Đề tài Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ - Thực trạng và giải pháp

Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế là một hoạt động quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trò quyết định đến lợi thế của một quốc gia trên thị trường khu vực và thế giới. Vì vậy, việc đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng là m ục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của mỗi quốc gia, nhất là với những nước đang phát triển như Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: "Nhà nước khuyến khích xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực có lợi thế so sánh." và "Nhà nước có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ." [17, tr. 199]. Thủy sản là mặt hàng chủ lực có lợi thế của Việt Nam, trong hơn thập kỷ qua đã thu được nhiều thành công rực rỡ. Từ mức 550,5 triệu USD xuất khẩu vào năm 1995 thì đến năm 2004 đã đạt 2,4 tỷ USD. Mỗi năm bình quân tăng trên 130 triệu USD, với tỷ lệ bình quân là 14,5% mỗi năm. Hiện nay thị trường xuất khẩu thủy sản (XKTS) đã được mở rộng trên 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàng thủy sản Việt Nam đã có chỗ đứng khá vững chắc trên những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản. và chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của cả nước. Thủy sản đang thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ bắt đầu phát triển từ sau khi Mỹ bỏ chính sách cấm vận đối với nước ta (1994). Đặc biệt từ khi Hiệp định Thương mại Việt Nam -Mỹ (BTA) được ký kết và có hiệu lực vào ngày 10/12/2001, là một bước đột phá và cơ hội lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, cũng như những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh và mở rộng quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ không chỉ là vấn đề cấp thiết về lâu dài mà còn là vấn đề cấp bách trước mắt có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Các doanh nghiệp XKTS Việt Nam đã xác định thị trường Mỹ là một thị trường rất quan trọng, có khả năng tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm thủy sản có chất lượng và giá trị cao. Đây là một thị trường lớn và đầy tiềm năng triển vọng, nhưng còn rất mới đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam tiếp tục phát triển vững mạnh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả chọn đề tài: " Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: Thực trạng và giải pháp " làm luận văn thạc sĩ của mình.

pdf118 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2579 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: Thực trạng và giải pháp Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế là một hoạt động quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trò quyết định đến lợi thế của một quốc gia trên thị trường khu vực và thế giới. Vì vậy, việc đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của mỗi quốc gia, nhất là với những nước đang phát triển như Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: "Nhà nước khuyến khích xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực có lợi thế so sánh..." và "Nhà nước có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ..." [17, tr. 199]. Thủy sản là mặt hàng chủ lực có lợi thế của Việt Nam, trong hơn thập kỷ qua đã thu được nhiều thành công rực rỡ. Từ mức 550,5 triệu USD xuất khẩu vào năm 1995 thì đến năm 2004 đã đạt 2,4 tỷ USD. Mỗi năm bình quân tăng trên 130 triệu USD, với tỷ lệ bình quân là 14,5% mỗi năm. Hiện nay thị trường xuất khẩu thủy sản (XKTS) đã được mở rộng trên 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàng thủy sản Việt Nam đã có chỗ đứng khá vững chắc trên những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản... và chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của cả nước. Thủy sản đang thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ bắt đầu phát triển từ sau khi Mỹ bỏ chính sách cấm vận đối với nước ta (1994). Đặc biệt từ khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Mỹ (BTA) được ký kết và có hiệu lực vào ngày 10/12/2001, là một bước đột phá và cơ hội lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, cũng như