Đề thi thực tập Hóa Lý

1. Nêu các khái niệm sau: Dung dịch bão hòa, và độ tan? 2. Về mặt nhiệt động học, hãy cho biết mối quan hệ giữa biến thiên năng lượng tự do chuẩn thức Go, biến thiên entalpi chuẩn thức Ho, biến thiên entropi chuẩn thức So và tích số hòa tan Ksp? 3. Từ mối hệ giữa các đại lượng trên, hãy thiết lập phương trình để xác định Go, Ho, So cũng như cách thực hiện?

pdf6 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2216 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thực tập Hóa Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thực tập Hóa Lý April 11, 2013 1 Copyright © 2013 Can Tho city.| Phan Thị Quỳnh Như Bài 1 XÁC ĐỊNH BIẾN THIÊN NĂNG LƯỢNG, ENTALPI, ENTROPI (Go, Ho, So) CỦA QUÁ TRÌNH HÒA TAN BORAX TRONG NƯỚC ---------------------------------------------- 1. Nêu các khái niệm sau: Dung dịch bão hòa, và độ tan? 2. Về mặt nhiệt động học, hãy cho biết mối quan hệ giữa biến thiên năng lượng tự do chuẩn thức Go, biến thiên entalpi chuẩn thức Ho, biến thiên entropi chuẩn thức So và tích số hòa tan Ksp? 3. Từ mối hệ giữa các đại lượng trên, hãy thiết lập phương trình để xác định Go, Ho, So cũng như cách thực hiện? 4. Hãy nêu cách thực hiện của quá trình định phân dung dịch borax bão hòa bằng dung dịch chuẩn acid hydrochloric 0.25 N? 5. Tính nồng độ của dung dịch borax? 6. Tại sao chỉ có thể chuẩn độ theo tiến trình giảm nhiệt độ mà không được chuẩn độ ở các nhiệt độ khác nhau không theo chiều giảm hay chiều tăng nhiệt độ của dung dịch borax bão hòa? Bài 2 XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ CỦA MỘT CHẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGHIỆM LẠNH ---------------------------------------------- 1. Trong công thức để xác định khối lượng của một chất không bay hơi, không điện ly có dạng sau: Tại sao trong công thức lại sử dụng nồng độ molan Cm mà không dùng các nồng độ khác (các nồng có thể chuyển qua lại)? 2. Tính hằng số nghiệm lạnh của dung môi (công thức với dữ kiện liên quan cho sẵn)? 3. Hãy vẽ đồ thị minh họa thể hiện nhiệt độ theo thời gian? 4. Trong quá trình đo nhiệt đông đặc của dung môi cũng như dung dịch mà thấy nhiệt độ xuống thấp nhiệt đông đặc của dung môi hay dung dịch tương ứng mà vẫn chưa đông đặc. Hiện tượng đó là hiện tượng gì và cách khác phục? Đề thi thực tập Hóa Lý April 11, 2013 2 Copyright © 2013 Can Tho city.| Phan Thị Quỳnh Như 5. Cách tạo hỗn hợp sinh hàn và công dụng của hỗn hợp sinh hàn? Bài 3 NGHIÊN CỨU CÂN BẰNG HÓA HỌC CỦA PHẢN ỨNG 2Fe3+ + 2I– 2Fe2+ + I2 ---------------------------------------------- 1. Hãy viết công thức hằng số cân bằng Kc của phản ứng trên? Thứ nguyên của các đại lượng có trong công thức? 2. Trong bài thực hành, ta dùng dung dịch gì để định phân dung dịch iod cũng như chất chỉ thị màu? Viết phương trình đã dùng trong quá trình định phân? 3. Hãy nêu cơ sở hay cách tìm nồng độ cân bằng của các chất có trong công thức hằng số cân bằng Kc? 4. Hỗn hợp gồm nước đá và muối hột có tác dụng gì trong quá trình thí nghiệm? Sau khi quá trình chuẩn độ kết thúc, dung dịch trong erlen xuất hiện màu xanh trở lại thì có ảnh hưởng gì đến kết quá đã định phân trên không? Giải thích vì sao dung dịch trong erlen lại có màu xanh xuất hiện trở lại? 5. Trình bày cách tìm nhiệt phản ứng trung bình ̅̅ ̅̅ của phản ứng trên? 6. Cho hỗn hợp dung dịch gồm 55 mL dung dịch FeCl3 0.03 M và 45 mL dung dịch KI 0.03 M. Phản ứng trên đạt cân bằng khi nào? Giải thích? Bài 4 ĐỊNH LUẬT PHÂN BỐ VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC ---------------------------------------------- 1. Hãy trình bày nội dung của định