..................................... 7
1.2.2. Vai trò của vụ Kinh tế dịch vụ trong các vụ kiện chống bán phá giá ............ 9
CHƯƠNG 2: VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ GIÀY MŨ DA VIỆT NAM
TẠI THỊ TRƯỜNG EU: DIỄN BIẾN, NHỮNG TÁC ĐỘNG NHIỀU MẶT VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ................................................................. 10
2.1. Giới thiệu tổng quan pháp luật về chống bán phá giá của EU .................. 10
2.1.1. Các quy định điều chỉnh hoạt động chống bán phá giá của EU................... 10
2.1.2. Các cơ quan có thẩm quyền trong điều tra chống bán phá giá của EU........ 10
2.1.2.1. Ủy ban Châu Âu (European Commission) ...................................... 10
2.1.2.2.Hội đồng Châu Âu (European Council)........................................... 11
2.1.2.3. Ủy ban tư vấn (Advisory Committee) .............................................. 11
2.1.2.4. Các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên ............... 11
2.1.2.5. Tòa án ............................................................................................ 12
2.1.3. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá tại EU ....................................... 12
2.1.4. Quá trình điều tra một vụ kiện chống bán phá giá ....................................... 12
2.1.4.1. Bắt đầu vụ kiện............................................................................... 12
2.1.4.2. Điều tra sơ bộ ................................................................................ 14
2.1.4.3. Kết luận sơ bộ vụ việc .................................................................... 15
2.1.4.4. Áp dụng biện pháp tạm thời ........................................................... 18
2.1.4.5. Đàm phán để đưa ra cam kết giá .................................................... 19
2.1.4.6. Tiếp tục hoặc đình chỉ quá trình điều tra ........................................ 19
2.1.4.7. Kết luận cuối cùng ......................................................................... 20
2.1.4.8. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức .......................... 20
2.1.4.9. Rà soát hàng năm (rà soát lại) ....................................................... 21
2.1.4.10. Rà soát cuối kỳ (rà soát hoàng hôn) ............................................. 21
2.2. Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU.......... 22
2.2.1. Khái quát về thị trường giày dép EU ........................................................... 22
2.2.1.1. Thị hiếu tiêu dùng giày dép của người dân EU ............................... 22
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ giày dép của EU ................................................ 25
2.2.1.3. Thực trạng ngành sản xuất giày dép EU......................................... 26
2.2.1.4. Tình hình nhập khẩu giày dép của EU ............................................ 28
2.2.2. Bối cảnh xảy ra vụ kiện ................................................................................ 29
2.2.2.1. Vị trí của giày dép Việt Nam trên thị trường giày dép EU .............. 30
2.2.2.2. Vị trí của giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU ........................ 33
2.2.3. Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU ............ 36
2.2.4. Phản hồi của các bên có liên quan ................................................................ 39
2.2.4.1. Những phản hồi ủng hộ quyết định áp thuế chống bán phá giá đối
với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc .............................................. 40
2.2.4.2. Những ý kiến phản đối quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với
giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc .................................................... 44
2.2.4.3. Phản hồi từ phía Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam ........... 47
2.3. Tác động nhiều mặt của vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam
tại thị trường EU ............................................................................................... 51
2.3.1. Tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành
da giày Việt Nam.................................................................................................... 51
2.3.1.1. Đơn hàng và sản lượng .................................................................. 51
2.3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu ........................................................... 53
2.3.1.3. Cơ cấu mặt hàng ............................................................................ 54
2.3.1.4. Biến động lao động ........................................................................ 55
2.3.2. Tác động đến đời sống công nhân ngành da giày ........................................ 56
2.3.3. Tác động đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU .......... 59
2.3.4. Tác động đến các doanh nghiệp sản xuất, các nhà nhập khẩu, bán lẻ giày
dép và người tiêu dùng EU..................................................................................... 64
2.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá giày mũ
da Việt Nam tại thị trường EU .......................................................................... 67
2.4.1. Bài học đối với các cơ quan Nhà nước ..................................................... 68
2.4.1.1. Bài học 1: Thiếu định hướng đúng đắn cho hoạt động xuất khẩu là
một nguyên nhân dẫn đến bị kiện bán phá giá ............................................ 68
2.4.1.2. Bài học 2: Doanh nghiệp Việt Nam rất cần đến sự hỗ trợ từ phía
Chính phủ và các cơ quan Nhà nước trong việc ứng phó với các vụ kiện
chống bán phá giá ...................................................................................... 69
2.4.1.3. Bài học 3: Ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá cần có sự
đồng lòng phối hợp của nhiều bên .............................................................. 69
2.4.1.4. Bài học 4: Hệ thống luật pháp với nhiều điểm chưa phù hợp với
chuẩn mực quốc tế sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam
trong các vụ kiện chống bán phá giá ........................................................... 70
2.4.1.5. Bài học 5: Một khi chưa được công nhận là có nền kinh tế thị
trường, việc lựa chọn một nước thứ ba thay thế có lợi cho các doanh nghiệp
Việt Nam khi tính toán biên độ phá giá là điều không dễ dàng .................... 71
2.4.2. Bài học đối với các doanh nghiệp.............................................................. 73
2.4.2.1. Bài học 1: Thiếu một chiến lược xuất khẩu phù hợp, doanh nghiệp có
nguy cơ cao bị kiện bán phá giá .................................................................. 73
