Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học, thì việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá sinh viên là vấn đề cần bàn đến. Trong bài viết này tôi muốn đề cập đến vấn đề: “Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học sinh học” để kiểm tra, đánh giá quá trình học tập bộmôn sinh học của sinh viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên các trường CĐSP, đáp ứng yêu cầu đào tạo ngày càng cao của giáo dục – đào tạo Việt Nam hiện nay.
12 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2692 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
130
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
DESIGNING AND USING MULTIPLE-CHOICE QUESTIONS
IN TEACHING BIOLOGY
TS. VŨ ĐÌNH LUẬN
Trường CĐSP Bình Dương
TÓM TẮT
Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học, thì việc đổi mới phương
pháp kiểm tra, đánh giá sinh viên là vấn đề cần bàn đến. Trong bài viết này tôi
muốn đề cập đến vấn đề: “Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
trong dạy học sinh học” để kiểm tra, đánh giá quá trình học tập bộ môn sinh học
của sinh viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên các trường CĐSP, đáp
ứng yêu cầu đào tạo ngày càng cao của giáo dục – đào tạo Việt Nam hiện nay.
ABSTRACT
Along with the innovating of teaching methods, innovation in examining and
assessing methods is a question that needs to be discussed. In this paper, I would
like to mention “Designing and using multiple-choice questions in teaching Biology”
to examine and assess students’ process of learning Biology in order to improve
the quality of training pedagogic college students and to meet the increasingly high
requirements of education and training in Vietnam in the present period.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây, nhiều người cho rằng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm
khách quan ít liên quan với nhau. Song, theo nghiên cứu của chúng tôi, có mối
quan hệ khá rõ nét giữa câu hỏi tự luận (CHTL) và câu hỏi trắc nghiệm khách
quan (CH TNKQ), còn bản thân CH TNKQ cũng có mối quan hệ với nhau. Do
đó, việc xây dựng và sử dụng CH TNKQ trong dạy học, cần nghiên cứu trên cơ
sở mối quan hệ này.
1.1. Mối quan hệ giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi TNKQ
Mối quan hệ giữa CHTL dạng khái quát tổng hợp thực chất là tập hợp của
nhiều CHTL-trả lời ngắn. Câu hỏi tự luận-trả lời ngắn tương đương với câu dẫn
của câu TNKQ nhưng khác phần hỏi, còn câu trả lời đúng là phương án chọn, các
câu nhiễu là câu trả lời chưa chính xác hoặc sai. Do đó, ta có thể viết câu hỏi
TNKQ dạng nhiều lựa chọn bằng cách lấy chính câu hỏi trả lời ngắn đó sửa chữa
thành câu dẫn, các câu trả lời là phương án chọn và câu nhiễu. Như vậy thực chất
của việc phân tích tri thức cũng có liên quan với lôgíc này, từ một tri thức khó
mang tính bao quát có thể là khó với người học, người GV biết chia nhỏ thành
những tri thức nhỏ hơn, thì độ khó đã được giảm đáng kể, cuối cùng là những tri
thức không thể chia được nữa mà có tác giả gọi là đơn vị nhận thức. Như vậy,
chúng tôi vận dụng phương pháp Ơristic ( Heuristic ) trong thực nghiệm vào chia
131
nhỏ câu hỏi. Trong thực nghiệm, người ta chia thực nghiệm thành nhiều bước,
mỗi bước chỉ đưa ra một mục tiêu thực nghiệm làm cho thực nghiệm ban đầu trở
nên ít mục tiêu hơn. Phát hiện thêm các điều kiện bổ sung cho mỗi bước thực
nghiệm làm cho công việc trở nên sáng tỏ ít mò mẫm. Mà “Trắc nghiệm là một
phương pháp bán thực nghiệm” (Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1999, tr.93).
Như vậy: 1 Câu hỏi tự luận = n (câu hỏi trả lời ngắn) = m (câu hỏi TNKQ).
câu hỏi trả lời ngắn câu dẫn 1 CH TNKQ
Câu hỏi tự luận
câu hỏi trả lời ngắn câu dẫn một số CH TNKQ
Ở đây m ≥ n.
Chính từ mối quan hệ này, trong quá trình dạy học, GV biết sử dụng kết
hợp câu hỏi tự luận và câu hỏi TNKQ để tích cực hoá hoạt động nhận thức cho
HS.