luật phân bố và biểu thức? 2. Trong hỗn hợp (1) gồm dung môi nước và dung dịch I2 trong dung môi CCl4, dung dịch của dung môi nào nằm lớp dưới? Tương tự, trong hỗn hợp (2) gồm dung dịch KI và dung dịch I2 trong dung môi CCl4 thì dung dịch của dung môi nào nằm lớp dưới? 3. Hãy nêu cách thực hiện để xác định lượng I2 được tạo ra bằng dung dịch sodium thiosulfate với chất chỉ thị màu là hồ tinh bột? Viết phương trình của quá trình định phân trên? 4. Hãy viết phương trình để xác định hằng số cân bằng của phản ứng sau: I2 + I– I3– a. Thứ nguyên của các đại lượng trong phương trình trên? b. Cách xác định các đại lượng trên? c. Dự đoán cũng như kết quả làm thí nghiệm thì hằng số căn bằng có giá trị nhỏ hay lớn? Đề thi thực tập Hóa Lý April 11, 2013 3 Copyright © 2013 Can Tho city.| Phan Thị Quỳnh Như Bài 5 XÁC ĐỊNH BẬC PHẢN ỨNG 2Fe3+ + 2I– 2Fe2+ + I2 ---------------------------------------------- 1. Sử dụng phương trình vi phân của Van’t Hoff hãy viết phương trình động học và giải thích các đại lượng trong công thức của phản ứng sau: 2Fe3+ + 2I– 2Fe2+ + I2 2. Hãy nêu cách xác định nồng độ của Fe2+ tại thời điểm t bằng dung dịch sodium thiosulfate? Viết phương trình của định luật đương lượng áp dụng trong trường hợp trên? 3. Ta biến đổi phương trình động học trên thu được dạng sau: ( ) ( ) Trong đó, ( ) là vận tốc ở thời điểm đầu; ( ) là nồng độ đầu của FeCl3. Hãy nêu cách thực hiện để xác định bậc riêng phần theo Fe3+ nếu biết ( ) và ( )? Vẽ hình minh họa (nếu có). 4. Từ phương trình sau: ( ) ( ) Trong đó, ( ) là vận tốc ở thời điểm đầu; ( ) là nồng độ đầu của KI. Hãy nêu cách thực hiện để xác định bậc riêng phần theo I– nếu biết ( ) và ( )? Vẽ hình minh họa (nếu có). 5. Để xác định vận tốc ở thời điểm đầu ( ) thì ta sử dụng phương trình kinh nghiệm sau: Trong đó, là nồng độ của Fe2+ ở thời điểm t; t là thời gian phản ứng; ,  là các hằng số thực nghiệm. Đề thi thực tập Hóa Lý April 11, 2013 4 Copyright © 2013 Can Tho city.| Phan Thị Quỳnh Như Lấy đạo hàm biểu thức trên tại , ta được: ( ) . Từ đó, hãy nêu cách xác định hằng số thực nghiệm ? 6. Vài trò của dung dịch sodium thiosulfate trong bài thí nghiệm? Tại sao khi thêm dung dịch sodium thiosulfate vào hỗn hợp dung dịch gồm KI, FeCl3, và hồ tinh bột thấy dung dịch mất màu xanh rồi xuất hiện màu xanh trở lại? Bài 6 KHẢO SÁT VẬN TỐC PHẢN ỨNG THỦY PHÂN ESTER XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG HOẠT HÓA CỦA PHẢN ỨNG ---------------------------------------------- 1. Viết phương trình thủy phân ethyl acetate ester với chất xúc tác là HCl 0.2 N? 2. Về động học, phản ứng thủy phân ethyl acetate ester có bậc tổng quát là bậc 1 và phương trình có dạng sau: ( ) . Với tỉ lệ giữa nồng độ của ester và thể tích dung dịch NaOH cần dùng để định phân các acid trong dung dịch, ta có thể thiết lập lại phương trình động học trên, có dạng sau: ( ) ( ). Trong đó, V là thể dung dịch NaOH cần dùng để chuẩn độ 10 mL hỗn hợp dung dịch (lấy từ 100 mL hỗn hợp ester và acid xúc tác HCl) lúc phản ứng xảy ra hoàn toàn; Vt là thể dung dịch NaOH cần dùng để chuẩn độ 10 mL hỗn hợp dung dịch (lấy từ 100 mL hỗn hợp ester và acid xúc tác HCl) lúc phản ứng xảy ra ở thời điểm t; Vo là thể dung dịch NaOH cần dùng để chuẩn độ 10 mL hỗn hợp dung dịch (lấy từ 100 mL hỗn hợp ester và acid xúc tác HCl) lúc bắt đầu phản ứng. Hãy nếu cách xác định hằng số vận tốc k nếu biết (V - Vt) ở một số thời điểm t tương ứng. Vẽ hình minh họa (nếu có). 3. Từ phương trình Arrhénius, ta biến đổi thu được dạng sau: . Hãy nêu cách xác định Ea. Nếu biết k1 ở nhiệt T1 và k2 ở nhiệt độ T2 (Ea coi như không đổi trong khoảng nhiệt độ thực hiện). Vẽ hình minh họa (nếu có). 