Ngọc Hồi là một huyện trực thuộc tỉnh Kon Tum một trong 5 tỉnh Tây Nguyên. Với đặc thù của một tỉnh miền núi, Kon tum là một tỉnh biên giới nằm ở cực bắc Tây Nguyên cùng với Đăk lăk, Gia lai, Đăk nông, Lâm đồng đã làm nên trái tim Tây Nguyên hùng vĩ. Kon Tum là biểu tượng của sự vững chãi của khí phách kiên cường và niềm tự hào dân tộc. Là một trong những cái nôi của văn hóa Tây Nguyên, Kon Tum hội tụ những bản sắc văn hóa riêng biệt với những phong tục tập quán đặc thù và các lễ hội như: Cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới, tưng bừng và những bản trường ca hùng tráng. Vì vậy chúng tôi quyết định chọn khách sạn BMC Ngọc Hồi để làm đề tài nghiên cứu
31 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2266 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn BMC Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nhóm:2
1. Võ Thị Hà Thu
2. Trịnh Thị Hồng
3. Hoàng Thị Lương
4. Nguyễn Văn Linh
5.Nguyễn Thị Trúc Linh
6. Trần Thị Thanh Đào
7. Biện Thị Thủy Nguyên
8. Nguyễn Thị Thanh Hà
ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CHO KHÁCH SẠN BMC NGỌC HỒI-TỈNH KON TUM
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngọc Hồi là một huyện trực thuộc tỉnh Kon Tum một trong 5 tỉnh Tây Nguyên. Với đặc thù của một tỉnh miền núi, Kon tum là một tỉnh biên giới nằm ở cực bắc Tây Nguyên cùng với Đăk lăk, Gia lai, Đăk nông, Lâm đồng đã làm nên trái tim Tây Nguyên hùng vĩ. Kon Tum là biểu tượng của sự vững chãi của khí phách kiên cường và niềm tự hào dân tộc. Là một trong những cái nôi của văn hóa Tây Nguyên, Kon Tum hội tụ những bản sắc văn hóa riêng biệt với những phong tục tập quán đặc thù và các lễ hội như: Cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới,… tưng bừng và những bản trường ca hùng tráng. Vì vậy chúng tôi quyết định chọn khách sạn BMC Ngọc Hồi để làm đề tài nghiên cứu.
II. PHÂN TÍCH CUNG CẦU
2.1. Địa phương: Ngọc Hồi - Kon Tum.
- Khách sạn BMC Ngọc Hồi được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế 4 sao gồm một tầng hầm, một tầng trệt, và 4 tầng lầu, tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Plei Kần, gần ngã ba đường Hồ Chí Minh và đường vào cửa khẩu quốc tế Bờ Y-Ngọc Hồi. Khách sạn có kiến trúc hiện đại và hòa nhập vào không gian sân vườn xanh mát với tổng diện tích 7899 m2.
- Nét đặc biệt của khách sạn BMC Ngọc Hồi là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc, trang thiết bị hiện đại và truyền thống. Dịch vụ phong phú và đa dạng. Ngoài ra khách sạn BMC Ngọc Hồi còn có phòng hội nghị đạt tiêu chuẩn quốc tế với sức chứa đạt 300 khách, phòng hội thảo đủ chỗ cho 40 khách với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp phong cách phục vụ lịch thiệp, tận tình, chu đáo và mến khách.
2.2. Tiềm năng du lịch ở Kon Tum
Du khách đến Kon Tum sẽ có dịp đi thăm nhiều cảnh đẹp của vùng núi rừng Tây Nguyên như núi Ngok Linh, khu rừng nguyên sinh Chư Mom Ray- Sa Thầy, khu du lịch Đắk Tre ở huyện Kon Plông, suối nước nóng Đắk Tô... Ngoài ra còn có ngục Kon Tum, ngục ĐắkGLei, đường mòn Hồ Chí Minh, chiến trường Đắk Tô- Tân Cảnh, nơi đã ghi lại chiến tích hào hùng và vẻ vang của dân tộc. Kon Tum còn có nhiều quang cảnh tự nhiên như: Lòng hồ Ya Ly, Rừng thông Măng Đen, khu du lịch bãi đá thiên nhiên km23, thác Đăk Lung, suối nước nóng Đăk Tô,... có khả năng hình thành các khu du lịch cảnh quan, nghỉ dưỡng, các cảnh quan sinh thái này có thể kết hợp với các khu di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh,... các làng văn hoá truyền thống bản địa tạo thành một cung, tuyến du lịch sinh thái, nhân văn.