những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh và mở rộng quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ không chỉ là vấn đề cấp thiết về lâu dài mà còn là vấn đề cấp bách trước mắt có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Các doanh nghiệp XKTS Việt Nam đã xác định thị trường Mỹ là một thị trường rất quan trọng, có khả năng tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm thủy sản có chất lượng và giá trị cao. Đây là một thị trường lớn và đầy tiềm năng triển vọng, nhưng còn rất mới đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam tiếp tục phát triển vững mạnh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả chọn đề tài: " Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: Thực trạng và giải pháp " làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết xung quanh vấn đề này. Cụ thể như: - GS.TS Chu Văn Cấp: Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. - GS.TS Võ Thanh Thu: Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001. - TS. Bùi Ngọc Sơn: Một số biện pháp để thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 4, 2003. - GS.TS Hoàng Đức Thân: Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. - Đề tài: Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Mã số: 97-78-060 của Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại. - Nguyễn Văn Hoàn: Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ những điều cần biết, Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam, số 2/2003. - Dự án STAR Việt Nam và Viện Quản lý Kinh tế Trung ương: Đánh giá tác động kinh tế của hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Các công trình trên tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ dưới góc độ kinh tế chính trị. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích của đề tài Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. Từ đó thấy được những thành công và hạn chế, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ thời gian tới có hiệu quả. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài - Làm rõ đặc điểm thị trường Mỹ và những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ. - Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. Là đề tài thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị, do đó luận văn chú ý tới các vấn đề chung có tính chất định hướng ở tầm vĩ mô. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ thời điểm từ 1994 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện thực tế, cùng với phương pháp hệ thống, điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để làm sáng tỏ vấn đề. Đồng thời, đề tài cũng kế thừa và sử dụng có chọn lọc những thông tin trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả trước. 6. Những đóng góp của luận văn Trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủy sản. Đề xuất được những giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn về hoạt động xuất khẩu thủy sản 1.1. vai trò và nội dung của Hoạt Động Xuất Khẩu Thủy Sản 1.1.1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu thủy sản 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu thủy sản * Khái niệm xuất khẩu thủy sản ở mỗi góc độ tiếp cận khác nhau, người ta lại có định nghĩa khác nhau về xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất như sau: Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là mua bán trao đổi hàng hóa. Khi sản xuất hàng hóa phát triển và trao đổi giữa các quốc gia mở rộng đã mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia thì hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của một quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Thủy sản là một ngành sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa hẹp, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Các sản phẩm hàng hóa đa dạng do ngành thủy sản sản xuất ra bao gồm như: cá các loại, tôm các loại, nhuyễn thể các loại và các thủy hải sản đặc biệt khác [19, tr. 198]. Ngành thủy sản gồm hai bộ phận sản xuất chủ yếu là: ngành nuôi trồng và ngành công nghiệp thủy sản. Ngoài ra, để phục vụ cho sản xuất kinh doanh còn có các hoạt động sản xuất phụ trợ và phục vụ khác. Cơ cấu ngành thủy sản có thể được minh