Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, là mục tiêu và động lực phát triển xã
hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân" [45,
tr.279] và "thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn" [46,
tr.249]. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH, để thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng ta khẳng
định: "Toàn bộ tổ chức và động lực của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là
nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc
về nhân dân" [23, tr.131].
Trong sự nghiệp cách mạng XHCN, Đảng ta không ngừng mở rộng dân chủ,
đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Những thành quả của cách mạng đem
lại đã thực sự làm thay da đổi thịt đời sống xã hội ở hầu khắp các địa phương, địa bàn
cả nước. Đặc biệt 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bộ mặt nông thôn, đời sống
của người dân đã có những thay đổi rõ rệt, quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân lao
động ngày một được quan tâm, việc phát huy dân chủ đã được thể chế hóa bằng pháp
luật.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kinh tế - xã hội rất đáng trân trọng, cơ
chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý vẫn chưa được thực hiện một
cách nghiêm túc, kém hiệu quả, phương châm "sống và làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật" vẫn chưa đi vào cuộc sống, đời sống pháp luật thấp, ý thức pháp luật và
dân chủ của nhân dân, đặc biệt của người nông dân còn hết sức thấp kém so với yêu
cầu, mục tiêu đề ra; như Đảng ta chỉ rõ: "Quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn
trọng và phát huy đầy đủ trong đời sống xã hội. Không ít hiện tượng mất dân chủ, dân
chủ hình thức, có nơi rất nghiêm trọng. Bệnh quan liêu, tư tưởng phong kiến, gia trưởng
còn nặng. Đồng thời, cũng xuất hiện khuynh hướng dân chủ cực đoan, dân chủ không đi
liền với thực hiện kỷ luật và pháp luật, cơ chế và pháp luật bảo đảm thực hiện dân chủ
chưa được cụ thể hóa đầy đủ" [15, tr.41-42].
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân sâu xa từ đời
sống kinh tế xã hội, từ thói quen lối sống, tập tục sản xuất nông nghiệp lạc hậu, mặt
bằng dân trí còn thấp, đặc biệt sự thiếu hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp
hành luật pháp rất thấp, cơ chế chế tài luật pháp chồng chéo, thiếu đồng bộ chưa thực
sự đi vào cuộc sống, chưa trở thành nhu cầu thiết yếu trong điều chỉnh quan hệ xã hội.
Trong khi đó, đối tượng nông dân, ở địa bàn nông thôn, nông nghiệp với vị trí chiến
lược, không chỉ ở số lượng trên 72% dân số mà có vai trò hết sức quan trọng trong
việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong công
cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, việc thể chế hóa các chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vẫn chưa thực sự quan tâm chú trọng
đúng mức.
94 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2263 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ý thức pháp luật với quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Ý thức pháp luật với quá trình thực hiện
dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, là mục tiêu và động lực phát triển xã
hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân" [45,
tr.279] và "thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn" [46,
tr.249]. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH, để thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng ta khẳng
định: "Toàn bộ tổ chức và động lực của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là
nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc
về nhân dân" [23, tr.131].
Trong sự nghiệp cách mạng XHCN, Đảng ta không ngừng mở rộng dân chủ,
đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Những thành quả của cách mạng đem
lại đã thực sự làm thay da đổi thịt đời sống xã hội ở hầu khắp các địa phương, địa bàn
cả nước. Đặc biệt 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bộ mặt nông thôn, đời sống
của người dân đã có những thay đổi rõ rệt, quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân lao
động ngày một được quan tâm, việc phát huy dân chủ đã được thể chế hóa bằng pháp
luật.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kinh tế - xã hội rất đáng trân trọng, cơ
chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý vẫn chưa được thực hiện một
cách nghiêm túc, kém hiệu quả, phương châm "sống và làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật" vẫn chưa đi vào cuộc sống, đời sống pháp luật thấp, ý thức pháp luật và
dân chủ của nhân dân, đặc biệt của người nông dân còn hết sức thấp kém so với yêu
cầu, mục tiêu đề ra; như Đảng ta chỉ rõ: "Quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn
trọng và phát huy đầy đủ trong đời sống xã hội. Không ít hiện tượng mất dân chủ, dân
chủ hình thức, có nơi rất nghiêm trọng. Bệnh quan liêu, tư tưởng phong kiến, gia trưởng
còn nặng. Đồng thời, cũng xuất hiện khuynh hướng dân chủ cực đoan, dân chủ không đi
liền với thực hiện kỷ luật và pháp luật, cơ chế và pháp luật bảo đảm thực hiện dân chủ
chưa được cụ thể hóa đầy đủ" [15, tr.41-42].