2.3. Phân tích về cung
2.3.1.Tài nguyên
Huyện Ngọc Hồi là huyện ngã ba biên giới, nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum, bên sườn phía đông dải Trường Sơn, giáp với huyện ĐắkGlei ở phía Bắc, huyện Tu Mơ Rông ở phía Đông Bắc, huyện Đắk Tô ở hướng Đông Nam, huyện Sa Thầy ở hướng Nam, Lào và Campuchia ở hướng Tây. Huyện lỵ là thị trấn Plei Kần. Quốc lộ 40 theo hướng đông tây nối cửa khẩu quốc tế Bờ Y với Plei Kần và với TP Kon Tum. Quốc lộ 14 theo hướng bắc nam. Huyện Ngọc Hồi rộng 82400 km², gồm 7 xã và 1 thị trấn. Bao gồm thị trấn Plei Kần và 7 xã là Đăk Ang, Đăk Dục, Đăk Nông, Đăk Xú, Bờ Y, Sa Loong, Đăk Kan. Huyện Ngọc Hồi được thành lập trên cơ sở chia tách 3 huyện: Đăk Glei, Sa Thầy, Đăk Tô theo Quyết định số 316-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 15 tháng 10 năm 1991, gồm 3 xã Đăk Xú, Pờ Y (Bờ Y), Sa Lon của huyện Sa Thầy, xã Đăk Ang của huyện Đăk Tô và xã Dục Nông của huyện ĐăkGlei. Thị trấn huyện lỵ Plei Kần được thành lập trên cơ sở tách từ xã Đăk Xú theo Quyết định số 514-TCCP ngày 17 tháng 10 năm 1991. Địa hình: Phía tây vượt qua dãy Trường Sơn là đường biên giới chung với Lào dài 34 km và đường biên giới chung với Campuchia dài 13 km.
Kinh tế: Trung tâm thị trấn Plây Kần là điểm giao nhau của trục tuyến thông thương Bắc-Nam và Đông-Tây bao gồm đường xuyên Việt mang tên Hồ Chí Minh (quốc lộ 14); quốc lộ 14C và đường xuyên Đông Dương (quốc lộ 40), thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y qua Lào, Campuchia, Thái Lan cho đến tận Mianma. Kinh tế của huyện chủ yếu là trồng cây lương thực, trồng rừng phòng hộ, trồng cây công nghiệp như: caosu, cà phê, lúa nước, phát triển chăn nuôi gia súc như bò, heo, dê...
2.3.2. Lực lượng cạnh tranh
Hiện nay mức độ cạnh tranh giữa các khách sạn ở Kon Tum tương đối gay gắt, họ thường chú ý đến các khách đến với mục đích kinh doanh, hội họp từ các tỉnh thành bên ngoài. Trong khi đó, mỗi khách sạn lại phải đương đầu với những khó khăn nhất định và chất lượng phục vụ của các khách sạn hiện nay chưa tạo được sự khác biệt mang tính đột phá. Bên cạnh đó, đối với dịch vụ này thì các chi phí đổi mới mà khách hàng phải bỏ ra không đáng kể, thậm chí không có. Vì thế khách hàng có thể thay thế và chọn bất kỳ khách sạn nào khi họ muốn.
* Tình hình sử dụng phòng:
Các phòng VIP gần như không còn chỗ trống. Tỷ lệ khai thác phòng bình quân đạt 40-50%/ tháng. Đặc biệt là dịch vụ nhà hàng, hội họp, cưới hỏi... thường xuyên kín chỗ.
Với tổng vốn đầu tư gần 80 tỷ đồng, khách sạn tọa lạc tại trung tâm thị trấn Plei Kần- huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đây là khách sạn đầu tiên đạt tiêu chuẩn 4 sao của tỉnh Kon tum với 90 phòng ngủ, 6 phòng VIP và hội tụ đủ các công năng cần thiết như nhà hàng, hội trường, quầy bar, cafe sân vườn, massage, vật lí trị liệu, khu phục hồi sức khỏe, sân tennis, bể bơi...
