Đề tài Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ở công ty

Có nhiều định nghĩa khác nhau, thay đổi theo thời gian, phản ánh quan điểm khác nhau về tiêu chuẩn Hiện tại, tổ chức Tiêu chuẩn hố quốc tế (ISO) đưa ra một định nghĩa tiêu chuẩn, được nhiều quốc gia, tổ chức công nhận rộng rãi, định nghĩa này như sau: Tiêu chuẩn là tài liệu được thiết lập bằng cách thoả thuận và do một cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ở công ty, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN Ở CÔNG TY Các vấn đề chung về tiêu chuẩn hố 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Tiêu chuẩn Có nhiều định nghĩa khác nhau, thay đổi theo thời gian, phản ánh quan điểm khác nhau về tiêu chuẩn Hiện tại, tổ chức Tiêu chuẩn hố quốc tế (ISO) đưa ra một định nghĩa tiêu chuẩn, được nhiều quốc gia, tổ chức công nhận rộng rãi, định nghĩa này như sau: Tiêu chuẩn là tài liệu được thiết lập bằng cách thoả thuận và do một cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. 1.2. Tiêu chuẩn hố Khác với tiêu chuẩn, định nghĩa về Tiêu chuẩn hố không thay đổi nhiều, về bản chất Tiêu chuẩn hố là hoạt động bao gồm: đưa ra tiêu chuẩn và áp dụng tiêu chuẩn. Định nghĩa đầy đủ của ISO vê Tiêu chuẩn hố như sau: Tiêu chuẩn hố là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. 2. Mục đích của tiêu chuẩn hố Mục đích của tiêu chuẩn hố đã được thể hiện trong định nghĩa của tiêu chuẩn hố đó là "nhằm đạt tới một trật tự tối ưu trong một hồn cảnh nhất định". Cụ thể, các mục đích đó là: a. Tạo thuận lợi cho trao đổi thông tin (thông hiểu): Phục vụ cho mục đích này là những tiêu chuẩn định nghĩa, các thuật ngữ, quy định các ký hiệu, dấu hiệu để dùng chung. Ví dụ ký hiệu tốn học, nguyên tố hố học, ký hiệu tượng trưng các bộ phận, chi tiết trên bản vẽ, ký hiệu vật liệu... b. Đơn giản hố, thống nhất hố tạo thuận lợi phân công, hợp tác sản xuất, tăng năng suất lao động, thuận tiện khi sử dụng, sửa chũa (kinh tê): Phục vụ cho mục đích này là các tiêu chuẩn về các chi tiết nguyên vật liệu điển hình như bu lông, đai ốc, vít, đinh tán, thép định hình (I, U, L, T), động cơ, hộp đổi tốc, bánh răng, đai truyền (curoa) các kích thước lắp ráp: bóng đèn - đui đèn, máy ảnh -ống kính, độ bắt sáng của phim ảnh... c. Đảm bảo vệ sinh, an tồn cho người sử dụng, người tiêu dùng Phục vụ cho mục đích này là các tiêu chuẩn về môi truờng nước, không khí, tiếng ồn, các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, an tồn cho sản phẩm, thiết bị (bàn là, bếp điện, máy giặt, thang máy, dụng cụ bảo hộ lao động: kính, găng, ủng, mặt nạ phòng độc). Các tiêu chuẩn loại này thường là bắt buộc theo các văn bản pháp luật tương ứng d- Thúc đẩy thương mại tồn cầu Việc hồ nhập tiêu chuẩn giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại tồn cầu: trao đổi hàng hố sản phẩm, trao đổi thông tin. Trong nền kinh tế kế hoạch hố tập trung trước đây, người ta cho rằng, tiêu chuẩn hố có những mục đích chính như sau: - Thúc đẩy áp dụng