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân sâu xa từ đời
sống kinh tế xã hội, từ thói quen lối sống, tập tục sản xuất nông nghiệp lạc hậu, mặt
bằng dân trí còn thấp, đặc biệt sự thiếu hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp
hành luật pháp rất thấp, cơ chế chế tài luật pháp chồng chéo, thiếu đồng bộ chưa thực
sự đi vào cuộc sống, chưa trở thành nhu cầu thiết yếu trong điều chỉnh quan hệ xã hội.
Trong khi đó, đối tượng nông dân, ở địa bàn nông thôn, nông nghiệp với vị trí chiến
lược, không chỉ ở số lượng trên 72% dân số mà có vai trò hết sức quan trọng trong
việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong công
cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, việc thể chế hóa các chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vẫn chưa thực sự quan tâm chú trọng
đúng mức.
Trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, trước đòi hỏi xu thế
hội nhập mở cửa hợp tác về kinh tế, văn hóa - khoa học kỹ thuật, bên cạnh những
thuận lợi, thời cơ và vận hội mới thì những khó khăn, thách thức của toàn cầu hóa,
của kinh tế thị trường, của sự phân hóa giàu nghèo trong đời sống nhân dân, những
tiêu cực tệ nạn xã hội cùng tình trạng suy thoái đạo đức, vi phạm pháp luật của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân gây cản trở đến quá trình thực hiện
dân chủ ở nông thôn, tạo nên những "điểm nóng" gây mất ổn định chính trị dễ bị kẻ
địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá. Vì vậy, đòi hỏi các cấp, các ngành một mặt nỗ lực
thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước. Mặt khác, Nhà nước phải tạo ra một hành lang pháp lý rộng mở, thích hợp,
sát thực đảm bảo cho người dân dễ hiểu, dễ biết, thực hiện. Đồng thời, điều quan
trọng là tổ chức, phổ biến, tuyên truyền, xã hội hóa công tác giáo dục pháp luật gắn
với nhân diện các mô hình hoạt động tự quản ở địa bàn dân cư, nông thôn, phát huy
quyền dân chủ của quần chúng nhân dân trong việc tham gia quản lý xã hội ở địa
phương. Vì vậy, việc làm rõ vấn đề này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất cấp thiết.
Từ những trăn trở và qua thực tế nhiều năm công tác ở cơ sở với những kiến
thức, kinh nghiệm ban đầu đã thôi thúc người viết chọn đề tài: " Ý thức phỏp luật với
quỏ trỡnh thực hiện dõn chủ ở nụng thụn nước ta hiện nay ".
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những nội dung liên quan đến vấn đề ý thức pháp luật, vấn đề dân chủ, đã
được một số người nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu
của các tác giả đã được công bố dưới dạng đề tài khoa học, chuyên đề, khảo sát, luận án
tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các bài đăng tải trên các tạp chí, sách báo... Chẳng hạn, như
những công trình sau đây:
Đề tài cấp bộ, cấp Nhà nước
- Cơ sở khoa học cho việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Chương
trình Khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.07, đề tài KX.07.17 (1995), Viện Nghiên
cứu Nhà nước và pháp luật - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia.