1.2. Mối quan hệ của các loại câu hỏi TNKQ
1.2.1. Các dạng câu hỏi TNKQ
TN được gọi là khách quan (objective) vì hệ thống cho điểm là khách quan
chứ không chủ quan (subjective) như bài TNTL. Có thể coi kết quả chấm điểm là
như nhau không phụ thuộc vào người chấm bài trắc nghiệm đó. TNKQ có bốn
hình thức chủ yếu, mỗi hình thức có ưu khuyết điểm của nó.
- Loại đúng - sai (True - false items): Loại này được trình bày dưới dạng
một câu phát biểu và thí sinh phải trả lời bằng cách lựa chọn đúng (Đ) hoặc sai
(S). Loại câu hỏi này rất thông dụng vì nó thích hợp với những kiến thức sự kiện,
có thể KT nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn. Giáo viên có thể soạn một
đề thi trong thời gian ngắn. Nhược điểm cuả loại này là khó xác định điểm yếu
của học sinh do yếu tố đoán mò, xác xuất đúng-sai 50%, có độ tin cậy thấp, đề ra
thường có khuynh hướng trích nguyên văn sách giáo khoa nên khuyến khích thói
quen học thuộc lòng hơn là tìm tòi suy nghĩ...
Ví dụ:
Thụ tinh là:
A. Sự kết hợp hai bộ nhân đơn bội của giao tử đực và giao tử cái thành
hợp tử.
B. Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử tạo thành hợp tử trong quá trình
sinh sản.
Loại trắc nghiệm ghép đôi (Matching items): là những câu hỏi có hai dãy
thông tin, một bên là các câu hỏi, bên kia là câu trả lời. Số câu ghép đôi càng
nhiều thì xác xuất may rủi càng nhỏ, do đó càng tăng phần ghép so với phần
được ghép thì chất lượng trắc nghiệm càng được nâng cao. Loại này thích hợp
với câu hỏi sự kiện, khả năng nhận biết kiến thức hay lập những mối tương quan,
132
song không thích hợp cho việc áp dụng các kiến thức mang tính nguyên lý, quy
luật và mức đo các khả năng trí năng cao. Ví dụ:
Bài 36. Tổng kết về cây có hoa, sinh học 6
- Đọc nội dung của bảng dưới đây về các chức năng chính và các đặc điểm
cấu tạo của các cơ quan ở cây có hoa, hãy chọn những mục tương ứng giữa chức
năng và cấu tạo của mỗi cơ quan rồi ghi vào sơ đồ hình 36.1. (trang 116)
Chức năng chính của mỗi cơ quan Đặc điểm chính về cấu tạo
1. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt a. Có các tế bào biểu bì kéo dài thành
lông hút
2. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất
hữu cơ cho cây.
Trao đổi khí với môi trường bên ngoài
và thoát hơi nước.
b. Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây
3. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt
và tạo quả.
c. Gồm vỏ quả và hạt
4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ
rễ lên lá và chất hữu cơ từ lálên tất cả
các bộ phận khác của cây
d. Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh
dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục
cái
5. Nảy mầm thành cây con, duy trì và
phát triển nòi giống
e. Những tế bào vách mỏng chứa nhiều
lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có
những lỗ khí đóng mở được
6. Hấp thụ nước và muối khoáng cho
cây
g. Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự
trữ
Trả lời: 1c, 2 e ... và điền vào sơ đồ cây. Song lưu ý là đây là cho HS lớp
6, đối với cá HS lớp lớn hơn thì cấu trúc các câu ghép không nên bằng nhau, vì
nếu ghép đúng 5 câu thì câu 6 chắc chắn đúng. Thông thường các câu chọn để
ghép đôi nên nhiều hơn câu “gốc” để ghép từ 2 ý trở lên thì việc chọ khách quan
hơn và HS phải suy nghĩ hơn.
- Loại trắc nghiệm điền khuyết (Completion items): có hai dạng. Chúng
có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn (short answer) hay là những câu phát
biểu với một hay nhiều chỗ để trống, thí sinh phải điền vào bằng một từ hay một
nhóm từ cần thiết. Ưu điểm của nó là làm mất khả năng đoán mò của thí sinh, họ
có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường phát huy óc sáng tạo, giáo viên
dễ soạn câu hỏi thích hợp với các môn tự nhiên, có thể đánh giá mức hiểu biết về
các nguyên lý, giải thích các sự kiện, diễn đạt ý kiến và thái độ của mình đối với
vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của loại trắc nghiệm này là việc chấm
bài mất nhiều thời gian và giáo viên thường không đánh giá cao các câu trả lời
sáng tạo tuy khác đáp án mà vẫn có lí.
