Đề thi cuối kỳ Kinh tế môi trường

Có một dòng sông mà nhà máy hóa chất và ngành thủy sản đều muốn sử dụng theo hai cách khác nhau. Nhà máy hóa chất muốn sử dụng dòng sông như nơi chứa chất thải của nó, còn ngành thủy sản lại muốn dùng nước sông để nuôi cá bán. Hai bên có thể thương lượng với nhau để cùng sử dụng dòng sông. a) Nếu quyền sở hữu dòng sông được giao cho nhà máy hóa chất thì mức thải ban đầu ở đâu? Nếu thương lượng thành công thì mức thải cuối cùng ở đâu? Hai bên được lợi gì so với trường hợp không thương lượng (thể hiện bằng các diện tích trong hình)? b) Nếu quyền sở hữu được giao cho ngành thủy sản thì mức thải ban đầu ở đâu? Nếu thương lượng thành công thì mức thải cuối cùng ở đâu? Hai bên được lợi gì so với trường hợp không thương lượng (thể hiện bằng các diện tích trong hình)?

pdf1 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3016 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi cuối kỳ Kinh tế môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KTHF - Diễn đàn sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Cần Thơ – KinhTeHoc.net KTH Forum Trường Đại học Cần Thơ Bài kiểm tra cuối kỳ Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Môn: Kinh tế môi trường (KT305) Thời gian làm bài: 90 phút 1) Hãy phân loại và cho ví dụ về chất ô nhiễm theo các yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế của chất ô nhiễm (1 điểm) 2) Hãy dựa vào hình vẽ sau đây để trả lời các câu hỏi sau (1 điểm) Có một dòng sông mà nhà máy hóa chất và ngành thủy sản đều muốn sử dụng theo hai cách khác nhau. Nhà máy hóa chất muốn sử dụng dòng sông như nơi chứa chất thải của nó, còn ngành thủy sản lại muốn dùng nước sông để nuôi cá bán. Hai bên có thể thương lượng với nhau để cùng sử dụng dòng sông. a) Nếu quyền sở hữu dòng sông được giao cho nhà máy hóa chất thì mức thải ban đầu ở đâu? Nếu thương lượng thành công thì mức thải cuối cùng ở đâu? Hai bên được lợi gì so với trường hợp không thương lượng (thể hiện bằng các diện tích trong hình)? b) Nếu quyền sở hữu được giao cho ngành thủy sản thì mức thải ban đầu ở đâu? Nếu thương lượng thành công thì mức thải cuối cùng ở đâu? Hai bên được lợi gì so với trường hợp không thương lượng (thể hiện bằng các diện tích trong hình)? 3) Hai xí nghiệp gây ô nhiễm có thể kiểm soát lượng thải của một chất ô nhiễm với các đường chi phí giảm thải biên như sau: MAC 1 = 900 – 15E1 MAC2 = 2000 – 25E2 Để giảm mức ô nhiễm chung của hai xí nghiệp xuống còn 84 đơn vị, cơ quan quản lý môi trường có thể sử dụng một trong các công cụ sau: a) Tiêu chuẩn thải như nhau b) Mức thuế thải như nhau c) Cấp miễn phí 42 giấy phép có thể chuyển nhượng cho mỗi xí nghiệp Hãy xác định chi phí tuân thủ tư nhân và chi phí tuân thủ xã hội cho mỗi trường hợp và cho biết chính sách nào có hiệu quả về chi phí. (3 điểm) 4) (2 điểm) a) Một xí nghiệp gây ô nhiễm có thể kiểm soát lượng thải của nó với công nghệ có hàm chi phí giảm thải biên là MAC1 = 200 – 5E. Nếu cơ quan quản lý áp dụng mức thuế là 100$/tấn chất phát thải thì xí nghiệp sẽ tốn bao nhiêu tiền để tuân thủ mức thuế này? b) Nếu xí nghiệp muốn tiết kiệm chi phí thì nó có thể áp dụng công nghệ mới có hàm chi phí giảm thải biên là MAC2 = 160 – 4E. Hãy tính chi phí tiết kiệm được nếu xí nghiệp áp dụng công nghệ mới với mức thuế vẫn là 100$/tấn chất phát thải. c) Tính chi phí tiết kiệm được khi có công cụ tiêu chuẩn cho phép thải ra ở mức 20 tấn với hai công nghệ cũ và mới. Giải thích tại sao thuế tạo ra động cơ cải tiến công nghệ nhiều hơn tiêu chuẩn. Giáo viên ra đề Võ Thị Lang $ 800 MAC MD a f 300 b c d e 0 50 80 Chất thải hóa học E* E0
Tài liệu liên quan