Đây là 1 trong những dự án của Công ty BMC đầu tư xây dựng tại Kon Tum. Khách sạn BMC Ngọc Hồi được khởi công xây dựng từ tháng 12/2006, đạt tiêu chuẩn 4 sao với tổng vốn đầu tư trên 80 tỷ đồng. Khách sạn nằm ở trung tâm thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Cách cửa khẩu quốc tế Bờ Y 18 km thuộc khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.Trong tương lai Cửa khẩu quốc tế Bờ Y sẽ trở thành một cửa khẩu quốc tế quan trọng, trung tâm thương mại sầm uất không chỉ riêng của tỉnh Kon Tum và Tây Nguyên mà còn là đầu mối giao lưu kinh tế trong chiến lược phát triển cụm công nghiệp và cảng biển miền Trung, hành lang thương mại quốc tế giữa các nước Lào – Myanmar – Campuchia. Chính phủ đã xác định mục tiêu “Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y là vùng động lực, trung tâm thương mại liên kết trên hành lang kinh tế Đông – Tây trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia”.
Khách sạn BMC Ngọc Hồi được đầu tư bởi công ty TNHH một thành viên Hà Nội. Chính phủ đã dành nhiều lợi thế ưu đãi mời gọi các nhà đầu tư vào Kon tum trên mọi lĩnh vực: Thương mại, xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp, chế biến nông sản...
2.3.3. Các dự án đầu tư
- Dự án thứ nhất tại Kon Tum:
+ Khu du lịch sinh thái Măng Đen.
+ Dự án cửa khẩu Bờ Y: Công ty cổ phần đầu tư tài chính thương mại và dịch vụ quốc tế GIEC đầu tư 3 tỷ USD để xây dựng hệ thống khách sạn 5 sao.
- Dự án khu đô thị mới phía Bắc ĐăkBla
- Dự án nghĩ dưỡng Nam ĐăkBla.
- Dự án khu trung tâm văn hóa du lịch Kon Tum
- Dự án khu du lịch sinh thái phía Đông ĐăkBla
2.4. Phân tích Cầu
* Khách hàng:
- Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, khách hàng là người rất quan trọng, là người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Họ và doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời nhau được.
- Khách hàng của khách sạn BMC Ngọc Hồi gồm những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ trong khách sạn, điểm nghỉ lý tưởng cho giới thương nhân làm ăn qua lại cửa khẩu Bờ Y . Một số khách sống và làm việc ở Kon Tum phần lớn là họ sử dụng dịch vụ của khách sạn và một số khách đến từ ngoài tỉnh. Hầu hết các khách này sẽ sử dụng dịch vụ lưu trú và các dịch vụ kèm theo của khách sạn. Ngoài ra còn có một số khách quốc tế (thường ít) là các công ty doanh nghiệp, thương nhân ở Kon Tum phần lớn họ không có không gian để tổ chức các bữa tiệc chiêu đãi bạn bè, khách hàng hoặc tổ chức các cuộc hội nghị mang tính trọng đại. Đây là những khách hãng sẵn sàng chi trả thường không nhạy cảm với giá, nhưng ngược lại họ đòi hỏi rất cao về phong cách phục vụ của nhân viên, cách trang trí, bố trí trong bữa tiệc và chất lượng thức ăn. Ngoài ra đối tượng khách hàng là người dân Ngọc Hồi.
- Thị trường ngoài tỉnh: Khách hàng chính của BMC Ngọc hồi là các doanh nhân làm việc trong các công ty, doanh nghiệp ở ngoài tỉnh.
2.5. Chính sách phát triển du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007 - 2015, định hướng 2020
Kon Tum là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, có những tiềm năng, thế mạnh nổi trội để phát triển du lịch, tuy nhiên với những đặc thù của mình, để phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng ngành du lịch cần có những công cụ quản lý có hiệu quả, một trong những công cụ đó chính là quy hoạch. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quy hoạch, ngay sau khi tái lập tỉnh, lãnh đạo tỉnh Kon Tum đã tập trung chỉ đạo việc triển khai xây dựng dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kon Tum 1996 - 2010.