kỹ thuật mới, nâng cao năng suất lao động xã hội - ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, công trình - Góp phần hồn thiện tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dân - Sử dụng hợp lý tài nguyên tiết kiệm nguyên vật liệu - Đảm bảo an tồn lao động, sức khoẻ con người - Phục vụ tốt nhu cầu quốc phòng - Phát triển hợp tác quốc tế khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh xuất khẩu, hướng dẫn nhập khẩu. Để tránh khuynh hướng sai lầm trong tiêu chuẩn hố, cần nêu rõ một số nét không phải là mục đích của tiêu chuẩn hố: - Không làm cho mọi thứ giống hệt nhau một cách không cần thiết - Không đưa ra khuôn mẫu để mọi người áp dụng máy móc mà không cần suy xét - Không hạ thấp chất luợng tới mức tầm thường chỉ vì mục đích để tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi - Không ra lệnh hay cưỡng bức. Tiêu chuẩn chỉ là một tài liệu có thể sử dụng trong hợp đồng hay trong văn bản pháp luật. 3. Đối tượng của tiêu chuẩn hố Đối tượng của tiêu chuẩn hố là các chủ đề của tiêu chuẩn. Chủ đề tiêu chuẩn hố có thể là sản phẩm (viên gạch, bu lông, bánh răng, đường ống), nguyên vật liệu (than, sắt thép, xi măng, cát, sỏi...), máy móc thiết bị (động cơ ô tô, động cơ điện, máy bơm, máy nén khí...). Đối tượng của tiêu chuẩn có thể là một quá trình (ví dụ: phương pháp xác định nhiệt lượng của than đá...), cũng có thể là nhưng đối tượng không phải sản phẩm như (đơn vị đo lường, ký hiệu các nguyên tố hố học, ký hiệu tốn học, dấu hiệu chỉ đường...) Nội dung một tiêu chuẩn có thể quy định về một đối tượng, cũng có thể quy định một vài khía cạnh của một đối tượng. Tên của tiêu chuẩn phản ảnh đối tượng của tiêu chuẩn. 4. Các nguyên tắc của tiêu chuẩn hố Để hoạt động tiêu chuẩn hố được tiến hành một cách hiệu quả cần tuân thủ một số nguyên tắc chính như sau: Nguyên tắc 1: Đơn giản hố Tiêu chuẩn hố trước hết là đơn giản hố, có nghĩa là loại trừ những sự quá đa dạng không cần thiết. Trong sản xuất đó là việc loại bỏ các kiểu loại, kích cỡ không cần thiết chỉ giữ lại những gì cần thiết và có lợi cho trước mắt và tương lai. Nguyên tắc 2: Thoả thuận Tiêu chuẩn hố là một hoạt động đòi hỏi phải có sự tham gia, hợp tác bình đẳng của tất cả các bên có liên quan. Nói chung, khi tiến hành công tác tiêu chuẩn hố phải có một sự dung hồ quyền lợi của các bên. Nguyên tắc 3: áp dụng Tiêu chuẩn hố gồm hai mảng công việc chính là xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn vì vậy phải làm sao cho các tiêu chuẩn áp dụng được, có như vậy tiêu chuần hố mới đem lại hiệu quả. Bất cứ một cơ quan, tổ chức tiêu chuẩn hố nào nếu chỉ chú ý đến việc ban hành tiêu chuẩn mà không chú ý đến áp dụng tiêu chuẩn, thì hoạt động tiêu chuẩn hố sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn. Nguyên tắc 4: Quyết định, thống nhất Việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn không phải lúc nào cũng đảm bảo được nó là một giải pháp tuyệt đối ưu việt. Trong nhiều trường hợp các tiêu