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi
mới, Đề tài Khoa học cấp bộ (1995) của Bộ Tư pháp.
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay (một số vấn đề lý
luận và thực tiễn), Đề tài khoa học cấp bộ, PGS.TS Nguyễn Cúc (chủ biên), Phân viện Hà
Nội - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002.
- Quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở một số tỉnh Đồng bằng sông
Hồng hiện nay, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 2003, TS. Nguyễn Thị Ngân (chủ biên).
Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
- Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ hành chính nhà nước ở nước
ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, tác giả Lê Đình Khiên năm 1996.
- Thực chất của quá trình dân chủ hóa XHCN ở nước ta trong thời kỳ quá độ
lên CNXH, Luận án tiến sĩ Triết học, tác giả Nguyễn Văn Vĩnh, năm 1993.
- Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay,
Luận án tiến sĩ Triết học, tác giả Đào Duy Tấn, năm 2000.
- Sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật của nhân dân đồng bằng sông
Cửu Long trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, tác
giả Hồ Việt Hiệp, năm 2000.
- Lôgíc khách quan của quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật ở
Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, tác giả Nguyễn Thị Thúy Vân, năm 2001.
- Nhà nước XHCN với việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Luận
án tiến sĩ Triết học, tác giả Đỗ Trung Hiếu, năm 2002.
- Pháp luật với quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội ở địa phương miền núi,
Luận văn thạc sĩ Triết học, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, năm 1993.
- ý thức pháp luật với việc xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay,
Luận văn thạc sĩ Triết học, tác giả Mai Thị Minh Ngọc,
năm 2003.
Sách, báo, tạp chí
- Văn hóa pháp luật quá trình dân chủ hóa, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số
4/1991, tác giả Trần Ngọc Đường.
- Chính sách pháp luật và ý thức pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 4/1993, tác giả Nguyễn Như Phát.
- Vấn đề dân chủ và các đặc trưng của mô hình tổng thể nhà nước pháp quyền
XHCN ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/2003, tác giả PGS.TS Hoàng
Văn Hảo.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và vấn đề thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở,
tác giả Lê Xuân Đình, Tạp chí Cộng sản, số 20 (10-2004).
- Phát huy dân chủ ở xã, phường, tác giả PGS.TS Vũ Văn Hiền (chủ biên), Nxb
Chính trị quốc gia, năm 2004.
- Quy chế dân chủ ở cơ sở - vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả PGS.TS VũVăn
Hiền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
- Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay, TS. Nguyễn Văn Sáu,
GS. Hồ Văn Thông (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
Nhìn chung, do yêu cầu mục đích của mỗi đề tài khoa học, các tác giả đi sâu
nghiên cứu làm rõ từng vấn đề cụ thể như dân chủ, dân chủ hóa, dân chủ XHCN, nền dân
chủ, ý thức pháp luật như khái niệm, cấu trúc, đặc điểm XHCN phát huy dân chủ cơ sở ở
nông thôn... Việc hình thành ý thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ quản
lý hành chính, mối quan hệ ý thức pháp luật với xây dựng nền dân chủ XHCN...
Có thể nói, mỗi công trình có những giá trị nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên ý
thức pháp luật được nghiên cứu trên bình diện triết học, là một hình thái ý thức xã hội, nó
liên quan trực tiếp đến con người với tư cách là một công dân. Công dân có thực hiện
quyền dân chủ của mình hay không? điều đó phải ý thức được quyền và nghĩa vụ của
mình trước pháp luật. Vì vậy, để pháp luật đi vào cuộc sống, đặc biệt ở địa bàn nông thôn
và đối tượng nông dân thì việc nâng cao ý thức pháp luật cho họ có một ý nghĩa hết sức
to lớn. Đây là một vấn đề mới mẻ, cơ sở lý luận và thực tiễn chưa nhiều và cũng khá
phức tạp khi tìm hiểu dưới góc độ triết học.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ vai trò của ý thức pháp luật, thực trạng ý thức
pháp luật của người nông dân, tác giả khuyến nghị một số giải pháp.
Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ tập trung làm rõ:
- ý thức pháp luật của người nông dân và vai trò của nó trong quá trình thực hiện
dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay.
- Thông qua tìm hiểu, khảo sát thực trạng ý thức pháp luật của người nông dân,
tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nâng cao ý thức pháp luật cho
người nông dân, nhằm thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Vấn đề ý thức pháp luật và dân chủ được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau
như Luật học, Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Xã hội học, Chính trị học... phạm vi
trong luận văn này xin nghiên cứu dưới góc độ triết học.
- Khái niệm ý thức pháp luật được hiểu rất rộng kết cấu gồm: Hệ tư tưởng pháp
luật và tâm lý pháp luật. Nội dung đề tài tập trung đi sâu một số khía cạnh tâm lý pháp
luật: trình độ nhận thức am hiểu pháp luật, tình cảm thái độ chấp hành pháp luật của
người nông dân.
- Khái niệm về dân chủ cũng rất rộng, do yêu cầu của luận văn, xin được đi sâu
khía cạnh dân chủ là một hình thức nhà nước, nó có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các phần liên quan đến
đề tài.
- Trên cơ sở phương pháp luận triết học mác xít, luận văn sử dụng các phương
pháp phân tích - tổng hợp, lôgíc - lịch sử, hệ thống - cấu trúc, điều tra khảo sát, thống kê -
so sánh... trong nghiên cứu và trình bày.
5. Những đóng góp mới của luận văn
- Tìm hiểu làm rõ thêm một số quan niệm về ý thức pháp luật của người nông
dân, về người nông dân Việt Nam, về dân chủ và quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn
Việt Nam dưới góc độ triết học.
- Làm rõ vai trò của ý thức pháp luật đối với quá trình thực hiện dân chủ ở nông
thôn nước ta hiện nay.
- Chỉ rõ thực trạng và giải pháp cần thiết nâng cao ý thức pháp luật cho người
nông dân (qua thực tế một số tỉnh phía Bắc) nhằm phát huy dân chủ cơ sở ở nông thôn
nước ta hiện nay.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm tài liệu tham khảo cho các công trình
nghiên cứu, giảng dạy và học tập triết học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Thông qua phân tích thực trạng và kiến nghị một số giải pháp nâng cao ý thức
pháp luật của người nông dân trong điều kiện mới, có thể giúp người làm công tác quản
lý xã hội, quản lý pháp luật tham khảo, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm ở địa phương
mình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 2 chương, 4 tiết.
Chương 1
ý thức pháp luật của người nông dân và vai trò
của nó trong quá trình thực hiện dân chủ
ở nông thôn nước ta hiện nay
1.1. những biểu hiện ý thức pháp luật của người nông dân nước ta hiện nay
1.1.1. ý thức pháp luật: quan niệm và kết cấu
1.1.1.1. Một số quan niệm về ý thức pháp luật
ý thức pháp luật (YTPL) là một hình thái ý thức xã hội (YTXH) trong xã hội có
giai cấp; trong đó, nó thể hiện tri thức và sự đánh giá về tính công bằng của những quy
tắc được chấp nhận trong một xã hội nhất định với tính cách là luật pháp, về quyền hạn
và nghĩa vụ các thành viên trong xã hội, về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành
vi con người, nó là một trong những vấn đề cơ bản, đa dạng, phức tạp của đời sống pháp
luật.
Đời sống pháp luật đó là nhu cầu cần phải điều chỉnh những hành vi có tính lặp
đi, lặp lại thường xuyên, phổ biến của con người trong đời sống xã hội nhằm bảo vệ lợi
ích của giai cấp nắm quyền lực và duy trì sự ổn định của cộng đồng xã hội. Nhu cầu cần
điều chỉnh đó được con người phản ảnh một cách tích cực và sáng tạo hình thành ý thức
pháp luật.