Ví dụ: Câu hỏi của bài 11 - Sinh học 6: Hãy chọn từ thích hợp trong các từ: lông
hút, vỏ, mạch gỗ điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:
133
- Nước và muối khoáng hoà tan trong đất, được .... hấp thụ, chuyển qua ... tới ....
- Rễ mang các ... có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất.
Thông thường, người ta cũng dùng nhiều từ điền cho các khoảng trống,
các từ càng nhiều thì khả năng đánh giá của câu hỏi càng cao, mức độ nhận thức
của HS cung được nâng lên, đặc biệt là các từ dùng để điền khuyết có ý nghĩa
gần nhau thì khả năng chọn lựa của HS được nâng cao.
- Loại trắc nghiêm nhiều lựa chọn (Multiple choice question - MCQ): Là dạng
câu hỏi có nhiều phương án thí sinh chỉ việc chọn một trong các phương án đó.
Số phương án càng nhiều thì khả năng “may rủi” càng ít. Hiện nay, thường dùng
4 - 5 phương án. Câu hỏi dạng này có hai phần: Phần gốc (còn gọi là phần dẫn)
và phần lựa chọn. Phần gốc là câu hỏi hay câu bỏ lửng (chưa hoàn tất) phải đặt ra
một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho thí sinh hiểu rõ câu trắc
nghiệm để chọn câu trả lời thích hợp. Phần lựa chọn gồm nhiều cách giải đáp
trong đó có một phương án là đúng hay đúng nhất, những phương án còn lại là
“mồi nhử”. Điều quan trọng là làm sao cho những “mồi nhử” hấp dẫn như nhau
đối với những thí sinh chưa nắm rõ vấn đề. Ví dụ: Hoạt động của mô phân sinh
ngọn làm cho cây:
a. tăng trưởng theo chiều ngang. b. cơ quan sinh dưỡng dài và to ra.
c. phát sinh gỗ và li be sơ cấp d. phát sinh gỗ và li be thứ cấp
e. tăng trưởng theo chiều cao.
Theo chúng tôi, trong một bài trắc nghiệm cần lưu ý sắp xếp mỗi phương án
đúng trong các câu MCQ 5 phương án của bài trắc nghiệm nên xấp xỉ bằng 20%,
trường hợp thí sinh chỉ chọn một phương án cố định thì khi tính điểm hiệu chỉnh
sẽ có điểm 0, theo công thức 1.1.
Đây là dạng TNKQ được ưa chuộng nhất. Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn
(CHNLC) được chủ dụng chủ yếu trong dạy học và có khả năng chuyển thành
các dạng khác khá dễ dàng.
1.2.2. Mối quan hệ của các dạng câu hỏi TNKQ
Trong các câu hỏi TNKQ, câu hỏi nhiều lựa chọn (CHNLC) lại bao hàm
các dạng câu hỏi khác. Ví dụ câu đúng-sai là câu NLC có 2 phương án; câu hỏi
ghép đôi là biến dạng của CHNLC-hai dãy thông tin đó thực chất nếu chọn đúng,
thì cũng là câu có phương án chọn, ở đây chúng ta có nhiều câu dẫn chứ không
phải như một câu dẫn ở câu NLC mà thôi; còn câu điền khuyết thực chất là một
câu trả lời đúng, người ta “che” những từ, thuật ngữ quan trọng mà người trả lời
phải tìm.
Trong dạy học nhất là ở bậc phổ thông cần chú ý TN tự luận câu hỏi trả
lời ngắn (short answer questions) và trắc nghiệm bằng hình vẽ (pictorial test).
§iÓm sè = Sè c©u tr¶
lêi ®óng
Sè c©u tr¶
lêi sai
Sè ph-¬ng ¸n
1
( C«ng thøc
1 1)
134
Khi sử dụng trắc nghiệm hình vẽ ta cũng có thể sử dụng các dạng: đúng sai, điền
khuyết, ghép đôi và nhiều lựa chọn. Trong các loại các loại câu hỏi TNKQ,
CHNLC là dạng câu hỏi có thể hỏi được những mức độ nhận thức cao trong
thang B. Bloom (1956): biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Chúng tôi đề nghị thành 3 mức: Tái hiện, hiểu vận dụng và sáng tạo.