họa như sau: Hình 1.1: Mô hình cơ cấu ngành thủy sản Từ cách tiếp cận trên, chúng ta có thể hiểu: Xuất khẩu thủy sản là việc bán những sản phẩm thủy sản trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước. Xuất khẩu thủy sản là một ngành sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ khai thác và nuôi trồng thủy sản trong nước. * Bản chất của xuất khẩu thủy sản Thực chất của xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ là sự trao đổi lao động kết tinh giữa các quốc gia thông qua trao đổi hàng hóa. Trong đó, những nước đang phát triển xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của mình sang thị trường các nước phát triển nhằm phát huy tối ưu lợi thế tuyệt đối và tương đối của quốc gia mình trong trao đổi và buôn bán quốc tế. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ cũng vậy. Hàng thủy sản của Việt Nam Ngành thủy sản Ngành nuôi trồng thủy sản Ngành công nghiệp thủy sản - Nuôi thủy sản nước ngọt - Nuôi thủy sản nước lợ - Nuôi trồng hải sản - Sản xuất giống Các ngành phụ trợ và phục vụ - Đóng sửa tàu thuyền - Sản xuất dụng cụ đánh bắt - Dịch vụ vận chuyển, cảng, kho lạnh - Sản xuất nước đá, thức ăn cho nuôi trồng Ngành khai thác - Đánh bắt hải sản - Khai thác các sản phẩm nuôi trồng Ngành chế biến - Đông lạnh - Đồ hộp - Hàng khô, xông khói, Nội địa Xuất khẩu vào thị trường Mỹ được kết tinh bởi lao động hao phí của những ngư dân và lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu của Việt Nam. Do đó, trong trao đổi ngang giá, cả Việt Nam và Mỹ đều thu được lợi. Việt Nam đã nhận được ngoại tệ mạnh để có thể mua máy móc, thiết bị và kỹ thuật hiện đại nhằm thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH, phát triển đất nước. Người tiêu dùng Mỹ được mua hàng thủy sản giá rẻ, chất lượng cao. Chính vì vậy mà D. Ricardo cho rằng, xuất khẩu đem lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia và làm tăng sản xuất, tiêu dùng quốc tế. * Các hình thức xuất khẩu thủy sản Có nhiều hình thức xuất khẩu thủy sản, nhưng có hai hình thức xuất khẩu chủ yếu là: Xuất khẩu trực tiếp: Là việc các nhà sản xuất kinh doanh bán hàng thủy sản trực tiếp cho người mua hàng không thông qua trung gian. Xuất khẩu gián tiếp: Là xuất khẩu hàng thủy sản thông qua trung gian thương mại. Ngoài ra còn có các hình thức XKTS khác: - Hoạt động tái xuất khẩu: Là hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản đã nhập về trong nước thông qua chế biến (sơ chế và tái chế). - Xuất khẩu hàng đổi hàng: Là một phương thức xuất khẩu mà trong đó người XKTS đồng thời là người nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Trong quá trình buôn bán, ký hợp đồng, thanh quyết toán vẫn phải dùng tiền làm vật ngang giá chung. - Xuất khẩu tại chỗ: Là hoạt động cung cấp hàng thủy sản cho đối tượng là người nước ngoài đang ở nước sở tại như các đoàn ngoại giao, khách du lịch quốc tế… Trong trường hợp này hàng thủy sản có thể chưa vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt được hiệu quả cao do giảm được chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh. * Đặc điểm của xuất khẩu thủy sản Thứ nhất, thủy sản là loại hàng hóa mang nặng tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết ngư trường nên XKTS cũng mang tính thời vụ. Đối tượng của XKTS là cá và sinh vật sống dưới nước. Vì vậy để đảm bảo cho nguồn nguyên liệu cung cấp đều đặn, liên tục cho XKTS đòi hỏi phải tăng khai thác hải sản song song với việc bảo vệ nguồn lợi, tiến hành nuôi trồng và phát triển các giống loài để phục vụ cho việc xuất khẩu lâu dài. Công việc này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ công nghệ và nỗ lực của con người. Cũng do đối tượng là các sinh vật sống dưới nước, trữ lượng khó xác định một cách chính xác, đồng thời các sinh vật có thể di chuyển tự do; bên cạnh đó là các điều kiện khí hậu, thời tiết, dòng chảy, địa hình, thủy văn... tạo nên tính mùa vụ phức tạp cả về không gian và thời gian nên việc XKTS cũng mang tính thời vụ. Ngày nay, nhờ phát triển nuôi trồng thủy sản nên các doanh nghiệp trong ngành thủy sản đã hạn chế được tính mùa vụ từ nguyên liệu khai thác. Bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản lại có tính