chuẩn được xuất phát từ các yêu cầu thực tế, không thể chờ đợi có sự nhất trí tuyệt đối, hồn hảo. Lúc đó giải pháp của tiêu chuẩn là giải pháp đưa ra các quyết định để thống nhất thực hiện. Nguyên tắc 5: Đổi mới Tiêu chuẩn hố là một giải pháp tối ưu trong một khung cảnh nhất định cho nên các tiêu chuẩn phải luôn luôn được sốt xét lại cho phù hợp với khung cảnh luôn luôn thay đổi. Trong thực tế tiêu chuẩn phải được xem xét nghiên cứu và sốt xét lại một cách định kỳ hay bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết. Nguyên tắc 6: Đồng bộ Công tác tiêu chuẩn hố phải tiến hành một cách đồng bộ. Trong khi xây dựng tiêu chuẩn cần xem xét sự đồng bộ giữa các loại tiêu chuẩn, các cấp tiêu chuẩn, các đối tượng tiêu chuẩn có liên quan. Ngồi ra phải chú ý đến sự đồng bộ của khâu xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn. Nguyên tắc 7: Pháp lý Tiêu chuẩn ban hành ra là để áp dụng, nhưng phương pháp đưa tiêu chuẩn vào thực tế có khác nhau. Nói chung ở các cấp, bộ, công ty, tiêu chuẩn hố được ban hành là dể bắt buộc áp dụng. ở cấp quốc tế và khu vực nói chung, tiêu chuẩn là để khuyến khích áp dụng nhưng nó sẽ trở thành pháp lý khi các bên thoả thuận với nhau hoặc đưọc chấp nhận thành tiêu chuẩn bắt buộc ở cấp quốc gia hay các cấp khác. ở cấp quốc gia việc qui định tiêu chuẩn là bắt buộc hay chỉ khuyến khích phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cấp, loại, hình thức hiệu lực của tiêu chuẩn 1 .Cấp tiêu chuẩn Tuỳ theo quy mô, phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức công bố (ban hành) tiêu chuẩn mà người ta chia tiêu chuẩn thành ra các cấp sau đây: Cấp quốc tế: Tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn có phạm vi hoạt động tồn cầu công bố: ISO, IEC, CAC, ITU, ... - Cấp khu vực: Tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn hố khu vực công bố: EN (tiêu chuẩn Châu Âu), ENELEC (tiêu chuẩn điện Châu Âu)... Cấp quốc gia: Tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia công bố: DIN (Đức), ANSI (Mỹ), BSI (Anh), TCVN (Việt Nam). - Cấp ngành hay hội: Tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn ngành hay hội (liên kết nhiều công ty) công bố: ngành chế tạo ô tô, hội thử nghiệm vật liệu... Cấp công ty: Tiêu chuẩn do một công ty công bố, ví dụ tiêu chuẩn hãng Philíp, tiêu chuẩn công ty Siemen... Khi nói về "cấp tiêu chuẩn" người ta chỉ đơn giản nói về "cỡ" của tổ chức công bố tiêu chuẩn (công ty, quốc gia hay quốc tế) và mức độ phạm vi tham gia đông đảo của tập thể xây dựng tiêu chuẩn. Cấp tiêu chuẩn không nói về tính "cao thấp" của "chất lượng" tiêu chuẩn cũng như không phản ánh mức độ áp dụng rộng rãi của tiêu chuần. Một tiêu chuẩn của một ngành hay hội có thể được áp dụng rộng rãi trong nhiều quốc gia, khu vực, thậm chí áp dụng rộng rãi trên tồn thế giới. Trong khi đó thì một tiêu chuẩn quốc gia có khi chỉ áp dụng trong một vài tổ chức hay cá nhân nào đó. 2. Phân loại tiêu chuẩn Có nhiều cách phân loại tiêu chuẩn, người ta có thể phân loại tiêu chuẩn theo đối tượng của tiêu chuẩn, tức là theo những vấn đề mà tiêu chuẩn đề cập đến, cũng có thể phân loại theo mục đích của tiêu chuẩn, phân loại theo vị trí pháp lý của tiêu chuẩn. 