Pháp luật ra đời cùng với Nhà nước nhằm thực hiện quyền lực công cộng, nó là
công cụ của bộ máy nhà nước để quản lý và điều chỉnh xã hội. Thực chất của pháp luật là
ý chí của giai cấp thống trị được thể chế hóa và được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế
của Nhà nước. Do vậy, bên cạnh sự phản ánh sự công bằng xã hội theo những chuẩn mực
nhất định, YTPL phản ánh sâu sắc ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội.
YTPL hiểu theo nghĩa thông thường, theo nghĩa hẹp thì đó là ý thức chấp hành
những quy định pháp luật của con người. Quan niệm này thường được xem như sự đánh
giá chủ quan của một tập thể, cá nhân nào đó về mức độ hành vi chấp hành của một đối
tượng nhất định trong việc thực hiện pháp luật theo những quy định trong văn bản pháp
lý, đó là sự đánh giá mức độ YTPL cao hay thấp, tốt hay kém của họ. Cách quan niệm
này vô hình chung đã đồng nhất YTPL với một hình thức biểu hiện cụ thể của nó. Như
vậy, sẽ là quá hẹp, phiến diện vì nó chưa thể hiện rõ được vai trò, chức năng, bản chất và
kết cấu của YTPL.
Trong lý luận khoa học, YTPL được hiểu theo nghĩa rộng, có tính khách quan
toàn diện và khái quát cao. Tuy nhiên, do mục đích yêu cầu và phương diện nghiên cứu
khác nhau nên cho đến nay đã xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau về YTPL.
Quan niệm thứ nhất cho rằng: "ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội,
biểu thị mối quan hệ của con người đối với pháp luật" [8, tr.130]. Đây là quan niệm mang
tính khái quát cao, nhưng lại quá chung, chưa thể đầy đủ kết cấu, nội dung và nguồn gốc
của YTPL.
Quan niệm thứ hai: lại nhấn mạnh mặt này hay mặt khác của YTPL. Chẳng hạn,
có quan niệm tập trung nhấn mạnh cơ cấu YTPL như: "ý thức pháp luật là tổng hợp
những tư tưởng quan điểm pháp luật và tâm lý pháp luật. Hay nói cụ thể hơn, là tổng hợp
những nhận thức, những hiểu biết quan điểm pháp lý, những tình cảm pháp luật cùng với
sự tôn trọng và thói quen chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật" [71, tr.233]. Nhấn mạnh
yếu tố pháp lý của YTPL, có quan niệm cho rằng:
ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những học
thuyết, quan điểm, tư tưởng, tình cảm của con người, thể hiện thái độ, sự đánh
giá về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn
của pháp luật, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của
con người, trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội và của các chủ thể khác [35, tr.326].
Có thể nói, quan niệm này khá toàn diện nếu xét theo góc độ của người làm công
tác quản lý pháp luật. Tuy nhiên, "tính hợp pháp hay không hợp pháp" cần phải xem xét
dưới giác độ giai cấp, gắn với một thể chế nhà nước nhất định và sự phục vụ cho giai cấp
cầm quyền nào trong xã hội. Mặt khác, quan niệm trên chỉ hàm ý áp dụng cho thể chế
chính trị XHCN, nhà nước XHCN nó chưa phản ánh toàn diện kết cấu nội dung YTPL.
Quan niệm thứ ba cho rằng: "ý thức pháp luật XHCN là tổng hòa những quan
điểm, quan niệm, tình cảm về pháp luật thể hiện thái độ của giai cấp công nhân và của
nhân dân lao động do giai cấp công nhân lãnh đạo đối với pháp luật, đối với các yêu cầu
khác của pháp luật đối với quyền và nghĩa vụ của công dân" [74, tr.196]. Theo quan niệm
này, chỉ phản ảnh nội dung cơ bản YTPL XHCN theo thể chế chính trị Xô Viết với sự
thuần chất giai cấp, nó đề cao và nhấn mạnh yếu tố giai cấp, thực tế nó được áp dụng
theo điều kiện mô hình XHCN Xô Viết trước khi Liên Xô và Đông Âu tan dã. Còn trong
điều kiện chế độ dân chủ nhân dân, trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH với sự tồn
tại của nhiều thành phần giai cấp và tầng lớp xã hội thì nó khó tránh khỏi một sự chủ
quan và phiến diện.