chất mau hư hỏng và ươn thối, sản phẩm thủy sản khi đưa ra thị trường đã phải trải qua quá trình từ tươi sống, đông lạnh, rã đông và đem bán như thủy sản tươi tại quầy. Việc cấp đông đặc biệt quan trọng để ngăn ngừa sự ươn hỏng vì tốc độ ươn hỏng ở thủy sản cao hơn hai lần so với các loại Protein khác như thịt gà, thịt bò hay thịt lợn. Chính điều này làm cho giá trị thủy sản giảm rất nhanh, thậm chí trong vài giờ nếu nhiệt độ tăng lên trên 0oC. Để khắc phục điều này đòi hỏi các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu (TSXK) phải có hệ thống kho lạnh trữ lạnh nguyên liệu lâu dài đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu của thị trường nước ngoài. Thứ hai, XKTS là ngành đòi hỏi có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao. XKTS bao gồm nhiều hoạt động sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo một chuỗi mắt xích từ khâu: khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Khi trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, các hoạt động sản xuất cụ thể nói trên chưa có sự tách biệt rõ ràng, thậm chí còn lồng ghép vào nhau. Với điều kiện như vậy, khối lượng sản phẩm sản xuất ra còn ít, chất lượng thấp và chủ yếu đáp ứng nhu cầu thị trường nhỏ hẹp. Ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội làm cho các hoạt động trên được chuyên môn hóa ngày càng cao và có tính độc lập tương đối. Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm TSXK, tính liên kết vốn có của các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản lại đòi hỏi phải gắn bó các ngành chuyên môn hóa hẹp nói trên trong một tổng thể thống nhất, ở trình độ cao hơn mang tính liên ngành. Như vậy, để tạo ra một sản phẩm TSXK có chất lượng cao đòi hỏi phải có tính liên ngành, tính hỗn hợp cao của các hoạt động sản xuất vật chất tương đối khác gồm nuôi trồng, khai thác, chế biến TSXK là đặc điểm của ngành XKTS. Ngoài những đặc điểm chung như trình bày trên, XKTS Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: Một là, thủy vực và nguồn lợi thủy sản Việt Nam đa dạng và khá phong phú. Nếu không kể tiềm năng mặt nước và nguồn lợi thủy sản nội địa, ta còn có tiềm năng về biển cho phát triển thủy sản. Biển Đông của Việt Nam có diện tích 3.447 ngàn km2, độ sâu trung bình 1.140 m và bờ biển dài trên 3.260 km, khá dồi dào về nguồn lợi sinh vật biển...[19, tr. 21]. Với tiềm năng mặt nước lớn và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy lợi thế của mình trong việc XKTS, nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường nước ngoài và đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao. Hai là, XKTS Việt Nam đang ở trình độ thấp, có mặt còn lạc hậu, đang trong quá trình đổi mới để phát triển và hội nhập quốc tế. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản vẫn thiếu ổn định do còn nhiều hạn chế về giống và thủy lợi, chưa thực hiện tốt chương trình quản lý chất lượng theo hệ thống phân tích mối nguy hiểm và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và quản lý dư lượng một số chất độc hại (kiểm soát dư lượng và tiêu chuẩn vùng nuôi), đến ngày 5/01/2004, Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (NAFIGAVED) mới chính thức được ra mắt và đi vào hoạt động. Về khai thác nguồn lợi thủy sản biển đến nay vẫn chậm đổi mới công nghệ, công cụ và phương thức khai thác lạc hậu so với một số nước trong khu vực; chưa có sự gắn kết chặt chẽ khai thác với bảo quản chế biến. Trình độ chế biến xuất khẩu còn lạc hậu chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế nên năng lực cạnh tranh của hàng TSXK Việt Nam rất yếu. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. XKTS Việt Nam đang có nhiều thách thức nhưng cũng đang có nhiều cơ hội, điều đó đòi hỏi chúng ta phải có nhiều nỗ lực, có phương pháp và bước đi thích hợp vượt qua những khó khăn, thách thức để hội nhập và phát triển. 1.1.1.2. Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với phát triển kinh tế - xã hội Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế nước ta. Những năm gần đây, thủy sản luôn là mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí cao trong số các mặt hàng xuất khẩu, sau dầu thô và dệt may. Có thể nói, ngành thủy sản với xuất khẩu là động lực chủ yếu đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và phát triển các lĩnh vực khác trong ngành thủy sản như khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần. Có thể cụ thể hóa một số vai trò của XKTS như sau: Một là, XKTS tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ CNH, HĐH đất nước. Để tiến hành quá trình CNH, HĐH cần phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Các nguồn vốn để nhập khẩu có thể hình thành từ các nguồn như: Đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, hoạt động thu từ hoạt động du lịch... Trong đó nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu là xuất khẩu. Đối với những nước có tiềm năng về thủy vực và nguồn lợi thủy sản thì việc phát triển ngành thủy sản sẽ tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị và tăng thu ngoại tệ cho đất nước thực hiện quá trình CNH, HĐH. Trong những năm gần đây, XKTS đã đóng góp không nhỏ trong tổng sản phẩm quốc nội. Vai trò đó thể hiện rất cụ thể ở giá trị xuất khẩu của ngành ngày càng tăng (xem phụ lục 1). Hai là, XKTS góp phần phát huy lợi thế so sánh của đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế thủy sản phát triển. Nước ta có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi, thuận lợi cho quá trình khai thác, nuôi trồng thủy sản. Tiềm năng, nguồn lợi tài nguyên sinh vật biển và vùng nước nội địa Việt Nam rất phong phú, có nhiều loài có giá trị kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, lực lượng lao động Việt Nam dồi dào, cần cù và thông minh, khéo léo. XKTS đã phát huy được lợi thế so sánh đó, tăng thu nhập ngoại tệ, góp phần giảm bớt sự thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế và đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước. Trong hơn hai thập kỷ qua, XKTS đã đóng vai trò "đòn bẩy" mở đường thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành kinh tế thủy sản từ khâu khai thác, nuôi trồng, chế biến cho đến dịch vụ hậu cần nghề cá. Có thể nói rằng, XKTS không phát triển thì các lĩnh vực khác trong ngành thủy sản không thể phát triển. Chính sự lớn mạnh của XKTS đã tạo đầu ra sự phát triển không ngừng của công nghiệp khai thác và nuôi trồng thủy sản (xem phụ lục 2). XKTS đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong khai thác và nuôi trồng thủy sản theo hướng có giá trị xuất khẩu cao đáp ứng nhu cầu của thị trường nhập khẩu đòi hỏi. Chính vì vậy, trong những năm qua ngành khai thác đã chú ý phát triển những mặt hàng thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, mực... còn trong nuôi trồng có: tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, cá tra, cá ba sa, cá song, cá giò, nhuyễn thể… Thực hiện các Quyết định 393/TTg, Quyết định 159/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc đầu tư đóng tàu khai thác xa bờ đã được phát triển mạnh mẽ, tỷ trọng sản phẩm chế biến xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu khai thác xa bờ tăng lên hàng năm. Góp phần chuyển dịch được một bộ phận ngư dân từ làm ăn cá thể sang làm ăn có tổ chức như các tập đoàn sản xuất, tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã. Năm 2003 đã thành lập mới được 527 hợp tác xã, tổ khai thác hải sản xa bờ với hơn 19.000 lao động trực tiếp trên biển. Ba là, XKTS đóng góp vào việc đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. XKTS đã thúc đẩy phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất của toàn ngành thủy sản theo hướng CNH, HĐH đặc biệt là khu vực chế biến thủy sản. Ngành công nghiệp chế biến thủy sản đã đi đầu trong số các ngành kinh tế trong công cuộc đổi mới và hội nhập khu vực và quốc tế với một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối cao. Sự ra đời hàng loạt nhà máy chế biến thế hệ mới bên cạnh các nhà máy được nâng cấp với quy mô lớn, công nghệ hiện đại đã góp phần đưa công nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam lên thứ hạng cao trên thế giới. Bên cạnh đó đã có hoạt động nghiên cứu, chế tạo các thiết bị và đã thành công ở các cơ sở Searefico, Năm Dũng, Hà Yên... như: thiết bị cấp đông IQF, gia nhiệt, mạ băng, thiết bị đóng gói... đã đẩy nhan
Tài liệu liên quan