2.1. Phân loại tiêu chuẩn theo đối tượng Theo đối tượng, tiêu chuẩn được phân thành 3 loại: Tiêu chuẩn cơ bản: - Là những tiêu chuẩn sử dụng chung cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Ví dụ: đơn vị đo lường, hằng số vật lý, ký hiệu tốn học... các tiêu chuẩn về số ưu tiên, cách trình bày tiêu chuẩn. - Tiêu chuẩn về sản phẩm hàng hố: - Là các tiêu chuẩn về các vật thể hữu hình như nguyên vật liệu: than, sắt, thép..., các thi tiết, cụm chi tiết: bu lông, trục, động cơ..., các máy móc thiết bị: ô tô, máy kéo... - Tiêu chuẩn về các quá trình: - Là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu mà một quá trình sản xuất thử nghiệm hay dịch vụ phải thoả mãn. Ví dụ các phương pháp lấy mẫu, phân tích... 2.2. Phân loại theo mục đích - Các tiêu chuẩn nhằm mục đích thông hiểu: thuật ngữ định nghĩa, dấu hiệu, ký hiệu quy ước... - Các tiêu chuẩn nhằm giảm bớt sự đa dạng và đổi lẫn sản phẩm: các tiêu chuẩn về kích thước, các mối lắp ghép... - Các tiêu chuẩn nhằm mục đích chất lượng: quy định các chỉ tiêu chất lượng mà một sản phẩm hay nguyên vật liệu phải đạt được. - Các tiêu chuẩn nhằm bảo vệ an tồn vệ sinh: quy định riêng về các chỉ tiêu an tồn hay vệ sinh mà sản phẩm phải đạt, đây là những chỉ tiêu tối thiểu mà sản phẩm phải thoả mãn, nhằm bảo vệ người tiêu dùng. 2.3. Phân loại theo vai trò pháp lý của tiêu chuẩn Theo vai trò pháp lý, người ta chia tiêu chuẩn ra làm 2 loại: tiêu chuẩn bắt buộc và tiêu chuẩn tự nguyện. Tiêu chuẩn bắt buộc: là tiêu chuẩn mà những người có liên quan có nghĩa vụ thực hiện Tiêu chuẩn tự nguyện : là tiêu chuẩn có sẵn, ai thấy ích lợi thì dùng. Hầu hết các tiêu chuẩn khi công bố là tự nguyện, các cơ quan của chính phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội... theo quyền hạn của mình ban hành các văn bản pháp luật trong đó có "tham chiếu" các tiêu chuẩn, khi ấy nó trở thành bắt buộc. 3. Hiệu lực của tiêu chuẩn Như trên đã trình bày, xét về tính chất pháp lý, người ta chia tiêu chuẩn ra làm 2 loại: tiêu chuẩn bắt buộc (mandatory standard) và tiêu chuẩn tự nguyện (voluntory standard), đôi khi người ta cũng gọi đó là "hình thức hiệu lực" của tiêu chuẩn và gọi bằng tên khác là "chính thức" và "khuyến khích". Hình thức hiệu lực của một tiêu chuẩn chỉ ra rằng, việc áp dụng tiêu chuẩn đó là bắt buộc hay tự nguyện. ở các nước công nghiệp phát triển hầu như tồn bộ tiêu chuẩn (100%) là tự nguyện. ở nước ta trước đây, cũng như các nước XHCN khác, hầu hết tiêu chuẩn (trên 90%) là bắt buộc. Thực ra điều ấy cũng chỉ là "hình thức", nó không phản ảnh thực chất của việc áp dụng tiêu chuẩn. ở các nước công nghiệp, tổ chức Tiêu chuẩn hố quốc gia thường không phải là một cơ quan của Chính phủ vì vậy họ thường chỉ công bố tiêu chuẩn tự nguyện. Nếu các cơ quan của Chính phủ thấy cần thiết phải quy định bắt buộc sử dụng một tiêu chuẩn nào đó thì họ đưa tiêu chuẩn đó vào nội dung của một văn bản pháp luật. Trong thực tế, một tỷ lệ khá lớn các tiêu chuẩn đã trở thành "bắt buộc" theo cách này. ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước quản lý kinh tế kế hoạch hố tập trung, tổ chức Tiêu chuẩn hố quốc gia thường là một cơ quan Chính phủ (thậm chí tiêu chuẩn do một bộ trưởng ký ban hành) nên họ có quyền quy định tất cả tiêu chuẩn là bắt buộc. Trong thực tế, điều đó có thực hiện được không lại là một vấn đề khác. Về nguyên tắc, hầu hết các tiêu chuẩn của một công ty là tiêu chuẩn bắt buộc (tất nhiên trong phạm vi công ty đó); tiêu chuẩn ngành (hội) quốc gia, khu vực hay quốc tế đều là tự nguyện Quá trình xây dựng tiêu chuẩn Để thực hiện các nguyên tắc của tiêu chuẩn hố, đặc biệt là nguyên tắc "thoả thuận" người ta thực hiện xây dựng tiêu chuẩn theo "phương pháp ban kỹ thuật" tức là lập một Ban kỹ thuật tập hợp tất cả các bên quan tâm tới đối tượng tiêu chuẩn (đề mục tiêu chuẩn) để soạn ra tiêu chuẩn đó. Về đại thể, việc xây dựng tiêu chuẩn ở tất cả các cấp (quốc tế, quốc gia, hội, công ty...) tất cả các ngành, các lĩnh vực chuyên môn đều theo những nét lớn giống nhau, chỉ khác nhau ở những chi tiết cụ thể. 1. Ban kỹ thuật 1.1. Ban kỹ thuật là gì ? Ban kỹ thuật là một tổ chức tập hợp những người thay mặt cho các bên quan tâm tới đối tượng tiêu chuẩn hay một nhóm tiêu chuẩn về một sản phẩm hay một lĩnh vực chuyên môn nhất định để soạn thảo tiêu chuẩn cho sản phẩm hay lĩnh vực chuyên môn đó. Bên dưới Ban kỹ thuật là Tiểu ban và Nhóm công tác. 1.2. Thành phần ban kỹ thuật Thành phần Ban kỹ thuật gồm tất cả các bên quan tâm tới đối tượng tiêu chuẩn. Đối với tiêu chuẩn của sản phẩm thường có các nhóm quan tâm sau đây: - Nhà sản xuất sản phẩm - Người tiêu thụ hay tiêu dùng sản phẩm - Các cơ quan tổ chức hay nghiên cứu khoa học - Các cơ quan của chính phủ Mỗi Ban kỹ thuật thường có từ 9 đến 20 thành viên, trong ban kỹ thuật có 1 uỷ viên thư ký là người của cơ quan Tiêu chuẩn hố. Ban ky thuật của tổ chức ISO tập hợp tất cả các đại diện của tất cả các quốc gia quan tâm đến đề mục tiêu chuẩn, không loại trừ một quốc gia nào, miễn là họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thành viên ban kỹ thuật (đi họp, góp ý kiến, biểu quyết đầy đủ). Tổ chức ISO đã thành lập khoảng 220 ban kỹ thuật, trong đó có gần 200 ban đang còn hoạt động. Mỗi tổ chức Tiêu chuẩn hố quốc gia có chừng vài chục tới vài trăm ban kỹ thuật, tập hợp chừng vài trăm tới vài ngàn cán bộ bên ngồi cơ quan Tiêu chuẩn hố tham gia vào hoạt động xây dựng tiêu chuẩn. 