2. XÂY DỰNG CÂU HỎI TNKQ
Để xây dựng câu hỏi TNKQ có hiệu quả cho một chương, bài hay một
giáo trình, các tác giả trong và ngoài nước có nhiều quy trình khác nhau. Chúng
tôi cũng nghiên cứu đưa ra quy trình xây dựng cho một giáo trình, ngoài ra cũng
đề xuất quy trình xây dựng CH TNKQ cho các loại kiến thức khái niệm, quy luật,
định luật, phương pháp khoa học và kiến thức ứng dụng thực tiễn. Trong bài viết
này, chúng tôi không trình bày lý thuyết mà chỉ đưa ra cách xây dựng thực dụng
nhất, để bạn đọc tham khảo.
2.1. Xây dựng bảng trọng số cho bộ câu hỏi
Thông thường, theo nghiên cứu của các tác giả khác và thực tiễn nghiên
cứu của mình, mỗi giờ lý thuyết ở bậc đại học và cao đẳng nên xây dựng 10-15
câu hỏi TNKQ, còn ở bậc phổ thông thì số lượng ít hơn, bậc THCS 5-6 câu, bậc
THPT 5-8 câu. Kinh nghiệm cho thấy, không phải xây dựng nhiều CHTN cho
một giờ lý thuyết (hoặc quy đổi thành giờ lý thuyết) là tốt, mà chỉ xây dựng vừa
phải, các câu hỏi đòi hỏi tư duy và rèn luyện tư duy cho học sinh luôn được đánh
giá cao.
Tuỳ vào vị trí của chương, bài, dung lượng nội dung tri thức mà chúng ta
xây dựng bảng trọng số cho một giáo trình. Ví dụ chúng tôi xây dựng bảng trọng
số cho giáo trình Di truyền học chương trình CĐSP:
Bảng trọng số chung cho chương trình DTH CĐSP
Chương Nội dung của chương Thời gian
Câu hỏi
dự kiến
Câu hỏi xây
dựng
I Vật chất di truyền 5LT+3BT 100-130 129
II Phân loại biến dị và đột biến 2 30 - 40 50
III Đột biến gen 2 30 - 40 43
IV Đột biến nhiễm sắc thể 4 40 - 50 44
V Tổ hợp vật liệu di truyền 8 70 - 80 77
VI Gen và mã di truyền 5 45 - 55 50
VII Điều hoà hoạt động của gen 3 10 -20 12
VIII Vật chất di truyền trong phát triển cá thể 2 20 - 30 28
IX Di truyền nhiễm sắc thể 8+3 150-180 180
X Di truyền ngoài nhiễm sắc thể 2 20 - 30 25
XI Di truyền học số lượng 2 20 - 30 27
XII Di truyền học quần thể 3 30 - 40 38
XIII Di truyền học và tiến hoá 5 80 - 90 89
XIV Di truyền học và chọn giống 4 40 - 50 45
135
XV Di truyền học và tương lai loài người 3 40 - 50 45
Tổng 725-915 882
Bảng trọng số, cho phép ta không đi lệch trọng tâm của chương trình. Từ
bảng trọng số này, dựa vào nội dung của chương, mục chúng ta xây dựng một
bảng trọng số chi tiết; nghĩa là mỗi mục, mỗi vấn đề cần có bao nhiêu câu hỏi.
2.2. Xây dựng câu hỏi
Từ bảng trọng số chi tiết và nội dung của chương mục, chúng ta đặt các
câu hỏi tự luận. Các câu hỏi tự luận đặt càng nhiều càng tốt, từ các câu hỏi tự
luận đó chia ra các câu trả lời ngắn mỗi câu trả lời ngắn chỉ nên hỏi một vấn đề.
Sau đó là khâu chọn lựa các câu hỏi để có tỉ lệ thích đáng giữa các mức độ nhận
thức phù hợp với đối tượng dạy học (chủ thể của quá trình nhận thức = người
học) và thoả mãn với bảng trọng số; đây là khâu quan trọng htể hiện năng lực của
GV. Khi đã có hệ thống câu hỏi tự luận trả lời ngắn ưng ý, chúng ta tiến hành xây
dựng các loại CH TNKQ tuỳ mục đích sử dụng.