Một số ý kiến khác lại thu hẹp cơ cấu YTPL chỉ nhấn mạnh mặt tri thức pháp
luật, yếu tố hợp pháp của pháp luật như:
ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm và
quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện thông qua sự hiểu biết của con
người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã và pháp luật phải có, thể hiện
sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con
người cũng như trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội
[10, tr.229].
Một quan niệm khác lại tập trung ý thức pháp luật thể hiện ý thức của chủ thể
pháp luật, chẳng hạn: "ý thức pháp luật là trình độ hiểu biết của các tầng lớp nhân dân về
pháp luật... ý thức pháp luật còn là thái độ đối với pháp luật, ý thức tôn trọng hay coi
thường pháp luật, đó là thái độ đối với hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm" [56, tr.19].
Đành rằng, ý thức phải gắn với chủ thể với một đối tượng nhất định, song với
quan niệm trên sẽ là chưa hoàn chỉnh, bởi lẽ nó chưa đề cập đến yếu tố giáo dục, văn hóa
pháp luật cũng như chức năng quản lý xã hội của Nhà nước thông qua pháp luật. Quá
nhấn mạnh khía cạnh ngăn ngừa, răn đe trong việc thực hiện pháp luật sẽ gây tâm
trạng bắt buộc và thụ động bởi sự áp đặt của văn bản pháp luật, nó không thể hiện tính
nhân đạo ưu việt của pháp luật XHCN.
Như vậy, có thể nói do mục đích nghiên cứu của các chủ thể, ý thức pháp luật
được xem xét theo những góc độ khác nhau nên nó cũng được hiểu một cách khác nhau.
Trên bình diện khoa học triết học, qua tham khảo các ý kiến nêu trên, theo mục đích yêu
cầu và nhiệm vụ đề tài luận văn, chúng tôi tán thành với quan niệm, rằng:
ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, là tổng thể những quan
điểm, khái niệm, học thuyết pháp lý, tình cảm của con người (cá nhân, giai cấp,
tầng lớp) thể hiện thái độ của họ đối với pháp luật hiện hành, trật tự pháp luật,
sự đánh giá về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không
đúng đắn của pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật trong tương
lai, và hành vi hợp pháp, hành vi không hợp pháp của cá nhân, các cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội [7, tr.290].
Quan niệm này thể hiện tương đối đầy đủ, toàn diện về ý thức pháp luật, đã khái
quát cơ bản tính chất cơ cấu, nội dung của ý thức pháp luật, mặt khác nó còn đề cập đến
nguồn gốc, mối liên hệ phổ biến, tất yếu của ý thức pháp luật đối với đời sống xã hội.
Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật phản ánh sâu sắc đời sống pháp
luật, trước hết là sự phản ánh quá trình nhận thức về pháp luật, ý thức chấp hành pháp
luật của nhân dân và việc điều chỉnh hành vi của họ nhằm duy trì trật tự kỷ cương xã hội
theo pháp luật của Nhà nước. Bởi vậy, để đạt được mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở nước ta, đòi hỏi một mặt phải nâng cao hiệu lực
pháp luật XHCN, mặt khác phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thức pháp
luật cho nhân dân.
Với quan niệm trên sẽ giúp chúng ta có cơ sở khoa học để nghiên cứu vấn đề ý
thức pháp luật của người nông dân và vai trò quan trọng của nó trong quá trình thực hiện
dân chủ ở nông thôn hiện nay.
1.1.1.2. Kết cấu của ý thức pháp luật
Tùy từng góc độ nghiên cứu khác nh