1.3. Nhiệm vụ của ban kỹ thuật Nhiệm vụ chủ yếu của ban kỹ thuật là xây dựng tiêu chuẩn, ngồi ra còn một số nhiệm vụ khác. - Sốt xét (sửa đổi, thay thế) tiêu chuẩn - Đề nghị kế hoạch xây dựng, sốt xét tiêu chuẩn - Góp ý cho các dự thảo tiêu chuẩn của các ban kỹ thuật khác có liên quan. - Tham gia hoạt động của các ban kỹ thuật cấp trên hoặc cấp dưới. 2. Quá trình xây dựng tiêu chuẩn Quá trình xây dựng tiêu chuẩn gồm những bước chủ yếu sau đây (nhưng không chỉ giới hạn trong những bước này): - Đề nghị đề mục tiêu chuẩn - Phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn - Lập dự thảo ban kỹ thuật - Gửi dự thảo ban kỹ thuật lấy ý kiến rộng rãi - Lập dự thảo cuối cùng - Phê duyệt và phát hành tiêu chuẩn. Quá trình xây dựng một tiêu chuẩn từ khi bắt đầu đến kết thúc thường là 5 năm hoặc hơn (với TC ISO), từ 3 đến 5 năm (với TC quốc gia của các nước nói chung) và 1 đến 2 năm đối với TCVN. 2.1. Đề nghị đề mục tiêu chuẩn Mọi tập thể hay cá nhân trong tổ chức tiêu chuẩn có thể đề nghị đề mục xây dựng tiêu chuẩn. Trong tổ chức ISO, mọi quốc gia thành viên ISO có thể đề nghị mục xây dựng tiêu chuẩn ISO, trong công ty, mọi bộ phận (marketing, thiết kế, cung ứng, kiểm sốt chất lượng, bảo hành...) đều có thể đề nghị xây dựng tiêu chuẩn công ty. 2.2. Phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn. Vì không có đủ nguồn lực (nhân lực, tài chính...) để thực hiện mọi đề nghị đề mục tiêu chuẩn, nên tổ chức nào cũng cần quy định thủ tục đề phê duyệt xem những đề mục nào sẽ được thực hiện trong những khoảng thời gian nhất định. Những căn cứ để phê duyệt là tính cấp bách của đề mục, ý nghĩa và mức độ quan tâm của các thành viên trong tổ chức, khả năng thực hiện, các nguồn lực ... 2.3. Soạn thảo dự thảo đề nghị Dự thảo đề nghị là sơ thảo đầu tiên củạ tiêu chuẩn. Dự thảo này có thể do chính người (tổ chức) đề nghị đề mục tiêu chuẩn soạn thảo ra đề trình cho ban kỹ thuật. Nếu đề mục xây dựng được phê duyệt khi chưa có dự thảo đề nghị thì ban kỹ thuật phải chỉ định ra một nhóm làm việc để soạn thảo dự thảo đề nghị này. 2.4. Lập dự thảo ban kỹ thuật Dự thảo đề nghị sau khi được các thành viên ban kỹ thuật xem xét, sửa chữa, nhất trí thông qua thì trở thành dự thảo ban kỹ thuật. 2.5. Gửi dự thảo ban kỹ thuật đi lấy ý kiến rộng rãi Dự thảo ban kỹ thuật sẽ được gửi đi lấy ý kiến rộng rãi. Thông thường sẽ có một thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để mọi người quan tâm có thể nhận được dự thảo ban kỹ thuật nếu họ muốn. Người ta cũng ấn định một khoảng thời gian (dài ngắn tuỳ theo thủ tục cụ thể) để mọi người gửi ý kiến góp ý về ban kỹ thuật. 2.6. Lập dự thảo cuối dùng Các ý kiến đóng góp sẽ được ban kỹ thuật xem xét, khi cần có thể mời người đã góp ý đến để trình bày và cùng thảo luận. Dự thảo tiêu chuẩn đã được sửa chữa sau khi xem xét tới tất cả các ý kiến đóng góp là dự thảo cuối cùng. 2.7. Phê duyệt và phát hành tiêu chuẩn Dự thảo cuối cùng cùng với hồ sơ xây dựng tiêu chuẩn (các dự thảo trước, các ý kiến đóng góp, biên bản các cuộc họp, các tài liệu tham khảo...) được chuyển lên bộ phận có thẩm quyền theo quy định để phê duyệt. 3. Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia Tiêu chuẩn quốc gia có thể được xây dựng từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau: kết quả của các chương trình nghiên cứu tiêu chuẩn của các công ty, các ngành đã được sử dụng trước đó nhưng có một nguồn rất quan trọng đó là công nhận tiêu chuẩn quốc tế. 3.1. Tại sao phải chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia ? - Lý do kinh tế: Tiêu chuẩn quốc tế đã được nghiên cứu, xây dựng và áp dụng ở nhiều nước, đã được kiểm nghiệm trong thực tế nên khi xây dựng TCQT chúng ta có thể tham khảo để tiết kiệm thời gian và kinh phí. - Lý do hồ nhập: Để tạo điều kiện cho việc tiếp thu kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, trao đổi hàng hố... các tổ chức kinh tế, xã hội, khoa học... quốc tế thường yêu cầu các quốc gia thành viên "hồ hợp" tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế, nếu đã có tiêu chuẩn quốc tế, trong lĩnh vực, phạm vi đó. 3.2. Tại sao không dịch "nguyên si" các tiêu chuẩn quốc tế - Bản thân TCQT đôi khi cũng có những sai lỗi nhỏ. - Có thể có các cách diễn đạt khác nhau về đơn vị đo lường hay ký hiệu chữ cái, hình vẽ... cần phải chú giải thêm. - Cần lựa chọn, nếu tiêu chuẩn quốc tế đưa ra quá nhiều phương án, quá nhiều giải pháp. Một số quy định của TCQT không thể sử dụng được trong điều kiện trang thiết bị, nguyên vật liệu của chúng ta vì vậy cần thay đổi các quy định đó cho thích hợp. 3.3. Nguyên tắc khi chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia Các tổ chức quốc tế khuyến khích các quốc gia chấp nhận càng nhiều càng tốt các tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia, đồng thời phải bảo đảm các nguyên tắc sau: Chỉ sửa chữa thay đổi các điều khoản của tiêu chuẩn quốc tế ở nhưng chỗ thật cần thiết, tránh làm xáo trộn các điều khoản chỉ vì lý do hình thức trình bày, điều này gây khó khăn cho việc sử dụng tiêu chuẩn sau này. Cần sử dụng một phương pháp trình bày sao cho phân biệt được ngay những điều nào đã bị thay đổi hay thêm vào. Nếu một tiêu chuẩn quốc gia tương đương với một tiêu chuẩn quốc tế thì nên chỉ rõ số hiệu của tiêu chuẩn quốc tế tương ứng. Áp dụng tiêu chuẩn 1. Khái niệm Trước đây người ta có quan điểm tương đối khắt khe về việc áp dụng tiêu chuẩn. "áp dụng tiêu chuẩn là tiến hành các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp lý... để thực hiện các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn". Một tiêu chuẩn được coi là "được áp dụng" khi nào trên thị trường không còn tồn tại những sản phẩm khác với tiêu chuẩn. ở các nước có nền kinh tế thị trường khái niệm áp dụng tiêu chuẩn được hiểu tương đối rộng rãi linh hoạt hơn. "áp dụng tiêu chuẩn là sử dụng tiêu chuẩn trong công việc hàng ngày: giảng dạy, học tập, sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính..." Có hai cách áp dụng tiêu chuẩn: - áp dụng trực tiếp là sử dụng tiêu chuẩn trong công việc hàng ngày không qua một tiêu chuẩn hay một tài liệu khác. Hầu hết các tiêu chuẩn công ty là áp dụng trực tiếp, một số các tiêu chuẩn quốc gia cũng có thể được áp dụng trực tiếp : đơn vị đo lường, ký hiệu tố
Tài liệu liên quan