Tuy đã có quy trình cho xây dựng CH TNKQ cho các loại kiến thức DTH,
song để các bạn đọc ở bộ môn khác nhau dễ ứng dụng, chúng tôi đưa ra một ví
dụ chung mang tính thực dụng.
Ví dụ: Phương pháp dạy học là gì? Chúng ta có thể có các câu trả lời sau
đây:
a. là con đường, cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm đạt các mục tiêu
dạy học
b. là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò trong QTDH, mà thầy là
chủ đạo.
c. là dưới sự chỉ đạo của thầy, trò tự giác, tích cực, tự lực học tập đạt tới
mục đích dạy học
d. là con đường, cách thức GV hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động
học tập tích cực, chủ động của HS nhằm đạt các mục tiêu dạy học.
Đây là CH NLC 4 phương án, phải nắm thật chắc và tinh tế, người trả lời
mới có thể chọn được phương án đúng nhất, đúng theo quan điểm hiện nay. Nếu
chọn 2 phương án b và d ta đã có câu trả lời đúng sai. Tương tự khi ghép nối với
câu trả lời đúng nhất: Phương pháp dạy học là con đường, cách thức GV hướng
dẫn, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động học tập tích cực, chủ động của HS nhằm đạt
các mục tiêu dạy học. Bỏ đi một số thuật ngữ, từ quan trọng ta có câu TNKQ
dạng điền khuyết: Phương pháp dạy học là ... , ... GV hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo
các hoạt động ... ..., ... của HS nhằm đạt các mục tiêu dạy học.
Khi xây dựng dạng CH NLC, GV có thể dùng phương pháp hộp thư bưu
điện (post box): bằng cách ra một câu hỏi quy định câu trả lời của HS có độ dài
nhất định, từ đó có thể chọn để xây dựng các phương án. Các bài tập cũng có thể
làm như vậy: với các đáp số khác nhau, tức là có các phương án chọn khác nhau.
Khi đó điều có lợi xảy ra là: những cái sai mà GV không nghĩ tới, người học
136
cung cấp cho họ để họ sử dụng, và có ngay thông tin ngược khi xây dựng câu
hỏi.
Tất cả các câu hỏi cần được kiểm định các chỉ tiêu định lượng như độ
khó, độ phân biệt trước khi sử dụng.
3. SỬ DỤNG CÂU HỎI TNKQ
Trước đây, trong dạy học, người ta thường dùng loại câu hỏi TNTL hay còn
gọi là câu hỏi mở. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng câu hỏi TNKQ
(hay còn gọi là câu hỏi đóng) dạng TNKQ trong mọi khâu của quá trình dạy học:
hình thành tri thức mới, hoàn thiện tri thức (củng cố, ôn tập), và kiểm tra đánh
giá (KTĐG). Nếu sử dụng hợp lý, thì câu hỏi dạng TNKQ có khả năng tiết kiệm
thời gian trong dạy học, và còn có khả năng rèn cho ngươì học khả năng suy nghĩ
nhiều hướng, rèn luyện khả năng diễn đạt mà nhiều người khi sử dụng TNKQ
cho rằng nó không có khả năng này, song phải được sử dụng hợp lý mà không
lạm dụng.
3.1. Sử dụng CH NLC cho tự học
Câu hỏi tự luận, HS có thể trả lời tự do theo ý mình (câu hỏi mở: open
ended questions ) song nếu trong điều kiện tự học một mình thì mỗi người học
thường chỉ có một vài phương án trả lời do suy nghĩ chủ quan, người viết câu hỏi
TNKQ dạng TNKQ nếu viết được nhiều lựa chọn hay (tuy chỉ là câu hỏi kín:
closed questions), thì có khả năng gợi mở cho người tự học nhiều hướng trả lời
khác ngoài suy nghĩ riêng của mình do đó khả năng hiểu vấn đề trở nên thấu đáo
hơn. Người học, có thể tự đặt câu hỏi cho tự mình là một biến thể khác của các
câu hỏi tự luận của GV về chủ đề đang học. Chính vì lẽ đó việc kết hợp câu hỏi
tự luận với câu hỏi trắc nghiệm có lợi thế trong tự học có hướng dẫn hay không
có hướng dẫn.