Căn cứ vào các định hướng chiến lược đã được xác định, ngành Du lịch của tỉnh đã phối hợp với các Sở, ban, ngành và các địa phương tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cho các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh, tạo cơ sở thuận lợi cho công tác chỉ đạo phát triển ngành, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch, bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch, hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Trong những năm đầu, sự phát triển của ngành du lịch tỉnh khá phù hợp với những định hướng được hoạch định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, ngành du lịch tỉnh đã thực hiện được nhiều chỉ tiêu do Quy hoạch đề ra: tăng trưởng hàng năm ở mức cao, nguồn vốn đầu tư và nguồn nhân lực du lịch được hình thành, bước đầu đáp ứng tốt nhu cầu của sự phát triển, công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, đã triển khai được một số dự án đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển du lịch... Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy hoạch cũng phát sinh những bất cập như hạ tầng du lịch chậm được cải thiện; việc huy động các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch không được như mong muốn; công tác xúc tiến đầu tư chưa được chú trọng; xuất hiện nhiều yếu tố mới tác động đến du lịch, trong khi du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp và thường chịu ảnh hưởng bị tác động rất mạnh của những yếu tố đó... Ngoài ra do tính chất đặc thù, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch là một dạng quy hoạch mở mang tính định hướng, do vậy đòi hỏi có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn phát triển du lịch và kinh tế – xã hội của tỉnh. Đây là một thực tế mà công tác quy hoạch kinh tế - xã hội nói chung, quy hoạch chuyên ngành nói riêng luôn phải đối mặt. Chính vì vậy quy hoạch được xem là công tác thường xuyên và việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007 – 2015 và định hướng đến năm 2020 là việc làm cần thiết, tất yếu.
Bên cạnh đó, thời gian qua bối cảnh quốc tế cũng như trong nước có nhiều biến đổi: từ năm 1997 đến nay cục diện chính trị - kinh tế thế giới đã có những chuyển biến phức tạp với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, các cuộc chiến tranh, nạn khủng bố, các đại dịch... nhưng vượt lên tất cả đó là xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, tăng cường hội nhập và mở rộng giao lưu hợp tác giữa các quốc gia. Năm 1997 nước ta trở thành thành viên của ASEAN, Việt Nam tham gia và tổ chức thành công nhiều diễn đàn thế giới và quốc tế như Francophone, ASEM, APEC và mới đây nước đã gia nhập WTO... uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế; chính sách đổi mới, tăng cường hội nhập của Đảng Nhà nước đã và đang thu hút ngày càng nhiều các đối tác đến đầu tư vào Việt Nam; trong nhiều năm liên tục Việt Nam được các tổ chức có uy tín đánh giá là một trong những điểm đến an toàn và thân thiện nhất châu Á. Nhờ những chuyển biến theo chiều hướng tích cực như vậy, ngành du lịch đang đứng trước những cơ hội hết sức to lớn để phát triển. Những phân tích nêu trên cho thấy nhiều nội dung của quy hoạch năm 1996 đã lạc hậu cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới.
Nghị quyết 04/NQ-TU ngày 01/11/1996 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 1996 – 2000 và 2010 xác định mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, đẩy mạnh xã hội hoá về du lịch, phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế xã hội... Để thực hiện được những mục tiêu này thì việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kon Tum là hết sức cần thiết để thúc đẩy sự phát triển du lịch của tỉnh, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng mà Tỉnh ủy tỉnh Kon Tum đã đề ra.
Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân Tỉnh, Sở Thương mại - Du lịch Kon Tum và các cơ quan hữu quan của tỉnh đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch - Tổng cục Du lịch xây dựng dự án "Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007 – 2015, định hướng đến 2020" làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và ngành du lịch nói riêng.
III. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO KHÁCH SẠN BMC NGỌC HỒI GIAI ĐOẠN 2012 - 2016
3.1. Xác định mục tiêu
3.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu
Hiện nay kinh tế nước ta trên đà phát triển vì thế nhu cầu hợp tác kinh doanh giữa các tỉnh, vùng miền ngày càng tăng. Vì vậy, đây là cơ hội để BMC Ngọc Hồi tăng công suất hoạt động của mình.
Sự phát triển của ngành du lịch: cùng với xu thế chung của cả nước, Kon Tum đã xác định ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế trọng điểm để tăng trưởng kinh tế. chính vì thế, nó đã tác động tích cực đến sự phát triển của hệ thống các nhà hàng- khách sạn trong tỉnh.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Kon Tum và sở du lịch Kon Tum đã có kế hoạch phát triển du lịch bền vững, đây là điều kiện thuận lợi để BMC Ngọc Hồi đa dạng các dịch vụ của mình và tăng thêm thu nhập cho khách sạn.
