Câu 1: Hiệu lực của Công ước 1982 về Luật biển của Liên Hiệp Quốc:
a) Tất cả điều khoản của Công ước Luật biển 1982 được áp dụng cho tất cả các quốc
gia;
b) Có hiệu lực đối với quốc gia thứ ba trong những trường hợp nhất định;
c) Chỉ có hiệu lực đối với những quốc gia thành viên;
d) Chỉ có hiệu lực đối với những quốc gia có biển.
Câu 2: Đường cơ sở của Việt Nam hiện tại:
a) Phù hợp hoàn toàn với Công ứơc 1982 về luật biển;
b) Không phù hợp nhưng vẫn có hiệu lực vì Việt Nam tuyên bố trước Công ước 1982
có hiệu lực;
c) Không phù hợp với công ước 1982 và không có hiệu lực đối với các quốc gia khác;
d) Là đường cơ sở hoàn chỉnh.
4 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi luật công pháp quốc tế II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Họ và tên:
MSSV:
Lớp:
ĐỀ THI LUẬT CÔNG PHÁP QUỐC TẾ II
Sinh viên chỉ được khoanh tròn duy nhất một phương án đúng nhất:
Câu 1: Hiệu lực của Công ước 1982 về Luật biển của Liên Hiệp Quốc:
a) Tất cả điều khoản của Công ước Luật biển 1982 được áp dụng cho tất cả các quốc
gia;
b) Có hiệu lực đối với quốc gia thứ ba trong những trường hợp nhất định;
c) Chỉ có hiệu lực đối với những quốc gia thành viên;
d) Chỉ có hiệu lực đối với những quốc gia có biển.
Câu 2: Đường cơ sở của Việt Nam hiện tại:
a) Phù hợp hoàn toàn với Công ứơc 1982 về luật biển;
b) Không phù hợp nhưng vẫn có hiệu lực vì Việt Nam tuyên bố trước Công ước 1982
có hiệu lực;
c) Không phù hợp với công ước 1982 và không có hiệu lực đối với các quốc gia khác;
d) Là đường cơ sở hoàn chỉnh.
Điểm bằng chữ Chữ ký của giám khảo Điểm bằng số Điểm bằng số
2
Câu 3: Biên giới quốc gia trên biển theo Pháp luật Việt Nam (trừ phần biên giới
trong Vịnh Bắc Bộ và vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia) là:
a) Đường cách đường cơ sở của Việt Nam không quá 12 hải lý;
b) Đường cách đường cơ sở Việt Nam 12 hải lý;
c) Đường cách đường cơ sở Việt Nam 24 hải lý;
d) Đường cách đường cơ sở Việt Nam không quá 24 hải lý.
Câu 4: Anh/chị cho biết câu trả lời đúng dưới đây:
a) Chính phủ nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tuyên bố đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam vào ngày 12 tháng 5 năm 1977;
b) Vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển bao gồm: nội thủy, lãnh
hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa;
c) Đường cơ sở của quốc gia ven biển được tuyên bố dựa vào mực nước biển thấp nhất
giáp với bờ biển và chạy dọc theo bờ biển, hoặc là đường nối những điểm nhô ra
nhất của bờ biển và tất cả các đảo ven bờ ở mực nước thấp nhất;
d) Câu a, b và c đều là câu trả lời chưa đúng.
Câu 5: Theo pháp luật Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao của VN ở nước ngoài
bao gồm:
a) Đại sứ quán và lãnh sự quán;
b) Chỉ có Đại sứ quán và Công sứ quán;
c) Đại sứ quán, Công sứ quán và Đại biện quán;
d) Đại sứ quán, Công sứ quán, Đại biện quán và có thể có tên gọi khác nếu có sự đồng
ý của quốc gia Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.
Câu 6: Vali lãnh sự và Vali ngoại giao:
a) Hưởng quyền miễn trừ giống nhau;
b) Vali lãnh sự hưởng quyền tuyệt đối, vali ngoại giao hưởng quyền không tuyệt đối;
3
c) Vali lãnh sự có thể bị khám xét khi có sự chứng kiến của viên chức lãnh sự, còn vali
ngoại giao sẽ không bị khám xét;
d) Tất cả đều sai.
Câu 7: Luật lệ ngoại giao xuất hiện khi nào?
a) Thời kỳ chiếm hữu nô lệ;
b) Thời kỳ phong kiến;
c) Thời kỳ tư bản chủ nghĩa;
d) Thời kỳ Luật quốc tế hiện đại.
Câu 8 Nathan John là đại sứ Anh tại Việt Nam nhiệm kỳ 2006-2010, khi đến Việt
Nam ngài đại sứ đăng ký cư trú tại nhà số 5 đường 55 Quận Hoàn Kiếm, Thủ đô
Hà Nội, cùng cư trú tại địa chỉ trên là bà Nguyễn Tâm Lan (vợ ngài đại sứ) và đứa
con trai Nathan Martin - 17 tuổi. Biết rằng bà Lan và Nathan Martin đều là thành
viên của gia đình ngài đại sứ.
Vào ngày 01 tháng 4 năm 2009 một điều đáng buồn đã xảy ra rằng ngài đại sứ đã
từ trần.
Qua tình huống trên, bằng những hiểu biết về Luật quốc tế, sinh viên trả lời ngắn
gọn vào khoảng trống của câu hỏi sau:
Bà Nguyễn Tâm Lan và Nathan Martin có được hưởng và tiếp tục được hưởng
quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao sau ngày 01 tháng 4 năm 2009 không?
Câu 9:
Vào năm 2001, chiếc tàu biển của Malaysia (có tên là Rm) đã đi qua lãnh hải của
Indonesia, và thời điểm đó chiếc tàu đã dừng lại để cho máy bay dân sự cùng quốc
tịch (có tên là Rn) hạ cánh xuống tàu Rm.
Malaysia và Indonesia, đều là thành viên chính thức của Công ước 1982 về Luật
Biển Quốc tế.
Rm cho rằng mình chỉ thực hiện quyền “Qua lại không gây hại” tại vùng lãnh hải
của Indonesia mà thôi.
4
Anh/chị cho biết những việc làm của phía Malaysia như trên đúng sai như thế nào? Tại
sao?
Cần Thơ, ngày 12 tháng 5 năm 2009
GIÁO VIÊN RA ĐỀ-Ths. Kim Oanh Na