3.2. Sử dụng trong dạy học bài mới
Dạy học hiện nay ở các trường CĐSP nước ta, bài mới chủ yếu được dạy
bằng phương pháp thuyết trình, giải thích, minh hoạ. Những năm gần đây
phương pháp dạy học tích cực bắt đầu được triển khai, song cũng còn nhiều bất
cập. Chúng tôi áp dụng phương pháp làm việc với giáo trình, kết hợp với sử dụng
câu hỏi tự luận và CH NLC trong dạy học nội dung mới, theo quy trình ở bảng
3.1.
Bảng 3.1. Quy trình sử dụng MCQ trong nghiên cứu tài liệu mới
Bước Nội dung GV SV
1 Hướng dẫn SV đọc GT, giao
CH tự luận cho SV, hướng
dẫn SV chia thành các câu hỏi
nhỏ.
Giao nhiệm vụ học
tập, nghiên cứu
Tự hoàn thành
nhiệm vụ độc
lập.
2 Thống nhất hệ thống CH nhỏ,
SV sử dụng CH NLC trả lời
CH tự luận nhỏ
Chủ đạo trong
thống nhất
câu hỏi
Chủ động sử
dụng câu chọn,
tìm câu đúng.
137
3 SV thảo luận, chính xác hoá
câu trả lời, lý giải các phương
án đúng,sai.
Chuẩn hoá
câu trả lời đúng.
So sánh lý giải
phương án trả lời.
4 Vận dụng tri thức mới Gợi ý, ra câu hỏi,
bài tập ứng dụng
hoặc vận dụng thực
tiễn.
Biết sử dụng
kiến thức thu
được.
3.2.1. Bước 1. Hướng dẫn SV đọc GT, giao CH tự luận cho SV, hướng
dẫn SV chia thành các câu hỏi nhỏ
GV giới thiệu mục tiêu, yêu cầu, vị trí của giáo trình trong hệ thống
chương trình đào tạo và gợi ý các chương, mục, các đoạn cần đọc, định hướng
những vấn đề khó, giao câu hỏi tự luận cho SV. Câu hỏi được đặt theo logic nội
dung của chương, bài. Hướng dẫn sinh viên đặt thành nhiều câu hỏi nhỏ, mỗi câu
hỏi đó chỉ đề cập đến khía cạnh nhỏ của câu hỏi chính. Các câu hỏi nhỏ tương tự
như để gỡ dần các “thớ gỗ”, “các mối rối” của cả một cuộn chỉ. Từ các câu hỏi
đó, sinh viên tự nghiên cứu giáo trình dễ hơn. Với hầu hết các câu hỏi nhỏ, sinh
viên có thể huy động kiến thức đã có và kiến thức trong giáo trình để trả lời, song
GV chỉ yêu cầu họ biết tự đặt các câu hỏi là mục đích chính. GV yêu cầu sinh
viên phải tự biết đặt các câu hỏi nhỏ từ câu hỏi chính, nghĩa là biết tự đặt cho
mình bài toán nhận thức. Khi đặt câu hỏi SV đã có hiểu biết về vấn đề nêu ra,
bởi vì trong thực tế biết đặt câu hỏi là biết cách trả lời câu hỏi. Giai đoạn này SV
tự lực làm việc cá nhân ở nhà. Kết quả chủ yếu của khâu này là mỗi SV có một
hệ thống câu hỏi mà câu trả lời là sự tiệm cận dần đến lời giải cho các câu hỏi
có vấn đề ( câu hỏi tự luận) đã giao của GV.
3.2.2. Bước 2. Thống nhất hệ thống CH nhỏ, SV sử dụng MCQ để trả
lời CH tự luận nhỏ
GV thống nhất các câu hỏi nhỏ này, bỏ bớt những câu hỏi quá vụn vặt
hoặc quá lớn, sao cho các câu hỏi nhỏ bám sát nội dung chương trình và vì vậy
câu hỏi có nội dung song song với các CH NLC. ( Thực chất khi xây dựng các
CH NLC GV cũng xây dựng từ các câu hỏi nhỏ này). GV phát CH NLC cho SV.
SV trả lời câu hỏi bằng các câu chọn của CH NLC, SV cũng có thể có câu trả lời
ngoài các phương án chọn, song phải lý giải và bảo vệ ý kiến của mình. Như vậy,
trong lúc dạy SV, chính GV cũng học SV về cách lý giải, cách suy đoán, cách tư
duy... mà GV không chuẩn bị trong các phương án hay giáo án của mình. Những
vấn đề mà phần lớn SV trả lời chọn phương án giống nhau, thì không cần thảo
luận nhóm hoặc cả l