3.1.2. Mục tiêu của khách sạn đến năm 2016
3.1.2.1. Mục tiêu dài hạn
Xây dựng khách sạn BMC Ngọc Hồi trở thành một khách sạn có uy tín với chất lượng cao tại Ngọc Hồi. Trong 2 năm tới, mỗi năm BMC Ngọc Hồi phải đạt doanh thu từ 10 tỷ trở lên, đạt lợi nhuận trên 35% trên tổng doanh thu.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Trong năm 2012, tăng công suất hoạt động của khách sạn đạt doanh thu 5,2 tỷ và tăng ổn định qua các năm.
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng bình quân
của doanh thu và lợi nhuận của BMC Ngọc Hồi giai đoạn 2009-2011.
2009
2010
2011
Tốc độ tăng trưởng bình quân 2009-2011
Doanh thu (tỷ đồng)
4.0
4.4
4.7
18%
Lợi nhuận (tỷ đồng)
1.0
1.3
1.5
50%
Tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu và lợi nhuận được tính bằng cách lấy doanh thu, lợi nhuận của năm 2011 trừ cho doanh thu, lợi nhuận của năm 2009 và chia cho doanh thu, lợi nhuận năm 2009, sau đó lấy căn bậc hai của số vừa tính được.
Qua bảng 3.1 ta thấy tốc độ tăng trưởng bình quân của BMC Ngọc Hồi về doanh thu là 18% và lợi nhuận là 50%. Ngoài ra, căn cứ vào tốc độ tăng trưởng bình quân chung của ngành, trong giai đoạn 2009-2011 BMC Ngọc Hồi nên tăng tốc độ tăng trưởng của doanh thu lên 20% và lơi nhuận lên 52% vì hiện nay du lịch ở Kon Tum đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Và sau đây là ước lượng doanh thu và lợi nhuận mục tiêu của BMC giai đoạn 2013-2015
Bảng 4.2: Ước lượng doanh thu và lợi nhuận
mục tiêu của BMC Ngọc Hồi giai đoạn 2013-2016.
2013
2014
2015
2016
Doanh thu (tỷ đồng)
5.64
6.77
8.12
9.75
Lợi nhuận (tỷ đồng)
2.25
3.38
5.06
7.59
Doanh thu và lợi nhuận mục tiêu của BMC Ngọc Hồi trong giai đoạn 2013-2016 bằng cách lấy tốc độ tăng trưởng mà đã chọn nhân cho doanh thu và lợi nhuận của năm trước.
- Khách sạn sẽ tiến hành đào tạo và đào tạo lại trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên để thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng và tạo cho họ cảm giác như đang ở nhà.
- Chuẩn bị kế hoạch thành lập bộ phận kinh doanh du lịch và bắt đầu hoạt động trong quý 4 của năm 2012. Bộ phận này đạt doanh thu 1 tỷ trong năm 2013 và tăng ổn định qua các năm.
- Tiến hành nghiên cứu thị trường và lập dự án xây dựng khu vui chơi giải trí để trình với Sở Du lịch và UBND tỉnh. Tiến hành thi công dự án và bắt đầu hoạt động vào giữa năm 2014.
3.1.2.3. Tầm nhìn:
Nếu nhà đầu tư nào cũng tranh giành nơi Thành Phố thì ở vùng sâu, vùng xa… người dân đến bao giờ mới hưởng thụ được cuộc sống văn minh. Huyện Ngọc Hồi - Plei Kần chỉ cách đường Hồ Chí Minh 4km về phía Bắc; trong tương lai, khu cửa khẩu Bờ Y sẽ trở thành một cửa khẩu quốc tế quan trọng, trung tâm thương mại sầm uất không chỉ riêng của tỉnh Kon Tum và Tây Nguyên mà còn là đầu mối giao lưu kinh tế trong chiến lược phát triển cụm công nghiệp và cảng biển miền Trung - Đông Nam bộ, hành lang thương mại quốc tế giữa các nước Lào - Myanmar - Campuchia. Chính phủ đặt mục tiêu “Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y phải trở thành vùng động lực, trung tâm thương mại liên kết trên hành lang kinh tế Đông - Tây trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào – Campuchia”. Để vùng đất này, từ nay đến năm 2016, phải xây dựng thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồi) thành trung tâm hành chính, thương mại, công nghiệp, dịch vụ, phát triển thành đô thị tổng hợp của khu vực biên giới với quy mô dân số khoảng 22 vạn người.