4. Trong bài thí nghiệm, phản ứng thủy phản ứng thủy phân thời điểm (to = 0) bắt đầu tính từ lúc nào? Hãy cho biết cách xác định nồng độ dung dịch CH3COOH tại mỗi thời điểm? 5. Trong bài thực hành, ta có đại lượng là thể tích dung dịch NaOH 0.1 N cần dùng để định phân lượng acid xúc tác HCl có trong 10 mL mẫu hỗn hợp (lấy từ 100 mL hỗn hợp dung dịch gồm 5 mL dung dịch ethyl acetate ester và 95 mL dung dịch HCl 0.2 N) ở thời điểm t. Hãy tính giá trị ? Đề thi thực tập Hóa Lý April 11, 2013 5 Copyright © 2013 Can Tho city.| Phan Thị Quỳnh Như 6. Tương tự: Ta có đại lượng là thể tích dung dịch NaOH 0.1 N cần dùng để định phân lượng acid acetic CH3COOH có trong 10 mL mẫu hỗn hợp lúc phản ứng xảy ra hoàn toàn (lấy từ 100 mL hỗn hợp dung dịch gồm 5 mL dung dịch ethyl acetate ester và 95 mL dung dịch HCl 0.2 N). Hãy tính số mole ethyl acetate ester và giá trị coi như toàn bộ lượng ester chuyển thành acid acetic (biết khối lượng riêng của acid acetic ( )? 7. Tại sao phải đặt erlen chứa 5 mL dung dịch ethyl acetate ester và erlen chứa 10 mL dung dịch HCl 0.2 N trong bể điều nhiệt khoảng 10 phút rồi mới trộn chúng với nhau? Kết quả làm thí nghiệm k ở 30 oC và k2 ở 40 oC thì trị số nào lớn hơn? Giải thích? Bài 7 XÚC TÁC ĐỒNG THỂ – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY H2O2 ---------------------------------------------- 1. Viết phương trinh phân hủy H2O2? 2. Viết phương trình động học của phản ứng phân hủy H2O2? 3. Các bước thực hiện (SGK): Cho sẵn. a. Sự hiện diện của Cu2+ và H2SO4 trong phản ứng có tác dụng gì? b. Vai trò của KMnO4 trong phản ứng? c. Làm sao nhận biết được lượng H2O2 dùng trong thí nghiệm đã phân hủy hết? Viết phương trình định phân H2O2 trong bài thực hành? d. Từ phương trình nêu cách tìm hằng số vận tốc k? Nêu cơ sở để ta có thể sử dụng phương trình ? Vẽ hình minh họa (nếu có). e. Với 1 mL dung dịch H2O2 30% thì số mol là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng ( ) ( ). f. Tính thể tích dung dịch dung dịch KMnO4 0.1 N cần dùng để định phân 2 mL dung dịch H2O2 30%? g. Nêu cách tính năng lượng hoạt hóa Ea? Bài 8 XÁC ĐỊNH G, H VÀ S CỦA MỘT PHẢN ỨNG ĐIỆN HÓA ---------------------------------------------- 1. Cho các công thức sau: { Hãy giải thích các đại lượng và nêu ý nghĩa của công thức trên? Đề thi thực tập Hóa Lý April 11, 2013 6 Copyright © 2013 Can Tho city.| Phan Thị Quỳnh Như 2. Hãy nêu cách tính dE/dT và Ho? 3. Cho pin điện hóa Zn – Cu. Hãy xác định catod (+) và anod (–) cũng như các quá trình oxy hóa, quá trình khử tương ứng? Bài 9 NGHIÊN CỨU CÂN BẰNG HẤP PHỤ TRÊN RANH GIỚI PHA RẮN – LỎNG TỪ DUNG DỊCH ---------------------------------------------- 1. Cách pha dung dịch: Hãy pha 200 mL dung dịch CH3COOH 0.03 M từ dung dịch CH3COOH 2 M. 2. Nêu cách thực hiện để xác định Co trong bài thực hành. 3. Từ các phương trình Langmuir có dạng: C/a = C/amax + 1/kL.amax và phương trình Freundlich có dạng: . Hãy nêu cách tìm amax, kL đối với phương trình Langmuir và n, kF đối với phương trình Freundlich. Vẽ hình minh họa (nếu có). 4. Ta có: Công thức tính độ hấp phụ dạng sau: ( ) a. Trong công thức Co và C tính theo thứ nguyên gì? b. Cách tìm Co và C? c. Ý nghĩa của biểu thức trên? 5. Vai trò của than hoạt tính và sự lắc hỗn hợp dung dịch? Làm sao biết được quá trình hấp phụ đạt trạng thái cân bằng? 6. Dùng định luật đương lượng để pha dung dịch mà phải định phân lại để xác định nồng độ thực của dung dịch. Tại sao? Ghi chú: Tài liệu này sưu tầm nên có thể sai sót mong mấy bạn thông cảm nhé! 
Tài liệu liên quan