2.4.2.2. Bài học 2: Gia công xuất khẩu vẫn có thể bị kiện bán phá giá ....... 73
2.4.2.3. Bài học 3: Doanh nghiệp Việt Nam có rất ít kinh nghiệm trong việc
ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá và thường mang tư tưởng bi quan
khi bị kiện ................................................................................................... 73
2.4.2.4. Bài học 4: Hệ thống sổ sách hạch toán kế toán không rõ ràng minh
bạch, các doanh nghiệp không được công nhận là hoạt động theo cơ chế thị
trường ......................................................................................................... 74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ỨNG
PHÓ VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA EU ......................... 75
3.1. Nhóm giải pháp đối với Nhà nước ............................................................. 75
3.1.1. Xây dựng chiến lược tăng trưởng xuất khẩu phù hợp cho các ngành hàng . 75
3.1.2. Xây dựng cơ chế cảnh báo sớm đối với các vụ kiện chống bán phá giá ..... 76
3.1.3. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về bán phá giá ......................................... 77
3.1.4. Thành lập cơ quan chuyên trách về chống bán phá giá ............................... 78
3.1.5. Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về luật pháp chống bán phá giá và các
cách thức ứng phó đối với các vụ kiện cho các doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành
hàng và các cán bộ quản lý Nhà nước .................................................................... 78
3.1.6. Tăng cường công tác vận động hành lang và quan hệ công chúng.............. 79
3.1.7. Tích cực hoàn thiện hệ thống luật pháp Việt Nam theo hướng hài hòa hóa
với các quy định quốc tế ......................................................................................... 80
3.1.8. Tích cực triển khai các cuộc đàm phán song phương và đa phương để tranh
thủ được nhiều nước công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường ....... 81
3.2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp ................................................. 81
3.2.1. Đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu ........................................... 81
3.2.2. Tăng dần tỷ trọng phương thức tự doanh, giảm gia công xuất khẩu ........... 82
3.2.3. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá ................................... 82
3.2.4. Đẩy mạnh khai thác thị trường nội dịa để giảm áp lực xuất khẩu ............... 83
3.2.5. Chủ động tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn đề kiện bán phá giá 83
3.2.6. Chủ động tham gia vụ kiện .......................................................................... 84
3.2.7. Hợp tác đầy đủ, kịp thời và thiện chí với cơ quan điều tra .......................... 85
3.2.8. Sử dụng tư vấn pháp lý trong mọi giai đoạn của quá trình điều tra ............. 85
3.2.9. Tích cực phối hợp với các đối tác nhập khẩu để đối phó với vụ kiện .......... 86
3.2.10. Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp ............................. 86
3.2.11. Tích cực tham gia xây dựng và củng cố hoạt động của các Hiệp hội ngành
hàng ........................................................................................................................ 87
3.2.12. Nghiên cứu việc áp dụng biện pháp cam kết giá ....................................... 87
PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 89
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
EC European Committee Ủy ban Châu Âu
EU European Union Liên minh Châu Âu
GTT - Giá thông thường
GXK - Giá xuất khẩu
SPTT - Sản phẩm tương tự
TNHH - Trách nhiệm hữu hạn
UBCA - Ủy ban Châu Âu
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Phân đoạn thị trường theo người sử dụng tại các nước tiêu thụ giày dép
lớn nhất EU ............................................................................................. 23
Bảng 2.2: Tình hình ngành sản xuất giày dép EU ..................................................... 27
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu giày dép của EU................ 28
Bảng 2.4: Các nước xuất khẩu giày dép lớn nhất vào EU giai đoạn 2000 - 2005 ........ 31
Bảng 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép chủ yếu nhập khẩu vào EU ......................... 33
Bảng 2.6: Số lượng và kim ngạch giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang EU giai
đoạn 2000 - 2005 ....................................................................................... 34
Bảng 2.7: So sánh giá giữa các mặt hàng giày da của Việt Nam và Trung Quốc tại
thị trường EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006 ....................................... 43
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu
giày dép của EU ........................................................................................ 62
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 2.1: Phân đoạn thị trường giày dép EU theo chất lượng và giá cả ................. 25
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU giai đoạn 2000 - 2005 .............. 30
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn 2000 - 2005 ................................................................................... 31
Biểu đồ 2.4: Thị phần giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU
năm 2004 ............................................................................................... 32
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép nhập khẩu vào EU năm 2005 ................. 34
Biểu đồ 2.6: Thị phần giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU giai đoạn 2002-2005 35
Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn 2001 - 2009 ................................................................................... 60
Biểu đồ 2.8: Số lượng giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn
2005 - 2008 ............................................................................................ 61
Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường EU trong tổng
kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam ........................................ 62
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày
dép của EU .......................................................................................... 63
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ như hiện
nay, chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và tích cực hợp tác nhiều mặt với
các nước trên thế giới là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá
trình phát triển kinh tế của mình. Cũng trong xu thế chung đó, Việt Nam đang tham
gia ngày một cách tích cực hơn vào các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế.
Hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, một số mặt
hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, thủy sản, dệt may, da giày đã thực sự tạo nên
thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam và khẳng định được chất lượng, uy tín với các
bạn hàng quốc tế.
Đạt được nhiều thành tựu khả quan trong những năm vừa qua nhưng hoạt
động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện đang gặp phải không ít khó khăn trong
quá trình thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường
lớn đầy tiềm năng như EU, Hoa Kỳ. Trong bối cảnh thương mại thế giới ngày càng
tự do hơn, các rào cản thương mại truyền thống như thuế quan, hạn ngạch đang dần
bị dỡ bỏ thì các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển đang có xu hướng sử
dụng ngày một nhiều các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ cho nền sản xuất trong
nước. Trước làn sóng thâm nhập một cách ồ ạt của hàng nhập khẩu từ các quốc gia
đang phát triển với giá cả rẻ hơn rất nhiều, các quốc gia phát triển đã không ngần
ngại áp dụng bất kỳ biện pháp nào có thể để bảo vệ ngành sản xuất nội địa của
mình, trong đó, kiện bán phá giá là một biện pháp hiện đang được các quốc gia áp
dụng khá phổ biến.
Theo thống kê từ năm 1994 đến nay thì Việt Nam đã phải đối mặt với 34 vụ
kiện chống bán phá giá, trở thành nước đứng thứ 7 trong số 100 nước bị kiện nhiều
nhất trên thế giới với tỉ lệ thua kiện gần 70%.1 Trong đó EU trở thành thị trường
khó tính nhất với 10 vụ kiện, mà trong số đó vụ kiện giày mũ da Việt Nam bán phá
1 Thống kê các vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam có liên quan tính đến 31/10/2009 -
Hội đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế (Hội đồng TRC) - chongbanphagia.vn
giá tại thị trường EU là một điển hình. EU luôn được xác định là thị trường chủ lực
và đầy tiềm năng với các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới,
tuy nhiên thực tế này cho thấy chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ rất lớn từ các
vụ kiện chống bán phá giá tại thị trường này. Trong khi đó, sự hiểu biết về pháp luật
thương mại quốc tế nói chung và quy định về chống bán phá giá của EU nói riêng
của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.
Chính vì vậy mà chúng ta thường bất ngờ và trở nên lúng túng khi phải ứng phó với
các vụ kiện loại này từ EU.
Trong bối cảnh hàng hóa Việt Nam ngày càng gia tăng nguy cơ bị kiện
chống bán phá giá, để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU thì
việc hiểu biết sâu sắc luật pháp về chống bán phá của EU để có biện pháp ứng xử
hợp lý trước các vụ kiện là một yêu cầu cấp thiết. Trong vài năm trở lại đây đã có
một số đề tài nghiên cứu về luật pháp chống bán phá giá của WTO nói chung cũng
như các quy định về chống bán phá giá của các bạn hàng lớn của Việt Nam như
Hoa Kỳ, EU nói riêng. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này thường chỉ đề cập
đến khía cách pháp lý chứ chưa đi sâu tìm hiểu diễn biến các vụ kiện để từ đó rút ra
những bài học quý báu cho các cơ quan Nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt
Nam trong việc ứng phó với các vụ kiện bán phá giá. Chính vì lẽ đó em đã chọn đề
tài “Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động
nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra” với mong muốn thông qua một trường
hợp điển hình là vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam để tìm hiểu về
luật pháp chống bán phá giá của EU, đánh giá những tác động nhiều mặt của vụ
kiện, từ đó đề xuất các giải pháp giúp các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp
Việt Nam ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá tại EU nhằm mục đích đẩy
mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường đầy tiềm
năng này.
2.Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của
Việt Nam tại thị trường EU.
3.Mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp giúp các cơ quan
Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với các vụ kiện chống bán phá
giá của EU nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các quy định pháp luật về chống bán phá giá của EU
- Tìm hiểu diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU
- Phân tích nhận định của các bên về kết quả của vụ kiện
- Đánh giá những tác động của vụ kiện đến các bên có liên quan.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ vụ kiện.
4.Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt
Nam sang thị trường EU trong chuỗi thời gian từ năm 2000 cho đến hết năm 2009.
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu giày
dép của Việt Nam sang thị trường EU.
- Giác độ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên cả hai giác độ vi mô và vĩ mô,
vừa đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước đồng thời cũng đưa ra các
giải pháp đối với các doanh nghiệp nhằm ứng phó một cách hiệu quả với các vụ
kiện chống bán phá giá của EU.
5.Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp
thu thập số liệu thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá, kết hợp với các phương pháp
tư duy logic, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp biện chứng.
6.Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tổng quan về cơ quan thực tập
Chương 2: Vụ kiện chống bán phá g