3.1.2.4. Sứ mệnh:
Sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng của môi trường nội bộ, môi trường tác nghiệp, môi trường vĩ mô để xét thấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp cũng như những cơ hội, thách thức của môi trường bên ngoài. BMC Ngọc Hồi cần phải xây dựng mục tiêu phát triển của mình trong tương lai, vì nó tạo cơ sở khoa học cho quá trình phân tích và lựa chọn chiến lược.
3.2. Phân tích yếu tố môi trường
Để có thể thực hiện các mục tiêu đã được đề ra, BMC Ngọc Hồi cần xây dựng và xác định những chiến lược khả thi phù hợp với tình hình thực tế của mình cũng như tình hình chung của ngành.
3.2.1. Xây dựng các phương án chiến lược
3.2.1.1. Ma trận SWOT
Bảng 3.2: Ma trận SWOT của BMC Ngọc Hồi
SWOT
Cơ hội (O)
O1. Kinh tế, thu nhập của người dân Kon Tum và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng.
O2. Phát triển kinh tế cửa khẩu do Ngọc Hồi tiếp giáp biên giới Lào và Campuchia O3. Sự phát triển của du lịch hành hương
O4. Dịch vụ giải trí ở Kon Tum chưa có nhà đầu tư mạnh và nhu cầu du lịch ngày càng tăng.
O5. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định.
Thách thức (T)
T1. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
T2. Đòi hỏi của khách hàng về dịch vụ vui chơi giải trí ngày càng cao hơn.
T3. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khó.
Điểm mạnh (S)
S1.Phong cách phục vụ của nhân viên khá tốt.
S2.Quản trị nhân sự tốt
S3. Quản lý chi phí tốt
S4. Tài chính dồi dào
S5.Có uy tín trong ngành
S6. Chất lượng cơ sở hạ tầng tốt, hiện đại
Các chiến lược S-O
S2,S3,S4,S5+O2,O3,O4: Đầu tư vào lĩnh vực hoạt động du lịch ở Ngọc Hồi để tăng khả năng cạnh tranh.
=> Đa dạng hóa tập trung
S1,S4,S5,S6+O1,O4,O5: Tăng công suất hoạt động, đẩy mạnh marketing để tăng thị phần ở thị trường hiện tại.
=> Thâm nhập thị trường
S2,S3,S4+O2,O3,04: Phát triển thêm dịch vụ tour du lịch và hoạt động kinh doanh ở Ngọc Hồi
=> Phát triển thị trường
Các chiến lược S-T
S4,S5+T1,T2: Phát triển thêm dịch vụ chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ để tạo sự khác biệt với đối thủ.
=> Phát triển sản phẩm
S1,S4,S5,S6+T1: Liên kết với các công ty du lịch để tăng công suất hoạt động.
=> Kết hợp xuôi về phía trước.
S2,S3+T1: Giảm sức ép cạnh tranh bằng cách mua đối thủ.
=> Kết hợp hàng ngang
S4+T3: Tăng cường kiểm soát nguồn nguyên liệu.
=> Kết hợp ngược về phía sau
Điểm yếu (W)
W1. Hoạt động marketing chưa tốt
W2. Hệ thống thông tin chưa hiệu quả
W3. Vị trí địa lý không thuận lợi
W4. Khả năng nghiên cứu và phát triển chưa sâu.
Các chiến lược W-O
W1,W3+O1,O2,O3,O4: Thâm nhập và thị trường Ngọc Hồi phát triển dịch vụ tour du lịch.
=> Phát triển sản phẩm và phát triển thị trường.
W1,W3+O2,O4: Tăng cường các hoạt động marketing để thu hút thêm khách hàng ở thị trường hiện tại
=> Thâm nhập thị trường
Các chiến lược W-T
W1,W3+T1: Lập kế hoạch kinh doanh du lịch để tăng lượng khách hàng.
=> Kết hợp xuôi về phía trước
W3,W4+T1,T2: Nâng cao công suất hoạt động của khách sạn bằng cách liên k